PHÂN BỐ THEO BM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế (Trang 28 - 29)

Béo phì là một bệnh mãn tính mà đang được tổ chức y tế thế giới xem xét dưới góc độ là nạn dịch toàn cầu [6], và được xem là cái giá phải trả cho một xã hội phát triển [12], [16]. Chỉ trong vòng 2 - 3 thập niên qua béo phì đã tăng lên mức báo động trên toàn thế giới gấp 2-3 lần các nước đang phát triển, ước tính 10 - 25% dân số. Tính đến năm 2003, có khoảng 300 triệu người béo phì và 1,7 tỷ người thừa cân trên tổng số 6 tỷ dân trên toàn thế giới [15]. Theo thống kê ở Mỹ cho rằng mỗi năm có khoảng 300.000 người chết vì bệnh béo phì [11] và hàng năm Hoa Kỳ phải chi trả khoảng 50 tỷ đô la cho việc khống chế tăng cân quá mức.

Ở Việt Nam theo điều tra mới nhất của viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) được thực hiện 7600 hộ gia đình ở 64 tỉnh thành trên toàn quốc gia cho thấy tình trạng thừa cân ở người trưởng thành 25 - 64 tuổi là 16,8% (BMI ≥ 23) [Wed]. Tỷ lệ người tăng trọng béo phì ở thành thị là 32,5 cao gấp 3 lần so với nông thôn là 13,8% [ ].

Theo Nguyễn Công Khẩn viện trưởng viện dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ béo phì đã làm tăng các bệnh liên quan THA đã trở thành vấn để sức khoẻ của nhân dân Việt Nam, gần đây tỷ lệ tai biến mạch máu não (TBMMN) tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước, tỷ lệ nhồi máu cơ tim (NMCT) tăng gấp 6 lần so với thập kỷ 60 [ ], Theo Trần Hữu Dàng tỷ lệ rối loạn glucose máu đói nói chung ở người tăng trong béo phì là 22,22%, trong đó có 16,36% là đái tháo đường (ĐTĐ) thật sự [12].

Theo tác giả Từ Giấy và Hà Huy Khôi tỷ lệ thừa cân hay thiếu cân đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, việc xác định nguyên nhân gây ra béo phì không khó, nhưng để đi đến phòng ngừa và điều trị thì hết sức khó khăn, bởi béo phì liên quan đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt luyện tập thể dục thể thao [11]. Không phải béo phì đều do ăn uống mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tiêu hao năng lượng, sự điều hoà thể trọng, bên cạnh đó việc sử dụng các thuốc như Costicoid, progesterol, Oestrogen cũng góp phần làm tăng béo phì [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế (Trang 28 - 29)