1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT

134 2,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 588 KB

Nội dung

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1.Tính thời sự và lý do chọn đề tài12. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài22.1. Mục đích nghiên cứu22.2. Nhiệm vụ nghiên cứu23. Lịch sử nghiên cứu34. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu54.1 Đối tượng nghiên cứu54.2 Phạm vi nghiên cứu55. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu55.1 Cơ sở lý luận55.2 Phương pháp nghiên cứu56. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài66.1. Ý nghĩa lý luận66.2. Ý nghĩa thực tiễn67. Kết cấu của tiểu luận7PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ LOẠI VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ81.1. Khái niệm thể loại và thể loại báo chí81.2. Những đặc thù của thể loại báo chí91.3. Sự phân chia các nhóm thể loại báo chí101.4 Xu hướng phát triển của thể loại báo chí11CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ CÁC THỂ LOẠI TRONG NHÓM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT132.1 Vài nét về quan niệm và đặc điểm của thể Ký báo chí132.2 Phóng sự182.2.1 Khái quát về sự ra đời và phát triển182.2.2 Khái niệm202.2.3. Đặc trưng242.2.4 Ngôn ngữ của phóng sự382.2.5. Tình hình phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh niên và Tuổi trẻ TP.HCM412.3 Ký chính luận432.3.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển432.3.2 Khái niệm482.3.3 Đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận542.4 Ký chân dung582.4.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển582.4.2 Khái niệm và đặc điểm652.5 Ghi nhanh712.5.1 Quan niệm chung về thể loại712.5.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển712.5.3 Khái niệm762.5.4 Đặc trưng, đặc điểm792.6.Câu chuyện báo chí872.6.1 Vài nét về câu chuyện báo chí872.6.2 Đặc điểm, đặc trưng892.7. Tiểu phẩm1002.7.1 Khái quát lịch sử ra đời và phát triển1002.7.2 Khái niệm1072.7.3. Đặc trưng, đặc điểm1102.7.4. Ngôn ngữ116CHƯƠNG III: PHÂN BIỆT MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT1193.1 Phân biệt ngôn ngữ phóng sự với ngôn ngữ các thể loại báo chí khác1193.2 Phân biệt tính chất của đối tượng được phản ánh của các thể loại122KẾT LUẬN127TÀI LIỆU THAM KHẢOPHẦN MỞ ĐẦU1.Tính thời sự và lý do chọn đề tàiTừ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí luôn vận động trong sự đổi mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng trước các vấn đề của xã hội. Điều đ́ó đã hình thành nên một hệ thống các nhóm thể loại riêng của báo chí với những đặc thù riêng, cách thức riêng, lợi thế riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan. Lý luận báo chí cũng chỉ ra rằng thể loại báo chí hình thành trong lịch sử đấu tranh giai cấp, trong sự vận động và phát triển ngày một tăng của đời sống xã hội và cũng chính tự thân báo chí.Nhóm thể loại báo chí chính luận (hay còn được gọi là nhóm thông tin thẩm mỹ ) ra đời đáp ứng những nhu cầu đ́ó. Các thể loại phóng sự, ký, câu chuyện báo chí…làm mềm hoá thông tin, dưới góc nhìn nhiều chiều và đa dạng sinh động hơn về sự vật, sự việc trong quá trình phát sinh, phát triển. Mặt khác, các thể loại báo chí trong nhóm này không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn biến đổi không ngừng và có sự đan xen, thẩm thấu lẫn nhau.Nghiên cứu nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật để thấy được những đặc trưng, đặc điểm của chúng; từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và kỹ năng ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận nghệ thuật cho thế hệ nhà báo đang và sẽ viết thể loại báo chí chính luận nghệ thuật là một công việc hết sức cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Quá trình này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi – một nhà báo, không chỉ về mặt lý luận mà quan trọng hơn là trong hoạt động thực tiễn làm nghề. Chính vì thế, trong khuôn khổ tiểu luận này, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT ” . Quá trình thực hiện đề tài này, bản thân người viết có được cơ hội để vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường. Đồng thời là quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo cơ sở cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính thời sự và lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Lịch sử nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Cơ sở lý luận 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6

6.1 Ý nghĩa lý luận 6

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

7 Kết cấu của tiểu luận 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ LOẠI VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ 8

1.1 Khái niệm thể loại và thể loại báo chí 8

1.2 Những đặc thù của thể loại báo chí 9

1.3 Sự phân chia các nhóm thể loại báo chí 10

1.4 Xu hướng phát triển của thể loại báo chí 11

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ CÁC THỂ LOẠI TRONG NHÓM BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT .13

2.1 Vài nét về quan niệm và đặc điểm của thể Ký báo chí 13

2.2 Phóng sự 18

2.2.1 Khái quát về sự ra đời và phát triển 18

2.2.2 Khái niệm 20

Trang 2

2.2.3 Đặc trưng 24

2.2.4 Ngôn ngữ của phóng sự 38

2.2.5 Tình hình phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh niên và Tuổi trẻ TP.HCM 41

2.3 Ký chính luận 43

2.3.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển 43

2.3.2 Khái niệm 48

2.3.3 Đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận 54

2.4 Ký chân dung 58

2.4.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển 58

2.4.2 Khái niệm và đặc điểm 65

2.5 Ghi nhanh 71

2.5.1 Quan niệm chung về thể loại 71

2.5.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển 71

2.5.3 Khái niệm 76

2.5.4 Đặc trưng, đặc điểm 79

2.6.Câu chuyện báo chí 87

2.6.1 Vài nét về câu chuyện báo chí 87

2.6.2 Đặc điểm, đặc trưng 89

2.7 Tiểu phẩm 100

2.7.1 Khái quát lịch sử ra đời và phát triển 100

2.7.2 Khái niệm 107

2.7.3 Đặc trưng, đặc điểm 110

2.7.4 Ngôn ngữ 116

CHƯƠNG III: PHÂN BIỆT MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT 119

3.1 Phân biệt ngôn ngữ phóng sự với ngôn ngữ các thể loại báo chí khác 119

3.2 Phân biệt tính chất của đối tượng được phản ánh của các thể loại 122

KẾT LUẬN 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính thời sự và lý do chọn đề tài

Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí luôn vận động trong sự đổimới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tinngày càng cao của công chúng trước các vấn đề của xã hội Điều đ́ó đã hìnhthành nên một hệ thống các nhóm thể loại riêng của báo chí với những đặcthù riêng, cách thức riêng, lợi thế riêng trong việc phản ánh hiện thựckhách quan Lý luận báo chí cũng chỉ ra rằng thể loại báo chí hình thành tronglịch sử đấu tranh giai cấp, trong sự vận động và phát triển ngày một tăng củađời sống xã hội và cũng chính tự thân báo chí

Nhóm thể loại báo chí chính luận (hay còn được gọi là nhóm thông tinthẩm mỹ ) ra đời đáp ứng những nhu cầu đ́ó Các thể loại phóng sự, ký, câuchuyện báo chí…làm mềm hoá thông tin, dưới góc nhìn nhiều chiều và đadạng sinh động hơn về sự vật, sự việc trong quá trình phát sinh, phát triển.Mặt khác, các thể loại báo chí trong nhóm này không tồn tại ở trạng thái tĩnh

mà luôn biến đổi không ngừng và có sự đan xen, thẩm thấu lẫn nhau

Nghiên cứu nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật để thấyđược những đặc trưng, đặc điểm của chúng; từ đó rút ra được những bài họckinh nghiệm và kỹ năng ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luậnnghệ thuật cho thế hệ nhà báo đang và sẽ viết thể loại báo chí chính luận nghệthuật là một công việc hết sức cần thiết, mang nhiều ý nghĩa Quá trình này sẽgiúp ích rất nhiều cho tôi – một nhà báo, không chỉ về mặt lý luận mà quantrọng hơn là trong hoạt động thực tiễn làm nghề Chính vì thế, trong khuôn

khổ tiểu luận này, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH,

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT ” Quá trình thực

Trang 4

hiện đề tài này, bản thân người viết có được cơ hội để vận dụng những kiếnthức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường Đồng thời làquá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo cơ sởcho việc sáng tạo tác phẩm báo chí

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và so sánh đặc trưng, đặc điểmcủa các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, đề tài bước đầu nhận diện đượcbản chất của nhóm thể loại này Từ đó, đề tài hi vọng giúp sinh viên báo chí

có được kiến thức nền tảng về lý luận để tiếp cận với các thể loại báo chíchính luận nghệ thuật một cách dễ dàng và hiệu quả nhất

Đồng thời, phân biệt được các thể loại báo chí, tránh được những hiểulầm, những sai sót không đáng có trong quá trình lựa chọn thể loại để chuyểntải thông tin

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hê ̣thống hóa và xây dựng các khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu ,

góp phần làm rõ khung lý thuyết và nhận diện các thể loại báo chí chính luận

nghệ thuật

Phân tích so sánh dựa trên lý thuyết để nhận diện những đặc trưng, đặcđiểm nổi bật của các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật trong đời sống báochí hiện đại Qua đó, tác giả hy vọng góp một tiếng nói trong việc làm sáng tỏnhững đặc điểm, đặc trưng của thể loại chính luận nghệ thuật nói chung;phân biệt một vài đặc điểm của nhóm thể loại này Đồng thời đưa ra một số

xu hướng vận động và phát triển của bản thân nhóm thể loại Tác giả cũngmong muốn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và hoạt độngsáng tạo các tác phẩm chính luận – nghệ thuật của nhà báo và tiếp nhận củađộc giả

Trang 5

Những kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiêncứu, giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí,hoặc cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà báo đang trực tiếpsáng tạo về các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật hiện nay.

3 Lịch sử nghiên cứu

Có thể nói nhóm thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật là thể loại đượcgiới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong nhữngnăm vừa qua Đây cũng là nhóm thể loại được nghiên cứu nhiều nhất, kỹlưỡng nhất, có nhiều công trình nghiên cứu về nó đã được xuất bản so với cácthể loại báo chí ở nước ta Chúng ta có thể tìm thấy trong các cuốn sách và

công trình nghiên cứu văn học và báo chí chuyên sâu như Giáo trình “Các

thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật ” của tác giả Dương Xuân Sơn Tập

bài giảng này tập trung trình bày các vấn đề của nhóm thể loại báo chí chínhluận – nghệ thuật như vị trí, vai trò; lịch sử ra đời và phát triển; khái niệm,đặc trưng; nguyên lý của các thể loại trong nhóm chính luận nghệ thuật; các

thuật ngữ; phần phụ lục kèm theo các dạng thể loại …“ Các thể loại báo chí

chính luận – nghệ thuật " là giáo trình nghiên cứu một cách công phu, thẳng

thắn, nói có sách, mách có chứng Hay “ Nhà văn Việt am hiện đại, tập

I” (1941,1942) Cuốn sách bao quát một thời kỳ văn học sôi động, phong phú,

phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1942 Trong bộ sách, tác giả VũNgọc Phan viết về 79 tác giả ở đủ các thể loại: thơ trữ tình, thơ trào phúng,tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm, nghiên cứu phê bình văn học, tùy bút Ôngphân tích, định giá và "hướng dẫn người ham chuộng văn chương" những căn

cứ để thưởng thức tác phẩm.; Hay “Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II” (Khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương, 1977) “Ký báo chí” ( Nhà

xuất bản Thông tin, 1992) thì đề xuất quan niệm chia các thể loại báo chíthành các loại thể: Thông tấn- Chính luận - Ký báo chí ( Trong những lần tái

Trang 6

các thuật ngữ là: Thông tấn báo chí, Chính luận báo chí, Ký báo chí ) Các tác

giả của cuốn “Tác phẩm báo chí tập I ” của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí

và Tuyên truyền (N ăm 1995) đã nêu ra cách chia gồm ba loại thể: “Thông tấn

- Chính luận - Thông tấn nghệ thuật”, “Từ điển thuật ngữ văn học” (Nhà

xuất bản Giáo dục, 1992) cũng đi sâu nghiên cứu về nhóm thể loại này

Trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí” ( Nhà xuất bản Văn

hóa – Thông tin, 1999), PGS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu quan niệm phân chia tácphẩm báo chí thành ba loại: “loại tác phẩm thông tin; loại tác phẩm chính

luận; loại tác phẩm chính luận- nghệ thuật” Năm 2000, trong cuốn sách “Các

thể loại chính luận báo chí”, tác giả Trần Quang lại đề xuất cách chia gồm:

“Nhóm thông tấn - Nhóm chính luận - Nhóm chính luận - nghệ thuật” ; Trong

cuốn sách “Làm báo – Lý thuyết và thực hành” (N hà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà N ội, 2002), tác giả Trần Quang được biên soạn với nội dung gồm 2phần: Phần 1: Các thể loại nghệ thuật - chính luận; Phần 2 : Một số vấn đề về

báo chí & báo chí họ “Ký văn học và Ký báo chí” (N hà xuất bản Văn hoá –

Thông tin, 2003), tác giả Đức Dũng cũng đi sâu nghiên cứu nhóm thể loại

chính luận – nghệ thuật ; Năm 2004, trong tập đề cương bài giảng “Lịch sử

nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam”, PGS.TS Trần Thế Phiệt nêu ra cách

“chia bốn” gồm: “Thông tấn; Chính luận; Thông tấn- nghệ thuật (Ký báo chí);Các tác phẩm văn nghệ trên báo”

Các tài liệu dịch ở Việt Nam cũng đề cập đến thể loại chính luận – nghệ

thuật như Thể loại báo chí của Xachenkô (Minsk, 1986, bản tiếng N ga); Cách viết một bài báo của Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U.

Marusac (N hà xuất bản tham khảo nghiệp vụ TTXVN , Hà N ội, 1987);

Bước vào nghề báo của Lêonard Ray Teel – Ron Taylor, Trần Quang Giư và

Kiều Anh dịch (N hà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1993); Các thể loại báo

chí của A.A Chertuchonui (N hà xuất bản Thông tấn, Hà N ội, 2004)

Trang 7

Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể cho thấy: Nhóm thểloại chính luận – nghệ thuật là nhóm được giới nghiên cứu lý luận báo chíđặc biệt chú ý trong những năm vừa qua.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực tiễn nền báo chí trong nước với các thể loại báo chí trong nhómchính luận - nghệ thuật bao gồm: Phóng sự, ký chính luận, ký chân dung, ghinhanh, câu chuyện báo chí, tiểu phẩm

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những đặc trưng, đặc điểm của thể loại báochí chính luận - nghệ thuật trên báo chí Đồng thời khảo sát một số tờ báo cónhiều bài viết thuộc nhóm “ Các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật như:Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên…trong thời gian gần đây

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố 5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác -Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lô-gic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.

Phương pháp tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các tài liệu về chính luậnnghệ thuật, phong cách chính luận, tác phẩm báo chí chính luận cũng như cáctài liệu liên quan

Trang 8

Phương pháp thống kê, phân loại được dùng để khảo sát và thống kê các

tác phẩm báo chí chính luận nghệ thuật trên một tờ báo tiêu biểu: Thanh niên, Tiền Phong, Tuổi trẻ… Phương pháp phân tích ngữ văn được dùng để nghiên

cứu ngôn ngữ của các thể loại trong nhóm này

Đồng thời, với mỗi phần tôi sử dụng một phương pháp riêng, tạo nên sựphong phú, khách quan cho đề tài mình đã chọn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Với mục đích của đề tài đã xác định , hê ̣thống hóa và làm rõ những kháiniệm liên quan đến các thể loại trong nhóm các thể loại báo chí chínhluận – nghệ thuật…, đề tài đã bước đầu nhận diện và phân biệt được các đặctrưng và đặc điểm của chúng

Việc nghiên cứu những thành công của nhóm thể loại báo chí chính luận nghệ thuật sẽ là cơ sở cho sinh viên báo chí tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm,

tính chất của nhóm thể loại này

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua việc nghiên cứu các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, đề tài đãchỉ ra quá trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên,MC, trong việc tổchức cụ thể những tác phẩm Chính luận nghệ thuật Đặc biệt, nắm được kiếnthức nền tảng về lý luận để tiếp cận với các thể loại trong nhóm này một cách

dễ dàng và hiệu quả nhất

Đồng thời, phân biệt được các thể loại báo chí, tránh được những hiểulầm, những sai sót không đáng có trong quá trình lựa chọn thể loại để chuyểntải thông tin

Trang 9

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài những phần có tính chất trợ giúp người đọc đề tài như: Mục Lục,Danh mục các tài liệu tham khảo thì bố cục của bài viết chia làm các phầnnhư sau:

Phần Mở đầu

Phần Nội Dung bao gồm 4 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thể loại và thể loại báo chí

Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các thể loại trong nhóm

báo chí chính luận – nghệ thuật

Chương 3: Phân biệt một vài đặc trưng, đặc điểm của thể loại báo chí

chính luận nghệ thuật

Phần Kết luận

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ LOẠI VÀ

THỂ LOẠI BÁO CHÍ

1.1 Khái niệm thể loại và thể loại báo chí

Theo từ điển Tiếng Việt, 1992 “ Thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ, …”

Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1985, giải thích: “Thể loại là khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng một thuộc tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”.

Hệ thống thể loại ở mỗi loại hình nghệ thuật được hình thành khác nhau

do những đặc điểm và đặc tính khác nhau

Báo chí bao gồm các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báomạng điện tử Trong quá trình hình thành và phát triển các thể loại cũng đượchình thành và xác lập, phù hợp với nội dung, mục đích và tôn chỉ hoạt động.Báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn so với báo chí Châu Âu và phươngTây nên có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại báo chí Sự hình thành vàxác lập thể loại báo chí ở Việt Nam là do nhu cầu nội tại của quá trình xâydựng kinh tế - xã hội của đất nước Báo chí nước ta chịu ảnh hưởng cách thểhiện của báo chí nước ngoài Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các thế hệnhà báo Việt Nam đã vận dụng cách thức, phương pháp thể hiện từ lý luận báochí thế giới một cách linh hoạt sáng tạo, phù hợp với phong tục tập quán, vănhóa dân tộc, lối sống, trình độ nhận thức của nhân dân, cả những chủ trươngđường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử

Trang 11

Trước đây, một số người quan niệm, trong báo chí cách mạng Việt Namchỉ có hai thể loại cơ bản, đó là tin tức và bình luận.Trong từng thể loại, theoquan niệm của tác giả “ đều đưa ra cách hiểu của mình theo từng thể loạinhưng khái niệm chung về thể loại thì chưa có”.

Tác giả Đinh Văn Hường, trong bài “Một số vấn đề thể loại báo chí” cho

rằng: “ Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tư tưởng nhất định”.

Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Tác phẩm báo chí”, tập một, cho rằng:

“ Thể loại tác phẩm là một khái niệm để tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật lặp lại của các yếu tố trong một loại tác phẩm báo chí”.

Như vậy, quan niệm về thể loại báo chí còn nhiều ý kiến, quan niệmkhác nhau hết sức phức tạp, gây khó khăn trong hoạt động báo chí Có thểnói, người làm báo là người viết sử hàng ngày, nên sự thay đổi và các quanniệm khác nhau về thể loại là lẽ đương nhiên

Từ sự phân tích trên, khái niệm mới nhất về thể loại báo chí của tác giảDương Xuân Sơn trong cuốn “ Các thể loại báo chí chính luận nghệ

thuật” viết: “ Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp

và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày”.

1.2 Những đặc thù của thể loại báo chí

Mặc dù, sự giống và khác nhau giữa các thể loại chỉ mang tính tươngđối, tuy nhiên, mỗi thể loại vẫn có những đặc thù riêng Các đặc thù đó chỉ rõtính chất ổn định của thể loại báo chí

Trang 12

Trước hết, đó là tính xác thực của chân lý cuộc sống Khi miêu tả quátrình sự kiện, hiện tượng, việc sử dụng các thể loại báo chí phải luôn tôn trọnghiện thực và quy luật khách quan, không bóp méo, xuyên tạc sự thật.

Mỗi thể loại có thể phân biệt nhau thông qua các yếu tố sau:

Một là, các thể loại phân biệt nhau bởi tính chất của đối tượng được phảnánh Ví dụ: những sự kiện mang tính chất bề nổi, chỉ diễn ra trong một thờiđiểm nhất định cần thông tin ngay thì viết tin hay bài phản ánh Những sựkiện trọng đại, cần ghi lại diễn biến, tiến trình của sự kiện đó thì sử dụng ghinhanh Hay những vấn đề có quá trình phát sinh, phát triển lại sử dụng thểloại phóng sự hay ký…

Hai là, các thể loại phân biệt nhau theo mục đích, chức năng nhiệm vụsáng tạo của tác phẩm báo chí Ví dụ: cùng một chủ đề “ Nước sông Hồng bị

ô nhiễm” , Đài truyền hình Việt Nam thì phát sóng một phóng sự, trong khi

đó báo Nông thôn ngày nay thì lại viết một tiểu phẩm…

Ba là, các thể loại phân biệt nhau ở mức độ nắm bắt hiện thực, ở các kếtluận và khái quát hóa vấn đề cần phản ánh trong tác phẩm Ví dụ: ở thể loạiTin tức thường phản ánh những phạm vi hẹp còn trong thể ký và phóng sự thì

sự kiện, sự việc thường có phạm vi lớn hơn nhiều…

Cuối cùng, các thể loại phân biệt nhau theo tính chất của phương tiệnphản ánh hiện thực, văn phong, ngôn ngữ Ví dụ: khi viết phóng sự không thểthiếu yếu tố hình tượng, cảm xúc của tác giả Viết câu chuyện báo chí, tiểuphẩm phải sử dụng giọng văn châm biếm, hài hước…

1.3 Sự phân chia các nhóm thể loại báo chí

Báo chí với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải các nộidung văn bản tác phẩm mang tính chính trị - tư tưởng - xã hội nhất định Các

tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình đều sử dụng linh hoạt và phongphú các thể loại báo chí để thể hiện nội dung với mức độ giá trị khác nhau vềtừng vấn đề, sự kiện, con người cụ thể của đời sống xã hội

Trang 13

Vì vậy, việc phân chia nhóm và thể loại báo chí là cần thiết và kháchquan của lý luận và thực tiễn báo chí Tuy nhiên, việc phân chia này còn phứctạp và gây nhiều tranh cãi Có nhiều cách chia, cách phân nhóm, đặt tên khácnhau, tuy nhiên dựa vào lý luận cũng như thực tiễn hoạt động báo chí có thểchia ba nhóm chính với các thể loại sau đây:

Các thể loại báo chí thông tấn bao gồm: tin, phỏng vấn, tường thuật, bàiphản ánh, điểm báo…

Các thể loại báo chí chính luận ( nghị luận) gồm: Xã luận, bình luận,chuyên luận, bài phê bình…

Các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuâtgồm: Ký, phóng sự, tiểuphẩm, ghi nhanh, điều tra, câu chuyện báo chí

Ba nhóm với các thể loại cơ bản trên đã hợp thành hệ thống thể loại báochí tương đối hoàn chỉnh Việc phân chia thành các nhóm và các thể loại trênchủ yếu dựa vào đặc điểm và tính trội của từng thể loại và cũng chỉ là tươngđối

1.4 Xu hướng phát triển của thể loại báo chí

Xu hướng chung của các thể loại báo chí đương đại là sự hòa trộn, đanxen, chuyển hóa giữa các thể loại và các nhóm với nhau Thực tiễn hoạt độngbáo chí cho thấy nhóm Tin - Thông tấn vẫn có yếu tố của nhóm Chính luận vànhóm Chính luận - Nghệ thuật Giữa các thể loại cũng có quá trình diễn ranhư vậy

Ví dụ: ở dạng bài Người tốt việc tốt - một dạng bài ở thể tin tức mangtính cổ động đã từng phát triển mạnh trong những giai đoạn trước đây màngười có công khởi xướng là Hồ Chủ tịch Ở thời điểm hiện tại, dạng bài này

có nhiều biến đổi do những điều kiện kinh tế - xã hội và tâm lý, nhu cầu thôngtin của công chúng đã thay đổi Sự chuyển hóa về cách viết người tốt, việc tốtchuyển sang ký chân dung hoặc nhân tố mới, điển hình, hay ở thể tường thuật

Trang 14

hoặc điều tra, có yếu tố bình luận, có yếu tố “cái tôi” chủ quan, có tính biểucảm cao

Hay phóng sự chân dung có thể giao thoa với phóng sự vấn đề, phóng sự

sự kiện; hay phóng sự vấn đề có thể giao thoa với phóng sự quanh cảnh, hiệntrạng… Ngoài sự giao thoa giữa các dạng trên, phóng sự báo chí còn có thểgiao thoa với nhiều thể loại báo chí khác ở trong và ngoài hệ thống thể loạibáo chí như sự kết hợp giữa tác phẩm với ảnh báo chí để tạo nên phóng sựảnh…

Dĩ nhiên, sự hòa trộn này diễn ra có chừng mực nhất định, nó không thểlàm xóa nhà hoạc thay đổi bản chất cơ bản của từng thể loại, ngược lại nó làmtăng thêm sự phong phú, hấp dẫn và đa dạng hóa thông tin báo chí

Trên thực tế, xu hướng vận động và phát triển của các thể loại báo chívẫn đang diễn ra như chính đời sống xã hội và bản thân báo chí Vì các đốitượng mà mỗi thể loại đề cập đến là sự gặp nhau giữa khách thể và mức độtổng quát hóa của mỗi thể loại không tách rời nhau, chúng luôn luôn có quan

hệ mật thiết với các điều kiện và hoàn cảnh là quy luật khách quan của hoạtđộng báo chí Mặc khác, quá trình vận động và phát triển của các thể loại báochí là hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức và tư duy con người Thôngtin báo chí bao giờ cũng có tính định hướng, hướng dẫn dư luận và có ý nghĩachính trị xã hội nhất định; tính đến mục đích đối tượng mô tả và phản ánh củanó

Trang 15

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

VỀ CÁC THỂ LOẠI TRONG NHÓM BÁO CHÍ

CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT

Nhóm các thể loại này là sự kết hợp uyển chuyển , tự do giữa yếu tốchính luận ( tư liệu, sự kiện, lý lẽ - luận cứ, luận chứng, luận điểm ) với yếu tốvăn nghệ (hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát…) nhằm phản ánh và giảiquyết vấn đề Nói cách khác, các sự kiện, hiện tượng, quá trình có thật của đờisống xã hội được phản ánh một cách sinh động hấp dẫn bằng cách sử dụnghình ảnh, cảm xúc, thẩm mỹ và các thế mạnh khác nhau của ngôn từ ( ẩn dụ,ngoa dụ, tính ngữ, so sánh…) để khám phá các bản chất bên trong của sự việc

là yếu tố quan trọng Nhờ sự vận dụng những đặc điểm trên đã tạo cho nhómthể loại này có sức cuốn hút, hấp dẫn công chúng qua việc tả - bình – thuật

Có thể nói thông tin thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại chính luận – nghệthuật

Những đặc điểm trên xuất hiện ở tất cả các thể loại trong nhóm này baogồm: Phóng sự, ký chân dung, ký chính luận, ghi nhanh, câu chuyện báo chí,tiểu phẩm Tuy nhiên, ở mỗi thể loại thì những đặc điểm đó thể hiện khácnhau

2.1 Vài nét về quan niệm và đặc điểm của thể Ký báo chí

1 Quan niệm chung về thể Ký

Trong văn học và báo chí, các thể loại ký xuất hiện do nhu cầu phản ánhnhững hiện thực sôi động của cuộc sống Con người, sự vật, hiện tượng được

đề cập đến trong ký đều có thật Do vậy, sức thuyết phục của ký một phần lớn

do chính sự việc, con người được phản ánh trong tác phẩm

“Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa ký là một “ thể văn tự sự viết về người thật, việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”.

Trang 16

Trong “Thuật ngữ nghiên cứ văn học”, thể loại ký được xem là “ một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người thật, việc thật… Hình tượng của ký có địa chỉ của nó trong cuộc sống Do đó, tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký…”.

Như vậy, người viết ký phải là người từng tham gia hay chứng kiến câuchuyện nên vai trò của tác giả là rất quan trọng Nhưng bên cạnh đó, ngườiviết ký còn thể hiện tài nghệ của mình ở chỗ “biết chọn đúng đối tượng đểviết, biết tìm hiểu kỹ năng đối tượng và làm nổi bật tầm tư tưởng…” Chínhđiều này đã góp phần làm cho ký trở thanh một thể loại có khả năng phản ánhcuộc sống một cách nhanh chóng và linh hoạt

Như vậy, ký phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống.Trong ký tính chính xác được thể hiện ở mức độ cao, do vậy hư cấu chỉ giữvai trò thứ yếu Ký phản ánh kịp thời và linh hoạt cuộc sống, kết hợp hài hòacác yếu tố tự sự, chính luận, trữ tình Người viết ký cần phải chọn cho mìnhmột hình thức ký thích hợp và cần viết bằng một thứ ngôn ngữ hấp dẫn vớinhững cảm xúc chân thành Những đặc trưng này đã tạo cho thể loại ký sứclôi cuốn đối với người đọc

Theo một số nhà nghiên cứu, Ký là một loại hình trung gian nằm giữabáo chí và văn học gồm nhiều loại, thể khác nhau Chủ yếu là văn xuôi, tự sựnhư bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút

Theo “Thuật ngữ nghiên cứu văn học” có thể phân chia các thể loại ký

căn cứ vào “…đặc điểm của nội dung, mục đích của người viết, tính chất của những hiện tượng lịch sử được kể lại, tỷ lệ giữa các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận… tuy nhiên ranh giới ấy là tương đối” Bởi nhìn chung, các yếu tố

tự sự, trữ tình, chính luận thường hòa lẫn nhau

Trong “Từ điển văn học”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam viết: “Ký

có nhiều thể, có thể rất gần với thông tin như ký sự, phỏng vấn; có thể rất gần

Trang 17

với chính luận như tạp văn, bút ký chính luận; có thể rất gần với lịch sử như hồi ký, tự truyện… lại có thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tùy bút, bút ký…”.

Tùy bút và bút ký là hai thể mang nhiều chất trữ tình trong nhóm ký Sựphản ánh, miêu tả trong tùy bút, bút ký cũng dựa trên những sự việc, hiệntượng có thật trong cuộc sống Tuy nhiên, yêu cầu về tính xác thực, độ chínhxác không cần đạt đến mức tối đa Cùng với việc ghi lại những sự việc, cảnhvaath mà mình chứng kiến, người viết tùy bút, bút ký còn chú trọng bộc lộcảm xúc, nêu lên những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng… Đây là một trongnhững điểm rất đặc trưng của hai thể này, so với đặc điểm chung của nhóm

ký Bên cạnh đó, ở mỗi thể loại lại có những nét khác biệt tạo ra sự độc đáo

và hấp dẫn riêng của chúng

“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa bút ký “ là thể ký ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy, những nhận xét, cảm xúc của người viết trước hiện tượng trong cuộc sống…”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cũng có nhận xét về bút ký: “ là một thể loại ký văn học, nhằm ghi lại những sự việc mà người viết đã chứng kiến, thường là trong một chuyến đi.”

Những nhận xét, định nghĩa về bút ký cũng nêu lên một đặc điểm củaloại thể này là các yếu tố liên tưởng, trữ tình, nghị luận trong bút ký tuyphong phú hơn so với các thể khác cùng nhóm, song lại không nhiều như ởtrong tùy bút Từ đây, có thể thấy tùy bút là một thể có lối viết tương đốiphóng khoáng, cảm nhận, cảm nghĩ của tác giả rất đa dạng, không bị bó buộc

về không gian và thời gian

Trong “Thuật ngữ nghiên cứu văn học”, tùy bút được xem là “một thể thuộc loại hình ký, trong đó, cùng với việc nhắc đến các hiện tượng của đời sống, tác giả đặc biệt chú trọng bộc lộ cảm xúc, trang trải tâm tình, phát biểu

Trang 18

nhận xét về người và cảnh Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất của ký” nó

“lôi cuốn người đọc bằng những lời bình luận, triết lý sâu sắc”.

Tóm lại, bút ký cũng nhằm ghi lại người thật, việc thật mà tác giả đãchứng kiến nhưng kèm theo những cảm xúc, cảm nghĩ của người viết Việcthể hiện tình cảm, suy nghĩ này còn được mở rộng hơn trong thể tùy bút Điềunày đã tạo cho tùy bút trở thành một thể giàu chất trữ tình nhất trong nhómký

Trong tùy bút, sự liên tưởng, tưởng tượng và tình cảm của người viếtkhông bị bó buộc, mà dàn trải như trong một bài thơ trữ tình, nhưng vẫnkhông nằm ngoài trật tự hợp lý của dòng cảm xúc, suy nghĩ và sự kiện Ngônngữ của tùy bút giàu chất hình ảnh và chất thơ… Khác với tùy bút, những đặcđiểm trong bút ký gần với đặc điểm chung của nhóm ký hơn Nhưng đôi khi,ranh giới giữa tùy bút và bút ký là mờ nhạt, khó phân biệt, bởi còn tùy thuộcvào sự “biến hóa” trong bút pháp của mỗi tác giả

2 Đặc điểm của Ký báo chí

Ký báo chí phản ánh hiện thực thông qua vai trò của cái tôi trần thuật –nhân chứng khách quan trước hiện thực được phản ánh và khách quan với tất

cả đối tượng tiếp nhận thông tin

Ký báo chí nhìn chung có kết cấu co dãn, tương đối linh hoạt và bútpháp sinh động giàu chất văn học Đặc điểm này cho thấy các thể thuộc kýbáo chí được khu biệt với các thể loại báo chí ở trong cách thức phản ánh hiệnthực Với kết cấu linh hoạt, hiện thực được trình bày trong tác phẩm thuộc kýbáo chí được hiện lên với nhiều tình huống khác nhau, đan xen nhiều mảngcủa hiện thực với những màu sắc, âm thanh, hoàn cảnh, sự việc, con người…

vô cùng phong phú Bút pháp giàu chất văn học giúp cho tác giả trình bày vấn

đề mềm mại, uyển chuyển có tính hình tượng, có sức thuyết phục cao

Ngôn ngữ của các thể ký báo chí mang tính tổng hợp của các loại phong

Trang 19

cách ngôn ngữ khác nhau trong đó vừa mang phong cách chính luận và nghệthuật nên giàu hình ảnh và có sức biểu cảm.

Với sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ báo chí và các phongcách ngôn ngữ khác tạo thêm điều kiện cho người viết tác phẩm ký báo chítrình bày và thẩm định hiện thực ưu thế hơn hẳn sự gò ép bởi lối văn thôngtấn vốn vẫn được coi là đặc điểm của thể loại thông tấn, lối văn nghị luậnchính trị - xã hội của loại thể chính luận

Những đặc điểm nêu trên đã góp phần tạo ra đặc trưng riêng biệt của thểloại ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí, từ đó giúp chúng ta nhận diệnmột cách rõ ràng về thể loại này, đồng thời trên cơ sở đó xem xét từng thể loạithuộc loại thể ký báo chí

Phóng sự là thể loại được xếp đầu bảng của ký báo chí, bởi khả năng

trình bày hiện thực vừa khái quát, vừa cụ thể Trong đó tác giả đưa ra đượcchính kiến, quan điểm của mình về những gì nêu trong tác phẩm

Ghi nhanh là thể loại nổi bật ở khả năng thông tin nhanh, ngay lập tức

về những sự kiện, vấn đề tươi mới vừa xảy ra, phác thảo đa diện về các thờiđiểm ban đầu sinh động nhất, nhằm thỏa mãn yêu cầu thông tin về cái mớicủa công chúng

Ký chân dung được coi là thể loại báo chí duy nhất lấy con người làm

đối tượng phản ánh Dĩ nhiên con người trong ký chân dung phải là con người

có thật, tiêu biểu cho một khía cạnh (tốt – xấu) thông qua hành động, lời nói,việc làm cụ thể

Ký chính luận nổi lên ở thông tin lý lẽ, kết hợp giữa hai phong cách:

chính luận – nghệ thuật Trong ký chính luận nổi lên thông tin lý lẽ một cách

đa dạng, sinh động từ những vấn đề, sự việc, hiện tượng vừa mới xảy ra trongcuộc sống hàng ngày

Tóm lại, các thể ký báo chí luôn bám sát cuộc sống để phản ánh một

Trang 20

cách nhanh nhạt, kịp thời về những vấn đề, sự việc, sự kiện, hiện tượng đangxảy ra trong hiện thực khách quan Với cái tôi trần thuật – nhân chứng kháchquan các tác giả viết ký đang từng ngày từng giờ tắm mình trong cuộc sống

để thể hiện cuộc sống như chính nó đã có, đang có và sẽ có

2.2 Phóng sự

Từ khi mới ra đời, cho đến nay thể loại phóng sự đã được khai thác ở

nhiều khía cạnh khác nhau Ở trên thế giới và ở Việt N am đã có nhiều cuốn sách, tài liệu, luận văn viết về phóng sự Phóng sự báo chí hiện đại ở nước ta

hiện nay đang có sự giao thoa, chuyển hoá một cách mạnh mẽ cùng các thểloại báo chí khác

2.2.1 Khái quát về sự ra đời và phát triển

Nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông cho rằng: thể loạiphóng sự ra đời đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, gắn liền với sựthắng lợi của cuộc đấu tranh vì tự do báo chí dài suốt 3 thế kỷ và sự phát triểnvượt bậc của tư tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây

Ở Việt Nam, phóng sự xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX với

khởi đầu là tác phẩm “Tôi kéo xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí, mặc dù báo

chí Việt Nam có từ năm 1865, bởi ba lý do sau đây:

Những năm này, lợi dụng chính sách “Pháp – Việt đề huề” của chínhphủ Pháp, hàng loạt thanh niên trí thức Việt Nam đã lên đường du học tại cácnước Nhật, Pháp Khi trở về nước, không ít người trong số họ (như HoàngTích Chu, Đỗ Văn, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bích…) đã cùng nhau thựchiện cải cách quan trọng trong nghề báo: áp dụng vào Việt Nam lối viết báo

và cách trình bày báo hiện đại đã học được từ châu Âu Cuộc cách mạng trongnghề báo ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho các thể loại báo chí mang phongcách hiện đại du nhập dần vào Việt Nam – trong đó có phóng sự

Lịch sử dân tộc ta vào những năm 30 của thế kỷ XX dồn dập những biến

Trang 21

cố dữ dội Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929-1933 vànhững năm thoái trào cách mạng do sự khủng bố hết sức tàn bạo của bọn đếquốc, sự bất công của xã hội đã đẩy người dân nghèo vào tình cảnh hết sức bithảm Thực trạng xã hội với hình ảnh cùng quẫn của tầng lớp tiểu tư sản vàdân nghèo thành thị, sự “phất” lên của những tên quan lại, địa chủ theoPháp… là mảng đề tài hiện thực nóng bỏng để các cây bút phóng sự thể hiện.Công chúng báo chí lúc này đã giảm hứng thú với tiểu thuyết lãng mạn

mà đòi hỏi phải có những tác phẩm báo chí vừa phản ánh cụ thể, chính xác vềhiện thực cuộc sống đa dạng, bề bộn, vừa gợi cảm xúc trong lòng người đọc.Điều đó thúc đẩy phóng sự ra đời và nhanh chóng phát triển

Thể loại phóng sự đã ra đời do hoàn cảnh biến động của lịch sử thúc đẩy,

có sự trợ giúp của các nhà văn vào địa hạt báo chí và do thực tiễn cuộc sốngcũng như công chúng báo chí đòi hỏi

Sự phát triển của phóng sự ở Việt Nam có thể chia ra làm 3 giai đoạn:Giai đoạn 1932-1945: Sự xuất hiện của hai khuynh hướng: khuynhhướng thứ 1, ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, làm tan rã tinh thần chống ngoạixâm của một bộ phận công chúng thanh niên; khuynh hướng thứ 2, phản ánh

về cuộc sống bần cùng người lao động, đề cập đến những bất công trong xãhội nhưng lại hạn chế ở tầm nhìn và việc tìm biện pháp giải quyết vấn đề thựctiễn

Giai đoạn 1945 đến những năm 1980: phóng sự được coi là một trongnhững thể loại báo chí quan trọng hàng đầu, là tấm gương phản chiếu bứctranh chân thực của thời đại qua các dấu mốc lịch sử trọng đại với những bàiviết có chiều sâu và có sức tác động lớn

Từ 1986 đến nay: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở

ra một thời kỳ mới cho sự phát triển: xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp,chuyển dần sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 22

Phóng sự lúc này đã thể hiện rõ vai trò của mình, luôn được công chúngbạn đọc yêu thích Phóng sự ngày càng đi vào những vấn đề thời sự cập nhật,nóng bỏng của cuộc sống được thể hiện một cách sinh động, nhiều chiều, đầy

ắp thông tin, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức của công chúng

2.2.2 Khái niệm

Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại

phóng sự Đối với từng tác giả khác nhau cũng có những ý kiến khác nhau về phóng sự Thể loại phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời

sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến Phóng

sự vừa thông tin sự kiện lại vừa có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thẩm

mỹ Phóng sự được xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại.

Danh từ phóng sự bắt nguồn từ tiếng La tinh “Reportagere”, nghĩa làthông báo một tin mới, một chuyến đi, giành được một cái gì đó Thời kỳ mới

ra đời, phóng sự hầu như chỉ thực hiện được chức năng cơ bản là chức năngthông tin, sự kiện Nó có ưu thế hơn hẳn các thể loại lúc bấy giờ là phản ánhđược đầy đủ sự kiện theo quá trình diễn biến Có lẽ bởi vậy nên thời kỳ mới

ra đời phóng sự được xem như đồng nhất với tường thuật Cuốn từ điểnWebxto của Mỹ định nghĩa phóng sự “ được coi là sự mô tả, sự tường thuậtmột cuộc họp Quốc hội” Ngay cả nhà văn, nhà báo nổi tiếng Mỹ Mac Tuên

cũng chỉ coi phóng sự là “ ghi chép máy móc đơn thuần các sự kiện chứ không phải là một công việc sáng tạo” Còn người Pháp gọi phóng sự là một

khái niệm rất gợi là Điều tra Nhìn chung các quan niệm của phóng sự thời kỳnày còn rất thô sơ, máy móc và đơn giản, chưa chỉ ra được những đặc trưngthể loại cũng như chưa thấy được “ tính trội” của phóng sự trong hệ thống cácthể loại báo chí chính luận nghệ thuật

Ngày nay, những quan niệm như trên về thể loại phóng sự đã không còn

phù hợp nữa Thực tế báo chí cho thấy “ phóng sự không còn tự giới hạn

Trang 23

trong việc mô tả hiện thực trên bề mặt mà đã đạt tới những dạng thức chân thật của hiện thực trong những biến đổi của nó về cả mặt sự kiện cũng như mặt cảm xúc Trong phóng sự hiện đại, không phải là sự ghi lại một cách đơn giản mà còn là sự trả lời một câu hỏi phức tạp liên quan đến cuộc sống chúng ta” Như vậy phóng sự vẫn đi theo xu hướng chung của chức năng

thông tin báo chí mà ở đó trọng tâm là khía cạnh thông tin nhưng nó đã cómột bước phát triển mang tính đột phá là đặt ra và lý giải những vấn đề mangtính hiện thực nóng bỏng mà đông đảo công chúng quan tâm Nói nôm na,phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề

đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số

phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tường thuật,kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự, vai trò của cái “tôi”trần thuật – nhân chứng khách quan rất quan trọng

Trong các cuốn sách, công trình nghiên cứu lý luận văn học và báo chíViệt Nam, các tác giả đều ít nhiều đưa ra các quan niệm về thể loại phóng sự

Tổng tập văn học Việt Nam, tập 29A khi nói về tác phẩm phóng sự “ Tôi kéo xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí đã khẳng định đây là tác phẩm “ có ý nghĩa

mở đầu cho thể loại phóng sự văn xuối Việt Nam hiện đại” Hoàng Ngọc

Hiến khi đánh giá về các thể ký cho rằng : “ có lẽ phóng sự là tiểu loại kí “ báo chí” hơn cả” Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam lại có ý kiến cho rằng phóng sự là một thể loại báo chí, nó sẽ “ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc họa thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc” Tác giả Đức Dũng trong cuốn sách “ Các thể ký báo chí” lại xếp phóng sự “ là thể loại đứng giữa văn học và báo chí” Khi đặt phóng sự

đứng giữa văn học và báo chí, tác giả Đức Dũng đã nhấn mạnh đến tính thôngtin báo chí và bút pháp thể hiện trong tác phẩm phóng sự Trong khuôn khổtiểu luận này, không nhằm xác định một ranh giới phân biệt giữa phóng sự

Trang 24

báo chí và phóng sự văn học mà chỉ xem xét các quan niệm của những người

đi trước về thể loại phóng sự để từ đó xác định một quan niệm tương đối vàđúng đắn làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, khảo sát Bởi lẽ trong khoahọc, không có một định nghĩa nào được xem là đúng nhất và ngự trị mà chỉ cóđịnh nghĩa mang tính làm việc ứng với đối tượng nghiên cứu mà thôi

Một khái niệm về thể loại phóng sự tương đối đầy đủ và đầu tiên của lýluận báo chí Việt Nam là khái niệm trong cuốn: “ Giáo trình nghiệp vụ báochí” của khoa Báo chí trường Tuyên huấn Trung ương Cuốn sách này định

nghĩa như sau: “ Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra, có thể kết hợp nghị luận , nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính sách nhất định” Nhìn

chung, các quan niệm trên đây xuất phát từ một vài khía cạnh, phẩm chất củaphóng sự, tuy còn nhiều mâu thuẫn tranh cãi và khác nhau về ngôn từ thểhiện, song hầu hết các quan niệm đó đều thống nhất ở hai điểm chung mangđặc điểm thể loại như sau:

Phóng sự thông tin về sự kiện, sự việc trong quá trình phát sinh, pháttriển, cố gắng đặt ra và lí giải các câu hỏi của hiện thực

Phóng sự là một thể loại gần với văn học với bút pháp linh hoạt, sinhđộng Trong tác phẩm phóng sự,tác giả vừa thông tin sự kiện vừa thông tin lý

lẽ vừa thông tin thẩm mỹ

Xuất phát từ quan niệm của những học giả đi trước , tác giả Đức Dũng

bổ sung thêm “ vai trò của cái tôi trần thuật trong tác phẩm phóng sự” và đưa

ra định nghĩa : “ Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện, con người , tình huống điển hình thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo, vừa lý trí, vừa cảm xúc, với một bút pháp giàu chất văn học.” Quan niệm này cho rằng phóng sự thể loại đứng giữa, là

Trang 25

gạch nối giữa văn học và báo chí, không chỉ mô tả sự kiện đơn lẻ mà đượcxem xét trong quá trình phát sinh, phát triển Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnhvai trò của người viết qua việc thẩm định hiện thực một cách chân thực và cócảm xúc.

Cũng có những quan niệm khác như tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng:

“ Trong số các thể ký văn học, có lẽ phóng sự là thể loại ký báo chí hơn cả” Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam lại cho rằng: “ Phóng sự là một thể loại ký nhằm ghi chép một vấn đề, sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự So với tùy bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể trực tiếp phạm vi và địa điểm được quy định chặt chẽ Đó là thể văn gần vói khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn là yếu tố trữ tình.”

Khi bàn về phóng sự trong các thể ký văn học, nhà nghiên cứu PhươngLựu đã xếp nó vào nhóm các thể ký phi cốt truyện Theo ông, phóng sự tuân

theo kết cấu liên tưởng mà ở đó “ là sự xen kẽ giữa sự kiện, con người với những đoạn nghị luận, trữ tình với tỷ lệ khá lớn của nhân vật trần thuật”.

Cũng có những quan niệm khác: Phóng là mở rộng ra, sự là sự việc – mở rộng

sự việc Như vậy, phóng sự là phải có một cái sự nào đó rồi mới phóng ra.Phóng còn có nghĩa là tìm hiểu, hỏi han, mô tả, chứ phóng sự không phải làphóng tác, phóng đại, phóng bút

Qua những quan niệm đã bàn trên, chúng ta có thể nhận thấy một sốđiểm sau đây:

- Phóng sự thuộc thể loại ký báo chí, đề cập đến những hoạt động củacon người mà những hoạt động đó có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định

- Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả hoặc tường thuật

- Phóng sự kết hợp tính nghị luận ở mức độ nhất định

- Trong phóng sự vai trò cái tôi trần thuật rất quan trọng

Trang 26

Từ những điều đã phân tích ta có thể hiểu về phóng sự như sau:

“Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vaasnn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay

tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự, via trò của cái Tôi trần thuật - nhân chứng khách quan rất quan trọng.”

Phóng sự thể hiện thông tin sự kiện nóng bỏng, có tính vấn đề, biểu hiệnquan niệm, tính khuynh hướng, trình độ lý giải và cách nhìn của tác giả trước

sự kiện Những điều này quy định ngôn từ của tác giả

Như vậy, trong bối cảnh thế giới hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở

sự mô tả đơn giản Hơn thế nữa, nó đã tiếp cận một cách chân thực và đa dạngtrong việc trình bày hiện thực - một hiện thực phức tạp, liên tục phát triển vàbiến động không ngừng bởi những chi tiết cụ thể, đồng thời với những nănglực khái quát cao Và trong hoàn cảnh nào, phóng sự cũng xứng đáng là một

vũ khí sắc bén để đánh giá sâu sắc một vấn đề

2.2.3 Đặc trưng

Quan niệm về thể loại phóng sự nêu trên là một quan niệm khá đầy đủ vàchính xác về thể loại phóng sự Quan niệm đó đã phần nào cô đúc đượcnhững đặc trưng khu biệt thể loại trong nhóm chính luận – nghệ thuật nóiriêng và trong hệ thống thể loại nói chung Tựu trung lại, phóng sự có ba đặctrưng sau:

1 Đặc trưng thứ nhất

Phóng sự thông tin thời sự về người thật, việc thật trong cả quá trình phát sinh, phát triển Đồng thời, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra.

Đặc trưng này phản ánh năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự

Trang 27

Phóng sự đặc biệt thích hợp dùng mô tả sự phát triển năng động của hiệnthực Trong hệ thống thể loại báo chí, phóng sự là thể loại duy nhất có khảnăng trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát cao, vừa chi tiết, cụ thểcủa hiện thực đa dạng, bề bộn Không chỉ dừng lại ở cấp độ phản ánh, phóng

sự còn lý giải các vấn đề của hiện thực đặt ra một cách thỏa đáng Bởi vậy,phóng sự luôn ở vị trí một thể loại xung kích, đặt biệt là ở trong thời điểm xãhội đang có những chuyển biến mạnh mẽ lớn lao Trong những thời điểm đó,phóng sự “ là thể loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận xét đâu lànhân tố mới, có thể làm “bản kiểm kê của thời điểm” một cách sinh động và

hấp dẫn Tác giả Đức Dũng trong “ Các thể ký báo chí” cũng khẳng định: “ Việc phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh toàn cảnh cho thấy phóng

sự có thể mở ra một trường quan sát tương đối đa dạng và linh hoạt trước đời sống- điều mà không phải thể loại báo chí nào cũng có được”.

Nhiệm vụ của bất kỳ phóng viên nào khi thực hiện phóng sự trước hết

là cung cấp cho bạn đọc khả năng được nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người chứng kiến (người thực hiện phóng sự), tức là tạo “hiệu quả của sự hiện

diện” Bất cứ thể loại báo chí nào cũng đòi hỏi và có đặc trưng là phản ánhngười thật, việc thật có ý nghĩa xã hội Tuy nhiên, với từng thể loại, quá trình

và phương thức phản ánh hiện thực đó có những góc độ tiếp cận và mức độphản ánh khác nhau “Điểm nổi bật nhất của phóng sự so với các thể loại báo

chí khác là nó có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực Để

làm được như vậy, phóng sự luôn bám sát những con người, sự kiện và vấn đềnổi bật trong đời sống” Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìmhiểu sự thật chứ không chỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức Nếu thiếu quátrình đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật thì các tác phẩm phóng sự không thể trởthành những “bức tranh” hiện thực sống động

Trang 28

Đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật, phóng sự qua đó có khả năng phản ánh

đa diện và có tính chất điển hình về đối tượng được phản ánh Ngược lại,không phải sự kiện và con người nào cũng trở thành đối tượng được phản ánhbởi phóng sự Những sự kiện và con người đó phải đảm bảo yếu tố tiêu biểu,điển hình và có ý nghĩa xã hội

Phóng sự cũng không dừng lại ở việc phản ánh đối tượng, phản ánh sựthật mà còn có xu hướng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi màhiện thực đặt ra Phóng sự không chỉ giúp công chúng “biết” sự kiện xảy ra vàxảy ra như thế nào mà còn giúp công chúng “hiểu” tại sao hay những nguyênnhân nào dẫn đến sự kiện đó Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm phóng sựcòn chỉ ra xu thế vận động và quá trình phát triển, diễn biến tiếp theo của sựkiện

Phóng sự có mục đích cấp cho công chúng những tri thức phong phú đầy

đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họđang quan tâm theo dõi Ngoài việc thông tinn thời sự về người thật việc thậttrong một quá trình phát sinh, phát triển, phóng sự còn cố gắng thẩm địnhhiện thực và trả lời câu hỏi mà hiện thực đặt ra, như phóng sự Tôi kéo xe củaTam Lang đã phản ánh cuộc đời cực nhọc của người phu kéo xe; phóng sự HàNội lầm than của Trọng Tang đã đề cập đến những thân phận nhục nhằn củađời kỹ nữ ; phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng mô tả nhữngmánh khóe và cuộc đời của những phụ nữ lấy chống ngoại quốc; qua cácphóng sự của Nguyễn Khải và Hồ Phương như Chúng tôi ở Cồn cỏ, Họ sống

và chiến đấu đã nêu bật những sự gương anh hùng trung những năm đầukháng chiến và trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta…

Tính xác thực trong thông tin đòi hỏi người viết phóng sự phải thật sưhiểu biết về vấn đề mình đề cập đến Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến

sự việc hoặc tự mình tìm hiều vấn đề thông qua những nhân chứng đáng tin

Trang 29

cậy.Trong phóng sự Tôi đi bán tôi, Huỳnh Dũng Nhân đã phải mượn một “chiếc áo quân khu rộng thúng thình , chân xỏ đôi dép lê quèn quẹt, đầu độichiếc mũ cối bất hủ” rồi “ thả bộ ra chợ người” Anh cũng tham dự vào độiquan bán sức lao động để được tận mắt chứng kiến cảnh tranh giành côngviệc, mặc cả giá, nỗi thất cọng của người không được thuê mướn… Cũng nhưTam Lang trước đây viết Tôi kéo xe đã tự cởi bỏ bộ đồ ký giả, chụp lên đầuchiếc nón và mặc lên người bộ quần áo phu xe để hiểu tận cùng nỗi vất vảnhọc nhằn của những “ ngựa người” và từ đó kêu gọi xóa bỏ công việc đầy sựbất công ấy.

Đặc điểm phản ánh trong phóng sự ở chỗ nó không chỉ dừng lại trongviệc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗicác sự kiện Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trìnhphát sinh phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nằm bắt được vấn

đề Người viế trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sựviệc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đógợi ở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định Phóng sự rất xác thực trong

sự việc, sự kiện và chi tiết nhưng có khuynh hướng rõ rệt Ngọc Dũng trongphóng sự Báo động về ô nhiễm môi trường ở Hải Phong ( Báo Việt Nam đầu

tư nước ngoài, số 138,28/11 – 24/12/1995) đã cho ta thấy một Hải Phóng hiệntại có những điểm nóng ô nhiễm với “ nền trời xanh như có sương mờ baophủ vì những đám mây nhân tạo cuồn cuộn lan tỏa” Anh đã chỉ ra cả quátrình từ từ và đều đều những nhà máy công nghiệp hóa chất, luyện kim, vậtliệu xây dừng… đã phun chất thải làm ô nhiễm môi trường Tác giả lật giởtừng trang hồ sơ của một sự kiện như từ khi bắt đầu hoạt động từ tháng10/1994 đến tháng 2/1995 Công tht Thép VINAPIPE đã nhận được đơn khiếunại và yêu cầu bồi thường của Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng bởi nướcthải công nghiệp có màu vàng chứa nhiều rỉ sắt đã làm chết rau muống và lúa

Trang 30

bị lép hạt Hay người dân sống ở quanh khu vực nhà máy xi măng Hải Phòng

đã “ tha hồ hít bụi từ mấy chục năm nay” Những sự kiện kết nối với nhau, bổsung cho nhau khiến cho tác phẩm phóng sự đầy tính thuyết phục

2 Đặc trưng thứ hai

Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.

Bút pháp được sử dụng trong phóng sự là bút pháp miêu tả tường thuật

có thể kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định Miêu tả, tường thuật là nhữngbút pháp được sử dụng ngay từ khi những bài phóng sự đầu tiên ra đời, nhưmột phóng sự về hỏa hoạn được tường thuật chi tiết từ nguyên nhân vụ chấy,diễn biến và hậu quả trên báo chí Anh, phóng sự về những cuộc họp Quốc hộitrên báo chí Mỹ Trong những phóng sự đầu tiên của Việt Nam được xem làmẫu mực của thể tài phóng sự cũng được sử dụng triệt để bút pháp miêu tảnhư Tôi kéo xe của Tam Lang “ Trước mặt tôi, một bát canh sáo bò khói lênngùn ngụt Nóng sốt như thế mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cholắm vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bềunhư những xác chết đuối dưới những đám hành răm.”… Cho đến nhữngphóng sự Việt Nam hiện đại cũng vậy Miêu tả và tường thuật là bút pháp chủyếu trong phóng sự Nó giúp người đọc cảm nhận, hình dung được sự kiện,con người lồ lộ như đang hiển hiện trước mặt họ : “ Những vườn đồi của mộtvùng trung du trải rộng trước mắt, có vườn nối đồi này sang đồi nọ Có vườnlen lách quanh co chạy dài giữa hai bờ đá lô nhô như dòng sông xanh quằnquại tìm đường ra biển Vành đai phân ranh đất vường đều tăm tắp những loàicây họ đậu trám hoa vàng, keo tai tượng chạy hàng hai, hàng ba theo đườngdích dắc vui mắt…” ( phóng sự Trung du của Vĩnh Quyền, báo Lao động,4/4/1993)

Sự miêu tả trên dẫn dắt người đọc tới gần sự kiện hơn Mọi vật như được

vẽ ra trước mắt họ với vẻ độc đáo riêng của nó Cách tường thuật lúc thì chậm

Trang 31

rãi, lúc thì vội vã của tác giả phóng sự giúp cho người đọc tiếp cận được với

sự kiện, lần theo dáu vết và tiến trình của sự kiện Chính vì vậy mà phóng sự

có ưu thế cung cấp thông tin cho người đọc một cách chi tiết và đầy đủ

Cũng như mọi thể loại báo chí khác, sự vật, nhân vật được tường thuật,miêu tả trong phóng sự phải đảm bảo tính trung thực của nó Tác giả khôngđược phép bịa đặt, hư cấu khi cung cấp thông tin trong phóng sự được chuyểntải một cách mềm mại, uyển chuyển dễ đi vào lòng người Theo nhà báo TrầnBạch Đằng thì không chỉ bằng những thông tin, bài báo trên lớp huấn thịngười đọc mà phải “ tranh thủ được trái tim” của họ Vì thế tác giả phóng sựphải nhạy camr, biết phát hiện ra những chi tiết tiêu biểu để tường thuật lạicho người đọc Nhà báo Xuân Ba được coi là người biết phát hiện ra nhữngchi tiết bình thườn nhưng lại rất có giá trị Đi đâu anh cũng quan sát, “ nhòmngó” mọi chuyện , mọi người,mọi biểu hiện tưởng như là vặt vãnh nhưng lạikhông vặt vãnh chút nào khi được miêu tả lại trong các tác phẩm của anh: “Với Vác-sa-va tôi nghĩ có lẽ là ở chợ trời Châu Âu, ở bến xe này những dãyngười xếp hàng chờ mua vé đi các tuyến, cũng như những dãy ghế gỗ sứt sẹobẩn thỉu áp lưng vào nhau, cũng cái mùi uế tạp rất đặc thù bốc lên từ thùngrác ở góc nhà, từ những bộ quần áo lâu ngày không giặt, từ những đôi chânlồng trong các loại giầy to sụ kia, hệt như ở các bến xe tứ xứ mình vậy…Cách đó không xa thay vì những cái nón mê rách, rổ rá của đám ăn mày bên

ta là những chiếc đấu gỗ con con bẩn thỉu vì lâu ngày không được cọ rửa củatốp khất thực cứ huơ huơ dưới đám gối của khách bộ hành” ( Phóng sự Đông

Âu trên từng cây số) Chỉ qua cách miêu tả trên, không bình luận gì thêm,Xuân Ba đã khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc những vất vả lam lũcủa con người lao động, đặc biệt là những người lao động Việt Nam đangkiếm sống dưới góc trời Âu này

Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở lại bút pháp miêu tả và tường thuật không thôi

Trang 32

thì chưa đủ để làm nên một thiên phóng sự hay mà mới chỉ là bài ghi chépthuần túy Do vậy, dể có những phóng sự sắc sảo, người viết phải biết kết hợptính nghị luận ở mức độ nhất địn theo lối tả - bình – thuật Điều này đòi hỏingười viết phải có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để xử lý các dữ kiện, đưa rađược những đánh giá đúng có tính địnhn hướng đối với bạn đọc.

3 Đặc trưng thứ ba

Xuyên suốt trong tác phẩm phóng sự là vai trò của “ cái tôi trần nhân chứng- khách quan” Đó là một cái tôi vừa logic, lí trí, giàu lí lẽ và trong một chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ”

thuật-Đây là một đặc điểm nổi bật nhóm chính luận – nghệ thuật ( ký báo chí)nói chung và nó được thể hiện có bề dày, có bản sắc nhất trong thể loại phóng

sự nói riêng Tuy nhiên, do những đặc trưng báo chí quy định, cái tôi trongphóng sự nói riêng, trong nhóm chính luận nói chung bao giờ cũng là cái tôitác giả chứ không phải là cái tôi thẩm mỹ hay là một thủ pháp nghệ thuật nhưtrong văn học Bởi lẽ nhà báo không thẩm định hiện thực trên cơ sở cảm xúcthẩm mỹ mà phải dựa trên kết quả của tư duy logic, của sự thật khách quan Ởđây, không loại trừ cảm xúc thẩm mỹ, song đó phải là cảm xúc trước sự thật

để phản ánh sự thật Với tư cách là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sựviệc, cái tôi – trần thuật – tác giả- nhân chứng khách quan phải làm cho côngchúng tiếp nhận luôn tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với hoàn toàn sự thật,thuyết phục công chúng bằng logic của sự thật với những nhận xét kháchquan của chính tác giả Điều đó ấn định kênh giao tiếp giữa người thông tin

và công chúng tiếp nhận thông tin Muốn vậy, cái tôi tác giả - nhân chứngkhách quan trong phóng sự phải luôn ở tư thế bình đẳng với đối tượng phảnánh và công chúng tiếp nhận Trong một chừng mực nào đó cái tôi còn thểhiện trách nhiệm của nhà báo trước sự thật được trình bày trong tác phẩm Cáitôi trong tác phẩm phóng sự phải là cái tôi xã hội, xuất phát từ trách nhiệm

Trang 33

công dân và trách nhiệm nghề nghiệp của nhà báo Trong quá trình trình bày

và thẩm định hiện thực, cái tôi trần thuật - tác giả còn phải tạo được sự đồngcảm giữa cái Ta – công chúng tiếp nhận Muốn vậy, nhà báo phải dũng cảmchỉ ra sự thật và quyết tâm chiến đấu bảo vệ sự thật, bênh vực lẽ phải nếu sựthật ấy phù hợp với lợi ích giai cấp, cộng đồng Điều này đòi hỏi khả năng tưduy và đạo đức của nhà báo, đòi hỏi nhà báo phải có khả năng thẩm định vàthẩm định đúng hiện thực Nói một cách khác, cái tôi của chủ ngôn vừa làngười phát hiện, phản ánh vừa là người hướng dẫn, thẩm định hiện thực đượcnói đến trong tác phẩm phóng sự Làm được chức năng “ cái tôi” này, ngườiviết phải có “ mắt nhìn – óc nghĩ – chân đi” với một tình cảm chân thật, thiếttha, với một thế giới quan và nhân văn cao cả

Nhà báo, nhà văn Cô-lôm-bi-a Gab-ri-en Gác-xi-a Mác-ket nói: “ trong nghề phóng sự người ta có thể nói điều người ta muốn với hai điều kiện : một

là phóng sự được làm với hình thức có thể tin được và hai là người làm phóng sự từ trong ý thức của mình phải hiểu rằng điều mình viết là sự thật.

Ai nhường bước cho dục vọng cá nhân và lừa bịp dẫu chỉ là trên cái màu của con mắt tất nhiên phải thất bại” Chính vì vậy những người viết phóng sự

thường phải đến tận nơi để tìm hiểu sự việc từ đó mới có thể đưa ra những kếtluận chính xác

Như khi viết về thệt hại của cơn bão số 5 xảy ra ở cực nam Nam Bộ : KiênGiang, Cà Mau năm 1998, hai nhà báo Lê Thanh Nguyên, Lê Vũ Tuấn của báoLao động đã đến tận nơi để tận mắt chứng kiến những mất mát của người dânnơi đây “ Xô chiếc ca – nô ra khởi, chúng tôi từ giữa một làng biển đang đắmchìm trong thảm họa để lập tức quay về thị xã Cà Mau và tốc hành đến tỉnh KiênGiang Trong biển đêm chợt hiện lên một vành trăng khuyết mỏng manh, congnhư một chiếc tàu sắp đắm Và cái biểu tượng đầy ám ảnh kia đã đuổi theochúng tôi trên suốt chặng đường dài hơn 300 cây số, từ biển Đông cho tới biển

Trang 34

Tây như nhắc nhở những ngườ làm báo về tầm mức của tai ương.”

Để có được những thông tin chính xác như lời kể của những người trong

cuộc, người phóng viên đó đã phải lăn lộn chịu bao vất vả “ Đã 23 giở Thị

xã Rạch Giá ngủ yên Đường phố vằng người, xe qua lại Chúng tôi cũng đã

bị vắt kiệt chút sức lực cuối cùng, nhưng vành trăng khuyết đã kéo chúng tôi

ra biển Hàng trăm người là nhân thân của những ngư phủ mất tích vãn kên đầy trước cửa đồn biên phòng 726 ở bến tầu Phú Quốc nơi tiếp nhận duy nhất các chuyến tàu cứu hộ của tỉnh Kiên Giang Trông ai cũng phờ phạc hốc hác với đôi mắt thâm quầng, bởi đã nhiều đêm trắng tôi qua.” Qua đoạn văn

trên đã giúp chúng ta thấy cái tôi tác giả - nhân chứng- thẩm định đã bộc lộ rấtrõ khi trình bày về những mất mát và tang tóc do cơn bão số 5 đi qua gây ravới người dân Tác giả cũng đã bộc lộ những cảm xúc của mình trước những

đau thương vầ mất mát của người dân hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau “ Chúng tôi gần như đi trong tiếng khóc nấc, tiếng gọi tên người thân cùng với những xác xơ của làng xóm Và tất cả đang đọng lại thành tiếng gọi xẻ chia, đùm bọc từ mảnh đất tận cùng của tổ quốc”

Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật chứ khôngchỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức Yếu tố này vừa là mục tiêu vừa là tiền

đề dẫn đến khả năng các tác phẩm phóng sự không chỉ dừng lại ở việc phảnánh các thời điểm hiện thực, lát cắt hiện thực mà còn là cả quá trình vận độngcủa hiện thực với sự phát sinh, phát triển, với những nguyên nhân cùng kếtquả và sự biến đổi từ lượng sang chất

Phản ánh quá trình vận động của hiện thực khách quan, thể loại phóng sự

có khả năng sắp xếp, ngăn ô các dữ kiện, dồn nén thông tin của cả quá trìnhbiến đổi từ lượng sang chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ratrong khoảng thời gian có thể là khoảnh khắc, có thể tính bằng ngày giờ, cóthể là vô tận, vào trong một chỉnh thể trọn vẹn của một bài phóng sự hoặc một

Trang 35

chùm phóng sự kế tiếp nhau Trường hợp một sự kiện là một bài phóng sự, ví

dụ như: Khi ngục Đăk Glei bị… “hành quyết”! của Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao

Động, 7/7/2010) Trường hợp một sự kiện là một chùm phóng sự, ví dụ như

chùm phóng sự “Bí ẩn hang động đầy hài cốt ở Hà Nội” của Phạm Ngọc

Dương (báo VTC News, đăng 8 kỳ từ 20-4-2011 đến 27-4-2011)

Kỳ 1: Hành trình thám hiểm kho xương khổng lồ trong lòng núi

Kỳ 2: Xuống tầng “địa ngục” thứ 3 của “núi xương người”

Kỳ 3: Cuộc gom xương rùng rợn và hành trình xuống cõi "âm ty"

Kỳ 4: Trong thế giới kỳ bí của động xương người

Kỳ 5: Hãi hùng đống xương trong khe đá

Kỳ 6: Kinh dị những bộ hàm và cuộc sưu tập răng người

Kỳ 7: Động xương người: Những câu hỏi chưa có lời giải đáp

Kỳ 8: TS.Nguyễn Lân Cường: Không tin kho xương đã 2.100 tuổi

Muốn phản ánh được hiện thực khách quan trong quá trình biện chứngđòi hỏi nhà báo phải nắm bắt được hiện thực, quá trình phát triển của hiệnthực cũng như phải có tư duy lôgic trong nhìn nhận, đánh giá Hiện thựckhách quan như những chiếc bánh răng to nhỏ khác nhau Những chiếc bánhrăng đó hàng ngày vẫn quay nhanh hoặc chậm, đều đều hoặc trúc trắc Nhàbáo với những tác phẩm của mình không phản ánh tới công chúng nhữngchiếc bánh răng đơn lẻ, cô lập mà nhà báo nói chung và người viết phóng sựnói riêng phản ánh và chuyển tải tới bạn đọc “một cỗ máy bánh răng” củahiện thực khách quan đã qua lăng kính hiện thực tư duy cá nhân

Trong tác phẩm phóng sự, cái tôi tác giả còn có vai trò là người dẫnchuyện, là người trình bày, lý giải và khâu nối các dữ kiện nội dung mà tácphẩm đề cập đến theo một trình tự và ý đồ của nhà báo Khác với ghi nhanh,

dù tác giả là người trực tiếp khâu nói các sự kiện nhưng sức hấp dãn trong ghinhanh lại ở sự hấp dẫn của những sự kiện, những phác cảnh tươi rói của các

Trang 36

mảng hiện thực đem lại Do đó công chúng tiếp nhận như cảm thấy tác giả cómặt trong từng chi tiết nhỏ của diễn biến sự việc từ đó họ tin tưởng vào độtrung thực của thông tin mà tác phẩm đem lại.

Ở một khía cạnh khác, cái tôi trần thuật còn góp phàn tạo ra giọng điệucủa tác phẩm Xuất phát từ đối tượng mô tả và nhằm thẩm định đối tượng đó,giọng điệu của phóng sự rất sinh động Khi nghiêm túc, lý lẽ, lúc hài hước,châm biếm và khi lại tràn đầy cảm xúc

Trong bài viết, tác giả phóng sự còn có thể huy động những vốn kiếnthức, những hiểu biết khác của mình để bài viết thêm phong phú Ngoài ra,tác giả phóng sự còn là người quyết định biết kết hợp các đặc điểm của nhiềuthể loại khác nhau để có thể tạo ra cho tác phẩm của mình một hình hài khác

lạ với nhiều phẩm chất độc đáo Đây cũng chính là cách tác giả trình bày mộtcách trung thực và sống động về một hiện thực chính vì cái tôi tác giả có ýnghĩa hết sức quan trọng trong tác phẩm phóng sự nên chúng ta luôn đượcđọc những phóng sự khác nhau của các tác giả khác nhau ngay cả khi họ viết

về cùng một đề tài Văn phong, cảm xúc, cách sử dụng, vận dụng biện phápkhác nhau của mỗi tác giả tạo nên những diện mạo khác nhau cho phóng sự

sự là một thể loại đứng ở vùng giáp ranh giữa văn học và báo chí, là một thểloại gần gũi với văn học hơn cả Đây là mối quan hệ giữa tính sự kiện, tínhthông tin của báo chí và tính nghệ thuật trong ngôn ngữ thể hiện, trong cách

Trang 37

trình bày hiện thực của phóng sự Lẽ tất nhiên với tư cách là một thể loại báochí, phóng sự vẫn thiên về hướng tạo ra các văn bản đơn nghĩa Song tác giảvẫn có thể kết hợp yếu tố thông tin thời sự với bút pháp giàu chất văn học đểnhằm tạo ra giọng điệu đa thanh cho tác phẩm phóng sự của mình Phẩm chấtvăn học trong phóng sự không phụ thuộc vào khả năng hư cấu và năng lực

khái quát hóa của tác giả mà theo Đức Dũng “ sức mạnh của phóng sự trước hết là ở chỗ nó có đề cập đến những con người, sự kiện, tình huống điển hình trong một hoàn cảnh điển hình hay không Mô tả được hiện thực điển hình đúng với phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó nghĩa là tác phẩm đã tiếp cận đến những phạm trù thẩm mỹ” Có lẽ cũng cần căn cứ vào tính điển hình của đối tượng miêu tả trong phóng sự mà Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét: “ Phóng

sự “ Kỹ nghệ lấy tây” của Vũ Trọng Phụng còn “văn học” hơn nhiều tác phẩm văn học “ đích thực” khác Khẳng định sự linh hoạt trong bút pháp thể hiện của phóng sự, Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” nêu rõ: “ Nhà viết báo thường dùng một lối tả thực như văn ký sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà trong đó lại bao gồm tất cả lối bút chiến về người lẫn lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một thể linh hoạt và có hiệu lực vô cùng: lối phóng sự ”.

Trong lý luận báo chí, từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩmchất văn học của thể loại phóng sự: “ Nếu ta hình dung đường ranh giơi nốiliền tiểu thuyết ( hoặc truyện ngắn) với các thể tài báo chí thì cái đường ranhgiới đó có lẽ là phóng sự” Đây là ý kiến được rút ra sau khi tác giả xem xéttính sự kiện của báo chí với tính nghệ thuật trong cách trình bày hiện thực của

phóng sự “ Phóng sự thống thường phản ánh sự thực bằng hình ảnh, qua lối viết bằng hính ảnh Ta có thể hình dung ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống Ở đó phẩm chất tinh thần của con người, bộ mặt

xã hội trên từng mặt thường được nổi bật rất rõ Bởi vậy, những phóng sự

Trang 38

hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học” Tác giả của cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo thì cho rằng “ dù có những đặc điểm khác biệt nhất định với văn học, phóng sự vẫn là một thể tài báo chí gần với văn học hơn cả”.

Nhà văn , nhà báo Ga-ri-ben gac-xi-a Mac- ket ( người được giải thưởng

Nobel về Văn học) cho rằng: “ phóng sự là truyện về điều đã xảy ra là một thể loại văn chương từng đóng góp cho tân văn, được giành cho ai muốn là một người kể chuyện không bị nô lệ vào sự thật”.

Giáo sư Hà Minh Đức cũng cho rằng: “ Có quan niệm xem ký ( trong ký bao gồm phóng sự) là loại thể kết hợp hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật Yếu tố lịch sử là sự thật của cuộc sống với tính xác thực lịch sử làm đối tượng, và nội dung phản ánh của tác phẩm và yếu tố nghệ thuật là phương thức và đặc trưng biểu hiện yêu tố lịch sử Gọi là văn học, vì những tư liệu đó được trình bày thông qua phương thức điển hình hóa nghệ thuật Do đó, trong ký phải đặc biệt tôn trọng tính xác thực của tư liệu cuộc sống nếu không, đặc điểm thể loại sẽ bị xóa nhòa Mặt khác, cũng phải nhấn mạnh đến tính nghệ thuật Thiếu tính nghệ thuật, những tư liệu đó sẽ chỉ là những tư liệu thuần túy của đời sống Ranh giới giữa cuộc sống và nghệ thuật gắn chặt trong ký đến mức

độ cuộc sống cũng chính là nghệ thuật Nhưng cũng không thể đồng nhất giữa cuộc sống và nghệ thuật dễ dẫn đến chỗ tín, nghệ thuật bị mờ nhạt hoặc gạt bỏ trong tác phẩm ký.

Nhà báo Thọ Cao trong bài Tôi làm phóng sự đã viết: “ Dẫn dắt sự việc, tôi thường dùng bút pháp văn học nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, kể cả thơ, ca dao, nhằm phát huy và tăng sức hấp dãn của các sự việc xuyên suốt cái trục

đề tài Thiếu chất văn học, không ra phóng sự.”

Từ đó giải thích tại sao lại có sự gần gũi giữa phóng sự và văn học.Phóng sự là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái

Trang 39

quát cao vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lýgiải những vấn đề đạt ra từ hiện thực ấy một cách thỏa đáng.

Mặt khác, trong tác phẩm phóng sự, tác giả vẫn có thể sử dụng bút phápvừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giộng điệu đa thanh

Vì thế khi đọc một tác phẩm phón sự người ta cứ ngỡ là đọc một tác phẩmvăn học Tong phóng sự “ Chúng tôi nói bằng ngôn ngữ của tình yêu ” nhà

báo Nhật Lệ đã viết: “ Đôi mắt đổ bóng tâm linh – Tôi bỗng nhớ về Tagore với cảm nhận của Người về thế giới của người câm, trong đó không có chỗ cho cái ác ẩn náu, nơi tâm hồn chân chất, hoang sơ của họ biết rung động và yêu thương trước cái Đẹp Đằng sau mỗi cuộc đời âm thầm không có ngôn ngữ, còn có những cánh cửa mở ngỏ ra một thế giới khác, trong đó, ai có thể đọc thấu những khát khau của họ, mơ ước thoạt khỏi sự cách biệt với xã hội

và đánh mất những mặc cảm về thân phận, để có được những niềm vui hồn nhiên”.

Phẩm chất văn học trong phóng sự không phải là cách tác giả thêm thắtvào trong tác phẩm mà phẩm chất đó tồn tại ngay trong hiện thực Đặc biệt làtrong giai đoạn hiện nay có biết bao nhiêu là sự kiện, cuộc đời đầy kịch tính,đầy sống động Bởi vì theo như Bo-rit Po-le-voi thì: “ Cuộc sống của chúng tamuôn hình muôn vẻ như thế, biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra, thực ra cũngkhông cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì thêm nữa

Hiện thực là cái nôi cho mọi sự sáng tạo Mô tả được hiện thực điển hìnhđúng với phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó, nghĩa là tác phẩm đã tiếp cậnđến những phạm trù thẩm mỹ Vì thế hiện thực cuộc sống là miền đất cungcấp dồi dào những đề tài cho phóng sự từ chuyện nhỏ nhe cuộc đời phu kéo

xe đến chuyện lớn như cuộc Cách mạng tháng Mười rung chuyển cả thế giới,thay đổi cả một chế độ chính trị đều là những đề tài hấp dẫn đối với phóng sự.Trong tác phẩm phóng sự, đối tượng miêu tả càng điển hình bao nhiêu , tác

Trang 40

phẩm càng có khả năng tiếp cận với những phẩm chất của văn học bấy nhiêu.Tất nhiên đối với những nng]ời làm báo không phải ai cũng có thể có đượcnhiều cơ hội chứng kiến những sự kiện trọng đại, nhưng điển hình có nhiềucấp độ và những cấp độ đó không hề làm giảm bớt những phẩm giá văn họctrong phóng sự.

Tuy có những điển hình gần gũi với văn học nhưng điều khác biệt lớnnhất để phân biệt phóng sự báo chí với các thể loại văn học là phóng sự chỉphản ánh về những sự kiện, những con người có thật trong cuộc sống Trongbốn đặc trưng kể trên, đặc trưng thứ nhất thiên về nội dung phản ánh trong tácphẩm phóng sự, đặc trưng thứ hai và bốn đề cập đến vấn đề ngôn ngữ thểhiện, đặc trưng thứ ba lại nhấn mạnh vai trò cái tôi tác giả - nhân chứng kháchquan với vai trò là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự thật

mờ mất phong cách dân tộc Từ thực tế đó, việc sử dụng ngôn ngữ phóng sựcần chú ý mấy vấn đề sau:

Người viết phải có kiến thức và sự am hiểu nhất định về lĩnh vực, đề tàimình đang thể hiện, ví dụ: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; qua cuộc sốngthực tế tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm để biểu hiện sao cho công chúng hiểuđược sự thật, đồng thời cảm thụ sâu sắc tính tư tưởng của tác phẩm phóng sự.Mục đích của phóng sự là cung cấp cho cung cấp cho công chúng nhữngtri thức phong phú, đầy đủ, chính sách, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng

Ngày đăng: 24/07/2014, 19:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Xuân Sơn, Các thể loại chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại chính luận nghệ thuật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3.Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí thông tấn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Đức Dũng, Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá – Thông tin, H., 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể ký báo chí
Nhà XB: Nxb Văn hoá – Thông tin
5. Đức Dũng, Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hoá – Thông tin, H., 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Nhà XB: Nxb Văn hoá – Thông tin
6. Đức Dũng, Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hoá – Thông tin, H., 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Nhà XB: Nxb Văn hoá – Thông tin
7. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí Hồ Chí Minh chuyên luận và tuyển chọn, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí Hồ Chí Minh chuyên luận và tuyển chọn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, H., 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiện đại
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
11. Lê Phú Khải, Người đương thời, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM., 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người đương thời
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
12. Mai Quỳnh Nam, Truyền thông đại chúng vào dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng vào dư luận xã hội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Nguyễn Hiến Lê, Nghệ thuật nói trước công chúng, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật nói trước công chúng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Tháp
14. Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Tạ Ngọc Tấn, Hồ Chí Minh về báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh về báo chí
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hoá thông tin, H., 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất chương trình truyền hình
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
17. Trần Đình Sử (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H., 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H., 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H., 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Trường Đại học văn hoá Hà Nội, Mỹ học, NXB Văn hoá thông tin, H,. 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
21. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w