Sự gia tăng dân số của Củ Chiqua các năm 1997-2005

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 50)

Đơn vị: người

Nguồn: Kết quả điều tra dân số huyện Củ Chi qua các năm, UBND huyện Củ Chi

độ gia tăng dân số khác nhau qua các thời kì. Từ năm 1999 đến năm 2005, tốc độ tăng dân số của huyện là 18,78%, bình quân mỗi năm tăng 2,68%. So với năm 2001, năm 2005 dân số huyện tăng 46.347 người (18,08%) bình quân mỗi năm tăng 11.568 người (3,61%). Dân thành thị tăng 3.696 người (32,24%) bình quân mỗi năm tăng 739 người (6,45%), dân số nông thôn tăng 42.430 người, bình quân mỗi năm tăng 8.486 người, (3,46%) [5; 7]. Dân thành thị tuy chiếmtỉ lệ nhỏ trong tổng số dân tại huyện nhưng tăng nhanh hơn dân số nông thôn. Đó chính là tác động của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn diễn ra với tốc độ nhanh, phát triển công nghiệp tại địa phương và do chính sách dãn dân từ nội thành ra các vùng ven ngoại thành của thành phố. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên từ 8,61‰ năm 2001 tăng lên 14,00‰ năm 2004 và giảm còn 13,03‰ năm 2005. So với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thành phố (12‰ năm 2004) thì tỉ lệ này vẫn còn tương đối cao [161; tr. 4].

Ngoài ra, dưới tác động và yêu cầu của quá trình đô thị hóa, trên địa bàn huyện Củ Chi còn có gia tăng dân số cơ học. Tỉ lệ gia tăng cơ học là 1,5% từ năm 2001 tăng lên 3,17% năm 2005 [161; tr. 6]. Từ năm 2001 đến năm 2005, nhiều người từ các tỉnh khác đến tạm trú tại Củ Chi, xin làm công nhân tại các khu công nghiệp, những người từ nội thành đến Củ Chi mua đất cất nhà và có hộ khẩu tại huyện. Dân nhập cư chủ yếu tập trung tại các khu thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, khu dân cư mới. Dân nhập cư tăng thêm nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nhưng cũng đang là áp lực lớn cho huyện trong việc quản lý con người, an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tính đến 331/12/2005 toàn huyện có

67.281 hộ, 302.662 nhân khẩu bao gồm 268.669 nhân khẩu thường trú thực tế, 33.993 nhân khẩu thường trú không thực tế [154; tr. 4]

Về mật độ dân số, năm 2005, mật độ dân số bình quân của Củ Chi là 695,84 người/km2. Tuy nhiên, dân số phân bố không đều ở các xã: cao nhất thị trấn Củ Chi: 4.000 người/km2, kế đến là Tân Thông Hội: 1.280,77 người/ km2, Tân Thạnh Đông: 1.192,15 người/km2. Thấp nhất là xã Phạm Văn Cội: 301,44 người/km2 và xã Phú Mỹ Hưng: 298,28 người/km2 [158; tr. 3]. Nhìn chung, mật độ dân số tập trung cao ở các xã phía Nam và thấp nhất ở các xã phía Bắc, dân cư tập trung trên địa hình đồi gò cao, dọc các trục giao thôngnhất là quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, 15, dọc theo các sông, rạch.

Mặc dù có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhưng mật độ bình quân của huyện Củ Chi tính đến năm 2005 vẫn còn thấp hơn so với mật độ bình quân chung của toàn Thành phố (2.894 người/km2) và thấp hơn rất nhiều so với mật độ chung của khu vực nội thành (10.313 người/ km2) [158; tr. 10].

2.5.2.Nguồn lao động

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có lực lượng lao động rất lớn và tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình của lực lượng lao động khoảng 3,9%/năm và chiếm khoảng 51,9% so với tổng dân số. Trong đó, lao động tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (97,9%). Nguồn lao động nhập cư tại TP. Hồ Chí Minh tăng nhanh và có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động nhập cư nữ và nam (61,9% nữ so với 38,1% nam). Do phần lớn lao động ngoại tỉnh đổ về Thành phố tập trung chủ yếu vào các ngành cần nhiều lao động với trình độ thấp như các ngành dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, hay hoạt động trong các ngành dịch vụ và buôn bán nhỏ. Lao động nhập cư đến Thành phố tập trung chủ yếu ở các quận vùng ven và huyện ngoại thành nơi đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh và phát triển công nghiệp, hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới. Trong số 24 quận, huyện của toàn Thành phố thì có 7 quận, huyện tập trung hơn 20% lao động nhập cư so với dân số toàn quận, huyện. Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhấtlà quận Thủ Đức với 121.569 người nhập cư, chiếm 33,1% dân số toàn quận; Bình Tân 143.840 người, chiếm 30,7%; Quận 9 với 52.205 người, chiếm 25,2% dân số toànquận

(2009) [109; tr. 57].

Ở Củ Chi, nguồn lao động tại huyện năm 2001 là 165.947 người, năm 2004 đạt 179.872 người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của nguồn lao động huyện Củ Chi giai đoạn 2001 - 2005 là 2,09% [161; tr. 3].

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/10/2004, tổng số lao động có hộ khẩu thường trú tại huyện đang làm việc là 133.398 người [161; tr. 4]. Tổng số lao động nhập cư ở huyện Củ Chi là 15.474 người chiếm 8,16% so với dân số trong độ tuổi lao động tại huyện, thấp hơn tỉ lệ lao động nhập cư của TP. Hồ Chí Minh (20,48%). So với các huyện ngoại thành khác trong Thành phố thì lao động nhập cư của huyện Củ Chi thấp hơn huyện Bình Chánh,

Hóc Môn nhưng cao hơn huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Lao động nhập cư đã góp phần đáp ứng nhu cầu về lao động của các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, họ có mức sống thấp vì hầu hết các doanh nghiệp và chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đến đời sống an sinh xã hội của người lao động nhập cư.

Về chất lượng lao động, tổng số lao động đang làm việc ở huyện Củ Chi năm 1999 có bằng cấp chuyên môn kĩ thuật là 9.127 người (8,20%). Ngành có tỉ trọng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp nhất là ngành nông - lâm - thủy sản chỉ có 1,03%, ngành công nghiệp - xây dựng 3,30%, ngành thương nghiệp có 4,70% và cao nhất là ngành giáo dục - đào tạo có tới 93,31% so với tổng số lao động đang làm việc có bằng cấp trong ngành. Trong ngành nông - lâm - thủy sản, lao động đang làm việc có bằng cấp: chuyên môn kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ chiếm 33,27%, có bằng trung cấp chuyên nghiệp 37,20%, có bằng cao đẳng- đại học trở lên 29,5. Trong ngành công nghiệp - xây dựng, lao động đang làm việc có bằng cấp: chuyên môn kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ 56,24%, có bằng trung cấp chuyên nghiệp 23,4%, có bằng cao đẳng - đại học trở lên 19,92%. Ngành thươngnghiệp có bằng chuyên môn kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ 40,66%, có bằng trung cấp chuyên nghiệp 35,3%, có bằng cao đẳng - đại học trở lên 23,96%. Ngành giáo dục - đào tạo có bằng trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 57,39%, có bằng cao đẳng - đại học trở lên 40,99%, có bằng chuyên môn kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,62% [156; tr. 4-8]. Điều này thể hiện rõ qua bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc tại huyện Củ Chi chia theo các ngành kinh tế năm 1999

Chỉ tiêu Tổng số Có bằng cấp CNKT và NVNV Trung cấp Cao đẳng - đại họctrở lên

Trị số (người)

Cơcấu

(%) (người)Trị số Cơcấu(%) (người)Trị số Cơcấu(%) (người)Trị số Cơcấu(%)

Nông lâm thủy sản 49.291 508 1,03 169 33,27 189 37,2 150 29,53

Thương nghiệp 9.686 455 4,7 185 40,66 161 35,38 109 23,96

Vận tải -TTLL 2.777 1.490 53,65 1.309 87,85 94 6,31 87 5,84

Quản trị NN- ANQP 6.666 1.283 19,25 305 23,77 320 24,94 658 51,29

Giáo dục - đào tạo 3.242 3.025 93,31 49 1,62 1.736 57,39 1.240 40,99

Y tế 829 710 85,64 166 23,38 416 58,59 132 18,59

Các ngành khác 6.201 582 9,38 143 25,57 209 35,91 226 38,83

Tổng số 111.203 9.127 8,2 2.930 32,1 3.381 37,04 2.816 30,85

Trình độ chuyên môn của lao động tại huyện vẫn còn thấp, công nhân được đào tạo qua trường lớp còn thiếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Trong tổng số lao động, số người làm việc trong các cơ sở may mặc, da giày... chiếm 63% [161; tr. 3]. Năm 1999, tỉ lệ lao động chưa có bằng cấp chuyên môn kĩ thuật là 184.440/194.341 lao động, chiếm 94,91%. Đến năm 2004, tỷ lệ dân số huyện Củ Chi từ 13 tuổi trở lên không có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật là 93,49% (của toàn Thành phố là 85,91%).

Về phân bố lao động tại huyện Củ Chi theo bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 2001-2004

Chỉ tiêu 2001 2004

Trị số (người) Cơ cấu (%) Trị số (người) Cơ cấu (%)

Tổng số lao động đang làm việc 122.604 100,00 132.345 100,00 * Khu vực I 71.464 58,29 61.097 45,80 - Nông nghiệp 71.273 58,14 60.873 45,63 - Lâm nghiệp 77 0,06 60 0,04 - Thủy sản 114 0,09 164 0,13 * Khu vực II 21.119 17,22 40.218 30,90 - Công nghiệp - TCN 20.213 16,48 39.423 29,55 - Xây dựng 906 0,74 795 1,35 * Khu vực II 30.021 24,49 31.030 23,30 - Thương mại 4.660 3,80 7.010 13,26 - Dịch vụ khác 25.361 20,69 24.020 10,04

Nguồn: Số liệu lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Củ Chi

Như vậy, khu vực I có lao động chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lao động đang làm việc của huyện nhưng giảm dần qua các năm, từ 58,29% năm 2001 xuống còn 45,0% năm 2004, khu vực II có cơ cấu lao động tăng dần qua các năm, từ 17,22% năm 2001 tăng lên 30,90% năm 2004. Khu vực III có cơ cấu lao động từ 24,49% giảm còn 23,30%.

Nhìn chung, chất lượng cuộc sống của người lao động tại Củ Chi vẫn còn thấp do trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, ngành nghề lao động chủ yếu vẫn là những nghề gia công như may mặc, da giày. Thu nhập của người lao động chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, chưa có tích lũy phục vụ nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần.

Tiểu kết chương 2

Củ Chi là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, còn nhiều tiềm năng về đất đai, lao động đểthực hiện quá trình đô thị hóa. Trước bối cảnh lịch sử mới của đất nước, TP. Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng Củ Chi thành đô thị vệ tinh của Thành phố. Sau 8 năm thực hiện, Củ Chi đã có những chuyển mình trên nhiều lĩnh vực, hướng tới thực hiện mục tiêu trở thành đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh. Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung của huyện giảm, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của Thành phố. Trong xu thế chung đó, ngành nông nghiệp Củ Chi đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa của Thành phố, tăng nhanh tỉ trọng ngành chăn nuôi so với lĩnh vực trồng trọt. Công nghiệp huyện đã phát triển nhanh chóng thu hút nhiều nhà đầu tư hợp tác. Thay đổi quan trọng nhất đánh dấu quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi diện mạo huyện Củ Chi là sự xuất hiện của nhiều khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất và thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề. Thương mại - dịch vụ bắt đầu có sự dịch chuyển về tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế lẫn hiệu quả hoạt động thực tế. Tuy nhiên lĩnh vực kinh tế của huyện Củ Chi cũng còn nhiều mặt khó khăn hạn chế. Các ngành kinh tế tăng trưởng nhưng còn chậm so với tiềm năng; công nghiệp phát triển nhanh nhưng còn mang tính tựphát; tổng giá trị ngành thương mại- dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Củ Chi phát triển tương đối toàn diện đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho nông thôn Củ Chi. Các KCN, nhà máy được hình thành, các con đường được nhựa hóa, các công trình kiên cố hóa kênh mương, các công

trình đèn chiếu sáng đã đưa Củ Chi bước đầu mang dáng dấp của đô thị, song nhìn chung cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn diễn ra ở nhiều nơi.

Trong công tác quy hoạch và quản lí đô thị, chính quyền Củ Chi đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lí mọi mặt đời sống, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao mức sống của nhân dân. Song, quá trình đô thị hóa cũng đưa đến tình trạng dân nhập cư vào Củ Chi; vấn đề việc làm và an sinh xã hội trở thành những thách thức không nhỏ đối với chính quyền Củ Chi.

Có thể nói, quá trình đô thị hóa ở Củ Chi trong những năm 1997 - 2005 đã diễn ra trên tất cả các phương diện, từ quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở vật chất, quản lí chính quyền, chuyển biến về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, quá trình chuyển dịch kinh tế còn chậm, dân số nhập cư và nguồn lao động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Dù vậy, giai đoạn 1997 - 2005 có ý nghĩa quan trọng, là bước đường đầu tiên trong tiến trình đô thị hóa của Củ Chi, là nền tảng để Củ Chi tiếp tục đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trong các chặng đường tiếp theo.

Chương 3

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HUYỆN CỦ CHI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

3.1.Chủ trương mới của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ và Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chính sách, nghị quyết để phát triển KT-XH. Nhằm chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII năm 2005 đã chỉ rõ “Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng chính quyền đô thị” [34]. Nghị quyết Đại hội xác định năm chương trình mang tính đòn bẩy đến năm 2010, trong đó có chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Thành phố cũng xác định 6 chương trình đột phá trong đó có Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng cao [35].

Về chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế, TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2425/2007/QĐ- UBND ngày 1/6/2007 về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 tập trung ưu tiên phát triển bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025. Tiếp đó là Quyết định số 24/QĐ-TTG, ngày 06/01/2010 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, trong đó nêu rõ: “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tếvới bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một Thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á” [174].

Trước tình hình mới, năm 2005, Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ IX xác định mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2005-2010 là: Đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp -thương mại - dịch vụ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, và tinh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2010, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên từ 10-15 triệu đồng/năm. Cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tập trung giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, từng bước phát triển Củ Chi trở thành một thành phố vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh, hiện đại và phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới. Triển khai thực hiện 5 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005 - 2010. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm lo nhà ở cho người có thu nhập thấp và giảm hộ nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao mức sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm, cải cách hành chính và hoàn thành quy hoạch việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện [7].

Năm 2010, trên cơ sở tiếp tục quán triệt chủ trương theo hướng đô thị hóa và những thành tựu đạt được, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các chỉ tiêu cụ thể huyện đã đặt ra là: Trong 5 năm 2011 - 2015, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 18,60%, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20%/năm, thương mại - dịch vụ 18%/năm và nông nghiệp 8%/năm. Đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống để phát huy tiềm năng lao

động, tay nghề và nguyên vật liệu địa phương nhất là nghề đan lát, bánh tráng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2, thu hút đầu tư, phủ kín 40% diện tích các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch, khuyến khích phát triển các ngành

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w