Các yếu tố về điềukiện tựnhiên, kinhtế và vănhóaxãhộ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 27 - 30)

2.1.2.1.Điều kiện tự nhiên

Các nhân tố về điều kiện tự nhiên đều có tác động đến quá trình đô thị hóa ở mỗi địa phương trên nhiều phương diện. Đối với huyện Củ Chi, các yếu tố này tác động như sau:

Vị trí địa lý: Vị trí địa lí có tác dụng to lớn đối với sự phát triển và mở rộng quy mô của các đô thị. Vị trí địa lí thuận lợi là nhân tố đầu tiên dẫn đến sự hưng thịnh và phát triển nhanh của mỗi vùng đất. Củ Chi là huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.496 ha. Phía Bắc Củ Chi giáp huyện Trảng Bàng của Tỉnh Tây Ninh; phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát của Tỉnh Bình Dương, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới tự nhiên; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa của Tỉnh Long An; phía Nam giáp huyện Hóc Môn thuộc TP. Hồ Chí Minh [8; tr.9]. Với vị trí địa lí trên, trong tiến trình đô thị hóa, Củ Chi được xác định là đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh. Trong không gian của TP. Hồ Chí Minh, Củ Chi có vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng, có vị trí địa lý rất quan trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, là vành đai xanh của thành phố, đầu mối giao thương từ hướng tiếp giáp với các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương… Củ Chi cũng nằm trên tuyến giao thông chiến lược nối với tuyến đường giao thông Xuyên Á quốc tế, thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán với nước ngoài (Campuchia, Thái Lan).

Địa hình của Củ Chi mang đầy đủ dấu ấn của địa hình vùng Đông Nam Bộ và chuyển dần sang địa hình trũng thấp của vùng Tây Nam Bộ. Dựa vào độ cao có thể chia làm 2 dạng địa hình chính: Thứ nhất là dạng địa hình có độ cao trên 5 mét: dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở phía vùng trung tâm, phía Bắc, phía Đông và phía Tây. Thứ hai làdạng địa hình có độ cao dưới 5 mét: dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở phía Tây Nam và Nam. Do phân bố ở vị trí thấp nên một số nơi ngập nước thích hợp cho việc canh tác cây lúa.

Thổ nhưỡng: Đất đai huyện Củ Chi rất đa dạng, bao gồm 6 nhóm đất như sau: - Nhóm đất vàng đỏ, vàng xám chiếm 21,54% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất xám chiếm tỉ lệ 35,55% diện tích.

- Nhóm đất đọng mùn trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ 3,59%. - Nhóm đất phèn, dốc tụ trên nền phèn chiếm tỉ lệ 3,41%. - Nhóm đất phù sa trên nền phèn chiếm tỉ lệ 4,56% [3; tr.16-17].

Với đặc điểm thổ nhưỡng trên, Củ Chi có thể trồng nhiều loại cây như công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây lương thực, rau xanh…

Khí hậu: Đặc trưng khí hậu của Củ Chi là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản rõ rệt giữa hai mùa trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Ở đây nhiệt độ khá cao và ổn định giữa các tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất trung bình là 28,8oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất trung bình là 25,7oC. Biên độ nhiệt ngày có sự thay đổi theo mùa: biên độ nhiệt ngày mùa khô từ 8 - 10oC và mùa mưa từ 5 - 6oC. Vì vậy, điều kiện nhiệt độ ở Củ Chi rất thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới.

Nguồnnước - thủy văn: Củ Chi có mạng lưới sông rạch nhiều nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông của huyện và các vùng trũng phía Nam và Tây Nam. Sông ngòi ở Củ Chi chịu ảnh hưởng của chế độ bán thủy triều, sông Sài Gòn nằm ở phía Đông Bắc chạy suốt theo chiều dài của huyện và tỉnh Bình Dương với chiều dài 54 km, lòng sông rộng từ 500 đến 700 mét, hướng dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Bắc xuống Nam. Ngoài sông Sài Gòn ra, Củ Chi còn có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo hết sức phong phú như: kênh Đông, kênh Xáng, rạch Láng The, rạch Tra, rạch Bến Mương… trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống kênh Đông - công trình thủy lợi lấy nước từ hồ Dầu Tiếng về tưới cho gần

14.000 ha đất canh tác của huyện. Với vị trí địa lý nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có nhiều kênh rạch thuận lợi cho việc thiết lập các bếncảng, mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ.

Nguồn nước ngầm ở Củ Chi cũng tương đối dồi dào, chất lượng nước rất tốt, giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất và đời sống nhất là trên các vùng đồi gò.

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Củ Chi thích hợp cho việc sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau, tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Lợi thế của Củ Chi là vùng đất nằm tiếp giáp giữa vùng Đông và Tây Nam Bộ, vì vậy vừa có thể phát triển thành những vùng chuyên canh cây lúa, cây lương thực đồng thời thích hợp với những loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn Củ Chi. Với thế mạnh của huyện là quỹ đất rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Củ Chi có thuận lợi hơn về địa chất, thổ nhưỡng so với các quận huyện khác trong thành phố. Đây chính là những yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế, biến vùng đất giàu tiềm năng này trở thành vùng kinh tế trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh, vành đai xanh cung cấp lương thực, thực phẩm cho Thành phố đồng thời còn có thể phát triển các ngành công nghiệp góp phần xây dựng kinh tế của địa phương.

2.1.2.2.Kinh tế, văn hóa xã hội

Tình hình kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi trước năm 1997 là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình đô thị hóa của huyện. Đây là nhân tố tạo tiền đề trực tiếp, nền tảng để Củ Chi bước vào thời kì đô thị hóa.

Nông nghiệp: Khu vực nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của Củ Chi, vì vậy huyện đã đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, điện… công tác khuyến nông và cho nông dân vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ năm 1991 - 1995, sản xuất nông nghiệp huyện phát triển khá, giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt 117,8 tỉ đồng trong đó trồng trọt đạt 83 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 70.46%, chăn nuôi đạt 34.8 tỉ, chiếm 29.54%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5.4%, trong đó trồng trọt tăng 4.9%, chăn nuôi tăng 6.6% [3; tr. 97-104].

Năm 1995, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 39.880 ha, so với diện tích năm 1991 tăng 4.426 ha, nhịp độ tăng

trưởng trung bình trong 5 năm là 104,5% [4; tr. 12].

Ngườidânchútrọnglựachọngiốngcâytrồngvậtnuôicóchấtlượngtốtvàmạnhdạnloạibỏnhững giống có chất lượng thấp, thoái hóa, ví dụ nhưcác giống lúa mới có chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, sức đề kháng cao, khả năng chống chọi sâu bệnh tốt, khả năng chịu phèn caonhư NN4B, NN9A, IR64... Tuy nhiên, năng suất lúa vẫn tăng chậm do chính sách khoán không hiệu quả, không khuyến khích sản xuất và ruộng đất manh mún, khó áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Rau xanh là mặt hàng thiết yếu trong đời sống cư dân. Ở huyện Củ Chi, rau được trồng tập trung ở Tân An Hội, An Nhơn Tây, Tân Thông Hội, Phước Vĩnh An… Giống cây ăn trái được thành phố cung cấp như sầu riêng hạt lép, bưởi da xanh, măng cụt, chôm chôm nhãn… chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đã được nông dân trồng góp phần vào chương trình cải tạo vườn tạp. Năm 1995, toàn Thành phố có khoảng 6.000 ha vườn cây ăn trái thì Củ Chi có từ 800 - 900 ha. Cây ăn trái được nông dân trồng rải rác dưới dạng vườn tạp, lợi thế của Củ Chi là nằm ven sông Sài Gòn nên việc trồng cây ăn trái ở đây có nhiều điểm thuận tiện, vừa góp phần phát triển vườn cây ăn trái ở ngoại thành, cung cấp sản phẩmtrái cây tươi cho Thành phố, vừa tạo ra cảnh quan môi trường sinh thái trong lành, kết hợp với du lịch dã ngoại hấp dẫn du khách khi đến tham quan, nghỉ ngơi tại địa phương [170].

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Từ sau ngày giải phóng, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn huyện đã có những chuyển đổi đáng kể. Từ năm 1989 - 1990, huyện có 9/30 đơn vị kinh tế quốc doanh đến năm 1994 còn lại 3 đơn vị công nghiệp quốc doanh là: Xí nghiệp khai thác chế biến than bùn; Xí nghiệp bánh tráng xuất khẩu; Xí nghiệp may xuất khẩu. Bên cạnh đó, với chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, huyện đã chủ trương, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN - TTCN trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng nguồn nguyên liệu, tay nghề, truyền thống, lao động tại chỗ [4; tr. 60].

Năm 1995, Củ Chi có 634 cơ sở sản xuất CN - TTCN, thu hút gần 4.000 lao động. Một số ngành truyền thống của huyện được khôi phục và phát triển như sơn mài, mây trelá, tráng bánh xuất khẩu, đan lát… [4; tr. 62]. Giá trị tổng sản lượng

toàn ngành đến năm 1995 là 13,222 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15,66% [21; tr. 8].

Năm 1995, cùng với cả nước kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực trong đó có đầu tư nước ngoài, Củ Chi đã có 11 đơn vị đầu tư nước ngoài đã được cấp phép hoạt động trên nhiều lĩnh vực, tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD thu hút 15.000 lao động tham gia [4].

Thương mại - dịch vụ: Trong những năm 80, ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa thay đổi và có nhiều tổ chức kinh doanh được thành lập. Đó là những đơn vị kinh doanh như: công ty thương nghiệp tổng hợp bán lẻ, công ty dịch vụ, công ty chợ, công ty thương nghiệp hợp tác xã mua bán, công ty xuất nhập khẩu CIMEX, công ty ăn uống, công ty nông sản xuất khẩu, công ty vật tư… bên cạnh đó, do nhu cầu của thị trường, hoạt động kinh doanh cá thể dần dần được khôi phục và phát triển. Nếu trong năm 1991 có 2.018 hộ đăng ký kinh doanh đến năm 1995 đã có 2.657 hộ được cấp phép kinh doanh ngoài ra chưa tính các hộ không đăng ký hành nghề [4].

Trong phát triển kinh tế, Củ Chi có thế mạnh là tuyến quốc lộ 22 chạy dọc suốt theo chiều dài của huyện nên việc lưu thông với thành phố và các tỉnh lân cận rất thuận tiện. Đây là tuyến đường bộ quốc tế nối Phnôm Pênh với TP. Hồ Chí Minh, là cửa ngõ giao thương kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài quốc lộ 22, Củ Chi còn có các đường liên tỉnh và tỉnh lộ cũng như hệ thống sông, rạch đã tạo nên một mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

Dân cư và lao động

Dân cư và lao động là vấn đề quan trọng, nguồn lao động là động lực, vừa là nhân tố thể hiện rõ nét mức độ đô thị hóa.

Dâncư: Trên diện tích huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm tỉ lệ 99,36%, kế đến là người Hoa với 0,58%, người Khơme chiếm 0,04%. Các dân tộc khác như Tày, Thái, Mường, Nùng, H’Mông, người Việt có quốc tịch nước ngoài chiếm một tỉ lệ không đáng kể [3; tr. 43]. Như vậy cư dân Củ Chi tương đối thuần về dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Đa số dân Củ Chi theo tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, bên cạnh đó ngườidân đa số còn theo các đạo nhưđạo Phật, tiếp đến là theo đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, Tin Lành; Phật giáo chiếm trên 30% dân số, có 28 chùa và 9 tịnh thất; Thiên Chúa chiếm 2,68% tổng số dân, có 9 nhà thờ 1 nhà nguyện tập trung đông nhất ở xã Tân Thông Hội. Đa số các tín đồ Thiên Chúa giáo là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và những người Việt tại Campuchia hồi hương về Việt Nam năm 1970. Đạo Cao Đài chiếm 0.18% dân số, tập trung ở Phước Thạnh, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng Và Phước Vĩnh An. Đạo Tin Lành chiếm tỉ lệ nhỏ, tín đồ sống tập trung chủ yếu ở thị trấn Củ Chi, Phước Hiệp, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng và Phước Vĩnh An.

Dân số Củ Chi có nguồn gốc đa dạng từ nhiều miền vùng đất khác nhau tụ hội về đây, chọn Củ Chi làm nơi lập nghiệp. Người dân Củ Chi cần cù trong lao động sản xuất, mang khí phách của người dân Nam Bộ, luôn coi trọng giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Trong những năm chiến tranh, bất kể hàng triệu tấn bom đạn của quân thù giày xéo quê hương nhưng người dân Củ Chi với lòng yêu nước đã kiên trì bám trụ “một tấc không đi, một li không rời”, xứng danh Củ Chi “Đất thép thành đồng”.

Nguồn lao động:

Tính đến năm 1994, số lao động xã hội đang làm việc là 115.554 người. Trong đó, số lao động nữ là 62.123 chiếm 53.76% tổng số lao động đang làm việc tại huyện. Nguồn lao động chủ yếu là lao động tại chỗ. Lao động nhập cư hầu như không đáng kể, vì thời gian này các khu công nghiệp tập trung chưa hình thành, các công ty, xí nghiệp ở trên địa bàn huyện còn ít, chưa có nhu cầu về lao động nên chưa thu hút lượng lao động tham gia vào sản xuất. Lao động đang làm việc ở Củ Chi tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp chiếm đa số với 66,78%, công nghiệp 15,66%, thương mại dịch vụ 7,94%, giáo dục đào tạo 2,85%, những ngànhkhác chiếm một tỉ lệ rất thấp dưới 1% so với lao độngxã hội (trừ ngành giao thông vận tải và xây dựng chiếm từ 1 - 2%) [3; tr. 47].

Như vậy, lao động ở Củ Chi tập trung đa số trong nông nghiệp, do đó, việc làm chủ yếu theo mùa dẫn đến tình trạng không có việc khi kết thúc thời vụ, điều này gây nên tình trạng thiếu việc làm khi nông nhàn. Đồng thời, trình độ chuyên môn

kỹ thuật của lực lượng lao động vẫn còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chỉ phù hợp với một số ngành nghềkhông đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và dễ đào tạo trong ngành công nghiệp như giày da, may mặc... Nhìn chung, trình độ của lao động ở Củ Chi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về tình hình vănhóaxãhội, qua các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, người dân Củ Chi bước đầu đã hình thành một số khía cạnh tích cực trong lao động, trong nếp sống văn hóa, đẩy lùi một số tập tục lạc hậu, bài trừ được một số hình thức mê tín dị đoan.

Trong giáo dục - đào tạo, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, giáo dục Củ Chi đứng trước yêu cầu phải phát triển trong điều kiện tình hình mới, phát triển mạng lưới trường lớp nhằm đảmbảo nhu cầu học tập của con em trong huyện. Tính đến năm học 1994

- 1995 huyện Củ Chi có một hệ thống trường lớp gồm 32 trường cấp I, 12 trường cấp II, 1 trường cấp I, II (An Nhơn Tây), 3 trường cấp III, (tổng số phòng học là 854 phòng) 29 nhà trẻ và mẫu giáo (có 238 phòng học) đảm bảo cho hơn 50.0 học sinh các cấp học tập [3; tr. 214].

Về hệ thống y tế: Tính đến năm 1995, trên địa bàn huyện Củ Chi có 1 trung tâm y tế huyện với 100 giường bệnh, bệnh viện An Nhơn Tây có 60 giường bệnh, trung tâm kế hoạch hóa gia đình và các phòng khám khu vực Tân Qui, phòng khám khu vực Phước Thạnh. Ở tuyến xã, Củ Chi có 21 trạm y tế xã, thị trấn. Do điều kiện kinh tế chưa phát triển, vì vậy, ngành y tế của Củ Chi trước năm 1997 còn nhiều yếu kém trong công tác khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ chưa đáp ứng với sự gia tăng dân số tại địa phương. Cơ sở vật chất của ngành y tế còn thiếu nhất là các trang thiết bị trong điều trị. Đây cũng là những thách thức của ngành y tế cần phải khắc phục trong giai đoạn bước vào thời kỳ đô thị hóa ở Củ Chi.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w