QUÁTRÌNHĐÔTHỊHÓA CỦAHUYỆN CỦ CHI TỪNĂM 2005 ĐẾNNĂM 2015

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 55)

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HUYỆN CỦ CHI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

3.1.Chủ trương mới của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ và Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chính sách, nghị quyết để phát triển KT-XH. Nhằm chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII năm 2005 đã chỉ rõ “Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng chính quyền đô thị” [34]. Nghị quyết Đại hội xác định năm chương trình mang tính đòn bẩy đến năm 2010, trong đó có chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Thành phố cũng xác định 6 chương trình đột phá trong đó có Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng cao [35].

Về chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế, TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2425/2007/QĐ- UBND ngày 1/6/2007 về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 tập trung ưu tiên phát triển bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025. Tiếp đó là Quyết định số 24/QĐ-TTG, ngày 06/01/2010 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, trong đó nêu rõ: “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tếvới bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một Thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á” [174].

Trước tình hình mới, năm 2005, Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ IX xác định mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2005-2010 là: Đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp -thương mại - dịch vụ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, và tinh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2010, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên từ 10-15 triệu đồng/năm. Cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tập trung giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, từng bước phát triển Củ Chi trở thành một thành phố vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh, hiện đại và phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới. Triển khai thực hiện 5 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005 - 2010. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm lo nhà ở cho người có thu nhập thấp và giảm hộ nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao mức sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm, cải cách hành chính và hoàn thành quy hoạch việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện [7].

Năm 2010, trên cơ sở tiếp tục quán triệt chủ trương theo hướng đô thị hóa và những thành tựu đạt được, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các chỉ tiêu cụ thể huyện đã đặt ra là: Trong 5 năm 2011 - 2015, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 18,60%, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20%/năm, thương mại - dịch vụ 18%/năm và nông nghiệp 8%/năm. Đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống để phát huy tiềm năng lao

động, tay nghề và nguyên vật liệu địa phương nhất là nghề đan lát, bánh tráng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2, thu hút đầu tư, phủ kín 40% diện tích các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng chất xám cao. Về văn hóa xã hội: Phấn đấu đến năm 2015 huyện Củ Chi sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 12 triệu đồng/năm còn dưới 10%, giới thiệu và tạo việc làm cho 40.000 lao động (bình quân 8.000 lao động/năm), trong đó lao động qua đào tạo nghề là 65%; đầu tư và nâng cao chất lượng ấp, khu phố văn hoá. Phấn đấu đến 2015 toàn huyện có 170/178 đạt chuẩn ấp, khu phố văn hóa, 6/21 xã- thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa. Tích cực ngăn chặn đẩy hùi tệ nạn ma túy, hạn chế thấp nhất số người nghiện ma túy; xây dựng 45 trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng 100% trạm y tế xã đạt 10 chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 2%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%/năm. Đến cuối năm 2015, kéo giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 còn dưới 3% [11]. Như vậy, chủ trương nhất quán của Đảng bộ huyện Củ Chi là đẩy nhanh sự phát triển của các ngành kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa văn minh, hiện đại. Chủ trương này đã đi vào thực tiễn và đưa đến sự chuyển biến rõ nét của kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trong giai đoạn 1997 - 2015.

3.2.Quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng

3.2.1.Quy hoạch đô thị

Trong quá trình đô thị hóa của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minhcó những điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình và bối cảnh mới. Nhiều quyết định đã được ban hành như: Quyết định số 2560/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2006 của UBND Thành phố về phê duyệt nhiệm vụ quyhoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Cụm công nghiệp Bàu Đưng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2007 của UBND Thành phố về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi; Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp TP. HồChí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025; Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2009 của UBND Thành phố về duyệt Đồ án quy hoạch chung Khu đô thị Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh [171]...

Theo quy hoạch, cùng với đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi sẽ là một đô thị sinh thái hiện đại với hạ tầng kỹ thuật phát triển nhằm tạo ra một môi trường sống lành mạnh, thân thiện theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu Thủ Thiêm sẽ là một đô thị sinh thái với những mảngxanh và kênh rạch bao quanh, thì với Tây Bắc Củ Chi mảng xanh sẽ được bố trí đan cài trong các khu dân cư tạo nên một nét rất đặc trưng, điều ấy đảm bảo cho sự phong phú đa dạng của TP. Hồ Chí Minh.

Nếu đô thị mới Thủ Thiêm cùng với trung tâm Thành phố hiện hữu trở thành trung tâm của Thành phố trong tương lai; đô thị cảng Hiệp Phước giúp Thành phố tiến ra phía biển và phát triển kinh tế biển… thì đô thị Tây Bắc Củ Chi sẽ là trung tâm vùng và cửa ngõ của vùng Tây Bắc Thành phố có liên hệ với các vùng lân cận như Long An, Bình Dương, Tây Ninh… Về chức năng giao thông, văn hóa, đô thị Tây Bắc Củ Chi có diện tích khoảng

6.89 ha được giới hạn bởi quốc lộ 22, kênh Thầy Cai, tỉnh Long An và chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 30 km. So với những đô thị mới nêu trên, đô thị Tây Bắc Củ Chi có diện tích lớn hơn cả. Theo Quyết định 132/1990 về phân loại và phân cấp quản lý đô thị, đô thị Tây Bắc Củ Chi có thể được xếp vào đô thị loại 3.

Động lực phát triển của đô thị Tây Bắc Củ Chi là các ngành công nghiệp sạch, trung tâm khoa học, đào tạo, văn hóa. Quy hoạch chỉ rõ Củ Chi sẽ hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước với diện tích rộng đến 700 ha thu hút đến 70.000 lao động; các khu công nghiệp rộng gần 550 ha có khả năng tạo ra hơn 70.000 việc làm; các lĩnh vực khác cũng có thể tạo thêm 140.000 việc làm… [65]. Hai trung tâm lớn cấp vùngvà ba trung tâm nhỏ cấp vùng dự kiến sẽ được hình thành trong đô thị Tây Bắc Củ Chi. Theo đó, hai trung tâm lớn dự định được xây dựng như một cặp song sinh nằm ở phía bắc dọc quốc lộ 22, trong đó một trung tâm tại huyện lỵ Củ Chi đóng vai trò trung tâm văn hóa, lịch sử của vùng, trung tâm còn lại nằm chếch xuống phía Đông Nam 5 km: Bàu Sim sẽ được tập trung phát triển thương mại, tài chính và dịch vụ phục vụ cho toàn

vùng gồm: cửa ngõ Ấp Giữa, trung tâm đô thị đại học An Hạvà trung tâm cảng Thành phố. Dự kiến, trung tâm cửa ngõ Ấp Giữa sẽ đánh dấu điểm bắt đầu của đô thị Tây Bắc Củ Chi. Trung tâm đô thị Đại học An Hạ sẽ nằm về phía cực Nam của đô thị (hướng Hóc Môn), trung tâm này sẽ phục vụ cho làng đại học, huyện Hóc Môn và khu công nghiệp Đức Hòa 2 của tỉnh Long An. Đây sẽ là nơi cộng hưởng giáo dục và kinh tế toàn vùng, trung tâm đô thị cảng là nơi hội tụ các hoạt động vận tải đường sông và cảng sông. Mỗi trung tâm sẽ bao gồm nhiều khu dân cư hiện hữu. Diện tích mỗi khu dân cư sẽ dao động trong khoảng 3-5 ha với một trung tâm công cộng có nhiều tiện ích xã hội cơ bản, một nhóm 4-7 khu dân cư sẽ tạo thành một trung tâm. Trung tâm nhỏ có diện tích khoảng 30-50 ha và trung tâm lớn khoảng 70 ha. Đặc điểm của các khu dân cư sẽ dựa trên đặc điểm văn hóa, phong cảnh sẵn có. Các công trình xây dựng ở đây sẽ là sự kết hợp giữa nhà cao tầng và nhà thấp tầng tùy theo các khu vực lân cận, các khu nhà thấp tầng với mật độ xây dựng thấp sẽ được ưu tiên chọn ở các khu vực công viên sinh thái, cây xanh, hồ nước… Các khu nhà cao tầng với mật độ xây dựng cao sẽ được ưu tiên ở các trung tâm vùng - nơi tập trung dân cư và các hoạt động thương mại, dịch vụ. Các khu công nghiệp sạch sẽ được hình thành ở đô thị Tây Bắc Củ Chi được bố trí hợp lý gần khu dân cư để đảm bảo việc đi làm thuận tiện của người dân. Bên cạnh khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi còn quy hoạch nhiều hạng mục công trình như khu xử lý chất thải rắn Thành phố, Khu Thảo cầm viên Sài Gòn, Khu Trường bắn Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Khu viện - Trường ngành Y tế Thành phố, phân hiệu các trường đại học, Khu công viên văn hoá lịch sử Sài Gòn - Gia Định; Khu công viên giải trí quốc tế, Khu phim trường -Xưởng phim Đài truyền hình Thành phố, Khu du lịch sinh thái - vườn, Khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch Gò Chùa, Khu làng nghề cá cảnh kết hợp du lịch, Khu công viên văn hoá huyện lỵ, Khu công viên văn hoá - Liên đoàn Lao động Huyện, Khu công viên nước Củ Chi (mở rộng), Cụm công nghiệp cơ khí ô tô thành phố, Cụm công nghiệp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, Cụm công nghiệp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, Cụm công nghiệp xã Thái Mỹ, Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội, Khu công nghiệp công nghệ cao, Cụm công nghiệp chuyên ngành dược, Các khu quy hoạch Công nghiệp xanh - sạch ven đường ngoài khu dân cư…

Củ Chi đã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 cho 20 xã và thị trấn và 10 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn, hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới của 20 xã trên địa bàn huyện [30]. Như vậy, diện mạo đô thị Củ Chi được định hình với quy hoạch tổng thể gồm nhiều khu công nghiệp, khu dân cư, các trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục.

3.2.2.Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn 2005-2015, Củ Chi tiếp tục chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng với các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: - Tiếp tục đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn huyện.

- Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục đầu tư nâng cấp bê tông nhựa nóng các tuyến đường huyết mạch, liên xã trên địa bàn huyện.

- Huy động vốn nhân dân tham gia nâng cấp cấp phối sỏi đỏ các tuyến đường giao thông nông thôn đã khai hoang thiết lập nền hạ, và các tuyến đường giao thông nội đồng vào cầu trong chương trình bê tông hóa cầu nội đồng.

- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách thành phố thực hiện nâng cấp bê tông nhựa nóng và cán đá trải nhựacác trục đường giao thông chính theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” nhà nước đầu tưvốn, nhân dân đóng góp hiến đất, hoa màu. Từng bước hoàn thành nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên xã.

- Đầu tư xây dựng các nhà văn hóa thể thao các xã, nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn và đầu tư nâng cấp trụ sở UBND các xã, thị trấn.

gia.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng mở rộng trường lớp và xây dựng trường đạt chuẩn quốc Trong 5 năm (2005-2010), tổng giá trị nguồn vốn đầu tư trực tiếp hạ tầng - kỹ thuật

vực giao thông chiếm 47,73% (kể cả phần trả nợ vay Trung ương), văn hóa xã hội 38,82%, thủy lợi 13,45%. Huyện cũng đã lắp đặt gần 9.000 bộ

50%, ngân sách thị trấn - xã 20% và nhân dân tham gia đóng góp 30%. Đó là chưa kể đến các tuyến giao thông chính trên địa bàn như Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15 cũng mới được nâng cấp, mở rộng. Điểm nổi bật trong đầu tư hạ tầng là nhân dân Củ Chi đã đóng góp 6,688 tỷ đồng và tự nguyện hiến 150 ha đất trị giá hơn 299 tỷ đồng để làm đường giao thông [11]. Đến năm 2006, chương trình bê tông nhựa nóng đườnggiao thông nông thôn được triển khai thực hiện sau khi chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được công bố hoàn thành. Bằng vốn ưu đãi 100 tỷ đồng của Quỹ đầu tư và phát triển đô thị Thành phố, Củ Chi đã đầu tư 248 tuyến đường bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn đường đảm bảo cấp 5 đồng bằng, dài 252km, đạt 100% kế hoạch đầu tư, với tổng kinh phí 128 tỷ đồng. Đến năm 2010, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Củ Chi được đánh giá là tốt nhất so với các quận, huyện, tỉnh, thành trên cả nước [11].

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Củ Chi được tăng cường với 3.727,737 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 15,19% (trong đó, nguồn vốn Thành phố phân cấp là 1.470,142 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách huyện là 14,248 tỷ đồng; nguồn vốn ngânsách tập trung Thànhphố là 2.072,096 tỷ đồng; nguồnvốnsựnghiệp huyện có tính chất đầu tư 140,717 tỷ đồng; nguồn vốn tài trợ 24,534 tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương 06 tỷ đồng). Chính quyền huyện Củ Chi cũng đã huy động nguồn đóng góp từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong 5 năm, toàn huyện có 6.287 hộ dân đóng góp vật liệu, hiến đất với tổng diện tích 749.884m2, trị giá khoảng 355,223 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện Củ Chi còn được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các sở, ngành Thành phố, Trung ương với tổng số vốn là 1.004,63 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 19,03%. Với nguồn vốn đó, chỉ trong 5 năm (2010-2020), huyện Củ Chi đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng 74 công trình, trong đó có 39 công trình giao thông, 35 công trình thủy lợi và các công trình phòng chống lụt bão, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược phục vụ đi lại và sản xuất của nhân dân như: đường Tỉnh lộ 6 mới, đường Phú Hiệp, đường Ba Sa, đường vào khu sinh thái Hoa - Cá - Kiểng, đường liên xã Tân Thạnh Tây - Trung An [30]... Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần làm

thay đổi diện mạo và tạo điều kiện quan trọng để Củ Chi phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

3.3.Quản lí đô thị

3.3.1.Quản lí chính quyền đô thị

Trong giai đoạn 2005 - 2015, huyện Củ Chiđãduytrì cải cách hành chính, mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2000) vào 72 đầu công việc có liên quan đến tổ chức, công dân ở các phòng ban chuyên môn của huyện và 4 xã Tân An Hội, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây. Đồng thời, huyện Củ Chi đã thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ấp, khu phố, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức. Đến

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w