Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại Khoa nội bệnh viện 199

57 2.6K 17
Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại Khoa nội bệnh viện 199

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày tá tràng (LDDTT) là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới (tại bắc Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 5 - 7% dân số), thường gặp 12 - 14% trong các bệnh nội khoa và chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm. Ngoài ra nhờ kỹ thuật nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng mà không hề có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 - 40% có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét. Loét dạ dày tá tràng có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người, hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp … và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22%. LDDTT gây tổn thương ở vùng dạ dày và thường gây đau đớn. Hiểu đơn giản, dạ dày sử dụng dịch vị để phân nhỏ và nghiền nát thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của acid clothydric có dịch vị, một màng dày phủ lên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của lớp vòng này bị rối loạn thì các kích thích của dịch vị sẽ tạo ra những vết loét trong dạ dày Theo viện dinh dưỡng Việt Nam cho biết tình hình bệnh nhân (BN) mắc bệnh LDDTT đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam chiểm tỷ lệ 26% và thường đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triền, ước tính tỷ lệ bệnh gia tăng mỗi năm là 0,2%. Phân tích các yếu tố bệnh lý cho thấy, nguyên nhân mắc bệnh thường gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc căng thẳng, người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, những người làm việc trí óc, người bị đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan… Tuy nhiên các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến yếu tố thường mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn Hicobater pylori (HP). Các enzyme P giải phóng ra gây tổn thương đến viêm mạc dạ dày. Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hằng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa; bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid. Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Vì thế chế độ ăn uống của người bệnh loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng, nó quyết định cho việc điều trị bệnh nhân loét DDTT chóng bình phục hay nặng thêm. Xuất phát từ ý nghĩa thực tế này chúng em nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại Khoa nội bệnh viện 199”, với mục tiêu sau: 1. Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. 2. Tìm hiểu mối liên quan của giới, tuổi, học vấn và chế độ ăn cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

. tài Khảo sát sự hiểu biết về chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại Khoa nội bệnh viện 199 , với mục tiêu sau: 1. Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về chế độ ăn cho bệnh nhân loét.   KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN 199 Người thực hiện: LÊ MINH HỒNG Giảng. vận động Đó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá tràng dạ dày. Trong loét tá tràng có sự làm vơi dạ dày quá nhanh làm tăng lượng acid tới tá tràng. Ngược lại trong loét dạ dày sự làm

Ngày đăng: 09/03/2015, 11:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan