1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế

43 522 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 568 KB

Nội dung

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế” nhằm... Nghiên cứu thể

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể trọng là vấn đề sức khoẻ không chỉ là mối quan tâm của mỗi ngườidân, mỗi quốc gia, mà còn là mối quan tâm của toàn thế giới Thừa cân béophì hay suy dinh dưỡng điều dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh liên quan

Hiện nay trên toàn thế giới, tình trạng suy dinh dưỡng có xu hướnggiảm nhưng thừa cân và béo phì lại đang tăng nhanh Không những ở cácnước phát triển mà còn tăng nhanh ở các nước đang phát triển

Nhiều công trình nghiên cứu trên toàn thế giới cũng đã khẳng địnhrằng: béo phì là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ bệnh tật như: Đái tháo đường,tăng huyết áp, bệnh tim mạch Ngược lại suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởngđến sức khoẻ như tinh thần mệt mỏi, chán ăn, lao động học tập kém hiệu quả,

cơ thể giảm sức đề kháng dễ dẫn đến mắc bệnh nhiễm trùng, lao, virus

Sự phát triển của xã hội ngày càng đi lên, song song với sự phát triểncủa nền kinh tế, từ đó dẫn đến sự thiếu kiểm soát về chế độ ăn, dinh dưỡngthiếu hợp lý, mặt khác chế độ lao động làm việc ít vận động hơn, ít hoạt động

và tập luyện thể lực do đó dẫn đến tỷ lệ béo phì ngày càng tăng lên rõ rệt làmgia tăng tỷ lệ liên quan, tăng tỷ lệ tử vong và giảm năng suất lao động

Ở Việt Nam chúng ta hiện nay theo thống kê mới nhất của viện dinhdưỡng Việt Nam (2005) tình trạng thừa cân béo phì ở người trưởng thành độtuổi 25 - 64 lên đến 16,8% [ ] và còn tăng lên theo thời gian, mặc dù tỷ lệsuy dinh dưỡng có giảm nhưng Việt Nam vẫn là nước có trẻ em suy dinhdưỡng cao nhất thế giới [ ]

Nghiên cứu của Trần Đình Toán tại bệnh viện Hữu nghị thấy tỷ lệ béophì tăng 4,4% năm 1990 lên 6,95% năm 1995 [ ], nghiên cứu của Trần ThịHồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình viện dinh dưỡng thành phố Hồ ChíMinh tại TPHCM trẻ < 5 tuổi tỷ lệ thừa cân từ 2,1% năm 1999 tăng lên 5,8%

Trang 2

năm 2003 (tăng gấp 2,8 lần trong vòng 5 năm) Học sinh tiểu học tăng gấp đôi

từ 12,2% năm 1997 tăng lên 22,7% năm 2003 Phụ nữ 15 - 49 tuổi tăng trọng

và béo phì tăng từ 10,2% năm 1999 đến 12,4% năm 2003

Các công trình nghiên cứu thể trọng của người trưởng thành đa số tậptrung tại thành phố, các cơ quan xí nghiệp, hoặc là vùng nông thôn hẳn rất ítcông trình nghiên cứu tại xã vùng ven và đặc biệt chưa có công trình nàonghiên cứu thể trọng tại xã vùng ven thành phố Huế Vì vậy chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân

về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế” nhằm

Trang 3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

1.1.1 Khái niệm về người trưởng thành

- Theo Liên Hợp Quốc quy định người từ 20 tuổi đến < 60 tuổi là ngườitrưởng thành

- Việt Nam quy định người từ 20 tuổi đến < 60 tuổi ( không phân biệtgiới tính) là người trưởng thành

1.1.2 Tình hình dân số người trưởng thành

- Theo thống kê trên thế giới năm 1960 dân số khoảng 3 tỷ người trong

đó NTT chiếm khoảng 59%

Năm 1976 dân số thế giới khoảng 4 tỷ người NTT chiếm 61,3% tổngdân số (TDS)

Năm 1997 dân số thế giới khoảng 6 tỷ NTT chiếm 63,1 (TDS)

- Ở Việt Nam theo điều tra dân số 1990 có 67,267 triệu người trong đóNTT có 36,95 triệu (chiếm 56,25%)

Năm 1995 dân số 75,028,2 triệu người tỷ lệ NTT (59,2%) năm 1999dân số 76,327,9 triệu người trong đó NTT chiếm 60,71%

Ước tính đến năm 2010 dân số Việt Nam khoảng 88 triệu người tỷ lệNTT còn chiếm cao hơn nữa

Qua số liệu trên cho thấy ở nước ta tỷ lệ người trưởng thành chiếm hơn(1/2 dân số) bên cạnh đó tỷ lệ sinh đẻ vẫn còn cao Tuy nhiên so với các nướcphát triển NTT ở Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp hơn

Do đó công tác chăm lo công việc làm, đời sống, tinh thần vật chấtphòng ngừa, và điều trị bệnh cho người trưởng thành không chỉ là trách nhiệmcủa từng cá nhân mà đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội

Trang 4

1.1.3 Sinh lý người trưởng thành

Trưởng thành là một hiện tượng tự nhiên, liên quan chặt chẽ với quátrình sinh trưởng, tăng trưởng đang trưởng thành Tăng trưởng và trưởngthành là một quy trình phát triển cho từng cá thể

Quy trình đặc hiệu nghĩa là được xác định theo di truyền riêng biệt củamỗi chủng loại, và ảnh hưởng đến nội tại và ngoại lai

Cơ thể trưởng thành có thể giải thích do sự thay đổi các genes do tăngtrưởng của các tế bào và thay đổi của hệ thần kinh

Nói chung mọi cơ quan của người trưởng thành đều thay đổi theo chiềuhướng tăng trưởng

- Thay đổi ở các genes

Mỗi tế bào chứa đựng trong các nhiễm sắc thể của mình một chươngtrình tích tuổi Haytlik qua việc nuôi cấy các tế bào sợi của thú và của ngườinhận thấy: mỗi tế bào có khả năng tương sinh hạn chế Vì vậy cơ thể củangười trưởng thành tế bào còn tiếp tục chương trình sinh sản

- Thuyết tích luỹ sai lầm

Trong quá trình chuyển hoá của tế bào xảy ra nhiều phản ứng sinh hoáphức tạp, nguyên nhân của sai lầm có thể là do bên trong hoặc bên ngoài cơthể

- Thuyết thần kinh

Một số trường phái cho rằng trưởng thành là do sự thay đổi của cácMonmoines ở hệ thần kinh trung ương như Dopamine, Noreppisephcin vàSetonine và một số thay đổi khác

Nói chung cơ thể trưởng thành là một quá trình phát triển phức tạp và

do nhiều cơ chế chi phí ở tầm mức tế bào và phân tử

Trang 5

1.1.4 Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Trọng lượng cơ thể là yếu tố dễ thấy nhất nó cho biết tình trạng sứckhoẻ của người đó dựa trên sự lên cân, sụt cân hay giả cân nặng trong thờigian dài ngắn

Thể trọng còn hướng cho mọi người biết cách tự bảo vệ sức khoẻ chobản thân và còn hướng cho thầy thuốc tìm và phát hiện một số bệnh, để cóbiện pháp xử trí thích hợp

Ngoài ra, dựa vào chỉ số của thể trọng còn giúp cho thầy thuốc và bệnhnhân có sự phối hợp để điều chỉnh cho phù hợp trong chế độ dinh dưỡng,luyện tập và trong bồi dưỡng sức khoẻ

Nếu chỉ số trọng lượng quá thấp là suy dinh dưỡng chỉ số quá cao làbéo phì

Cách tính thể trọng thường được dựa vào chỉ số BMI (chỉ số nhân trắchọc) theo A.Prader (1978) và chỉ số VB/VM, ngoài ra gần đây người ta cònđưa ra chỉ số vòng bụng để đánh giá béo phì

Để người dân biết cách điều chỉnh trọng lượng cơ thể, và cũng như hiểuđược tầm quan trọng về thể trọng qua đó ý thức được cách chăm sóc bản thânmình phòng nguy cơ bệnh tật, việc tìm hiểu độ hiểu biết của người dân vềnguy cơ mắc bệnh béo phì là rất quan trọng, để từ đó thầy thuốc đánh giá xemmức độ hiểu biết của người dân đến đâu, còn những vấn đề nào chưa hiểu,những vấn đề nào người dân quan tâm, muốn biết về kiến thức nguy cơ mắcbệnh béo phì từ đó thầy thuốc có một cách nhìn toàn diện để đưa ra một kếhoạch và biện pháp giáo dục sức khoẻ hợp lý, nhằm mang lại lợi ích sức khoẻcho người dân, giúp người dân có sức khoẻ tốt nhất để phục vụ cho bản thân,gia đình và xã hội

Trang 6

1.2 NHỮNG BỆNH LÝ HAY GẶP Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

1.2.1 Những bệnh lý hay gặp ở người trưởng thành nói chung

Trưởng thành là một quá trình phát triển bình thường của cơ thể Tuynhiên quá trình đó có thể dự điều chỉnh và thích nghi bên cạnh đó cơ thể tănghấp thu và dự trữ Các chất dinh dưỡng gây rối loạn chuyển hoá nên ngườitrưởng thành mắc một số bệnh lý như sau:

- Tim mạch: thường gặp với đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biếnmạch máu não, xơ vữa động mạch

- Bệnh nội tiết chuyển hoá: Đái tháo đường (ĐTĐ) tăng lipid, suy giáptrạng, tăng cholesterol máu tăng acide uric máu

- Tăng huyết áp: theo tổ chức y tế thế giới khái quát tỷ lệ THA theo độtuổi nếu ở tuổi 35 cứ 20 người có 1 người tăng HA ở độ tuổi 45 cứ 7 người có

1 người THA, tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi (càng lớn tuổi thì tỷ lệ càng cao)

- Tiêu hoá: Ung thư gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đạitràng mãn tính Ngoài ra còn gặp những bệnh lý như:

- Bệnh xương khớp: loãng xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, gãyxương các loại

- Bệnh máu và các cơ quan tạo máu

- Bệnh tự miễn

- Bệnh về tai - mũi - họng, răng hàm mặt

- Bệnh tâm thần kinh: rối loạn thần kinh thực vật, tâm thần

1.3 THỂ TRỌNG

1.3.1 Khái niệm chung chỉ số đánh giá thể trọng và liên quan giữa BMI Lorentz, Vb/VM

Thể trọng được đánh giá bằng nhiều phương pháp

+ Chỉ số khối cơ thể: BMI

+ Đo vòng bụng, vòng mông

Trang 7

+ Trọng lượng lý tưởng theo công thức Lorentz

+ Chỉ số IC

+ Đo vòng eo

+ Đo hấp thu tia X năng lượng kép để đánh giá lượng mỡ

+ Chụp cộng hưởng từ hoặc Ct Scanner để đánh giá mỡ từng vùng.+ Nhưng để đánh giá tình trạng béo gầy ở đây chúng tôi chỉ có thể dùngmột trong những chỉ số

+ BMI, VB/VM là những chỉ số cơ bản, dễ làm, ít tốn kém nhưng lạiđánh giá tình trạng béo gầy ở mỗi cá thể tương đối chính xác nói chung trongmột chỉ số càng có nhiều kích thước thì chỉ số càng chính xác nhưng việc đođạc tính toán lại phức tạp hơn [20]

Chỉ số Bmi là chỉ số quetelet trước kia để nhận định dinh dưỡng, BMIđược đánh giá dựa trên trọng lượng và chiều cao cơ thể qua đó nó cho biết được

và so sánh sức nặng nhẹ tương đối của mọi người có chiều cao bằng nhau

Chiều cao nói lên tầm vóc, cơ thể của con người, cân nặng nói lên mức

độ và tỷ lệ giữa hấp thu và tiêu hao [20]

Dựa vào BMI không những cho ta biết thể trọng gầy và từ đó liên quanmột số bệnh lý hay nguy cơ bệnh lý mà còn giúp cho ta biết tình trạng dinhdưỡng của mỗi cá thể và cộng đồng

Trọng lượng (kg)BMI =

Chiều cao (m2)Tính chỉ số BMI và phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO) [20]

Nam < 16 16 - 18 18,1 - 20 20,1 - 25 25,1 - 30 ≥ 30

Nữ < 16 16,1 18 18,1- 18,6 18,7- 23,8 23,9 -28,6 > 28,6BMI dùng để tính cho người Châu Á theo (WHO)

< 18,5 gầy; bình thường 18,5 - 22,9; tăng cân 23 - 24,9; béo phì ≥ 25

Trang 8

Khi đánh giá về thể trọng và sự tăng trưởng: đứng về góc độ sinh lý làquá trình lớn lên người ta lấy 2 chỉ số chiều cao - cân nặng làm gốc [20]

Ngoài đánh giá BMI dựa vào chiều cao - cân nặng ta cần thiết lập VB/

VM nhiều tác giả thống nhất Vb/VM 0,90 là béo phì dạng nam

Gần đây nhiều tác giả còn đưa ra tính vòng bụng: nam VB > 90, Nữ Vb

1.3.2 Liên quan giữa thể trọng và nguy cơ bệnh lý

Khi nói đến sức khoẻ là nói đến trạng thái thoải mái hoàn toàn về thểxác, tinh thần và xã hội

Nó không đơn thuần là có bệnh hay không (theo hội nghị Alanman - Ât178) Vậy một người khoẻ mạnh phải có thể trọng phù hợp vđ đánh giá bằngcác chỉ số BMI, VB/VM

Quá béo, quá gầy, vòng bụng quá lớn, cân nặng quá lớn, quá thấp đều

có hại đến sức khoẻ Ở đây chúng tôi chia làm 2 nhóm bệnh

- Một số bệnh liên quan đến thừa cân (béo phì)

- Một số bệnh liên quan đến thiếu cân (suy dinh dưỡng)

1.3.2.1 Một số bệnh lý liên quan đến béo phì

* Định nghĩa: Béo phì là trạng thái tăng trọng do tăng khối lượng mỡđịnh nghĩa này sẽ loại trừ các trường hợp sau:

+ Tăng cân không do tăng khối lượng mỡ (ứ nước hoặc cơbắp phát triển).+ Các rối loạn đường mỡ (nhiễm mỡ do thượng thận kiểu LaunoisBennaudé, hội chứng barraquer - Simmos

- Sự tăng trọng lượng được đánh giá bằng các phương pháp sau:

Trang 9

+ Chỉ số BMI

+ VB/VM

+ Hoặc các định nghĩa khác về béo phì

- Phương diện xã hội: béo phì là khi trọng lượng cơ thể của cá thể vượtquá tiêu chuẩn của dân tộc

- Phương tiện cơ thể: béo phì là khi trọng lượng cơ thể lớn hơn trọnglượng cơ thể mong muốn của bản thân người đó hoặc nơi cộng đồng người đóđang sống và đi khám bệnh để điều trị, mục đích để làm giảm cân để đạt đếntầm vóc lý tưởng, dù trường hợp này có hoặc không có tăng khối lượng mỡtrong cơ thể

- Phương diện y học: Béo phì làm tăng tỷ lệ các bệnh như: huyết áp,ĐTĐ, tim mạch, xương khớp, guot, tâm lý

* Phân loại béo phì

+ Béo phì dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm)

Tiểu chuẩn để đánh giá béo phì dạng nam [5]

VB/VM > 0,90 đối với nam; VB/VM > 0,85 đối với nữ

áp, ĐTĐ, tim mạch, tăng Lipide, rối loạn thần kinh thực vật đây là một vấn

đề rất được quan tâm ở các nước phát triển, và hiện nay ở các nước đang pháttriển như ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh

1.3.2.2 Một số bệnh lý liên quan đến gầy (suy dinh dưỡng SDD)

* Định nghĩa: Gầy là một hiện tượng giảm cân so với trọng lượng lýtưởng (TLLT) của cơ thể, tuỳ theo mức độ giảm cân của cơ thể so với trọnglượng lý tưởng mà ta chia ra thành nhiều mức độ khác nhau:

Trang 10

+ 80% TLLT < BMI < 90% TLLT thì có nguy cơ SDD

+ 70% TLLT < BMI < 80% TLLT thì SDD rõ

+ 60% TLLT < BMI < 70% TLLT thì SDD nặng

+ Nếu BMI < 60% thì SDD quá nặng có nguy cơ tử vong

* Nguyên nhân gây thiếu cân

Thiếu cân là tình trạng liên quan đến rất nhiều yếu tố Trong đó đứngđầu vẫn là tình trạng thiếu ăn, ngoài nguyên nhân do thiếu ăn còn có rất nhiềucác nguyên nhân khác như bệnh lý, các bệnh nội tiết chuyển hoá và nhiềunguyên nhân khác

Do bệnh lý gồm các bệnh về máu, ung thư ngoài đường tiêu hoá, cácbệnh nhiễm trùng như: lao, nhiễm virus, những bệnh mạn tính như: suy tim,suy thận mạn, các bệnh nội tiết như: ĐTĐ, Basedow

Những bệnh thần kinh như: u vùng dưới đồi, trầm cảm, chán ăn do tinhthần, tâm thần ngoài ra do một số thói quen nghề nghiệp rượu,, thuốc lá,thuốc phiện, ma tuý

* Những người gầy sút cân thường có các biểu hiện

- Dinh dưỡng kém

- Gầy

- Mất cân

* Ảnh hưởng của thiếu cân đối với sức khoẻ

Khi cơ thể giảm cân so với trọng lượng lý tưởng thì sẽ ảnh hưởng đếnsức khoẻ như: tinh thần mệt mỏi, chán ăn, lao động học tập kém hiệu quả SDD tuỳ theo mức độ giảm cân mà chia ra độ SDD khác nhau, càng SDDnặng thì sức đề kháng cơ thể càng giảm, từ đó dễ mắc bệnh đặc biệt là cácbệnh nhiễm trùng như: lao, nhiễm virus, và một số bệnh khác

Trang 11

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH XÃ THUỶ XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ

Xã Thuỷ Xuân nằm phía Tây Nam thành phố Huế có hai trục đườngchính là Ngô Lê Cát và Minh Mạng, dân cư phương tiện đi lại dễdàng

Tổng diện tích tự nhiên của xã: 7697ha

Diện tích sản xuất nông nghiệp: 217,81 ha (chiếm 28,3%)

Diện tích đất phi nông nghiệp: 536,47 ha (chiếm 69,7%)

Diện tích đất chưa sử dụng: 15,42 ha (chiếm 2%)

Dân số toàn xã là 10119 người (trong đó nam 5023, nữ 5096)

Số hộ gia đình 2059 hộ

Nghề nghiệp: người dân làm đủ nghề nông nghiệp, thợ, buôn bán, chănnuôi

- Về vị trí địa lý

Phía Bắc giáp Phường Đúc

Phía Nam giáp xã Thuỷ Bằng

Phía Tây giáp xã Thuỷ Biều

Phía Đông Bắc giáp phường Trường An

Nhân lực và hoạt động của trạm y tế xã:

- Nhân lực: Có 4 cán bộ đang công tác tại trạm trong đó: 1 bác sỹ, 1 y

sĩ, 2 nữ hộ sinh, y tế thôn bản có 6 người phụ trách 6 thôn

- Hoạt động của trạm y tế xã: 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu,quản lý sức khoẻ xã hội, quản lý sức khoẻ người con tuổi, bảo vệ sức khoẻ bà

mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng, các công tác

Trang 12

dự phòng tiêm chủng, giám sát dịch, quản lý nguy cơ HIV/AIDS và vệ sinhmôi trường.

Về kinh tế: Thu thập bình quân đầu người khoảng 250.000 350.000đồng/tháng

-2.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng là người dân 3 thôn trong mẫu nghiên cứu độ tuổi 30 - 60tuổi không phân biệt nam hay nữ của xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế

Cỡ mẫu:

Dùng công thức:

 2

2

2 ) 1 (

p p n

Trong đó: n là cỡ mẫu cần tính

p = 0,168 (dựa vào nghiên cứu tỷ lệ thừa cân béo phì của việndinh dưỡng Việt Nam (2005) là 16,8%

2

 = 1,96 (với khoảng tin cập 95%)

C: mức chính xác nghiên cứu: chọn C = 0,04

) 04 , 0 (

) 168 , 0 1 ( 168 , 0 ) 96 , 1

Để có giá trị tin cậy ở đây chúng tôi chọn cỡ mẫu là 300 người

Cách chọn: Xã Thuỷ Xuân có 6 thôn, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 3 thôn,mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 100 người như vậy số người được chọn là 300người

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang

Trang 13

2.2.2.1 Phương pháp điều tra

- Lập phiếu điều tra ( xem phụ lục)

- Các phương pháp chủ yếu dựa vào hỏi và đo

2.2.2.2 Phương pháp đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông

Đo chiều cao đứng của cơ thể

+ Dụng cụ: là thước bàn dùng để đo chiều cao, cân nặng (do TrungQuốc sản xuất)

+ Phương pháp đo: Người được đo đứng trên bàn thẳng, với tư thếthoải mái, hai gót chân chạm hình chữ V, hai mắt nhìn thẳng đảm bảo 4 điểm:gót, chân, mông, lưng, đầu chạm vào thước thẳng đứng, người đo di chuyểngóc ê kê phía trên theo trục lên xuống sao cho mặt trên nằm ngang chạm vớiđỉnh đầu kết quả tính bằng cm sai số không quá 0,5cm

- Đo trọng lượng cơ thể

+ Dụng cụ: Cân bàn (do Trung Quốc sản xuất) cân được điều chỉnh vớicân chuẩn trước khi sử dụng và sau khi cân 20 người được điều chỉnh kiểmtra lại cân trước khi đo tiếp

+ Phương pháp cân

Cân lúc đói (buổi sáng 8h30 - 10h30, buổi chiều từ 14h-17h) ngườiđược cân bước lên cân nhẹ nhàng, đứng giữa bàn cân cho đến khi kim đứngyên mới đọc được kết quả

Kết quả ghi được bằng kg và sai số khoảng 100gr

Trang 14

* Vòng bụng: Đo ngang qua rốn người đo đưa thước áp sát vào bụngcủa người được đo, vị trí ngang trung điểm xương sườn 12 và mào chậu kếtquả được tính bằng cm và sai số không quá 0,5cm.

* Vòng mông: Người đo đưa thước áp sát vào mông người được đongang qua mấu chuyển lớn Kết quả được tính bằng cm, sai số không quá0,5cm

Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1998) tiêu chuẩn đánh giá béo phìdạng nam (béo phì trung tâm)

Chỉ số Vb/VM

Nam giới: > 0,90 Nữ giới: > 0,85Công thức tính BMI (Body Mas Index) xếp trên chỉ số vòng bụng/vòngmông)

Trọng lượng (kg)BMI =

Chiều cao (m2)Các chỉ số BMI theo tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Á

+ < 18,5: gầy+ 18,5 - 22,9: trung bình+ 23 - 24,9: Tăng cân+ ≥ 25: Béo phì

Trang 15

+ Phương pháp đo: Đo huyết áp tay trái: Băng cuộn của máy đo huyết

áp phủ 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trên khuỷu tay 2cm, bắtmạch trước lúc đó bơm đến khoảng 30mm Hg trên mức áp lực đã làm mấtmạch, xẻ xẹp nhanh ghi áp lực khi mạch tái xuất hiện xã xẹp hết đặt ống nghelên động mạch cánh tay, bơm nhanh bao hơi đến 30mHg trên áp lực đã ghi xãchậm từ từ với tốc độ 2mmHg trong 1 giây Huyết áp tâm thu được xác địnhlúc mất mạch Trường hợp người đo loạn nhịp tim thì phải đo 3 lần và lấytrung bình cộng của các chỉ số đo Tăng huyết áp được xác định theo tiểuchuẩn của tổ chức y tế thế giới và uỷ ban cộng lực Hoa Kỳ JNC VII (2003).Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương

≥ 90 mmHg [ ]

2.3.3 Kế hoạch tiến hành

Thời gian 5 tháng từ 10/1/2008 đến ngày 10/6/2008

- Từ ngày 10/1/2008 đến ngày 15/1/2008 liên hệ với phòng đào tạo vàphòng hành chính tổng hợp để lấy giấy giới thiệu đến xã

- Từ ngày 15/1/2005 đến 20/1/2008 đến UBND và trạm y tế xã ThuỷXuân để liên hệ điều tra

- Từ ngày 20/2 đến 20/3/2008 xử lý số liệu và bổ sung thiếu sót

- Từ tháng 3/2008 đến 5/2008 hoàn tất số liệu và viết luận văn

2.3.4 Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Epi info 2000 và Exell 2003 Kết quả nghiên cứuđược phân phối trên các bảng, đồ thị hình vẽ theo tuổi và giới

Trang 16

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 PHÂN BỐ THEO TỶ LỆ TUỔI VÀ GIỚI

3.1.1 Phân bố theo tỷ lệ nam, nữ

53,67%

46,33%

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo tỷ lệ nam, nữ

Nhận xét:

Tỷ lệ nữ 161 người chiếm 53,67%, nam 139 người chiếm tỷ lệ 46,33%

3.1.2 Phân bố theo tỷ lệ tuổi và giới

Bảng 3.1 Phân bố theo tỷ lệ tuổi và giới

Nhận xét: Tuổi từ 51 - 60 ở nam chiếm tỷ lệ cao nhất 35,3%

Tuổi từ 30 - 40 ở nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 36,0%

3.2 PHÂN BỐ THEO CHỈ SỐ CƠ THỂ

3.2.1 Phân bố cân nặng trung bình theo tuổi và giới

Trang 17

Bảng 3.2 Phân bố cân nặng trung bình theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Tổng số

Cân nặng

TB (kg)

Tổng số

Nhận xét:

- Chỉ số cân nặng trung bình của nam cao hơn nữa

- Ở nam và nữ cân nặng trung bình cao nhất ở nhóm tuổi 51 - 60

(Nam 57,02 ± 6,26 (kg), nữ 51,27 ± 5,17(kg))

3.2.2 Phân bố chiều cao trung bình theo tuổi và giới

Bảng 3.3 Phân bố chiều cao trung bình theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Tổng số

Chiều cao

TB (cm)

Tổng số

Nhận xét:

- Chỉ số chiều cao trung bình của nam cao hơn nữa

- Tuổi từ 51 - 60 ở nam có chiều cao trung bình lớn nhất

- Tuổi từ 41 - 50 ở nữ có chiều cao trung bình lớn nhất

3.2.3 Phân bố chỉ số khối cơ thể BMI trung bình theo tuổi và giới

Bảng 3.4 Phân bố chỉ khối cơ thể BMI trung bình theo tuổi và giới Tuổi

Nam 20,47 ± 1,32 20,77 ± 1,47 21,28 ± 2,32 20,32 ± 2,14

Nữ 20,59 ± 1,51 20,86 ± 1,13 21,92 ± 2,47 21,07 ± 2,52

Trang 18

20,47 20,59

20,77 20,86

21,28 21,92

- Chỉ khối cơ thể BMI trung bình nữ cao hơn nam

- Chỉ khối cơ thể BMI tăng dần theo nhóm tuổi ở cả 2 giới

3.2.4 Phân bố tỷ lệ béo gầy theo BMI

Trang 19

Tỷ lệ

%

BMI (kg/m2)

- Số người có chỉ số BMI < 18,5 có 41 người chiếm tỷ lệ 13,67%

- Số người có chỉ số BMI 23 - 24,9 có 34 người chiếm tỷ lệ 11,33%

- Số người có chỉ số BMI ≥ 25 có 16 người chiếm tỷ lệ 5,33%

Trang 20

3.2.5 Phân bố tỷ lệ béo gầy theo BMI theo giới

Bảng 3.5 Phân bố tỷ lệ béo gầy BMI theo giới

cộng

Tỷ lệ chung

- Tỷ lệ BMI < 18,5 ở nữ cao hơn nam (60,98% so với 39,02%)

- Tỷ lệ BMI 23 - 24,9 ở nam cao hơn ở nữ (52,94% so với 47,06%)

- Tỷ lệ BMI ≥ 25 ở nữ giới cao hơn nam (62,50% so với 37,50%)

3.2.6 Phân bố tỷ lệ béo gầy theo BMI riêng biệt nam nữ

Bảng 3.6 Phân bố tỷ lệ béo gầy theo BMI riêng biệt nam, nữ

3.2.7 Phân bố vòng bụng vòng mông theo tuổi

Bảng 3.7 Phân bố vòng bụng, vòng mông theo tuổi

Tuổi

Trang 21

Số người 100 104 96 100

VB (cm) 74,76 ± 5,47 74,90 ± 6,03 77,63 ± 5,23 75,73 ± 5,58

VM (cm) 88,73 ± 4,36 88,48 ± 5,12 89,25 ±5,16 88,81 ± 5,06VB/VM 0,84 ± 0,07 0,85 ± 0,06 0,87 ± 0,05 0,85 ± 0,07

Nhận xét:

- Tỷ lệ VB/VM cao dần theo nhóm tuổi

- Tuổi từ 51 - 60 có tỷ lệ VB/VM lớn nhất

3.2.8 Phân bố vòng bụng, vòng mông theo tuổi và giới

Bảng 3.8 Phân bố vòng bụng, vòng mông theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Tổng chung

Số người

VB

VB/

VM (cm)

Số người

VB

VB/

VM (cm)

- Nam có tỷ lệ VB/VM cao hơn nữ giới

- Tỷ lệ VB/VM cao dần theo nhóm tuổi

3.2.9 Phân bố theo VB/VM (béo phì dạng nam)

Bàng 3.9 Phân bố béo phì dạng nam

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Phân bố theo tỷ lệ tuổi và giới - Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế
Bảng 3.1. Phân bố theo tỷ lệ tuổi và giới (Trang 16)
Bảng 3.2. Phân bố cân nặng trung bình theo tuổi và giới - Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế
Bảng 3.2. Phân bố cân nặng trung bình theo tuổi và giới (Trang 17)
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ béo gầy BMI theo giới - Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ béo gầy BMI theo giới (Trang 20)
Bảng 3.11. Phân bố tăng trọng béo phì tính theo BMI và VB/VM ở - Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế
Bảng 3.11. Phân bố tăng trọng béo phì tính theo BMI và VB/VM ở (Trang 23)
Bảng 3.13. Phân bố người đang mắc bệnh liên quan đến chuyển hoá - Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế
Bảng 3.13. Phân bố người đang mắc bệnh liên quan đến chuyển hoá (Trang 24)
Bảng 3.14. Độ hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh ở  người già béo phì - Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế
Bảng 3.14. Độ hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh ở người già béo phì (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w