1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại xã tả phời thành phố lào cai tỉnh lào cai

61 546 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 917,42 KB

Nội dung

Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:“Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của

Trang 1

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -

ĐỖ KHÁNH LINH

Tên đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ TẢ PHỜI,

THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 2

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -

ĐỖ KHÁNH LINH

Tên đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ TẢ PHỜI,

THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường

Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi

trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:“Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”

Em xin chân thành cảm ơn khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo này

Xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Thanh Hải và các thầy cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn UBND và người dân xã Tả Phời đã giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu tại thực địa

Do lần đầu làm đề tài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày 24 tháng 03 năm 2015

Sinh Viên

Đỗ Khánh Linh

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước 10

Bảng 2.2 Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước 12

Bảng 4.1 Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại RTSH chia theo nhóm tuổi (N = 70) 25

Bảng 4.2 Đánh giá phân loại rác 26

Bảng 4.3 Số hộ dân phân loại RTSH hàng ngày trước khi xử lý 27

Bảng 4.4 Số hộ biết cách phân loại RTSH (N=60) 29

Bảng 4.5 Người thường xuyên phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trong gia đình (N=60) 29

Bảng 4.6 Cách thức xử lý RTSH của các hộ gia đình 32

Bảng 4.7 Chính quyền địa phương xử lý rác sau thu gom bằng cách 33

Bảng 4.8 Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi quy định 34

Bảng 4.9 Tìm hiểu các chương trình BVMT qua các nguồn ( N=60) 34

Bảng 4.10 Phản ứng khi thấy người khác xả bỏ rác bừa bãi (N=60) 35

Bảng 4.11 Tổ chức các cuộc vận động BVMT 37

Bảng 4.12 Mức độ tố chức chương trình giữ gìn vệ sinh môi trường 38

Bảng 4.13 Mức độ tham gia các chương trình về môi trường của người dân 39

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.2 Cơ sở pháp lý 7

2.3 Cơ sở thực tiễn 8

2.3.1 Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên thế giới 8

2.3.2 Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH ở Việt Nam 12

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 15

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15

3.3 Nội dung nghiên cứu 15

3.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của xã Tả Phời 15

3.3.2 Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân tại

xã Tả Phời 15

Trang 7

3.3.3 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và

xử lý RTSH 15

3.3.4 Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt 15

3.3.5 Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và nâng cao nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu 15

3.4 Phương pháp nghiên cứu 16

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 16

3.4.2 Phương pháp kế thừa 16

3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học 16

3.4.4 Phương pháp khảo sát thực địa 16

3.4.5 Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu 16

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tả Phời 17

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

4.1.1.1 Vị trí địa lý 17

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 17

4.1.1.3 Khí hậu 17

4.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước 18

4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 18

4.1.1.6 Đặc điểm cảnh quan môi trường 19

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 20

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20

4.1.2.3 Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm 21

4.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn 21

4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 22

4.1.2.6 Những thuận lợi và khó khăn của xã Tả Phời 23

Trang 8

4.2 Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân tại

xã Tả Phời 24

4.2.1 Thực trạng việc phân loại, thu gom RTSH của người dân xã Tả Phời 24

4.2.2 Thực trạng việc xử lý RTSH tại xã Tả phời 31

4.3 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH 33

4.4 Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt 36

4.4.1 Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý 36

4.4.2 Các chương trình vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương 37

4.4.3 Sự tham gia của người dân xã Tả Phời trong các chương trình, hoạt động BVMT của chính quyền địa phương 38

4.5 Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và nâng cao nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu 39

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng

và thành phố Lào Cai đang được xây dựng, đầu tư và phát triển mạnh mẽ nhưng chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân

chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng BVMT thì hiện nay vấn đề quản lý và xử lý chất thải tại tỉnh Lào Cai đã và đang được chính quyền tỉnh, các cơ quan chức năng quan tâm Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế Điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác QLCTR nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng của tỉnh Lào Cai

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh hoạt trước thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý này, và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường ĐHNL Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực

hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của n dân về vấn đề quản

lý rác thải sinh hoạt tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”

Trang 10

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu của đề tài

trong vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trên cơ sở đó làm rõ vai trò

của các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc quản lý môi trường

thay đổi hành vi của người dân

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Tìm hiểu thái độ nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và

xử lý rác thải sinh hoạt

- Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử

lý rác thải của người dân

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở xã Tả Phời

1.3 Ý nghĩa của đề tài

xử lý rác của người dân đối với môi trường

- Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay

Trang 11

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội để em được thực tập và hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu xã hội học Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường

Đề xuất một số kiến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhân thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể

Đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

- Khái niệm về môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật

- Khái niệm nhận thức

Theo từ điển Tiếng Việt Phổ Thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM + (Danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó

+ (Động từ) Nhận ra và biết được

Theo sách tâm lý đại cương, Khoa Giáo dục học, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn:

Nhận thức: nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ tình cảm và hành động Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp

- Khái niệm về thái độ:

+ Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc

+ Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình

- Khái niệm về ý thức:

+ Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy + Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm

Trang 13

+ Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có

- Khái niệm về hành vi:

Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh nhất định

 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt

 Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp

 Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp

- Ô nhiễm nước:

Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước

Trang 14

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý

- Rác thải:

Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại rác thải khác nhau

 Rác thải công nghiệp: Tất cả các loại vật liệu, hóa chất, đồ vật được tạo thành không theo ý muốn trong các quá trình sản xuất công nghiệp Rác thải công nghiệp có thể ở dạng rắn, lỏng, quánh, các loại chất thải nguy hại

 Rác thải sinh hoạt: Tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không theo ý muốn từ các hoạt động xống của con người như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các loại vật liệu dùng làm túi bao gói

 Rác thải bệnh viện: Tất cả các loại rác thải được tạo ra trong các quá trình chuẩn đoán, chữa trị và tiêm chủng miễn dịch cho người và động vật như: các loại hộp, kim tiêm, gạc, bông, vật liệu bao gói và các loại mô động vật Rác thải bệnh viện thường ở dạng rắn

 Rác thải phóng xạ: Các loại chất phóng xạ được tạo ra trong các nhà máy điện nguyên tử, các quá trình có liên quan đến năng lượng nguyên tử mà con người không thể kiểm soát được Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm do đặc tính tự phân rã

và khó kiểm soát được của chúng cũng như những ảnh hưởng rất có hại của chúng đối với sức khỏe người và vật

- Tiêu chuẩn môi trường:

“Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”

TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý BVMT

Trang 15

- Quản lý môi trường:

“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh

tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”

- Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị

vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một

bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người

- Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con

người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải cua các phương tiện tham gia giao thông, chất thải là các kim loại hóa chất từ vật liệu khác

- Quản lý rác thải sinh hoạt: Là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây

dựng cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Thu gom rác thải: Là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu trữ tạm thời rác

thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận

- Xử lý rác thải: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm

giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải

2.2 Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Bảo vệ môi trường, 2014 ban hành ngày 23/01/2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật Bảo vệ môi trường

Trang 16

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng chính phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn có ghi: “khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo môi trường và an ninh môi trường”

- Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải

- Nghị định 04/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 67/2003

- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/7/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001

về hướng dẫn các quy định Bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- TCVN 6696-2000 Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung

về bảo vệ môi trường

- Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND tỉnh về việc ban hành quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai

- Quy chế BVMT trên địa bàn tỉnh Lào Cai ( ban hành kèm theo quyết đinh

số 29/2010/QĐ-UBND ngày 19/09/2010 của UBND tỉnh Lào Cai)

2.3 Cơ sở thực tiễn

2.3.1 Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên thế giới

Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)[13], mức đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau: Canada là

Trang 17

1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thạy Sỹ là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3kg/người/ngày Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ xử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,5kg/người/ngày Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn Khoảng 30-60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân

cư ở mỗi khu vực Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB,2004), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày; Singapore, Hông Koong là 0,8-10kg/người/ngày

- Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả:

California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.[18]

Trang 18

Bảng 2.1 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước

Tên nước

Dân số đô thị hiện nay (% tổng

số)

LPSCTRĐT hiện nay (kg/người/ngày)

(Nguồn: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, 2006)[2]

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải

để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy

và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.[3]

Trang 19

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg/rác/ngày Hầu như thành phần các loại rác thải trên nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ Trong thành phần các loại sinh vật thực phẩm chỉ chiếm tới 10.4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7% Như vậy RTSH các loại

ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%).[13]

năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần Theo đó đã có quyết định các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này

Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và

xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền để cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để tiêu hủy Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý RTSH từ các khu dân cư và công ty, hơn

300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học và công nghệ và môi trường Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà

Trang 20

phải trả giá phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 17đôla Singapore/tháng

được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng sau:

2.3.2 Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH ở Việt Nam

động từ 0,35 - 0,8 kg/người.ngày.Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được

thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Trang 21

Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao

hồ, sông ngòi, bên đường Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc

dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý thu gom

và xử lý đối với chúng Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm Ở các nước phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng Ở những nước này dân chúng coi rác thải không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ

Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31% Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây tranh cãi trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ

Những khó khăn chủ yếu về việc quản lý và xử lý rác thải kém hiệu quả:

Trang 22

- Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại là rất lớn Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh ta đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực hiện được

- Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành

- Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa thấm sâu vào đời sống xã hội Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này

- Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải Hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương còn lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực này

- Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là rác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao Bên cạnh đó, các địa phương còn khó tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại

Trang 23

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản

lý rác thải sinh hoạt tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Các hộ gia đình, các hộ kinh doanh và cán bộ công nhân viên chức sinh sống và làm việc tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát và đánh giá thái độ, nhận thức của người dân xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

- Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã

- Các vấn đề môi trường, sức khỏe và hiểu biết của người dân liên quan đến việc quản lý CTSH địa bàn xã

- Các giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Thời gian thực hiện: Từ 01/2015 đến 04/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của xã Tả Phời

3.3.2 Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân tại xã Tả Phời

3.3.3 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH

3.3.4 Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt

3.3.5 Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và nâng cao nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu

Trang 24

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập những số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và hiện trạng môi trường của địa phương

- Các tài liệu nghiên cứu liên quan tới việc quản lý, xử lý RTSHvà ảnh hưởng của RTSH tới sức khỏe con người và môi trường

- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài từ các nguồn: mạng, internet, sách, báo…

3.4.2 Phương pháp kế thừa

Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan đến đề tài thực hiện

3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn:

- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung

+ Phỏng vấn người dân trong khu vực nghiên cứu: 60 phiếu

+ Phỏng vấn cán bộ của UBND xã: 10 phiếu

3.4.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, ghi chép cách người dân địa

xử lý RTSH trong đời sống hàng ngày

3.4.5 Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu

- Số liệu được tính trung bình cho tất cả các hộ phỏng vấn Thông tin phỏng vấn

từ người cung cấp thông tin chính (cán bộ cơ quan quản lý) được tập hợp chung

- Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được

Trang 25

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tả Phời

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Tả Phời là một xã vùng cao cách trung tâm của thành phố Lào Cai 20km

về phía Nam Với tổng diện tích tự nhiên là 8879,2 ha, chiếm 37,8% diện tích tự nhiên của thành phố, xã có 7 dân tộc anh em gồm Dáy, Dao, Tày, Kinh, Xa Phó, Hmong, Hoa cùng chung sống

Phía Đông giáp với xã Gia Phú

Phía Nam giáp với xã Cam Đường

Phía Bắc giáp với xã Hợp Thành

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Tả Phời có Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao tương đối so với thung lũng từ 100-120m Chúng bị chia cắt mạnh mẽ với các dãy đồi kế tiếp bởi các thung lũng hẹp các suối lớn, nhỏ hoặc khe sâu cắt vuông góc với hướng kéo dài của dãy đồi như Ngòi Đường và suối Sơn Cánh Sườn núi về Tây Nam thường dốc hơn Đông Bắc

4.1.1.3 Khí hậu

* Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước Tại khu vực khai thác khoáng

C

* Độ ẩm

Độ ẩm của không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường

Trang 26

* Nắng và bức xạ

Chế độ nắng có liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây Tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 2 và tháng 3 Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất gây ô nhiễm

* Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất

ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước Tại khu vực khai thác mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè gió hướng Nam và Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm

* Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm Vì vậy, vào mùa mưa độ ô nhiễm thấp hơn mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

4.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước

Hệ thống nước mặt gồm sông Hồng và các suối lớn chảy cắt ngang đổ vào sông Hồng

Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy tiếp giáp với địa bàn xã và gần như song song, theo dòng chảy về hướng đông nam xa dần và cách xã khoảng 4km Sông Hồng nước chảy xiết và đục quanh năm, mùa mưa mức nước sông dâng lên rất cao ảnh hưởng tới dòng chảy của các suối trong vùng Lưu lượng sông

/s

4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên sinh học được tham khảo từ các tài liệu của các khai trường đã đi vào hoạt động xung quanh khai trường Cam Đường 2 mỏ apatit Lào Cai

Trang 27

 Hệ sinh thái thuỷ sinh

 Thực vật nổi

- Thành phần loài: Kết quả khảo sát đã xác định được 38 loài thực vật nổi nằm trong 3 ngành tảo là Tảo Lam, Tảo Silic và Tảo Giáp Trong thành phần thực vật nổi, ngành Tảo Silic có số lượng loài cao nhất 78,2% trên tổng số Tiếp đến là ngành Tảo Giáp chiếm 10,2%, số còn lại là Tảo Lam

- Phân bố số lượng: Số lượng thực vật nổi thể hiện qua các điểm lấy mẫu cho thấy tảo Silic chiếm tỉ lệ cao nhất về thành phần loài và số lượng ở khu vực sông

 Động vật nổi:

- Thành phần loài: Kết quả phân tích các mẫu thu được trong các đợt khảo sát cho thấy khoảng 30 loài động vật nổi thuộc nhóm trùng bánh xe, râu ngạch và giáp xác chân chèo Ngành các nhóm trên còn xác định được 15 nhóm khác trong thành phần động vật nổi ở khu vực

- Phân bố số lượng: Nhìn chung mật độ động vật nổi tương đối cao, mật độ

4.1.1.6 Đặc điểm cảnh quan môi trường

Lào Cai được biết đến là một tỉnh có nhiều khoáng sản apatit Toàn bộ khu vực xã Tả Phời được đặt làm khu khai thác với nhiều khai trường, các xe tải cỡ lớn thường xuyên chạy qua, các nhà máy, xí nghiệp hoạt động quanh năm làm cho hệ

Trang 28

thống đường giao thông thường xuyên hư hỏng, môi trường không khí ô nhiễm do bụi và các chất khác

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế xã đã có những bước phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hệ thống hạ tầng cơ sở được phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm của xã không ngừng tăng Thu nhập từ các ngành kinh tế tương đối cao, mặc dù chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ còn nhiều hạn chế, công nghiệp, dịch vụ chủ yếu phát triển ở khu vực xã

Nền kinh tế xã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Trồng trọt

- Cây lúa nước: Diện tích 109 ha, vụ xuân đạt 57,5 ha

- Cây ngô: Diện tích thực hiện 46,6ha /92ha

- Tổng lương thực có hạt 408/845 đạt 48,2 % KH

- Cây rau màu các loại: 53,6/ 110ha, sản lượng 750 tấn

- Diện tích trồng cây ăn quả:28ha sản lượng 157 tấn

Trang 29

hỏng,đảm bảo nước tưới cho sản xuất, duy trì kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở

để chủ động phòng tránh

* Quản lý tài nguyên khoáng sản

UBND xã đã thực hiện công tác tuyên truyền, ký cam kết đến từng hộ, thôn, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát chốt chặn, xử lý xe chở quặng trái phép

* Quản lý lâm sản, phòng chống cháy rừng

- Công tác quản lý lâm sản, phòng chồng cháy rừng được xã tuyên truyền, ký cam kết từng hộ

- Từ đầu năm đến nay chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra

* Công tác giải phóng mặt bằng

- Phối hợp các cơ quan có chức năng giải quyết các vấn đề vướng mắc đền

bù giải phóng mặt bằng làm bãi thải

- Vận động nhân dân khẩn trương thu hoạch cây cối hoa màu, di chuyển tài sản và nhà ở để giao mặt bằng cho đơn vị thi công

4.1.2.3 Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm

Với tổng diện tích tự nhiên là 8879,2 ha, chiếm 37,8% diện tích tự nhiên của thành phố, xã có 7 dân tộc anh em gồm Dáy, Dao, Tày, Kinh, Xa Phó, Hmong, Hoa cùng chung sống, các dân tộc thiểu số chiếm 86,9% Có 22 thôn, bản với 1340 ha,

6312 nhân khẩu, có 8 thôn thuộc chương trình 135 khu vực II Xã có 362 ha diện tích lúa nước với 80% dân số sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi Có 6 trường học với 1554 học sinh

Đảng bộ xã có 27chi bộ trực thuộc với 198 đảng viên, hàng năm đảng bộ đều đạt trong sạch vững mạnh Xã có 25 biên chế cán bộ công chức, chuyên trách: Trung cấp: 13 đ/c ; Cao đẳng: 02 đ/c; Đại học: 9 đ/c và 01 cán bộ sơ cấp

- Chương trình giải quyết việc làm đã được chính quyền xã quan tâm, tuy nhiên chất lượng đào tạo và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn lớn, lao động trình

độ trong các ngành nghề khác chưa cao, lao động chưa có việc làm còn nhiều

4.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn

Là xã miền núi có 7 dân tộc anh em cùng chung sống là dân tộc Kinh,Tày,

Trang 30

Dao, Dáy, Xa Phó, H’mong, Hoa hình thái dân cư sinh sống chủ yếu là thôn, bản Với các chương trình, dự án của nhà nước như chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án xây dựng cụm công nghiệp, dự án định canh định cư đã gắn việc sắp xếp bố trí ổn định dân cư với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ở khu vực nông thôn

4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông

Đường bộ là loại hình giao thông chủ yếu của xã Đường giao thông liên thôn dài 54,29 km, chưa đáp ứng được chất lượng so với yêu cầu của người dân Đường ngõ xóm cũng đã được cải tiến chủ yếu là đường rải đá, xây bê tông, chỉ còn lại một số rất ít là đường đất thuộc các thôn xóm ở cách xa trung tâm xã và nằm sâu trong vùng hẻo lánh

Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố tương đối đồng đều tuy nhiên ở một số tuyến đường khu dân cư chất lượng còn kém chưa được dải nhựa gây trở ngại cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là vào những ngày mưa

- Thủy lợi

Hiện nay phần lớn mương tưới nước là kênh đất, việc quản lý và phân phối nước gặp nhiều khó khăn, hiện tượng rò rỉ nước là phổ biến gây thiếu nước ở cuối nguồn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Vì vậy nhu cầu kiên cố hóa kênh mương

là cần thiết

- Giáo dục đào tạo

Cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục được giữ vững và nâng cao Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bước đầu đã có kết quả, phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được chú ý Tỷ lệ học sinh trong

độ tuổi đến trường đạt 99,5%, phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%, Tổng số học sinh trong toàn xã là 1554 học sinh với 6 trường học, 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

- Có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2013

Ngày đăng: 29/09/2016, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo của ngân hàng thế giới (WB, 2004.) 2. Bộ môn sức khỏe MT, 2006 Khác
3. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý Môi trường đô thị, Nxb Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội Khác
4. Vũ Cao Đàm (2002), xã hội học Môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật Khác
5. Ts. Nguyễn Văn Đúng (2008), giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc BVMT.6. Hiến chương Châu Âu Khác
7. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Khoa học công nghệ Môi trường - Lâm Đồng Khác
8. Nguyễn Xuân Kính (1/2009), Con người môi trường văn hóa, Nxb khoa học xã hội Khác
9. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục Khác
10. Lê Văn Khoa, (2001), Khoa học Môi trường, Nxb Giáo dục Khác
11. Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan (2005), Con người và Môi trường, Nxb Đại học Quốc Gia Khác
12. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Chí Hiểu, Trương Thành Nam (2007), Bài giảng kinh tế chất thải, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Khác
13. Lê Văn Nhương (1001), Báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải nông sản chủ yếu (là mía, vỏ cà phê, rác thải công nghiệp) thành phân bón hữu cơ vi sinh vật Đại học Bách khoa Hà Nội Khác
14. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Khác
15. Phạm Tất Đồng, Lê Ngọc Hùng, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Bá Thịnh (2001) - xã hội học - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Nxb quốc gia Hà Nội Khác
16. Từ điển tiếng Việt phổ thông, viện ngôn ngữ học NXB Tp.HCM của Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm Hùng Việt Khác
17. Sách tâm lý đại cương, khoa Giáo dục học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Khác
19. Nguyễn Khắc Việt (1994), từ điển Xã hội học, Nxb Hà Nội Khác
20. Mai Đình Yên (1994), Con người và Môi trường. Nhà xuất bản Giáo Dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w