Tỷ lệ béo phì theo BM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế (Trang 29 - 32)

BMI là chỉ số Quetelet. BMI được đánh giá dựa theo chiều cao và trọng lượng do đó cho ta biết được và so sánh sức nặng tương đối của mỗi người có chiều cao cân nặng khác nhau. BMI không những cho biết tình trạng béo phì mà còn cho biết tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể và cộng đồng.

Trọng lượng (kg) BMI =

Theo WHO 2000, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì áp dụng cho các quốc gia châu Á.

+ BMI < 18,5: gầy

+ BMI từ 18,5 - 22,9: trung bình + BMI từ 2 3 - 24,9: Tăng cân - BMI ≥ 25 béo phì: trong đó

+ BMI từ 25 - 29,9: béo phì độ 1 + BMI ≥ 30: Béo phì độ 2

Số người có chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9 là 209 người chiếm tỷ lệ 69,67%, chỉ số BMI < 18,5 là 41 người chiếm tỷ lệ 13,67%, tỷ lệ BMI từ 23 - 24,9 là 34 người chiếm tỷ lệ 11,3% và tỷ lệ BMI ≥ 25 là 16 người chiếm tỷ lệ 5,33%. Điều này cho thấy đa số người dân có chỉ khối cơ thể trung bình, tỷ lệ suy dinh dưỡng 13,67% tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan và Phan Nguyễn Thanh Bình trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh ở người trưởng thành tại TPHCM tỷ lệ suy dinh dưỡng BMI < 18,5 là 14,8%. Ở Việt Nam tình trạng suy dinh dưỡng còn cao mặc dầu hàng năm có giảm 1,5 - 2%, tỷ lệ SDD ở trẻ em toàn quốc 2002 là 30,1%, nhiều vùng sâu vùng xa trên 40% [Wedssite] bên cạnh phòng chống béo phì thì phòng SDD cũng không kém phần quan trọng vì SDD ảnh hưởng đến sức khoẻ như: tinh thần mệt mỏi, lao động học tập kém hiệu quả, dễ mắc bệnh nhiễm trùng: lao, virus ... đặc biệt SDD còn nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ em nước ta, theo ước tính hàng năm có khoảng 700 trẻ em Việt Nam tử vong vì SDD [ ].

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thừa cân và béo phì là 16,66% so với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bàng, trường Đại học Y Dược Huế, tỷ lệ người thừa cân và béo phì tại 2 phường thành phố Huế là 34,04% thì tỷ lệ chúng tôi thấp hơn trên 2 lần là vì do khác nhau về địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi là xã vùng ven nơi mà người dân có mức sống thấp

hơn và lao động cơ bắp nhiều hơn nên tỷ lệ béo phì thấp hơn, theo Nguyễn Công Khẩn viện trưởng viện dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì tạit thành thị 32,5%, gấp trên 2 lần so với nông thôn 13,8% [wedsite] thì kết quả của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp so với nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam (2005). Nghiên cứu 7600 hộ gia đình trên toàn quốc ở 64 tỉnh thành phố, tỷ lệ người thừa cân béo phì ở người trưởng thành là 16,8%, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đồng với kết quả nghiên cứu này. Một điều đáng nói là trong 50 người tăng cân và béo phì theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong 300 người dân tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, thì tỷ lệ người tăng cân 34 người chiếm tỷ lệ 68% và người béo phì 16 người chiếm tỷ lệ 32%, nếu đem so kết quả này với nghiên cứu của Lê Văn Bàng tỷ lệ thừa cân 44,76% và béo phì là 55,24% thì tỷ lệ thừa cân của chúng tôi cao hơn, nhưng tỷ lệ béo phì lại thấp hơn, kết quả này cũng phù hợp vì xã vùng ven có đời sống thu nhập thấp hơn thành phố nên tỷ lệ thừa cân trên nhóm tăng trọng béo phì cao hơn tỷ lệ béo phì, điều này tiên lượng tốt hơn vì trên đối tượng tăng cân này nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tăng trọng béo phì sẽ thấp hơn đối tượng béo phì, và ở nhóm này cũng dễ điều chỉnh thể trọng xuống hơn so với người béo phì nếu họ có chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp. Ngoài ra khi nghiên cứu BMI (ở độ tuổi 30 - 60 tuổi), BMI tăng dần theo nhóm tuổi ở nhóm tuổi 30 - 40 BMI trung bình là: ... nhóm tuổi 41 - 50 là ... nhóm tuổi 51 - 60 là ... và BMI ở nữ cao hơn nam. Điều này chứng tỏ rằng người trưởng thành BMI tăng dần theo độ tuổi và chính điều này làm nguy cơ tăng trọng béo phì ở trưởng thành tăng dần theo lứa tuổi. Theo Trần Thị Hồng Loan và Phan Nguyễn Thanh Bình khi nghiên cứu về tình trạng béo phì tại TPHCM thì tỷ lệ này lần lượt theo lứa tuổi là 30 - 39 (16,3%), tuổi 40 - 49 tuổi (21,2%), tuổi 50 - 59 (22,1%) [15]. Điều này cũng có thêm cho nhận

định của chúng tôi ở người trưởng thành nguy cơ tăng trọng béo phì tăng dần theo độ tuổi.

Khi nghiên cứu BMI theo tỷ lệ béo gầy theo giới chúng tôi có kết quả như sau:

- BMI < 18,5 có 41 người chiếm tỷ lệ 13,67% trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 39,02%, thấp hơn so với nữ giới 60,98%.

- BMI từ 18,5- 22,9 có 209 người chiếm tỷ lệ 69,67% trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 47,36%, thấp hơn so với nữ giới 52,64%.

- BMI từ 23 - 24,9 có 34 người chiếm tỷ lệ 11,33% trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 52,94% cao hơn so với nữ giới 47,0%.

- BMI ≥ 25 có 16 người chiếm tỷ lệ 5,33 trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 37,5% nữ giới chiếm tỷ lệ 62,50%.

Điều này cho thấy rằng tỷ lệ gầy hay béo phì ở nữ giới đều cao hơn nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế (Trang 29 - 32)