, 4 Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
quản lý đô thị.
2.2.4. Hiệu quả của việc khai thác, sử dụng tài liệu ở Sở Quy hoạch – Kiến trúc:
Kiến trúc:
Qua việc phân tích giá trị TLLT và tình hình khai thác, sử dụng tài liệu tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội; chúng tôi nhận thấy Sở đã áp dụng nhiều hình thức khai thác, sử dụng TLLT và đã mang lại hiệu quả sử dụng tài liệu tương đối tốt.
Hiệu quả của việc khai thác, sử dụng TLLT tại Sở trước hết là những tài liệu này phục vụ cho mục đích giải quyết công việc của Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn trong cơ quan. Hàng ngày Sở có rất nhiều đối tượng đến liên hệ các công việc như: xin thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, xác định chỉ giới đường đỏ, đề nghị giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch … do đó, lãnh đạo và cán bộ trong cơ quan đều rất cần những thông tin từ TLLT bảo quản tại Sở cung cấp.
Bên cạnh việc phục vụ cho công việc hàng ngày của cán bộ cơ quan, công tác khai thác, sử dụng TLLT của Sở Quy hoạch - Kiến trúc còn đem lại lợi ích khác cho các đối tượng ngoài cơ quan trong quá trình sử dụng.
Để phục vụ công tác quản lý đô thị Hà Nội, việc khai thác, sử dụng TLLT ở Sở đã đạt được những kết quả biểu hiện ở các mặt:
- Giúp các nhà quản lý lập kế hoạch quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội một cách khoa học hơn, tránh mắc phải những thiếu sót do quá trình quy hoạch trước đây;
Cung cấp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu tìm hướng khắc phục những thiếu sót, hậu quả từ công tác triển khai quy hoạch thủ đô qua các thời kỳ trước…
Thông qua việc nghiên cứu những TLLT về quy hoạch (bản vẽ, bản thiết kế quy hoạch các dự án, công trình) và thực tế xây dựng các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu có cơ sở để đánh giá công tác quy hoạch và quản lý xây dựng của Hà Nội. Từ đó, các nhà quản lý rút ra những kinh nghiệm quý giá cho việc lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị lần sau.
Ví dụ: Ngày 22/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định 1878/QĐ-TTg; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các nhà tư vấn lập quy hoạch đã có sự tham khảo các tài liệu sau:
+ Bản nghiên cứu đánh giá được hiện trạng của Thủ đô Hà Nội;
+ Các đồ án quy hoạch trước đây: Quy hoạch điều chỉnh tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định 132/CP ngày 18/4/1992 của Thủ tường Chính phủ; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2020 (tỉ lệ 1/25.000) tại Quyết định số 108/1998 QĐ-TTg ngày 20/6/1998 …; từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong công công tác lập quy hoạch đô thị.
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch các đô thị đã được phê duyệt;
+ Các quy hoạch ngành đã được phê duyệt;
+ Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn của ngành; + Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập;
+ Những tài liệu, số liệu tổng hợp về kinh tế, xã hội, văn hoá, lịch sử, môi trường tự nhiên và hạ tầng kỹ thuật đô thị của Hà Nội.
Nguồn TLLT từ Sở Quy hoạch – Kiến trúc là một trong những nguồn tài liệu mà các cơ quan chức năng, các đơn vị thi công cần tham khảo, nghiên cứu
để đưa ra những phương án chính xác cho việc thiết kế quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng. Từ đó, các cơ quan chức năng có những đề xuất tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông, tình trạng mất điện, ngập nước của thành phố … do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch phù hợp.
- Giúp các cơ quan rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản về lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc:
Để thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc, cần có hành lang pháp lý để đảm bảo cho hoạt động này đạt hiệu quả cao.
Những tài liệu được khai thác ở Sở Quy hoạch – Kiến trúc phục vụ cho việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định về lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc gồm: các văn bản của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, của UBND thành phố Hà Nội và của chính Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã ban hành, các báo cáo về công tác thực hiện nhiệm vụ quản lý quy hoạch, kiến trúc.
Ví dụ: Để ban hành công văn 1858/UB/THTK ngày 2/8/2000 của UBND thành phố Hà Nội về việc lưu hành hồ sơ kỹ thuật đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến nằm 2020, cơ quan soạn thảo đã căn cứ vào các tài liệu sau:
+ Nghị định 91/CP ngày 17/8/998 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị;
+ Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
+ Văn bản đề nghị của Kiến trúc sư trưởng thành phố tại Công văn số 226/QHC ngày 9/5/2000 kèm theo toàn bộ hồ sơ kỹ thuật đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
Nhờ việc khai thác, sử dụng các tài liệu trên, các cơ quan quản lý đã ban hành được các văn bản quy định về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc phù hợp với thực tế, đầy đủ về nội dung, không bị trùng lặp …
- Cung cấp tài liệu giúp các cơ quan thực hiện công tác lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị; xây dựng, cải tạo các công trình; quản lý đất đai; khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Ví dụ: Để tiến hành lập dự án xây dựng tuyến đường Cầu Chui – Đông Trù – Vân trì năm 2001 (dự án thuộc địa phận huyện Gia Lâm và xã Kim Chung - huyện Đông Anh); chủ đầu tư của dự án đã phải khai thác thông tin trong các tài liệu:
+ Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
+ Các đồ án quy hoạch chi tiết các quận, huyện đã được UBND Thành phố phê duyệt;
+ Quyết định số 106/2000/QĐ-UB ngày 12/12/2000 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông);
+ Quyết định số 79/1999/QĐ-UB ngày 01/9/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm, (phần sử dụng đất và giao thông);
+ Công văn số 137/VQH ngày 27/3/2001 về việc xác định chỉ giới đường đỏ tuyến đường Cầu Chui – Đông Trù – Vân Trì tỷ lệ 1/500 (bản đồ xác định chỉ giới tuyến đường);
+ Bản đồ hiện trạng tuyến đường (có thể hiện và thống kê nhà cửa,công trình kiến trúc, kỹ thuật liên quan đến tuyến đường);
+ Bản đồ thiết kế cắm mốc tuyến đường, thuyết minh thiết kế cắm mốc tuyến đường;
+ Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và đánh giá đất xây dựng, tỉ lệ 1/25.000;
+ Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỉ lệ 1/10.000; + Bản đồ quy hoạch giao thông, tỉ lệ 1/10.000.
Các TLLT về quy hoạch của Sở Quy hoạch – Kiến trúc trên, chính là cơ sở để việc tiến hành lập dự án đúng quy định của nhà nước, đúng theo quy hoạch tổng thể, phù hợp với định hướng phát triển và nhất là tránh được những sai phạm không đáng có.
Mặt khác để có cơ sở để cấp giấy phép xây dựng cho các công trình, Sở Xây dựng đã sử dụng các tài liệu có liên quan của Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Ví
dụ như khi muốn cấp giấy phép xây dựng cho ông Nguyễn Thanh Tâm địa chỉ 39 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy; Sở Xây dựng phải liên hệ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội xin thông tin về kiến trúc – quy hoạch nhà của ông Tâm, để so sánh với giấy chứng nhận và bản vẽ nhà từ đó mới có thể cấp giấy phép xây dựng cho ông Tâm.
- Giúp cho các cơ quan tiến hành công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm về lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc, lĩnh vực đất đai.
Trong thời gian qua, để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết, xử lý các vi phạm về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, đất đai; các cơ quan quản lý đã sử dụng các TLLT bảo quản tại Sở Quy hoạch – Kiến trúc như:
+ Các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội … về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc;
+ Các hồ sơ cấp chứng chỉ quy hoạch, hồ sơ thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, xác nhận phương án kiến trúc, hồ sơ xác định chỉ giới đường đỏ và cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật, hồ sơ giới thiệu địa điểm;
+ Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội năm 1998 ; + Quy hoạch chi tiết các quận, huyện;
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2005 và 2020 tỉ lệ 1/10.000; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/10.000.
Nhờ vào các TLLT này, các cơ quan quản lý đã tiến hành giải quyết tranh chấp, khiếu nại một cách nhanh chóng, xác thực, bảo vệ được uy tín của chủ đầu tư và xây dựng lòng tin cho nhân dân.
Ví dụ như việc giải quyết khiếu nại của những người góp vốn đầu tư cho dự án khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm tại xạ Lệ Chi, Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Sau khi tìm hiểu qua các tài liệu có liên quan như:
+ Nghị định 38/2000/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất;
+ Nghị định số 71/2001/NĐ-CP về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, chủ đầu tư chỉ được phép thu tiền của người có nhu cầu mua nhà, đất khi cấp có thẩm quyền đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và đã hoàn tất các tủ tục giải phóng mặt bằng, thiết kế, có hạ tầng…;
Ví dụ: qua hồ sơ thỏa thuận quy hoạch dự án khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm tại xã Lệ Chi, Kim Sơn, huyện Gia Lâm của chủ đầu tư là Công ty Sản xuất địch vụ và Nhập khẩu Nam Hà Nội (Hapro – nay là Tổng công ty Thương Mại Hà Nội), các cơ quan chức năng nhận thấy, ngày 2/6/2005 bản Quy hoạch chi tiết 1/500 mới được phê duyệt (Quyết định 78/2005/QĐ- UB); nhưng từ tháng 6/2004 (sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 ngày 20/5/2004) đến tháng 2/2005, Hapro đã tiến hành duyệt đơn và thu tiền mua nhà của những người “góp vốn”. Hợp đồng đã được ký kết giữa 2 bên đảm bảo người góp nộp tiền và dự án phải triển khai theo đúng tiến độ; song những gì diễn ra tại dự án này giữa chủ đầu tư và những người góp vốn lại hoàn toàn trái ngước. Sau 4 năm Dự án vẫn mới chỉ nằm trên giấy còn thực tế chỉ là bãi đất trống không.8
Vậy là nhờ những thông tin trong các tài liệu trên, đã làm rõ những khuất tất trong quá trình thực hiện Dự án Khu nhà ở Lệ Chi, Kim Sơn.
- Ngoài ra, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội còn cung cấp tài liệu giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Ví dụ như:
Viện Nghiên cứu kiến trúc - Bộ Xây dựng liên hệ về việc xin cung cấp tài liệu quy hoạch các nút giao thông để phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học “Đề xuất cơ chế quản lý kiến trúc trên các tuyến phố sau khi giải toả mở rộng đường và các nút giao thông đô thị”.
Ngày 03/5/2007 bộ phận lưu trữ của Sở sau khi trao đổi thống nhất, đã cung cấp những tài liệu mà Viện Nghiên cứu kiến trúc đề nghị:
(1). Quy hoạch chi tiết, chỉ giới đường đỏ nút giao thông Ngã Tư Sở và tuyến Ngã Tư Sở - Thái Thịnh tỷ lệ 1/500 và Quy hoạch chi tiết khu vực nút giao thông Ngã Tư Vọng tỷ lệ 1/500, gồm các bản vẽ:
Sơ đồ vị trí và giới hạn nghiên cứu.
Bản đồ đánh giá hiện trạng và quỹ đất xây dựng (hiện trạng kiến trúc).
Sơ đồ tổ chức không gian, quy hoạch kiến trúc và cảnh quan.
Bản vẽ chỉ giới đường đỏ.