1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

33 3,8K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới (tại bắc Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 5 - 7% dân số), thường gặp 12 - 14% trong các bệnh nội khoa và chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm. Ngoài ra nhờ kỹ thuật nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng mà không hề có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 - 40% có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng lại không tìm thấyổ loét. Loét dạ dày tá tràng có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người, hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp … và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22%. Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hằng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa; bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid. Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Vì thế chế độ ăn uống của người bệnh loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng, nó quyết định cho việc điều trị bệnh nhân loét DDTT chóng bình phục 2 hay nặng thêm. Xuất phát từ ý nghĩa thực tế này chúng em nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng”, với mục tiêu sau: Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số

có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới (tại bắc Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 5 - 7% dân số), thường gặp 12 - 14% trong các bệnh nội khoa và chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm

Ngoài ra nhờ kỹ thuật nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng mà không hề có triệu chứng đau, cũng như khoảng

30 - 40% có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng lại không tìm thấyổ loét

Loét dạ dày tá tràng có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người, hàng năm trung bình có khoảng 50% người

bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp … và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22%

Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hằng năm tăng khoảng 0,2% Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa; bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid

Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành

Vì thế chế độ ăn uống của người bệnh loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng, nó quyết định cho việc điều trị bệnh nhân loét DDTT chóng bình phục

Trang 2

hay nặng thêm Xuất phát từ ý nghĩa thực tế này chúng em nghiên cứu đề tài

“Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng”, với

mục tiêu sau:

Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 DỊCH TỄ HỌC

Tần suất bệnh tiến triển theo thời gian và thay đổi tùy theo nước, hoặc là theo khu vực Cuối thế Kỷ 19 ở Châu Âu, loét dạ dày thường gặp hơn, và ở phụ

nữ Giữa thế kỷ 20, tần suất loét dạ dày không thay đổi, nhưng loét tá tràng có

xu hướng tăng, và hiện nay tỉ lệ loét tá tràng /loét dạ dày là 2/1, và đa số gặp ở nam giới Có khoảng 10-15% dân chúng trên thế giới bị bệnh viêm loét DDTT

Ở Anh và ở Úc là 5, 2-9, 9%, ở Mỹ là 5-10%, ở Huế là 10,8% Hiện nay có khoảng 10% dân chúng trên thế giới bị viêm loét DDTT

1.2.BỆNH SINH

1.2.1 Pepsine

Được tiết ra dưới dạng tiền chất pepsinnogene dưới tác động của acid HCL biến thành pepsine hoạt động khi pH <3, 5 làm tiêu hủy chất nhầy và collagen

1.2.2 Sự phân tán ngược của ion H +

Tiến trình loét được khởi phát do tăng tiết HCL do lượng tế bào thành quá nhiều hoặc quá hoạt động, do đó lượng dịch vị cơ bản hoặc sau kích thích rất gia tăng, sự phân tán ngược và sự đi vào của ion H+ làm thương tổn thành dạ dày và gây ra loét; do đó làm trung hòa ion H+ đã làm giảm tỉ lệ loét rất nhiều Nguy cơ loét càng cao khi sự tiết acid càng nhiều

1.2.3 Yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày

* Hàng rào niêm dịch

Để chống lại sự tấn công của ion H+, yếu tố chính là lớp niêm dịch giàu bicarbonate tạo bởi glycoprotéine có chứa các phospholipides không phân cực, nằm trên bề mặt của lớp gel này có tính nhầy đàn hồi Khi pepsine cắt chuỗi

Trang 4

peptide phóng thích các tiểu đơn vị glycoproteines; chúng làm mất tính chất nhầy đàn hồi này Các ion H+ xâm nhập vào lớp nhầy, nhưng chúng bị trung hòa bởi bicarbonate Nhưng khi pH<1, 7 thì vượt quá khả năng trung hoà của nó và ion H+ đến được lớp niêm mạc dạ dày và gây ra loét

* Lớp niêm mạc dạ dày

Tiết ra glycoproteines, lipides và bicarbonate, chúng có khả năng loại bỏ

sự đi vào bào tương của ion H+ bằng 2 cách: trung hòa do bicarbonate, và đẩy ion H+ vào khoảng kẽ nhờ bơm proton H+- K+ - ATPase

* Lớp lamina propria

Phụ trách chức năng điều hòa Oxy và bicarbonate được cung cấp trực tiếp cho hạ niêm mạc bởi các mao mạch có rất nhiều lổ hở, mà các tế bào này rất nhạy cảm với toan chuyển hóa hơn là sự thiếu khí Một lượng bicarbonate đầy

đủ phải được cung cấp cho tế bào niêm mạc để ngăn chặn sự acid hóa trong thành dạ dày gây ra bởi ion H+ xuyên qua hàng rào niêm mạc này

* Vi Khuẩn H.P

Gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng đồng thời sản xuất ra amoniac làm môi trường tại chổ bị acid để gây ra ổ loét HP sản xuất men urease làm tổn thương niêm mạc dạ dày; nó cũng sản xuất ra proteine bề mặt, có hoá ứng động (+) với bạch cầu đa nhân trung tính và monocyte Nó còn tiết ra yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, các chất tiền viêm, các chất superoxyde, interleukin 1 và TNF là những chất gây viêm và hoại tử tế bào và cuối cùng gây loét HP còn sản xuất ra các men protease, phospholipase làm phá huỷ chất nhầy niêm mạc dạ dày tạo điều kiện để acid và pepsin tấn công vào thành dạ dày tá tràng

Trang 5

1.3 BỆNH NGUYÊN

1.3.1 Di truyền

Cho rằng loét tá tràng có tố tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đình

và loét đồng thời xảy ra ở 2 anh em sinh đôi đồng noãn, hơn là dị noãn

1.3.2 Yếu tố tâm lý

Hai yếu tố cần được để ý là nhân cách và sự tham gia của stress trong loét Thể tâm thần ảnh hưởng lên kết quả điều trị, loét cũng thường xảy ra ở ngườì có nhiều sang chấn tình cảm, hoặc trong giai đoạn căng thẳng tinh thần nghiêm trọng như trong chiến tranh

1.3.3 Rối loạn vận động

Đó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá tràng dạ dày Trong loét

tá tràng có sự làm vơi dạ dày quá nhanh làm tăng lượng acid tới tá tràng Ngược lại trong loét dạ dày sự làm vơi dạ dày quá chậm, gây ứ trệ acide ở dạ dày

1.3.4 Yếu tố môi trường

+Yếu tố tiết thực: không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng

góp của thói quen về ăn uống Như ở Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét ít hơn ở miền Nam ăn toàn gạo Thật vậy nước bọt chứa nhiều yếu tố tăng trưởng thượng bì làm giảm loét Caféine và calcium là những chất gây tiết acide; rượu gây tổn thương niêm mạc dạ dày

+Thuốc lá: loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lá

cũng làm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoăc gây đề kháng với điều trị do ức chế yếu tố tăng trưởng của niêm mạc dạ dày tá tràng (epithelial growth factor) Cơ chế gây loét của thuốc lá vẫn hoàn toàn chưa biết

rõ có thể do kích thích dây X, hủy niêm dịch do trào ngược tá tràng dạ dày hoặc

do giảm tiết bicarbonate

+Thuốc

- Aspirin: gây loét và chảy máu, gặp ở dạ dày nhiều hơn tá tràng, do tác

dụng tại chổ và toàn thân Trong dạ dày pH acide, làm cho tinh thể aspirin không

Trang 6

phân ly và hòa tan được với mỡ, nên xuyên qua lớp nhầy và ăn mòn niêm mạc gây loét Toàn thân do Aspirin ức chế Prostaglandin, làm cản trở sự đổi mới tế bào niêm mạc và ức chế sự sản xuất nhầy ở dạ dày và tá tràng

- Nhóm kháng viêm nonsteroide: Gây loét và chảy máu tương tự như

Aspirin nhưng tính acid yếu hơn nên không gây ăn mòn tại chổ

- Corticoide: không gây loét trực tiếp, vì chỉ làm ngăn chặn sự tổng hợp

Prostaglandin, nên chỉ làm bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có sẳn tố tính loét

-Hélicobacter Pylori (HP): Đã được Marshall và Warren phát hiện năm

1982, HP gây viêm dạ dày mạn tính nhất là vùng hang vị (type B), và viêm tá tràng do dị sản niêm mạc dạ dày vào ruột non, rồi từ đó gây viêm hoại tử và loét 90% trường hợp loét dạ dày, và 95% trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện HP nơi ổ loét

1.4 TRIỆU CHỨNG HỌC

Trong loét dạ dày tá tràng triệu chứng lâm sàng chính là cơn đau loét và hội chứng loét, trong đó cơ năng là nỗi bậc còn triệu chứng thực thể thường nghèo nàn, hoặc là khi đã có biến chứng như xuất huyết, hẹp môn vị, thủng, hoặc ung thư hoá

* Triệu chứng: Đau là triệu chứng chính có nhiều tính chất

- Đau từng đợt mỗi đợt kéo dài 2 - 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm Đau gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông tạo nên tính chu kỳ của bệnh loét Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị xảy ra trước loét

Trang 7

- Vị trí đau thường là vùng thượng vị lan lên trên dọc theo xương ức hay vùng trước tim Nếu ổ loét nằm ở mặt sau thì có thể đau lan ra sau lưng Ngoài

ra có thể đau ở bất kỳ chổ nào trên bụng

Một số trường hợp loét không có triệu chứng và được phát hiện khi có biến chứng

* Lâm sàng: nghèo nàn, có thể chỉ có điểm đau khi đang có đợt tiến triển,

trong loét mặt trước có thể có dấu cảm ứng nhẹ vùng thượng vị Trong đợt loét

có thể sút cân nhẹ nhưng ra khỏi đợt đau sẽ trở lại bình thường

* Xét nghiệm: Các xét nghiệm sinh hóa ít có giá trị trong chẩn đoán:

- Lưu lượng dịch vị cơ bản thấp (BAO)

- Lưu lượng sau kích thích (MAO) bình thường hoặc giảm trong loét loại Trong loét loại 2 và 3 sự tiết dịch vị bình thường hoặc tăng Trong loét dạ dày kèm vô toan cần nghĩ đến ung thư

- Chụp phim dạ dày baryte và nhất là nội soi cho thấy có hình ảnh ổ loét thường nằm ở hang vị, góc bờ cong nhỏ, đôi khi thấy ở thân dạ dày hay tiền môn

- Sau năm 1900: Phương pháp “ Sippy” được chú trọng Phương pháp này bao gồm những bữa ăn thường xuyên với sữa, trứng, kem kèm với những chất

Trang 8

kiềm ( hoặc bột Sippy) và nghĩ ngơi sinh lý Cơ sở lý luận của phương pháp này

là làm loãng và làm mất tác dụng của acid dịch vị một cách hằng định

Thời gian thực hiện của phương pháp này là 12- 18 tháng

Tuy nhiên, phương pháp “ Sippy” cũng có khá nhiều điều cần bàn cãi: + Mặc dù sữa có tác dụng đệm, nhưng sữa cũng làm tăng tiết acid trong

dạ dày do sữa có chứa nhiều protein (đạm) và calcium

+ Mức độ chất béo và cholesterol cao trong phương pháp Sippy có thể dẫn đến nguy cơ của bệnh tim mạch

+ Những người kém dung nạp lactose sẽ không thể áp dụng phương pháp này

Phương pháp này có thể dẫn đến tình trạng kiềm máu cấp tính gây ra suy

giảm chức năng thận tạm thời

- 1930- 1960 : Điều trị loét dạ dày–tá tràng được xem xét lại Người ta nhận ra rằng: những thực phẩm ôn hoà cần được chú ý trong chế độ ăn của người bệnh, các thuốc kháng acid chỉ dùng khi thật sự cần thiết.Những phương pháp tiết chế khắc nghiệt bị loại trừ vào những năm 1950 Điều trị chuẩn của loét dạ dày- tá tràng được qui về các điểm chính sau:

+ Sử dụng thuốc kháng acid khi có đau

+ Nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn đầu

+ Thay đổi cách sống: các bữa ăn phải được thực hịên đều đặn, đúng giờ, ngưng hút thuốc lá

- 1970: Một chế độ ăn hài hòa được khuyến nghị bao gồm : hạn chế các món chiên, các món ăn cay, các món nhiều gia vị, các món ăn quá béo, quá ngọt, những loại rau, trái cây tạo gas

- Các quan điểm hiện nay: Điểm nhấn của điều trị loét dạ dày là sử dụng các thuốc ức chế H2 (Cimetidine, Ranitidine) , những thuốc này có tác dụng giảm tiết acid của dạ dày, mặc dù chúng có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, nôn ói,… nhưng vẫn được sử dụng nhiều Gần đây nhất, Helicobacter pylori được

Trang 9

phát hiện ra là nguyên nhân quan trọng gây ra loét dạ dày, nên việc sử dụng

kháng sinh để diệt khuẩn được đề ra : “ Thuốc được xem là chọn lựa hàng đầu

trong điều trị loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn giữ vai trò hổ trợ nhưng không kém phần quan trọng”

1.5.1 Các nguyên tắc trong chế độ ăn của bệnh loét dạ dày

- Tránh kích thích sự tiết acid quá nhiều của dạ dày

- Tận dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa tính acid của dịch vị

- Tránh làm dạ dày quá căng

- Hỗ trợ các dưỡng chất giúp vết loét mau lành

- Tránh các yếu tố nguy cơ

1.5.2.Các khuyến nghị cụ thể

* Thực phẩm giàu đạm

Thức ăn giàu đạm được xem là chất đệm tạm thời đề trung hòa các chất tiết của dạ dày, nhưng nó cũng kích thích sự tiết gastrin và pepsin Sữa được sử dụng trong giai đoạn sớm của loét dạ dày và được xem là lớp áo khoác bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhưng không được khuyến khích sử dụng lâu dài

*pH của thực phẩm

pH của thực phẩm cũng được xem là một yếu tố quan trọng Thực phẩm được khuyến nghị không sử dụng ở bệnh nhân loét dạ dày khi có pH từ 1 đến 3 (có pH thấp hơn pH của dịch dạ dày) Trong thực tế điều trị sữa và cream được xem là những thực phẩm có tính trung hòa acid trong dạ dày

- Cần chú ý: pH của nước cam và nước nho là từ 3,2 đến 3,6, và những

loại nước uống không có cồn (soft drinks ) thường có pH từ 2,8 đến 3,5( Flick, 1970) Trên cơ sở hạn chế sự tiết acid trong dạ dày thì nước trái cây , và nước uống không có cồn không bị hạn chế vì không gây tăng tiết acid , cũng không cản trở quá trình lành ổ loét

Sô cô la nóng, trà, cà phê, sữa, nước máy, sữa- trứng không phải là soft

drink

Trang 10

Gia vị: Một vài loại gia vị có thể gây tổn thương lớp màng nhầy của dạ

dày gây ra loét như : bột ớt, ớt đỏ, tiêu đen, mù tạc, bột cà ry Tuy nhiên một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng : ăn một lượng nhỏ ớt có thể sẽ kích thích sự tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhưng ăn số lượng lớn thì sẽ gây tổn thương lớp nhầy

Muối: Các nghiên cứu cho thấy muối kích thích dạ dày , ruột Sử dụng

nhiều muối có nguy cơ cao bị mắc bệnh loét dạ dày Vì vậy nên hạn chế muối

Acid béo thiết yếu

Các nghiên cứu gần đây cho thấy nên cung cấp đủ các acid béo thiết yếu , đặc biệt là Linoleic acid (omega- 3 fatty acid) vì các acid béo thiết yếu này sẽ được chuyển hóa thành prostaglandins của nhóm E ( là một chất chống viêm) , điều này giúp bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa Sử dụng chất béo của cá trong các bữa ăn hàng ngày là rất tốt

Amino acid

Các amino acid tham gia vào việc tái tạo mô của ổ loét nên được khuyến nghị cung cấp đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày Đặc biệt , Glutamine là nguồn năng lượng chính của các tế bào niêm mạc dạ dày, vì vậy việc bổ sung Glutamine từ 500 đến 1000mg mỗi ngày được khuyến nghị đối với bệnh nhân loét dạ dày , các thực phẩm có nhiều Glutamine là: Quả hạnh, Hạt Hướng Dương, hạt mè , mầm lúa mì, pho mát loại cứng mịn

Khoáng

Kẽm (Zinc): Kẽm rất cần thiết cho việc hồi phục mô tổn thương và có tác

dụng bảo vệ chống việc tạo nên các ổ loét của dạ dày , tại Châu Âu , kẽm được kết hợp với acexamic acid (một chất chống viêm), được dùng như một thuốc điều trị loét dạ dày.Liều đề nghị: 25- 50mg kẽm/ ngày

Đồng (Copper): Có thể xảy ra thiếu đồng khi bổ sung kẽm kéo dài do cơ

chế cạnh tranh hấp thu, vì vậy đồng cần được bổ sung với liều 1 – 3mg/ ngày

Vitamin:

Trang 11

Vitamin A: Vitamin A cần thiết cho quá trình tái tạo lớp màng nhầy của dạ

dày, tuy nhiên với liều sử dụng trong các nghiên cứu là 150.000 đơn vị / ngày thì cần được cân nhắc vì có thể gây ngộ độc, gây dị dạng thai nhi ở các phụ nữ đang mang thai

Sử dụng vitamin A liều thấp trong việc tái tạo mô loét của dạ dày chưa được nghiên cứu Khuyến nghị đối với vitamin này hiện tại là sử dụng những thực phẩm có nhiều beta-carotene như cà rốt, nước bắp cải, cải xoăn , rau xanh , trái Kiwi

Chất xơ: nên ăn ít nhất 25g / ngày , vì một số nghiên cứu cho thấy chế độ

ăn ít chất xơ sẽ làm cho các ổ loét ở dạ dày chậm lành

Rượu: Nước uống có chứa trên 40% cồn có thể gây tổn thương lớp tế bào

bảo vệ mặt trong của dạ dày ( màng nhầy) Lời khuyên chung là nên hạn chế rượu, đặc biệt là không uống lúc bụng đói, và không sử dụng những loại rượu có nồng độ cao

Thuốc lá: Thuốc lá sẽ làm chậm lành các ổ loét , vì vậy bệnh nhân loét dạ dày Được khuyên là nên bỏ thuốc lá

Trà , cà phê: Cà phê và các thức uống có cà phê đều kích thích tăng tiết

acid , vì vậy mối liên quan chặt chẽ này , ngưng trà, cà phê là thái độ khôn ngoan đối với bệnh nhân bị loét dạ dày

Aspirin và các thuốc tương tư (thuốc chống viêm non- steroid): Tránh sử dụng với số lượng lớn vì sẽ gây tổn thương lớp màng nhầy của dạ dày

* Cách ăn

- Ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày Đặc biệt tránh tình trạng quá đói hoặc quá no, tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ ( bữa ăn trước khi ngủ sẽ làm tăng tiết acid trong đêm)

- Ăn chậm, nhai kỹ

* Thư giãn

- Tạo không khí vui vẻ trong các bữa ăn

Trang 12

- Điều hòa công việc một cách hợp lý nhằm tránh tình trạng căng thẳng liên tục

- Nguy cơ của sự hình thành ổ loét trong dạ dày

* Thích ứng cá thể

- Tránh những thức ăn hoặc thức uống gây cảm giác khó chịu , ví dụ như nước cam, các trái thuộc họ chanh, cam, các thức ăn có chứa cà chua bởi vì chúng có thể gây kích thích tiết acid trong dạ dày, mặc dù ở một số bệnh nhân không cảm thấy khó chịu gì khi sử dụng chúng

- Bệnh nhân loét dạ dày có tình trạng dinh dưỡng tốt thì sự lành các vết loét sẽ tốt hơn bệnh nhân suy dinh dưỡng

Trang 13

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

Chọn bệnh nhân loét dạ dày tá tràng đang điều trị tại Khoa nội Tiêu hóa Bệnh viện trung ương Huế

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói

- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 tại Khoa nội Tiêu hoá Bệnh viện Trung ương Huế

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kê nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cỡ mẫu: Chọn ngẫu nhiên 31bệnh nhân loét dạ dày tá tràng đang điều trị tại Khoa nội Tiêu hóa Bệnh viện trung ương Huế

2.2.3 Tiến độ nghiên cứu

- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn

- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu

- 8/5/2013 đến 18/5/2013: viết báo cáo

2.2.4 Phương pháp điều tra số liệu

- Dùng phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi trình độ và nhận thức của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

- Phỏng vấn trực tiếp 31 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin về hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn của bệnh loét dạ dày tá tràng

Trang 14

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

2.4 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007

- Tính tỉ lệ % đơn thuần

Trang 15

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Phân bố theo tuổi

Bảng 3.1.Phân bố theo tuổi

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới

Nhận xét: Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỉ lệ 54,8%

55%

45%

Nam

Nữ

Trang 16

3.1.3 Nghề nghiệp

Bảng 3.2.Phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét: Đa số bệnh nhân làTHCS chiếm 38,7%

3.1.5 Thời gian bị loét dạ dày tá tràng

Biểu đồ 3.2 Thời gian bị loét dạ dày tá tràng

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh nhiều nhất là 1-3 năm , chiếm tỉ lệ 32,3%

Ngày đăng: 23/07/2014, 04:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1.Phân bố theo tuổi - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi (Trang 15)
Bảng 3.3.Trình độ học vấn - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.3. Trình độ học vấn (Trang 16)
Bảng 3.2.Phân  bố theo nghề nghiệp - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp (Trang 16)
Bảng 3.4.Chế độ ăn - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.4. Chế độ ăn (Trang 17)
Bảng 3.5.Thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.5. Thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng (Trang 17)
Bảng 3.7.  Các thức uống không nên dùng cho bệnh nhân loét dạ dày tá  tràng - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.7. Các thức uống không nên dùng cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng (Trang 18)
Bảng 3.8. Dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.8. Dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh (Trang 19)
Bảng 3.11. Hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân tại khoa - khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Bảng 3.11. Hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân tại khoa (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w