Khi nghiên cứu về số người đang mắc bệnh liên quan đến chuyển hoá chúng tôi có kết quả như sau:
Tỷ lệ mắc cao nhất là bệnh THA (18,09%), đến các bệnh hô hấp (18,07%), bệnh xương khớp (13,68%), tiếp đến là bệnh tim (6,07%), gan nhiễm mỡ (3,99%), sỏi mật (3%), đái tháo đươờn (3%), Guot (2,67%), TBMMN (2%), nếu so tỷ lệ THA ở châu âu Bắc Mỹ (15 - 20%), Benin (14%), Chile (19 - 21%). Portugaise (30%), Hoa Kỳ (6 - 8%), ở Việt Nam tỷ lệ THA chung là 11,8% (Bộ Y tế Việt Nam 1989) Viện tim mạch tại miền Bắc Việt Nam (16,3%) năm 2002.
Thì kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả đó, tuy nhiên bệnh tăng huyết áp là chúng tôi trực tiếp đo và xác định được còn các bệnh khác chúng tôi chỉ hỏi, do vậy kết quả chỉ có giá trị tham khảo.
4.2. ĐỘ HIỂU BIẾT Của NGƯỜI DÂN VỀ NGUY CƠ MẮC BỆNH BÉO PHÌ BÉO PHÌ
Đối với người dân tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế, trình độ học vấn có hạn, đa số người dân là lao động phổ thông và buôn bán nhỏ nên việc nghiên cứu về sự hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng rất quan trọng nhằm đánh giá mức độ hiểu biết về các yếu tố liên quan đến bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị để có cơ sở cho việc giáo dục sức
khoẻ giúp người dân tự biết cách phòng và phát hiện bệnh dể điều trị sớm hạn chế những biến chứng có thể có do béo phì gây ra.
* Tâm lý mong muốn béo, gầy:
Khi nghiên cứu về tâm lý mong muốn béo, gầy, chúng tôi có kết quả sau: Số người được hỏi có mong muốn thể trạng trung bình: 218 người chiếm 72,67%.
Số người mong muốn béo lên là 37 người chiếm 12,33%, số người mong muốn gầy xuống là 45 người chiếm 15%.
Như vậy đa số người dân có mong muốn cơ thể mình ở mức trung bình đó là mong muốn hợp lý. Mong muốn mập lên chắc rằng số đối tượng này cũng chưa thật hiểu về tác hại của béo phì. Ngược lại số người mong muốn gầy do họ quá sợ bị mập ảnh đến đến sức khoẻ và làm mất thẩm mỹ cơ thể. Như vậy đa số người dân có mong muốn phù hợp bệnh cạnh đó còn tỷ lệ nhất định người mong muốn chưa phù hợp (27,33%) cũng có thể là tâm lý người gầy thì thích được béo lên, ngược lại người mập thì thích gầy xuống. Nắm được tâm lý này chúng tôi lại tiếp tục phân ra các đối tượng, béo gầy, trung bình, để xác định mong muốn của từng nhóm đối tượng về tâm lý mong muốn béo gầy của từng nhóm.
Ở nhóm người gầy: 41 người kết quả về tâm lý mong muốn béo gầy của người dân nhóm này là: Số người thích béo: 18 người (43,9%), thích trung bình 19 người (46,34%), thích gầy 4 (9,76%) như vậy chúng ta hiểu tâm lý người gầy lại thích béo lên chiếm tỷ lệ còn khá cao, và điều đáng nói nữa là một số lại bằng lòng với trọng lượng hiện có của cơ thể mình (9,76%), mặc dù cơ thể họ đang thuộc loại gầy.
Ở nhóm người trung bình: 209 người kết quả về tâm lý mong muốn béo gầy của người dân là: Số người thích béo: 27 người (12,9%), số người thích trung bình là 153 người (73,21%), số người thích gầy 19 người (9,09%).
Ở nhóm người này mặc dù trọng lượng của họ đã ở mức bình thường, nhưng một số người cũng còn muốn béo (12,9%) và số nhất định lại thích gầy (9,09%).
Ở nhóm người tăng cân, béo phì có 50 người: kết quả mong muốn tâm lý béo gầy: thích béo lên 5 người (10%), thích trung bình 31 người (62%), thích gầy xuống 14 (28%) ở nhóm người này đa số là thích cơ thể ở mức trung bình, nhưng một số khá cao cũng có tâm lý thích gầy (28%), có thể đây là do cơ thể béo họ khó chịu nên thích gầy xuống.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù đối tượng này đã tăng cân và béo phì nhưng họ lại thích béo lên (10%) phải chăng chính họ chưa hiểu về tác hại của bệnh béo phì và cũng có thể họ cũng chưa biết rằng cơ thể họ đang thuộc nhóm tăng cân béo phì.
Chính vì vậy theo chúng tôi ngoài việc tuyên truyền tới người dân tác hại của bệnh béo phì, cũng nên cho họ biết về cách đánh giá chỉ khối cơ thể của họ, tỷ lệ VB/VM (béo phì dạng nam) và cách phân loại mức độ béo, gầy, trung bình dựa trên những chỉ số đó, để người dân có kiến thức về thể trọng của mình mà có thái độ hành vi từ điều chỉnh để đem lại sức khoẻ cho họ.
Khi nghiên cứu về độ hiểu biết của người dân về tác hại của bệnh béo phì chúng tôi nhận được kết quả trả lời như sau: 259 người cho rằng béo có hại chiếm tỷ lệ 83,60%, số người cho béo là có lợi 28 người chiếm tỷ lệ 9,33% và số còn lại 13 người chiếm tỷ lệ 4,33% là không biết. Kết quả này chúng tôi nhận thấy rằng đa số người dân biết được béo là có hại, bên cạnh đó cũng còn có tỷ lệ nhất định hiểu sai trầm trọng họ cho rằng béo là có lợi tỷ lệ 9,33% và một số ít cũng không hiểu được béo có lợi hay có hại.
Kết quả về sự hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh ở người béo phì, đa số người dân đều hiểu về nguy cơ mắc bệnh. Mắc bệnh ĐTĐ là cao nhất: 250 người (84,33%), đứng sau là bệnh THA 190 người (63,33%),
bệnh tim 80 người (26,67%), thấp hơn là các bệnh gan nhiễm mỡ 56 (18,67%), Gout 29 người (9,67%), bệnh cơ xương khớp 39 người (13,00%), sỏi mật 9 người (3,33%), bệnh hô hấp 4 người (1,33%).
Qua kết quả trên chúng ta thấy rằng đa số người dân biết được nguy cơ mắc bệnh ở người béo phì là những bệnh phổ biến và được nhắc nhiều trên các phương tiện như ĐTĐ, bệnh tim mạch, THA còn các bệnh khác mặc dù nguy cơ mắc bệnh cao trên bệnh nhân tăng trọng béo phì nhưng người dân còn rất ít biết như gan nhiễm mỡ, sỏi mật, Gout ... các bệnh hô hấp. Vì vậy nếu có kế hoạch giáo dục sức khoẻ cũng nên có thông tin về nguy cơ mắc bệnh này ở những người tăng cân béo phì để người dân được biết.
Nghiên cứu về độ hiểu biết của người dân về béo phì chữa dễ hay khó: đa số người dân cho rằng chữa khó: có 202 người (67,33%), song vẫn còn khá nhiều người cho là chữa dễ 62 người (20,67%) và số người không biết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhất định 36 người (12,00%). Theo tác giả Từ Giấy và Hà Huy Khôi thì việc xác định nguyên nhân gây ra béo phì không khó nhưng để đi đến phòng ngừa và điều trị thì hết sức khó khăn [ ]. Đây cũng cho chúng ta thấy mức độ nhận biết về cách phòng ngừa và điều trị của người dân ở đây vẫn còn hạn chế vì chỉ 67,33% cho rằng béo phì chữa khó, còn khá cao 20,67% cho là chữa dễ và tỷ lệ không biết vẫn ở mức độ đáng kể (12%) đây cũng là điều chúng ta ghi nhận để có. Cách nhìn nhận trong công việc giáo dục sức khoẻ cho người dân là ngoài những bệnh thường thường do béo phì có thể gây ra bên cạnh đó còn có nhiễm bệnh khác như: sỏi mật, gan nhiễm mỡ, Gout, các bệnh hô hấp.
Độ hiểu biết của người dân về phòng chữa béo, đa số người dân trả lời: ăn uống hạn chế 257 người (85,67%), tập thể dục 226 người (75,33%), và người dân cũng ít biết cách điều trị béo bằng dùng thuốc giảm béo 7 người biết (2,23%) và không có biết phương pháp phẫu thuật (0%).Việc người dân
hiểu được 2 phương pháp phòng béo với tỷ lệ cao, chứng tỏ người dân cũng có kiến thức tốt về phòng chữa béo còn việc tiếp cận lâm sàng như dùng thuốc, phẫu thuật người dân ít biết cũng dễ hiểu vì đây là phương pháp điều trị cần đến thầy thuốc nên người dân ít biết và lại người dân ở đây chỉ tiếp thu các kiến thức tự tin hiểu về bệnh tật bản thân nói chung và béo phì nói riêng, nên người dân ít biết hơn. Vậy đây cũng là kiến thức nên cho người dân biết để những bệnh nhân bị béo phì nặng khi dùng các phương pháp khác như hạn chế ăn uống, tập thể dục mà không giảm hoặc tăng thêm để người dân được biết cách điều trị khác là dùng thuốc hoặc có thể phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 300 người dân độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Trong đó nam 139, nữ 161 chúng tôi rút ra kết luận sau: