ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae (còn gọi trực khuẩn Hansen) gây nên. Là một bệnh lây, nhưng bệnh lây ít và rất khó lây. Bệnh phong ít gây tử vong, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh sẽ bị tàn tật. Sự khiếp sợ đối với bệnh phong bắt nguồn từ những tàn tật, những dị hình của bệnh nhân như: bộ mặt sù sì quái dị, bàn tay, bàn chân cò rụt, co quắp. Đó cũng là nguồn gốc của những nhận thức sai lầm về bệnh phong, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần của người bệnh. Vì thế phát hiện, điều trị sớm, phòng ngừa tàn tật chiếm ưu tiên cao trong công tác quản lý bệnh phong. Hiện nay, trên thế giới, ở các nước phát triển bệnh phong không còn là vấn đề của y tế công cộng. Nhưng các nước đang và kém phát triển (các nước thuộc Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Châu Á trong đó có Việt Nam) bệnh phong vẫn là mối quan tâm của cộng đồng [48], đặc biệt là vấn đề tàn tật. Năm 1982, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa đa hóa trị liệu (ĐHTL) vào điều trị cho bệnh nhân phong thay thế trị liệu bằng DDS đơn thuần. Sau hơn 20 năm áp dụng ĐHTL, nhiều nước trên thế giới đã hoàn thành chương trình “Loại trừ bệnh phong” theo tiêu chuẩn của WHO [22], [45]. Việt Nam là một nước có tỉ lệ bệnh phong tương đối cao, nhưng với nhiều nổ lực trong công tác phòng chống bệnh phong, Việt Nam đã tiến hành thành công chương trình “Loại trừ bệnh phong” vào năm 2000. Tỉ lệ lưu hành bệnh phong trên phạm vi toàn quốc đã giảm từ 6,78/10.000 (1983) xuống 0,23/10.000 (2000) và 0,1/10.000 (2006) [14], [15]. Tỉ lệ tàn tật của bệnh nhân phong ở Việt Nam còn rất cao so với thế giới, số bệnh nhân bị tàn tật phân bố ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo ước tính của Viện Da Liễu Quốc gia, cả nước có khoảng 18.000BN phong bị tàn tật. Vấn đề phòng chống tàn tật và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong bị tàn tật, còn là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhằm giúp người bệnh trở lại sinh hoạt, lao động bình thường trong cộng đồng xã hội. Cho đến nay, trên thế giới và nhiều tỉnh thành ở nước ta đã có một số nghiên cứu, thống kê báo cáo về tình hình tàn tật của bệnh nhân phong. Tỉnh Gia Lai công tác phòng chống bệnh phong trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối tốt, đặc biệt là công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới, ĐHTL và giáo dục y tế. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 600BN phong tàn tật cần được chăm sóc. Số bệnh nhân tàn tật tập trung chủ yếu vào các huyện có tỉ lệ lưu hành (TLLH) bệnh phong cao của tỉnh mà trong đó 2 huyện AyunPa và Chư Sê là huyện trọng điểm tập trung bệnh nhân phong tàn tật cần được chăm sóc. Tuy nhiên thực trạng tàn tật, các loại hình tàn tật trên bệnh nhân phong ở Gia Lai vẫn chưa có thống kê, nghiên cứu một cách hệ thống. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phòng ngừa, điều trị phục hồi nhằm đưa người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng vẫn còn những thách thức phải đối mặt. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình tàn tật và đề xuất biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tại một số huyện tỉnh Gia Lai năm 2006” Với mục tiêu: 1. Xác định tình hình tàn tật và các loại hình tàn tật trên bệnh nhân phong tại 02 huyện AyunPa, Chư Sê tỉnh Gia Lai năm 2006. 2. Đề xuất các biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tàn tật.
Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ QuốC PHòNG HọC VIệN QUÂN Y BùI NGọC DũNG KHảO SáT TìNH HìNH TàN TậT Và đề xuất biện pháp ĐIềU TRị PHụC HồI TRÊN BệNH NHÂN PHONG TạI MộT Số HUYệN TỉNH GIA LAI NĂM 2006 luận văn thạc Sĩ y học Hà NộI - 2007 - 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae (còn gọi trực khuẩn Hansen) gây nên. Là một bệnh lây, nhưng bệnh lây ít và rất khó lây. Bệnh phong ít gây tử vong, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh sẽ bị tàn tật. Sự khiếp sợ đối với bệnh phong bắt nguồn từ những tàn tật, những dị hình của bệnh nhân như: bộ mặt sù sì quái dị, bàn tay, bàn chân cò rụt, co quắp. Đó cũng là nguồn gốc của những nhận thức sai lầm về bệnh phong, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần của người bệnh. Vì thế phát hiện, điều trị sớm, phòng ngừa tàn tật chiếm ưu tiên cao trong công tác quản lý bệnh phong. Hiện nay, trên thế giới, ở các nước phát triển bệnh phong không còn là vấn đề của y tế công cộng. Nhưng các nước đang và kém phát triển (các nước thuộc Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Châu Á trong đó có Việt Nam) bệnh phong vẫn là mối quan tâm của cộng đồng [48], đặc biệt là vấn đề tàn tật. Năm 1982, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa đa hóa trị liệu (ĐHTL) vào điều trị cho bệnh nhân phong thay thế trị liệu bằng DDS đơn thuần. Sau hơn 20 năm áp dụng ĐHTL, nhiều nước trên thế giới đã hoàn thành chương trình “Loại trừ bệnh phong” theo tiêu chuẩn của WHO [22], [45]. Việt Nam là một nước có tỉ lệ bệnh phong tương đối cao, nhưng với nhiều nổ lực trong công tác phòng chống bệnh phong, Việt Nam đã tiến hành thành công chương trình “Loại trừ bệnh phong” vào năm 2000. Tỉ lệ lưu hành bệnh phong trên phạm vi toàn quốc đã giảm từ 6,78/10.000 (1983) xuống 0,23/10.000 (2000) và 0,1/10.000 (2006) [14], [15]. Tỉ lệ tàn tật của bệnh nhân phong ở Việt Nam còn rất cao so với thế giới, số bệnh nhân bị tàn tật phân bố ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo ước tính của Viện Da Liễu Quốc gia, cả nước có khoảng 18.000BN phong bị tàn tật. Vấn đề phòng chống tàn tật và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong - 2 - bị tàn tật, còn là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhằm giúp người bệnh trở lại sinh hoạt, lao động bình thường trong cộng đồng xã hội. Cho đến nay, trên thế giới và nhiều tỉnh thành ở nước ta đã có một số nghiên cứu, thống kê báo cáo về tình hình tàn tật của bệnh nhân phong. Tỉnh Gia Lai công tác phòng chống bệnh phong trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối tốt, đặc biệt là công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới, ĐHTL và giáo dục y tế. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 600BN phong tàn tật cần được chăm sóc. Số bệnh nhân tàn tật tập trung chủ yếu vào các huyện có tỉ lệ lưu hành (TLLH) bệnh phong cao của tỉnh mà trong đó 2 huyện AyunPa và Chư Sê là huyện trọng điểm tập trung bệnh nhân phong tàn tật cần được chăm sóc. Tuy nhiên thực trạng tàn tật, các loại hình tàn tật trên bệnh nhân phong ở Gia Lai vẫn chưa có thống kê, nghiên cứu một cách hệ thống. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phòng ngừa, điều trị phục hồi nhằm đưa người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng vẫn còn những thách thức phải đối mặt. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình tàn tật và đề xuất biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tại một số huyện tỉnh Gia Lai năm 2006” Với mục tiêu: 1. Xác định tình hình tàn tật và các loại hình tàn tật trên bệnh nhân phong tại 02 huyện AyunPa, Chư Sê tỉnh Gia Lai năm 2006. 2. Đề xuất các biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tàn tật. - 3 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Căn nguyên và cách lây truyền bệnh phong 1.1.1. Căn nguyên gây bệnh Bệnh phong gây ra do một loại trực khuẩn có tên là Mycobacterium leprae, do nhà bác học người Na Uy tìm ra năm 1873 có đặc điểm [2], [3], [5], [25]: - Trực khuẩn gram dương, hình que chiều dài từ 1 - 8µm, rộng 0,2 - 0,5µm, chu kỳ sinh sản từ 12 - 13 ngày. - Đây là loại trực khuẩn kháng cồn kháng toan, nhuộm Ziehl - Neelsen bắt màu đỏ, trực khuẩn ký sinh bắt buộc nội tế bào, chúng có ái tính đặc biệt với tế bào schwann ở dây thần kinh, tế bào liên võng nội mô (có nhiều ở da). 1.1.2. Nguồn lây bệnh Bệnh nhân phong, đặc biệt là những bệnh nhân thuộc nhóm nhiều vi khuẩn (MB) chưa được điều trị. 1.1.3. Cách lây truyền Trực tiếp từ người bệnh sang người lành. - Đường bài xuất: bệnh nhân phong bài xuất vi khuẩn chủ yếu qua niêm mạc mũi họng và qua các thương tổn loét, nứt ở da những bệnh nhân có nhiều vi khuẩn (các thể BB, BL, LL) [41]. - Đường xâm nhập của trực khuẩn: trực khuẩn phong vào cơ thể chủ yếu qua da và niêm mạc bị xây sát, lở loét. Ngoài ra có thể qua đường niêm mạc mũi họng (đường hô hấp) [8]. 1.1.4. Một số đặc điểm liên quan tới dịch tễ bệnh phong - Giới: các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh ở nam cao hơn nữ [22]. - Tuổi: tuổi càng trẻ càng dễ mắc bệnh. - Mức độ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh [67]. - 4 - - Miễn dịch trung gian tế bào (CMI) giảm làm tăng nguy cơ phát triển thể nhiều vi khuẩn (MB). - Đặc điểm lây lan trong bệnh phong là: lây ít, lây chậm, lây khó, có thể cắt nguồn lây nhanh chóng. 1.2. Phân loại bệnh phong 1.2.1. Phân loại theo Hội nghị chống phong quốc tế 1953 ở Madrit Bệnh phong được chia thành các thể sau [2], [8], [22]: - Phong bất định (I: Indeterminate): thương tổn là các dát thay đổi màu sắc, mất cảm giác nhẹ hoặc vừa. - Phong thể củ (T: Tuberculoid): thương tổn là các củ, mảng củ mất cảm giác, số lượng ít, khu trú, viêm dây thần kinh. - Phong thể trung gian (B: Borderline): thể phong này vừa mang tính chất của thể củ vừa mang tính chất của thể u. - Phong thể u (L: Lepromatous): thương tổn da là các u phong, mảng thâm nhiễm, lan tỏa toàn thân, đối xứng, viêm dây thần kinh. 1.2.2. Phân loại theo Ridley và Jopling năm 1962 Đây là cách phân loại dựa vào đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với trực khuẩn phong, gồm các thể sau [2], [8], [22], [27], [69]: - Phong thể bất định - I: thương tổn cơ bản (TTCB) ở da là dát. - Phong thể củ - TT: thương tổn cơ bản ở da là mảng củ. - Phong thể trung gian củ - BT: TTCB ở da là mảng củ không điển hình. - Phong thể trung gian thực sự - BB: thương tổn cơ bản ở da là mảng cộp. - Phong thể trung gian u - BL: TTCB ở da là mảng cộp, u chưa đối xứng. - Phong thể u - LL: TTCB ở da là u, cục, mảng cộp, số lượng nhiều, đối xứng. 1.2.3. Phân nhóm bệnh phong của WHO - 1982 Để áp dụng điều trị bệnh phong trên thực địa, WHO chia bệnh phong thành hai nhóm sau [8], [22], [62]: - 5 - - Nhóm ít vi trùng - PB: bao gồm các bệnh nhân có từ 1 - 5 thương tổn da, không hoặc chỉ có 1 dây thần kinh bị tổn thương, không tìm thấy trực khuẩn phong ở các thương tổn (BI=0). Nhóm này bao gồm các thể I, TT và một ít thể BT theo phân loại của Ridley và Jopling. - Nhóm nhiều vi trùng - MB: bao gồm các bệnh nhân có trên 5 thương tổn da, có trên 1 dây thần kinh bị tổn thương, tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn (BI+). Nhóm này bao gồm các thể BB, BL, LL và một ít thể BT theo phân loại của Ridley và Jopling. 1.3. Tàn tật trong bệnh phong 1.3.1. Nguyên nhân gây ra tàn tật trong bệnh phong Tổn thương thần kinh Tổn thương TK vận động TK cảm giác TK thực vật Tiên phát (loại ( giao cảm và phó giao cảm) thương tổn do bệnh gây nên) Cò ngón tay, Mất cảm giác Khô da, giảm tiết mồ ngón chân, hở mi, hôi, rụng lông, teo mạch méo miệng ngoại vi Tổn thương Di lệch, chấn Bỏng và sang Rối loạn Thứ phát (loại thương, vết thương chấn khác dinh dưỡng thương tổn do bệnh nhân không được Nhiễm trùng giáo dục y tế) Cụt rụt ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, loét giác mạc, giảm thị lực, mù lòa Hình 1.1. Sơ đồ dẫn đến tàn tật ở bệnh nhân phong của Kelly Ellen Davis [55] - 6 - 1.3.2. Phân loại tàn tật, các loại hình tàn tật 1.3.2.1. Phân loại tàn tật - Phân loại tàn tật theo nguyên nhân: tuỳ theo nguyên nhân mà người ta chia thành 2 loại sau [42], [43]: + Tàn tật tiên phát: Tàn tật tiên phát là loại hình tàn tật do trực khuẩn phong trực tiếp gây ra tổn thương thần kinh ngoại biên, dẫn đến mất chức năng, hậu quả là: Khô da, dinh dưỡng kém do tổn thương thần kinh thực vật. Mất cảm giác: do tổn thương thần kinh cảm giác. Yếu cơ, liệt, teo cơ: do tổn thương thần kinh vận động. Mất cảm giác giác mạc, mắt thỏ: do tổn thương thần kinh số V và số VII. + Tàn tật thứ phát: Là loại hình tàn tật do bản thân bệnh nhân và tác động của ngoại cảnh gây ra trên cơ sở mất chức năng thần kinh. Các tàn tật này vô cùng nghiêm trọng, song nếu bệnh nhân được giáo dục y tế, có ý thức, sẽ ngăn chặn được. Các tàn tật này bao gồm: Loét lỗ đáo. Cụt rụt ngón/bàn tay, bàn chân. Mù loà. - Phân độ tàn tật của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [22], [25], [65] + Bàn tay, bàn chân: Độ 0: không mất cảm giác, không có tàn tật. Độ I: mất cảm giác bàn tay, bàn chân, không có tàn tật nhìn thấy. Độ II: có tàn tật nhìn thấy được (cò ngón, rụt ngón, teo cơ, loét, cụt ). + Mắt: Độ 0: không tổn thương, thị lực không bị ảnh hưởng. Độ I: có tổn thương nhưng thị lực ảnh hưởng không nghiêm trọng (có thể đếm được ngón tay ở khoảng cách 6 mét). - 7 - Độ II: thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không đếm được ngón tay ở khoảng cách 6 mét, có mắt hở mi hay thường gọi “mắt thỏ”, đục giác mạc, viêm mống mắt thể mi. 1.3.2.2. Các loại hình tàn tật Các loại hình tàn tật ở bệnh nhân phong xảy ra chủ yếu ở 3 vùng của cơ thể: vùng mặt (tập trung ở mắt, mũi), chi trên (tập trung ở bàn tay) và chi dưới (tập trung ở cẳng, bàn chân) [25], [26], [47]. - Vùng mặt + Sụp cầu mũi. + Chứng hở mi (mắt thỏ). + Méo miệng do liệt thần kinh VII ngoại biên. + Mù lòa. - Chi trên + Cò cứng. + Cò mềm. + Teo cơ liên cốt. + Cụt, rụt ngón/bàn. - Chi dưới + Chân cất cần (bàn chân rủ). + Teo cơ liên cốt. + Loét lỗ đáo. + Bàn chân lật. + Cụt, rụt ngón/bàn. 1.3.3. Viêm dây thần kinh trong bệnh phong và những hậu quả của nó 1.3.3.1. Viêm dây thần kinh trong bệnh phong Viêm dây thần kinh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh phong. Diễn biến của nó có thể rầm rộ, cấp tính hoặc có thể âm - 8 - thầm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ gây tàn tật và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Khi trực khuẩn Hansen xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, nó sẽ gây tổn thương, hủy hoại toàn bộ hay từng phần của dây thần kinh, tuy nhiên tuỳ theo từng giai đoạn mà nó có tổn thương khác nhau [8], [42], [43]. - Giai đoạn 1: giai đoạn viêm Đây là giai đoạn sớm, biểu hiện bằng các triệu chứng: + Dây thần kinh to hơn bình thường. + Nhạy cảm (sờ vào cảm thấy đau). + Có thể đau liên tục (không sờ nắn cũng đau). Giai đoạn này thường chưa có biểu hiện mất chức năng (không có liệt, không khô da, không mất cảm giác). - Giai đoạn 2 : dây thần kinh bị tổn thương. Ở giai đoạn này các cấu trúc dây thần kinh bị tổn thương nên các chức năng của nó bị ảnh hưởng, cụ thể: + Vùng da do dây thần kinh chi phối bị khô và mất cảm giác. + Yếu hoặc liệt các cơ do dây thần kinh chi phối. Đây là giai đoạn liệt thần kinh không hoàn toàn hoặc hoàn toàn song thời gian chưa quá 6 - 9 tháng. Giai đoạn này nếu được điều trị kịp thời, các chức năng có thể hồi phục, tránh được các hậu quả. - Giai đoạn 3: dây thần kinh bị hủy hoại. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm dây thần kinh. Các triệu chứng gồm có: + Liệt thần kinh hoàn toàn. + Các chức năng thần kinh không thể hồi phục mặc dù được điều trị. Các dây thần kinh ngoại biên hay bị tổn thương trong bệnh phong là dây thần kinh: trụ, giữa, quay, mác chung, chày sau, dây VII, dây V. - 9 - 1.3.3.2. Hậu quả của viêm dây thần kinh Khi dây thần kinh bị tổn thương ở một vị trí nào đó, đường dây liên lạc này bị cắt đứt sẽ gây nên các hậu quả [42], [52]: - Rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác. - Khô da, dinh dưỡng kém. - Yếu cơ hoặc liệt cơ, biến dạng khớp. - Mắt hở mi, mất cảm giác giác mạc. Hình 1.2. Các dây thần kinh hay viêm trong bệnh phong [43] 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tàn tật trong bệnh phong 1.4.1. Các cơn phản ứng phong Trong quá trình tiến triển của bệnh phong, có thể xuất hiện các đợt cấp tính, rầm rộ với nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Đó là các cơn phản ứng phong. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là gây nên những tàn tật cho bệnh nhân [25], [43]. [...]... tế về bệnh phong trong cộng đồng ở Gia Lai đã có hiệu quả giúp cho công tác phát hiện sớm và điều trị kịp thời đã giảm thiểu tối đa xảy ra tàn tật Bảng 1.3 Tình hình bệnh nhân phong tàn tật quản lý tại cộng đồng tỉnh Gia Lai năm 2006 [40] Độ tàn tật Bệnh nhân phong đang quản lý Độ 0 Tổng Độ I Độ II Tỉ lệ tàn tật số % BN đang điều trị 27 1 4 32 15,6 BN ngừng điều trị còn giám sát BN ngừng giám sát còn... Còn nhiều ổ phong lưu hành ở các huyện trên [31] - Tình hình bệnh phong ở Gia Lai: theo số liệu báo cáo của Trung tâm PCBXH Gia Lai cho thấy, đến năm 2006 tỉnh Gia Lai có khoảng 1.900BN phong đã được điều trị khỏi Trước năm 1992, bệnh nhân phong ở Gia Lai chỉ được điều trị bằng DDS Từ năm 1993, Gia Lai đã áp dụng ĐHTL dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Viện Da liễu Quốc gia Từ năm 1995, Gia Lai đã đẩy mạnh... định tình hình tàn tật và các loại hình tàn tật 3.1.1 Xác định tình hình tàn tật Bảng 3.1 Tỉ lệ bệnh nhân phong tàn tật (n=293) Tổng Huyện số BN Tàn tật độ 0 Tàn tật độ I Tàn tật độ II Tỉ lệ % Số lượng Số % lượng Số % lượng Tổng số BN tàn tật Số % lượng % AyunPa 72 24,6 31 43,1 4 5,5 37 51,4 41 56,9 Chư Sê 221 75,4 83 37,6 1 0,4 137 62,0 138 62,4 Tổng số 293 100 114 38,9 5 1,7 174 59,4 179 61,1 Tàn tật. .. sơ, bệnh án của bệnh nhân tại 02 huyện: AyunPa, Chư Sê tỉnh Gia Lai năm 2006 - Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Bệnh nhân phong tàn tật trong diện đang quản lý - Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân sau + Bệnh nhân phong tàn tật không do bệnh phong (chấn thương, dị tật bẩm sinh…) + Bệnh nhân từ chối hợp tác, hoặc chuyển đi nơi khác 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Huyện AyunPa, Chư Sê tỉnh Gia Lai. .. khám phát hiện bệnh nhân phong mới để đưa vào quản lý và - 12 điều trị, kế đến là công tác tổ chức và hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe, hỗ trợ về kinh phí, nhân lực hoạt động chương trình [19] 1.5 Tình hình bệnh phong và tàn tật trong bệnh phong trên thế giới và Việt Nam 1.5.1 Tình hình bệnh phong, tàn tật trong bệnh phong trên thế giới - Bệnh phong xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới,... Lai 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 03 năm 2007 đến hết tháng 07 năm 2007 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu - Theo phương pháp mô tả cắt ngang [20] 2.2.2 Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành 2.2.2.1 Nội dung nghiên cứu - Xác định tình hình tàn tật và các loại hình tàn tật trên bệnh nhân phong - Đề xuất các biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tàn tật 1.2.2.2 Các... mới, khoảng 17% bệnh nhân bị tàn tật độ II [16], tỉ lệ tàn tật độ II trong bệnh nhân phong mới cũng giảm từ 30,07% (1995) xuống 20,92% (2000) và 17,27% (2006) [14], [15] - 15 1.5.3 Tình hình bệnh phong, tàn tật trong bệnh phong ở Gia Lai - Vài nét khái quát về tỉnh Gia Lai [40]: Gia Lai là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 15495.7 km2 Toàn tỉnh có 14 huyện - Thị xã,... tàn tật (khoảng 3.772 người tại các khu điều trị, 2.000 người sống tại các làng phong, số còn lại sống tại cộng đồng) [13], [14] Tỉ lệ tàn tật trong các bệnh nhân sống tại các khu điều trị phong là 91,36%, còn ở các làng phong Tây Nguyên tỉ lệ này là 90 - 95% Tỉ lệ tàn tật của bệnh nhân phong đang sống tại cộng đồng thấp hơn, khoảng 63,97% [44] Trung bình hàng năm phát hiện được 1000 - 1500BN phong. .. của tỉnh Gia Lai 1.6 Phòng ngừa tàn tật và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong Phòng ngừa tàn tật và phục hồi chức năng phải được coi là một bộ phận của công tác phòng chống bệnh phong Cần phục hồi cho tất cả bệnh nhân phong, cả những người ở giai đoạn đầu của bệnh, không hoặc ít mất chức năng thần kinh và cả những người đã bị dị hình, mất chức năng thần kinh nghiêm trọng, để họ có thể phòng ngừa tàn. .. Phục hồi tâm lý xã hội - Điều trị ngoại trú cho bệnh nhân phong [51] - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe về bệnh phong - Chăm sóc bệnh nhân phong tại các cơ sở y tế chung - Tái hòa nhập người bệnh phong với cộng đồng [65] 1.6.2.3 Phục hồi nghề nghiệp Phục hồi nghề nghiệp cho bệnh nhân phong cần phải gắn chặt với phục hồi cơ thể và phục hồi tâm lý xã hội [52], [53] - Quan tâm đến việc tạo ra một cuộc sống . cứu đề tài: Khảo sát tình hình tàn tật và đề xuất biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tại một số huyện tỉnh Gia Lai năm 2006 Với mục tiêu: 1. Xác định tình hình tàn tật và các. tàn tật và các loại hình tàn tật trên bệnh nhân phong tại 02 huyện AyunPa, Chư Sê tỉnh Gia Lai năm 2006. 2. Đề xuất các biện pháp điều trị phục hồi trên bệnh nhân phong tàn tật. . dục và đào tạo - Bộ QuốC PHòNG HọC VIệN QUÂN Y BùI NGọC DũNG KHảO SáT TìNH HìNH TàN TậT Và đề xuất biện pháp ĐIềU TRị PHụC HồI TRÊN BệNH NHÂN PHONG TạI MộT Số HUYệN