Dân số nam, dân số nữở Củ Chiqua một số năm

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 77)

Đơn vị: người

Tiêu chí Năm

2005 2007 2008 2009 2010

Dân số nữ 154.897 174.800 178.887 181.250 186.600

Dân số nam 141.136 154.675 157.829 166.280 169.223

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minhnăm 2010, tr 27-28.

Đến năm 2010, nam chiếm 47,8% tổng số dân (141.519 người), nữ tuổi, ở nhóm tuổi sơ sinh 0 - 4, tỷ lệ nam cao hơn (nữ chiếm 47,7%), từ nhóm tuổi 15 - 29, tỷ lệ nữ vượt trội hơn nam giới chiếm trên 51%, nhóm tuổi 30 - 39, nữ có tỷ lệ thấp hơn nam (khoảng 49%), nhưng từ nhóm tuổi 40 trở lên nữ vượt trội hơn nam giới (trên 55 tuổi; nữ giới chiếm 57%) [158; tr.37]. Năm 2015, tỷ lệ nữ là 213.650/411.252 (51,95%), nam chiếm 48,05%.

Xét theo cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thì Củ Chi hiện nay đang ở vào loại dân số trẻ, điều này có tác dụng tích cực vì hàng năm cung cấp cho thị trường lao động tại huyện và ở bên ngoài hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn thấp, số người có trình độ đại học

-cao đẳng còn ít đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động của Củ Chi.

Về nguồn lao động, năm 2015, số nhân khẩu trên 14 tuổi ở Củ Chi là 339.283 người (chiếm 82.5%). Đặc biệt, tỷ lệ tăng cơ học - tăng nguồn lao động tăng rất nhanh trong các năm 2010 - 2015, thể hiện thông qua sơ đồ sau đây:

3.5 3,16 3 2.5 2 1,7 Tăng tự nhiên (%) 1.5 0,94 1,05 0,96 0,951,15 Tăng cơ học (%) 1 0,8 0,91 0.5 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0,02 0,47 0,63 Đơn vị tính:%

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015 và lần XI, nhiệm kỳ 2015 -2020.

Từ biểu đồ trên, ta thấy, nếu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Củ Chi tăng giảm ở mức từ 0,8 đến 1,02% qua các năm tuy nhiên tỉ lệ tăng cơ học có biến động mạnh, chỉ từ 0,02% năm 2010 đã lên 3,16% năm 2015. Điều này cho thấy mức độ nhập cư nhanh chóng vào huyện Củ Chi, trước đòi hỏi về nguồn lao động tại các khu công nghiệp. Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng về dân số và lao động trong khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn nhiều yếu kém nên không thể đáp ứng được nhu cầu về học hành, đi lại, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề cho người dân. Đây chính là vấn đề lớn cần giải quyết trong quá trình đô thị hóa ở Củ Chi.

Về chất lượng lao động, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề được thực hiện ở Củ Chi từ năm 2006, xuất phát từ thực tế, Củ Chi có nguồn nhân lực lớn, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nông nghiệp không qua rèn luyện tay nghề.

Mặt khác, Củ Chi lại trên đà đô thị hóa nhanh, sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp với nhu cầu lao động khá lớn mà nguồn lao động trong huyện, nhất là lao động có tay nghề không đủ đáp ứng, phải thu hút lao động từ nơi khác đến. Trong khi đó, một bộ phận lao động cơ hữu lại thất nghiệp hay chọn các công việc thời vụ, thu nhập bấp bênh do không có tay nghề. Đa số đối tượng này lại có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học nghề. Bên cạnh đó, một số địa phương đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồngphù hợp với điều kiện sản xuất và cho giá trị kinh tế. Điều này rất cần tay nghề cũng như kinh nghiệm, nên nhu cầu học nghề càng được đặt ra, việc đào tạo nghề miễn phí tại huyện phần nào đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tìm việc làm của người dân.

Năm 2006, chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề miễn phí đã được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, 155 người được đào tạo nghề ngắn hạn làm cơ sở để tìm công việc ổn định. Phát huy thành quả đó, năm 2007, việc đào tạo nghề miễn phí được tiếp tục thực hiện. Với nguồn kinh phí hỗ trợ hơn 185 triệu đồng, trường Công nhân kỹ thuật Củ Chi (nay là Trường Trung cấp nghề) phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, hội Nông dân, huyện Đoàn... chiêu sinh đào tạo nghề miễn phí ngắn hạn cho đối tượng có nhu cầu. Việc đào tạo nghề miễn phí sẽ giúp người dân có được tay nghề làm nền tảng cho công việc ổn định, đảm bảo cuộc sống, thiết thực xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Bởi lẽ, đối tượng của chương trình rất đa dạng, hầu như là tất cả những người có nhu cầu.

Nguồn lao động ở Củ Chi chủ yếu gồm các nhóm đối tượng sau: Lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hóa hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp,… có nhu cầu học nghề chuyển đổi nghề nghiệp, lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người có công cách mạng theo quy định của pháp luật, lao động nữ chưa có việc làm, lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản chi cho dạy nghề, lao động thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề, lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề... Với các nhóm đối tượng này, nhiều người dân Củ Chi đã tốt nghiệp cấp I chưa có việc làm hoặc công việc không ổn định cần chuyển đổi có thể được trang bị tay nghề vững vàng hơn. Chương trình dạy nghề năm 2007 được trường Công nhân

nghiệp. Tuỳ theo sở thích và nhu cầu học viên có thể chọn học 1 trong 6 nghề sau: tin học ứng dụng, sửa xe gắn máy, sửa chữa bảo trì máy may công nghiệp, cơ khí tiện hàn, quản trị mạng, kỹ thuật nuôi trồng - lai giống hoa lan, làm bonsai.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong tổng số lao động được giải quyết việc làm đã tăng theo các năm qua biểu đồ 3.16 cụ thể sau đây:

Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề trong tổng lao động có việc làm giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015.

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ lao động được đào tạo nghề tại Củ Chi tăng nhanhhơntừ năm 2011 đến 2015. Trong 5 năm, số lao động được đào tạo nghề đã tăng 34,22%, tức 1,78 lần.

3.5.2.Sự thay đổi trong lối sống của cư dân

Đô thị hóa là một quá trình biến đổi kinh tế - xã hội phức hợp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại. Một nơi nào đã có hiện tượng đô thị hóa, thì xã hội, cảnh quan nơi ấy không thể nào trở lại được trạng thái trước đó. Nhiều mô hình và cơ chế mới xuất hiện, khác hẳn với những gì đã ngự trị trước đây. Con người bị cắt đứt với hành vi quen thuộc đã có, nên phải học cách suy nghĩ mới, hành động mới. Tốc độ đô thị hóa tăng lên hàng ngày, tăng nhanh đến mức có những vấn đề mới xuất hiện, rồi biến đổi về chất trước khi con người kịp nắmbắt được chúng. Nó đã làm biến đổi vùng ven, từ những vùng nông thôn mà tính đô thị có xuất phát điểm rất thấp, với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành nơi có sự đầu tư mạnh với các khu công nghiệp, hạ tầng cơ sở được nâng cấp, chế độ sử dụng ruộng đất thay đổi, đất nông nghiệp biến thành đất đô thị, nền kinh tế cơ bản nông nghiệp dịch chuyển sang phi nông nghiệp, nhiều cơ hội việc làm xuất hiện, đồng thời là sự biến mất một số việc làm cơ bản của nông thôn. Một xã hội mới với những cơ chế mới, đòi hỏi con người phải thích nghi nhanh chóng, đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải có định hướng và cóbiện pháp giải quyết những vấn đề mới xuất hiện. Trong những chuyển dịch do đô thị hóa gây ra, việc biến đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân có liên quan là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu vì những tác động trực tiếp của nó lên đời sống của những con người đang sống trong vùng đô thị hóa. Đô thị hóa đã và đang gây ra những xáo trộn trong đời sống của người dân, từ lối sống đến phong tục tập quán… Khu vực ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, Củ Chi nói riêng đang từng ngày đối diện với những biến đổi, những xáo trộn như vậy. Có thể thấy rằng, kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, đời sống vật chất được nâng lên nên tâm lý, lối sống của người dân có nhiều thay đổi. Sự chuyển biến về tâm lý, lối sống có tính kế thừa, sàng lọc với những biểu hiệnkhác nhau, đó chính là quá trình xây dựng và hình thành nếp sống mới trong cộng đồng dân cư. Lối sống cộng đồng là một đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, lối sống này vẫn còn tồn tại và biểu hiện khá nổi bật trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều thay đổi. Trong quá trình đô thị hóa, một số yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc vẫn được nhân dân Củ Chi phát huy như truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn, tình làng nghĩa xóm… chứng tỏ vẫn còn sự tồn tại của nhiều truyền thống tốt đẹp đó trong gia đình, xã hội. Khi điều kiện sống tốt hơn, người dân cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện như quỹ đóng góp vì người nghèo, quỹ cứu trợ xã hội, quỹ hiếu học, đền ơn đáp nghĩa…

Bên cạnh những chuyển biến mang tính tích cực, trong lối sống của người dân Củ Chi cũng xuất hiện những biểu hiện

100% 80% 60% 73.2 77.42 78 40% 43.78 52.9 63.93 20% 0% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỉ lệ (%) 100%

thiếu lịch sự, vi phạm luật lệ giao thông… không còn là hiện tượng xa lạ. Sự bùng nổ dân số ở Củ Chi trong những năm gần đây đã hình thành những khu nhà thuê tạm bợ, sống trong đó có rất nhiều thànhphần dân cư khác nhau, tạo nên lối sống xô bồ, phức tạp mà chính quyền không kiểm soát được. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt cũng làm cho một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng có một bộ phận dân cư trở thành tầng lớp nghèo của xã hội, từ đó xuất hiện đội ngũ lao động làm thuê tồn tại bên cạnh những người giàu có. Sựphân hóa mức độ giàu - nghèo ngày càng rõ nét ở Củ Chi.

Trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, bên cạnh các yếu tố truyền thống cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực. Đình chùa bị thương mại hóa nên không còn là nơi tôn nghiêm nữa mà thay vào đó là cảnh buôn bán tấp nập mỗi khi diễn ra lễ hội. Một số loại hình tín ngưỡng dân gian và văn hóa truyền thống có xu hướng mở rộng và trở thành những lễ hội dân gian. Đó là tín ngưỡng đình làng, tín ngưỡng tổ sư, nghề nghiệp, các ngày lễ tết trong năm. Những năm gần đây, các đình làng cùng hội đình đã được khôi phục, ban cúng tế được bầu ra, thu hút đông đảo mọi người đến dự… Trong bối cảnh đô thị hóa, sự chuyển đổi các mặt kinh tế, xã hội kéo theo sự chuyển đổi về đời sống tâm linh. Cư dân Củ Chi cũng đang đứng trước các nguy cơ chịu những tác động như vậy. Các loại hình tín ngưỡng dân gian gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp có sự phai nhạt và có thể mất hẳn là do việc thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, một bộ phận người dân chuyển sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Đó còn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân không cần đến lễ cúng bái mà vẫn có thể mang đến cho sản xuất các điều kiện cần thiết.

Một số loại hình tín ngưỡng dân gian được mở rộng và trở thành mê tín dị đoan, sự mê tín vào may rủi, ngày tốt xấu, coi bói, lên đồng, có xu hướng phát triển và chi phối nhiều hoạt động của người dân. Sự phát triển của loại hình này xuất phát từ thực tế các hoạt động kinh tế thị trường người dân Củ Chi tham gia, gặp không ít rủi ro, bất trắc, chính vì vậy họ tin vào số mệnh, thời cơ.

Sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đô thị hóa còn thể hiện qua nhà ở của người dân. Nhà ở thể hiện sự ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Đó là tổ ấm đối phó với nóng lạnh, nắng mưa gió bão - một yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho con người cuộc sống ổn định. Nhà ở còn là nơi thờ cúng tổ tiên, lưu giữ các truyền thống văn hóa, ký ức sống của nhiều thế hệ gắn bó đời mình với không gian ấy. Nhà ở truyền thống của dân cư trên địa bàn Củ Chi trước đây, đối với tầng lớp giàu có là nhà nhiều gian làm bằng gỗ quý, còn đối với người nghèo là nhà tranh vách lá hoặc vách đất giống nhiều vùng nông thôn khác ở Nam Bộ. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không còn thấy những ngôi nhà như thế, thay vào đó là những khu biệt thự của những gia đình vừa mới bán đất hoặcnhững người ở trungtâm nội thành ra mua xây cất, hầu hết là nhà tường, khang trang. Ngôi nhà cổ nào còn lại nếu chưa bị giải tỏa, cải tạo thì xuống cấp nghiêm trọng (xem thêm Phụ lục 19). Điều này cho thấy, những giá trị văn hóa truyền thống đang mất dần đi trong quá trình phát triển của đô thị.

Bên cạnh sự thay đổi nhà ở, không gian xung quanh các ngôi nhà truyền thống cũng đang biến dạng, nhà phố lấn át và phá vỡ không gian thoáng rộng của nhà truyền thống. Nhiều ngôi nhà không còn cấu trúc trước sân sau vườn nữa. Sự biến đổi trong kiến trúc Củ Chi một phần là do người dân theo kiến trúc mới, hiện đại, một phần do đô thị hóa làm cho giá thành đất ngày càng tăng. Hơn nữa sự biến đổi trong cấu trúc gia đình cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thay đổi kiến trúc nhà ở. Kiểu nhà truyền thống rộng rãi, ở nhiều người, nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau được thay bằng những gian nhà nhỏ theo kiến trúc nhà phố với vật liệu xây dựng hiện đại phù hợp hơn với họ.

Sự biến đổi trong lối sống của người dân còn thể hiện qua cách ăn mặc. Trang phục phù hợp với kiểu dáng phong phú và ngày càng đa dạng hơn so với trước đã làm thay đổi cách ăn mặc truyền thống của người dân. Đặc biệt là giới trẻ thích nghi rất nhanh với các kiểu trang phục hiện đại.

Thay đổi trong bữa ăn hàng ngày của người dân cũng phản ánh sự biến đổi trong lối sống. Các món ăn, thức uống truyền thống địa phương như các loại rau đồng, mắm cátrắng, khô sặc, rượu nếp… đang biến mất thay vào đó là thức ăn pha chế sẵn. Quan niệm “mùa nào, thức ấy” trong bữa ăn dân gian truyền thống không còn như trước nữa. Người dân ở đây có thể

thị hóa làm thay đổi rất lớn nguồn cung cấp thức ăn từ thiên nhiên. Đồng ruộng, đất, nước bị ô nhiễm và bị thu hẹp nên các loài cá, rắn, rùa, ếch, nhái, cũng bị tiêu diệt theo. Chính vì vậy, nguồn cung cấp thức ăn chính cho các bữa ăn của người dân giờ đây là các chợ và các siêu thị. Cũng như nhiều gia đình ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay, các dụng cụ nấu ăn, nguyên liệu đốt trong gia đình ở Củ Chi cũng thay đổi nhiều. Ngoài trấu, mạt cưa, củi, bếp dầu, giờ đây nhà nào cũng nấu bếp gas. Dịch vụ cung ứng gas đến tận nhà mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Quá trình đô thị hóa tác động rất lớn đến kinh tế, đời sống xã hội của cư dân các vùng ven và Củ Chi cũng không nằm ngoài những quy luật đó. Đô thị hóa tác động mạnh đến cuộc sống của người dân, nhiều thành phần dân cư phải chuyển đổi việc làm như người nông dân, người thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, người làm dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. Người nông dân là thành phần chịu tác động mạnh mẽ nhất của sự chuyển dịch sử dụng đất, vì trong điều kiện mới họ hoàn toàn không thể làm nghề nông như cũ. Họ phải đương đầu với một sự chuyển đổi về nghề nghiệp mà chưa được chuẩn bị trước. Việc tìm được việc làm hay nghề mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới, trình độ văn hóa, tâm lý, gia đình, chính quyền địa phương…, trong đó yếu tố tuổi tác là một trở ngại to lớn. Hầu hết những người trên 40 tuổi (đặc biệt là phụ nữ) hiếm có cơ may trở thành công nhân viên chức hoặc công nhân tại các khu công nghiệp. Nguy cơ trở thành người nghèo đô thị là rất cao ở lứa tuổi này. Trình độ học vấn là yếu tố quyết định giúp những người nông dân còn trẻ khả năng tìm việc làm. Các khảo sát khoa học cho thấy, trình độ học vấn của cư dân ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh vốn rất thấp. Những người làm dịch vụ liên quan đến nông nghiệp như mua bán, chế biến nông phẩm, sửa chữa nông cụ, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu… cũng bị thách thức không kém những người trực tiếp canh tác trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w