Một số giải pháp phòng chống buôn lậu (do tác giả đề xuất):

Một phần của tài liệu Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính.DOC (Trang 48 - 50)

Việc lựa chọn cán bộ công chức chuyên trách làm công tác Kiểm soát là rất cần thiết cần được lãnh đạo Chi cục quan tâm, để có được những người vừa có tâm huyết với nghề, vừa có năng lực, trình độ. Những cán bộ có trình độ nghiệp vụ trong phân tích thu thập, xử lý thông tin cần được bổ nhiệm vào vị trí hợp lý để phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu tốt hơn. Ngoài ra, việc cần phải ổn định đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách làm công tác kiểm soát trong một thời gian nhất định là rất cần thiết, tuy nhiên cũng tránh

để thời gian kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến sự làm việc theo “lối mòn kinh nghiệm”, thiếu tính năng động, sang tạo. Nguyên nhân là do thiếu thực tiễn đối với nghiệp vụ Hải quan nói chung, nhất là trong thời điểm Hải quan nước nhà đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan. Như vậy, việc luân chuyển vị trí công tác theo định kì cho các cán bộ làm công tác kiểm soát Hải quan để tiếp xúc nhiều hơn với thực tế là rất quan trọng.

Về công tác tập huấn đào tạo kiến thức chuyên ngành kiểm soát, phòng chống buôn lậu không thể phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa công tác tự đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ công chức trẻ làm nhiệm vụ kiểm soát cũng cần được nâng cao nghiệp vụ bằng cách gửi đi đào tạo tại các trường có chuyên ngành phù hợp với công tác kiểm soát Hải quan. Ngoài việc được tham gia tập huấn chuyên ngành về nghiệp vụ Kiểm soát, đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách kiểm soát Hải quan tại Chi cục cũng cần phải được tham gia tập huấn các chuyên ngành khác như thuế, giá…của ngành Hải quan và các cơ quan khác như: Sở hữu trí tuệ, cổ vật, môi trường, tiền tệ…Nhằm đáp ứng với yêu cầu mới trong thời đại hội nhập kinh tế.

Về hoạt động làm thủ tục Hải quan cho bưu phẩm bưu kiện xuất nhập khẩu, lãnh đạo Chi cục cần chấn chỉnh lại ý thức, trách nhiệm của các công chức cán bộ tiếp nhận tờ khai để việc cập nhật thông tin vào hệ thống dữ liệu Hải quan được đầy đủ hơn, phục vụ tích cực hơn cho công tác điều tra chống buôn lậu sau này.

Trao đổi thông tin về hoạt động buôn lậu với lực lượng Công an là cần thiết nhưng phải có qua, có lại (2 chiều) mới phát huy được hiệu quả tối đa. Trong thời gian tới Chi cục nên đẩy mạnh hơn nữa các cuộc họp bàn theo

định kì với Công an Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội đồng thời xóa bỏ việc chỉ cung cấp thông tin một chiều cho lực lượng Công an, thay vào đó phải vừa cung cấp vừa khai thác để thu thập thêm dữ liệu cho ngành.

Về nghiệp vụ phòng chống buôn lậu, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội cần tăng cường công tác kiểm tra các bưu phẩm, bưu kiện để phát hiện các vụ vận chuyển trái phép chất ma túy, thuốc tân dược, mỹ phẩm, các mặt hàng có giá trị thuế suất cao; chú ý lựa chọn những lô hàng trọng điểm gửi qua đường chuyển phát nhanh. Ngoài ra, Chi cục phải mở rộng các hoạt động điều tra bí mật như: tăng cường thêm các trinh sát bí mật đóng trên mỗi địa bàn; thuyết phục một số nhân viên Bưu điện đóng vai trò là tai mắt cho lực lượng Hải quan; phối hợp nhiều hơn nữa với lực lượng Quản lý thị trường, phát hiện hàng tân dược không có tem của Bộ y tế (dấu hiệu hàng phi mậu dịch bị tuồn ra bán ngoài thị trường) từ đó phối kết hợp với lực lượng Công an kinh tế, công an thành phố Hà Nội, xác lập chuyên án điều tra chống buôn lậu.

Một phần của tài liệu Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính.DOC (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w