, 4 Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
1.3.2.2. Tài liệu về giới thiệu địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch (thỏa thuận quy hoạch kiến trúc):
hoạch (thỏa thuận quy hoạch kiến trúc):
- Tài liệu giới thiệu địa điểm xây dựng:
Mục đích giới thiệu địa điểm xây dựng là nhằm giúp cho việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình công cộng. công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu tái định cư, khu đô thị phù hợp với quy hoạch. Kể từ khi hồ sơ giới thiệu địa điểm được phê duyệt, nếu chủ đầu tư chưa tiến hành xây dựng hoặc không có đơn xin gia hạn giới thiệu địa điểm thì sau một năm, địa điểm đó sẽ được giới thiệu cho chủ đầu tư công trình khác.
Ví dụ:
Hồ sơ về việc giới thiệu địa điểm đất làm khu di dân tái định cư giải phóng mặt bằng của Ban Quản lý dự án quận Tây Hồ tại phường Xuân La, quận Tây Hồ. [Hồ sơ số 831, năm 2001].
Hồ sơ xin giới thiệu đất xây dựng hiệu sách nhân dân của Công ty phát hành sách Hà Nội tại quận Cầu Giấy. [Hồ sơ số 811, năm 2001] Thành phần tài liệu của hồ sơ giới thiệu địa điểm gồm:
(1). Đơn (theo mẫu).
(2). Văn bản nêu yêu cầu đầu tư: Quy mô, tính chất công trình, phương án địa điểm, diện tích sử dụng, nhu cầu kỹ thuật hạ tầng, phương án xây dựng, phương án vốn đầu tư (vốn ngân sách hoặc ngoài ngân sách)...
(3). Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách cần có bản sao kế hoạch hoặc quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền.
(4). Đối với công trình có vốn đầu tư nước ngoài hoặc dự án không sử dụng vốn ngân sách phải có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
(5). Đối với các dự án xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách do chủ đầu tư là đơn vị thuộc cơ quan Trung ương quản lý, phải có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp Bộ cho phép chuẩn bị đầu tư, nếu là các tỉnh ngoài Hà Nội, phải có cơ quan đại diện tại Hà Nội hoặc được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cho phép lập dự án tại Thành phố Hà Nội.
(6). Bản sao đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
(7). Sơ đồ vị trí (nếu Chủ đầu tư đã có dự kiến đề xuất địa điểm).
Riêng đối với hồ sơ đề nghị giới thiệu địa điểm xây dựng Khu nhà ở hoặc Khu đô thị mới phải có văn bản của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chấp thuận chủ đầu tư xây dựng nhà ở hoặc dự án xây dựng hạ tầng hay dự án phát triển khu đô thị mới. Nếu là đất dãn dân, xây dựng nhà ở nông thôn phải có thêm văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện nơi có địa điểm xây dựng.
Hồ sơ giới thiệu địa điểm của chủ đầu tư sau khi nộp vào, nếu được Sở Quy hoạch - Kiến trúc phê duyệt; Sở sẽ ban hành văn bản giới thiệu địa điểm cụ thể để thực hiện công trình (đối với hồ sơ chưa có địa điểm cụ thể) hay văn bản thỏa thuận địa điểm (đối với những hồ sơ có địa điểm cụ thể) và kèm theo sơ đồ vị trí địa điểm xây dựng gửi chủ đầu tư. Văn bản này là căn cứu để Sở Tài Nguyên Môi trường - Nhà đất giải quyết việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất hay chuyển mục đích sử dụng đất cho chủ đầu tư.
- Tài liệu về cấp chứng chỉ quy hoạch:
Chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
Việc cung cấp chứng chỉ quy hoạch là để các chủ đầu tư có đầy đủ các thông tin về nội dung của quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt liên quan đến dự án hoặc công trình của họ; và để các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện việc
đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt; đồng thời phục vụ công tác kiểm tra, giám sát thực hiện và đảm bảo quyền lợi của mọi người dân trong việc đầu tư xây dựng.
Chứng chỉ quy hoạch chỉ đơn thuần là các thông tin về quy hoạch xây dựng tại địa điểm lập dự án hoặc xây dựng công trình để cho chủ đầu tư làm căn cứ thiết kế, xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt.
Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác.5
Chứng chỉ quy hoạch (hoặc thoả thuận quy hoạch kiến trúc) được cấp cho các công trình công cộng như trụ sở, y tế, chợ, các loại hình quảng cáo; các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường, cầu cống, điện, nước, nhà ga, công viên; các công trình nhà ở (cá nhân, cơ quan); các khu đô thị … Những công trình trên đều có bản vẽ thiết kế kiến trúc phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
Ví dụ: Hồ sơ cấp chứng chỉ quy hoạch cải tạo nhà làm việc của Viện Năng lượng tại số 6, Tôn Thất Tùng, Đống Đa. [Hộp số 25, hồ sơ số 124, năm 2001]
Thành phần tài liệu của hồ sơ cấp chứng chỉ quy hoạch (hoặc thỏa thuận quy hoạch – kiến trúc) gồm:
(1). Đơn (theo mẫu).
(2). Văn bản giới thiệu tóm tắt về khu đất xin cấp chứng chỉ quy hoạch (vị trí, diện tích, chức năng sử dụng đất hiện tại, nguồn gốc và hiện trạng quản lý) dự kiến đầu tư ( quy mô, tính chất công trình, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách hoặc không phải vốn ngân sách, nếu là vốn ngân sách phải có bản sao kế hoạch hoặc quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền). Tùy theo khả năng và yêu cầu của Chủ đầu tư có thể bổ sung bản vẽ tổng mặt bằng đề xuất tỷ lệ 1/500 - 1/200; các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của các công trình có tỷ lệ 1/100 - 1/200.
5
(3). Bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 - 1/200 của khu đất do cơ quan (có chức năng hành nghề kiến trúc quy hoach, đo đạc, vẽ bản đồ) có tư cách pháp nhân thực hiện, thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế.
Sau khi thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc ban hành văn bản nêu các thông tin về quy hoạch - kiến trúc như: Quy mô công trình, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, yêu cầu về cảnh quan kiến trúc... gửi chủ đầu tư. Đối với những dự án lớn như: các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu tái định cư … trong hồ sơ xin chứng chỉ quy hoạch sẽ kèm theo tờ trình xin phê duyệt quy hoạch chi tiết của chủ đầu tư; từ đó Sở Quy hoạch – Kiến trúc sẽ làm tờ trình UBND thành phố Hà Nội để UB ban hành Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết và Điều lệ quản lý xây dựng quy hoạch cho các dự án này.
Hồ sơ đề nghị giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch có thể được chủ đầu tư kết hợp thành 1 hoặc tách thành 2 hồ sơ riêng biệt.