Nghiên cứu sự hòa nhập vào cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân phong tại tỉnh Quảng Nam – năm 2013

97 794 0
Nghiên cứu sự hòa nhập vào cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân phong tại tỉnh Quảng Nam – năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính, do trực khuẩn Hansen gây ra [4], [11],[13], [19]. Là một bệnh lây, nhưng bệnh lây ít và rất khó lây. Bệnh phong không gây tử vong nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị tàn tật. Sự sợ hãi đối với bệnh nhân phong bắt nguồn từ những tàn tật, dị hình như: Khuôn mặt sù sì quái dị, bàn tay, bàn chân cò rụt, co quắp. Tàn tật không những ảnh hưởng đến đời sống vật chất mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và gây đau khổ cho người bệnh, là nguồn gốc của mọi thành kiến xã hội, là nguyên nhân của sự xa lánh, hắt hủi dẫn đến kỳ thị; đó chính là mối quan tâm của toàn xã hội. Công tác phục hồi chức năng với mục đích giảm ảnh hưởng của tàn tật cho người bệnh, làm cho người tàn tật có cuộc sống đỡ bị trở ngại, giảm được sự mặc cảm, kỳ thị và tự tin hơn cảm thấy mình có ích cho xã hội để hòa nhập với cộng đồng đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Năm 2012, đã có 51/63 tỉnh, thành [4] đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong theo Quyết định số 264/2002/QĐ - BYT ngày 29/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đến năm 2013 có 52/63 tỉnh, thành [4] đạt 04 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong theo Thông tư 17/2013/TT - BYT ngày 06/6/3013 của Bộ Y tế và 20% số huyện, thị còn khá nặng. Theo số liệu của Bệnh viện Da liễu Trung ương (TW), hiện tại có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân (BN) phong tàn tật độ II cần phải được điều trị phục hồi chức năng [4]. Đây là một nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi chương trình phải có một chiến lược lâu dài để đạt được mục đích cuối cùng: Vì một xã hội không có bệnh phong. Quảng Nam là một trong những tỉnh đã đạt được các tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới từ năm 2000. Năm 1983 Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh phong tại 03 xã điểm của 03 huyện của Quảng Nam là: Thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn), Thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên), Thị trấn Hà Lam (Thăng Bình). Năm 1986 Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh phong được thực hiện trên quy mô toàn tỉnh. Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh phong tại tỉnh Quảng Nam tiếp tục được thực hiện tốt nhằm mục đích giảm 03 chỉ số loại trừ bệnh phong dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam đó là: Tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phát hiện và tỷ lệ tàn tật độ II ở bệnh nhân phong mới. Để góp phần thực hiện công tác phục hồi chức năng, phòng chống tàn tật, phục hồi kinh tế - xã hội và hòa nhập vào cộng đồng nhằm xóa bỏ thành kiến của cộng đồng đối với người mắc bệnh phong. Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo về bệnh phong, nhưng chúng tôi chưa thấy công trình nào đánh giá khả năng tái hòa nhập vào cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân phong. Chính vì những lý do này chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự hòa nhập vào cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân phong tại tỉnh Quảng Nam – năm 2013” Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm người nhà, người hàng xóm, bệnh nhân phong đang được quản lý ở tỉnh Quảng Nam và kiến thức, thực hành của người nhà và hàng xóm. 2. Mô tả tỉ lệ hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân phong theo tiêu chí Tổ chức y tế thế giới; 3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân phong

. tái hòa nhập vào cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân phong. Chính vì những lý do này chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu sự hòa nhập vào cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng ở bệnh. NGHIÊN CứU Sự HòA NHậP VàO CộNG ĐồNG Và CáC YếU Tố ảNH HƯởNG ở BệNH NHÂN PHONG TạI TỉNH QUảNG NAM - NĂM 2013 LUN VN THC S Y HC HU 2014 DANH MỤC CÁC CHỮ. số yếu tố ảnh hưởng hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân phong 1.2.6.1. Yếu tố cá nhân bệnh nhân phong Tàn tật trên cơ thể người bệnh phong là nguyên nhân khiến BN phong bị cộng đồng xa lánh và

Ngày đăng: 05/03/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan