Giá trị tài liệu lưu trữ đối với công tác quản lý kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường của đô thị.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá nguồn tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý đô thị trong phông lưu trữ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội (Trang 54 - 57)

, 4 Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

quản lý đô thị.

2.1.4. Giá trị tài liệu lưu trữ đối với công tác quản lý kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường của đô thị.

cảnh quan môi trường của đô thị.

Những năm gần đây dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ và khối lượng xây dựng ở nước ta trong thời gian qua đã vượt xa nhiều lần so với các thời kỳ trước. Nhiều công trình, đường phố, khu đô thị và dân cư mới được

hình thành làm cho bộ mặt kiến trúc đô thị có nhiều thay đổi. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó, trật tự kiến trúc vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Kiến trúc phát triển khá phong phú, đa dạng nhưng lại thiếu sự thống nhất và nhìn chung chưa tạo lập được nét riêng cho mỗi đô thị, mỗi địa phương.

Do đó, để tránh tình trạng người dân tiến hành cải tạo, xây dựng tràn lan, dẫn tới tình trạng kiến trúc của từng ngôi nhà thì đẹp nhưng tổng thể từng khu vực thì lại xấu. Các nhà quản lý cần tìm hiểu những thông tin về quy hoạch tổng thể Hà Nội, quy hoạch chi tiết các quận, huyện để từ đó hạn chế việc phá vỡ không gian, cảnh quan đô thị.

+ Các bản thiết kế đô thị tổng thể gồm tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho tổng thể đô thị hoặc khu vực của đô thị.

+ Thiết kế đô thị khu vực (các quận, huyện, các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu công cộng …) nhằm cụ thể hóa thiết kế đô thị tổng thể, thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan chi tiết cho một khu vực, một khu chức năng của đô thị như trung tâm công cộng, quảng trường, trục phố, khu nhà ở hay công viên...

Việc dựa trên các bản vẽ quy hoạch đã được duyệt để quản lý chặt chẽ việc xây dựng trong các khu đô thị, khu công nghiệp, nhà dân cho đúng quy hoạch; không để cho chủ đầu tư chọn lô bán đất tuỳ tiện, tránh tình trạng người dân tự ý xây dựng, khó tạo được thống nhất về bộ mặt kiến trúc trong cả khu và từng đường phố.

Tại điều 27, khoản a, mục 1, Luật Xây dựng 2003 qui định: “Trong qui hoạch chung xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải qui định và thể hiện được không gian kiến trúc công trình, cảnh quan của từng khu phố, của toàn bộ đô thị, xác định được giới hạn chiều cao công trình của từng khu vực và của toàn bộ đô thị…

Ở điều 18, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ qui định về quản lý quy hoạch chung xây dựng đô thị:

+ Qui định về bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc, khu danh lam thắng cảnh, khu di sản văn hóa, khu di tích lịch sử - văn hóa trong đô thị;

+ Qui định về phạm vi bảo vệ hành lang an toàn các công trình hạ tầng kĩ thuật của đô thị và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Qui định chỉ giới đường đỏ của các tuyến phố chính, cốt xây dựng khống chế của đô thị, các khu vực cấm xây dựng;

+ Qui định các chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình trong các khu chức năng đô thị.

Ngoài ra, Sở Quy hoạch – Kiến trúc còn có nhiệm vụ cấp chứng chỉ quy hoạch (hay còn gọi là thỏa thuận quy hoạch kiến trúc) cho các dự án, công trình xây dựng có bản vẽ thiết kế kiến trúc phù hợp với quy hoạch chung. Đây chính là những căn cứ giúp Sở Xây dựng có cơ sở để Cấp phép xây dựng, hay là ra quyết định đình chỉ xây dựng các công trình (trường hợp xây dựng không đúng với quy hoạch).

Vd: Để cấp phép xây dựng cho công trình: Nhà làm việc của chủ đầu tư là Sở Địa chính, Sở xây dựng đã căn cứ vào các tài liệu sau:

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 2790/QĐ-UB ngày 21/7/1997 của UBND thành phố;

+ Thoả thuận quy hoạch – kiến trúc ngày 30/12/1996 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố;

+ Quyết định số 3121/QĐ-UB ngày 16/08/1997 về việc thu hồi 1234m2 đất tại khu M1 – Láng Trung, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội giao cho Sở Địa chính Hà Nội để xây dựng trụ sở làm việc;

+ Quyết định số 3763/QĐ-UB ngày 30/9/1997 về việc cho phép Sở Địa chính thực hiện hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án xây dựng trụ sở làm việc tại khu M1 – Láng Trung;

+ Hồ sơ bản vẽ thiết kế: bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, các bản vẽ kỹ thuật khác.

Như vậy qua hồ sơ cấp chứng chỉ quy hoạch, các cơ quan chức năng có thể quản lý kiến trúc đô thị cho phù hợp với quy hoạch, với cảnh quan đô thị.

Tóm lại, TLLT của Sở Quy hoạch - Kiến trúc có giá trị cao, giúp cho các nhà quản lý thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đô thị trên môt số lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá nguồn tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý đô thị trong phông lưu trữ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)