Phân bố tỷ lệ béo phì VB/VM (béo phì dạng nam)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế (Trang 32 - 35)

Ngày nay có nhiều công trình nghiên cứu tỷ lệ béo phì VB/VM (béo phì dạng nam) gia tăng các nguy cơ bệnh tật như: THA, ĐTĐ, xơ vữa động mạch, tăng lipid, đột tử, rối loạn sinh dục, ung thư ... Theo các nhà khoa học thì mô mỡ không chỉ là nơi dự trữ năng lượng mà là một cơ quan nội tiết và chuyển hoá chủ động cao, tiết ra nhiều hocmon khác nhau có hoạt tính khác nhau, trong đó có các hocmon gây THA, đề kháng Insulin [5]. Theo Trần Hữu Dàng, tỷ lệ vòng vụng, vòng mông gia tăng một nguy cơ quan trọng gây bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy chúng tôi cũng dựa vào VB/VM để đánh giá béo phì.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi béo phì dạng nam có 95 người, chiếm tỷ lệ 31,66%. Trong đó nam giới có 27 người chiếm tỷ lệ 19,42%, nữ giới có 68 người chiếm tỷ lệ 42,22%. tỷ lệ béo phì dạng nam chung cho cả 2 giới theo nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đăng Sự, Lê Thành Nghi khi nghiên cứu tỷ trọng cán bộ công chức trường đại học

Y Dược Huế năm 2006 (31,66% so với 48,82%) và cũng thấp hơn nghiên cứu của Lê Văn Bàng về tỷ lệ béo phì của người trên 15 tuổi tại 2 phường thành phố Huế (31,66% so với 47,19%). Điều này là do địa bàn của chúng tôi là ở xã vùng ven người dân có mức sống thấp hơn, lao động cơ bắp nhiều hơn nên tỷ lệ VB/VM thấp hơn là phù hợp.

Khi nghiên cứu tỷ lệ béo phì tính theo VB/VM riêng cho cả 2 giới nam, nữ chúng tôi có tỷ lệ: ở nam giới tỷ lệ là 19,4% và nữ giới tỷ lệ này là 42,23%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Bàng là tỷ lệ béo phì dạng nam ở nữ giới trên 4 lần so với nam (tỷ lệ béo phì dạng nam ở nữ 63,27% ở nam 10,52%), kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Stene-L-C, Giacaman-R; Aldal- Rahim khi nghiên cứu 500 người từ 30 - 65 tuổi ở làng Bank Palestin cho thấy có 62,5% nữ giới và 14,8% nam giới béo phì dạng nam [3], nghiên cứu của Grol - ME, Eimers - JM, Albert - JF etal ở Đại học Gronigen, Hà Lan nghiên cứu trên 2248 người tại Curacao béo phì dạng nam ở nữ giới là 62,2%, cao hơn hẳn so với nam giới là 20,4% [3]. Điều này nhận định rằng béo phì dạng nam ở nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới.

Để so sánh về tỷ lệ béo phì tính theo BMI và béo phì dạng nam, chúng tôi tính tỷ lệ này riêng cho cả 2 giới và kết quả như sau:

Ở nam giới béo phì tính theo BMI ≥ 23 là 17,27%, thấp hơn tỷ lệ béo phì dạng nam (VB/VM > 0,90) là 24,11%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

So với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bàng, thì béo phì tính BMI và VB/VM ở nam giới ngược lại với kết quả của chúng tôi là tỷ lệ béo phì tính theo BMI cao hơn béo phì dạng nam (34,73% so với 10,52%). Tuy nhiên do ở đây tác giả chọn ngưỡng cao hơn VB/VM > 0,95 nên tỷ lệ VB/VM sẽ thấp hơn, ở đây chúng tôi chưa kết luận được vì theo nghiên cứu của chúng tôi thì

tỷ lệ khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Còn ở nữ giới thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại phù hợp như nghiên cứu của Lê Văn Bàng là tỷ lệ béo phì dạng nam cao hơn gần 2 lần so với béo phì tính theo BMI (63,27% so với 33,25%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Như vậy, điều này nói lên rằng mặc dù người có BMI bình thường vẫn bị béo phì dạng nam và họ nhiều nguy cơ mắc các bệnh như THA, bệnh tim mạch, ĐTĐ, TBMMN, sỏi mật ... Theo nghiên cứu của Bùi Đức Long, thì tỷ lệ 1129 người trên 18 tuổi xã Phú Điền huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương thì tỷ lệ THA ở người béo phì có BMI ≥ 23 là 10,86% so với người không béo là 6,81%, và tỷ lệ THA ở người có VB/VM > 0,85 là 53,71% so với người không béo là 28,72% là gấp gần 2 lần [17]. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng 135 đối tượng tăng cân béo phì cho thấy tỷ lệ ĐTĐ 16,3% cao hơn hẳn so với tỷ lệ ĐTĐ chung hiện nay khoảng 3 - 5%.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ĐTĐ, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu ... và đặc biệt béo phì dạng nam thì nguy cơ các bệnh trên sẽ tăng cao hơn.

Nghiên cứu thể trọng tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế chúng tôi thấy mặc dù tỷ lệ tăng trọng béo phì tính theo BMI chưa bằng nữa so với thành phố Huế, nhưng tỷ lệ béo phì dạng nam lại khá cao so với thành phố (31,66% so với 47,19%) và đặc biệt nữ giới lên đến 42,22%. Như vậy, trên những đối tượng này sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh như THA, bệnh tim mạch, ĐTĐ, tăng lipid, sỏi mật ...

Theo nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ tăng huyết áp của người dân tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế có kết quả như sau: tỷ lệ THA ở người tăng trọng và béo phì là 38,0% cao gấp ,5 người bình thường là 15,3% và cao gấp 5,2 lần so với người gầy 7,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Theo kết quả nghiên cứu của Doãn Tường Vi, Phạm Quang nghiên cứu 162 người thừa cân và 162 người bình thường thì tỷ lệ THA ở người thừa cân béo phì là 37,7%, cao hơn 3 lần so với người bình thường là 11,7%, nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình trung tâm dinh dưỡng TPHCM, tỷ lệ THA ở người tăng trọng béo phì là 32,9% cao hơn 2 lần so với người bình thường là 15,5% và gấp 6 lần người gầy là 5,5%. Nghiên cứu của Lê Văn Bàng tỷ lệ THA ở người thừa cân béo phì là 29,52%. So với nghiên cứu của các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của các tác giả đó về các đối tượng thừa cân béo phì, người bình thường và người gầy. Và chúng tôi thấy rằng bệnh THA ở người thừa cân béo phì tăng gấp 2-3 lần so với người bình thường và người gầy thì bệnh THA lại giảm đi 2-3 lần so với người bình thường và giảm đi 5 - 6 lần so với người tăng cân béo phì. Như vậy người gầy mặc dù sẽ có 1 số nguy cơ không tốt nhưng lại giảm được nguy cơ bệnh THA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w