Đảmbảo đời sống của ngườidân vàpháttriển văn hóa, giáo

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 38 - 44)

Chương 2 QUÁTRÌNHĐÔTHỊHÓ AỞ HUYỆN CỦ CHI TỪNĂM 1997 ĐẾNNĂM 2005

2.3. Quản lí đôthị

2.3.2. Đảmbảo đời sống của ngườidân vàpháttriển văn hóa, giáo

Trong quản lí xã hội, chính quyền huyện Củ Chi đặc biệt chú ý tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Chương trình "xóa đói giảm nghèo" và triển khai thực hiện các dự án quỹ quốc gia giải quyết việc làm cùng với phong trào đoàn kết tương trợ ở nông thôn đã phát huy được tình làng nghĩa xóm và đạt hiệu quả thiết thực về nhiều mặt. Trong 5 năm (1996 - 2000), chính quyền huyện Củ Chi đã trợ vốn từ các nguồn trên 57 tỷ đồng cho

28.190 lượt hộ, giải quyết việc làm cho 34.696 lao động. Mặt khác, huyện đã liên kết với Ngân hàng giải quyết trợ vốn cho 800 hộ thực hiện xóa nhà tranh tre; gắn đầu tư vốn "xóa đói giảm nghèo" với chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa một cách có hiệu quả, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 22% (năm 1996) giảm còn 4,9% (năm 2000). Toàn huyện có 79,86% số hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố, trong đó có nhiều nhà tầng và biệt thự, trên 76% hộ có phương tiện nghe, nhìn, 63% hộ có xe gắn máy và cứ 100 dân có 4 máy điện thoại, điều kiện sinh hoạt gia đình ngày càng đầy đủ tiện nghi hơn. Đến cuối năm 2003, Củ Chi cơ bản hoàn thành chương trình xoá đói giảm nghèo theo tiêu chí của Thành phố thuộc giai đoạn 1992- 2003, trước 2 năm so với Nghị quyết đề ra [5].

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xoá đói giảm nghèo, huyện tiếp tục triển khai thực hiện xóa hộ nghèotheo tiêu chí mới của Thành phố (trên 6 triệu đồng/người/năm). Qua điều tra toàn huyện năm 2004 còn 9.995 hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm, chiếm tỉ lệ 14,16% so với tổng hộ dân, trong đó có 6.188 hộ thu nhập dưới 4 triệu đồng/người/năm. Chương trình xóa đói giảm nghèo năm 2005 đã giúp cho 2.527 hộ nghèo vay số tiền là 9,9 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 1.694 lao động [7].

Ngoài việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, huyện còn triển khai các giải pháp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm từ nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo. Số laođộng được giải quyết việc làm tăng dần qua các năm từ 8.726 người năm 2000 tăng lên 11.270 người năm 2005, tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2000 - 2005 là 5,3% [5].

Huyện Củ Chi đã tổ chức 124 hộ đi lập nghiệp ở nông trường quốc doanh Tâm Tân, Phạm Văn Cội, mở các lớp dạy nghề và đưa đi học nghề cho 221 lao động, là con em gia đình chính sách. Ngoài ra, huyện đã xét giải quyết trợ cấp thường xuyên cho gần 300 hộ nghèo cô đơn, chăm sóc và giúp đỡ 440 trẻ em mồ côi khuyết tật, tổ chức phát triển sản xuất tạo việc làmổnđịnhcho 15.885 laođộngcủahuyện, bìnhquânhàngnămtạoviệclàm 3.177 lao động [5].

Số lao động được giới thiệu ở các công ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện năm 2000 là

2.128 người, năm 2005 tăng lên 6.670 người. Các dự án quốc gia về hỗ trợ việc làm năm 2000 đã cho 1.796 hộ vay với số tiền là 10 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 2.383 lao động. Đến năm 2005, quỹ đã cho 1.250 hộ vay 13 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 1.680 lao động [7].

Nhìn chung, trong giai đoạn 2000 - 2005, hằng năm, huyện Củ Chi đã tạo và giải quyết việc làm cho trên 8.000 lao động, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn theo hướng tích cực và nâng tỷ lệ lao động có việc làm lên trên 95% với mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8.000.000đ/người/năm.

Bảng 2.1. Kết quả giải quyết việc làm huyện Củ Chi giai đoạn 2001 - 2005 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân 2001-2005 Tổng số lao động được GQVL 8.726 9.070 11.322 7.584 9.710 11.210 8.149 Trong đó

Giới thiệu cho các doanh nghiệp 2.128 2.103 3.420 2.573 6.335 6.670 3.517 Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 2.383 3.263 4.104 1.081 1.005 1.680 1.855

Chương trình XĐGN GQVL 1.780 1.510 1.753 2.753 1.920 1.694 1.605

Ngân hàng chính sách xã hội cho

vay vốn tạo việc làm 2.435 2.194 2.045 1.177 450 1.166 1.172

Nguồn: Số liệu lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Củ Chi

Từ bảng số liệu trên cho thấy, vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Củ Chi thông qua các hình thức và con đường khác nhau, trong đó quan trọng nhất là giới thiệu nhân công cho các doanh nghiệp. Điều này phù hợp với quá trình hình thành một cách nhanh chóng các khu, cụm công nghiệp tại huyện Củ Chi. Tiếp đó, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn cũng đóng góp quan trọng trong quá trình tạo việc làm cho người lao động Củ Chi.

Song song đối với chương trình xóa đói giảm nghèo, vấn đề chăm lo nhà ở cho gia đình diện chính sách và dân nghèo được Đảng bộ - chính quyền và nhân dân Củ Chi đặc biệt quan tâm, đến năm 2005, diện chính sách và dân nghèo trong huyện đã được tặng 3.806 nhà tình nghĩa (tương đương 57 tỷ đồng), 3.754 nhà tình thương (tương đương 18,777 tỷ), giải quyết cho 4.160 hộ vay vốn trả góp xoá nhà tranh tre (với số tiền 22,783 tỷ đồng). Củ Chi đã cơ bản xóa hết nhà tranh tre, có 98,8% nhà kiên cố và bán kiên cố, vượt 8,8% so Nghị quyết [7].

Trong thời gian này, chương trình nước sạch cho sinh hoạt ở nông thôn đã tiếp tục được xây dựng với 1.268 giếng cho hộ nghèo. Năm 2000, huyện Củ Chi đã có 3.384 giếng nước sạch và 5 trạm cấp nước ở các khu dân cư đô thị hóa như Thị trấn Củ Chi, An Nhơn Tây, Phú Hòa Ðông, Tân Quy và ấp Tam Tân cùng với hàng ngàn giếng sạch do nhân dân tự khoan, đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt ở nông thôn [5].

Về phát triển giáo dục, chủ trương của huyện Củ Chi là tập trung đầu tư phát triển giáo dục nhằm từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí của người dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở địa phương.

Năm 1997 toàn huyện có 50 trường phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông với 53.595 học sinh các cấp với 1.797 giáo viên tham gia giảng dạy. Giai đoạn 1997-2000, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 97,68% và 6 tuổi đến lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. Huyện Củ Chi đã cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên và có 77,1% giáo viên đã được chuẩn hóa, chất lượng giảng dạy và học tập từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đều tăng. Ðến năm 2000, hiệu suất đào tạo ở bậc tiểu học đạt 86,35% và bậc trung học cơ sở đạt 65,61%. Nhiều năm liền huyện Củ Chi đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và phổ cập tiểu học, có 5 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở [5].

Trong giai đoạn 2000-2005, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm đáng kể. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp học và thi đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học đều tăng hằng năm. Khoảng cách giáo dục giữa Củ Chi với các quận nội thành giảm bớt. Năm học 2003- 2004 và 2004- 2005, kết quả tỷ lệ tốt nghiệp Trung học cơ sở Củ Chi được xếp hạng 5 và hạng 3 so với toàn thành phố [7]. Ngoài các trường tiểu học, trung học, trên địa bàn huyện còn có các cơ sở giáo dụckhác đáp ứng nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ dân trí. Trung tâm giáo dục thường xuyên Củ Chi giúp cho những học sinh bỏ học giữa chừng hoặc không đủ điều kiện vào các lớp phổ thông tiếp tục được học tập nâng cao trình độ. Thống kê về trình độ văn hóa tại Củ Chi qua 2 mốc thời gian năm 1999 và 2004 như sau:

Bảng 2.2. Trình độ văn hóa của dân số từ 5 tuổi trở lên (1999 - 2004)

Tiêu chí

1999 2004

Tổng số

(người) Cơ cấu (%)

Tổng số

(người) Cơ cấu (%)

Chưa biết chữ 16.028 6,93 11.397 4,32

Biết đọc biết viết 1.278 0,55 1.187 0,45

Cấp 1 (lớp 1-5) 95.025 41,09 97.617 37,00

Cấp 2 (lớp 6-9) 83.828 36,25 109.278 41,42

Cấp 3 (lớp 10-12) 35.102 15,18 44.352 16,81

Tổng số 231.261 100,00 263.831 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 và 1/4/1999, Chi cục Thống kê huyện Củ Chi

So với các quận huyện ngoại thành, Củ Chi có số năm đi học của dân số từ 7 tuổi trở lên ở mức độ trung bình. Điều này được thể hiện qua bảng:

Bảng 2.3. Số năm đi học bình quân của dân số từ 7 tuổi trở lên năm 2004

Đơn vị: Năm Tổng số Nam Nữ Tp. Hồ Chí Minh 7,37 7,68 7,08 1, Các quận 7,65 7,98 7,36 2, Các huyện ngoại thành 5,85 6,13 5,6 - Củ Chi 5,85 6,12 5,6 - Hóc Môn 6,2 6,56 6,01 - Bình Chánh 5,91 6,18 5,65 - Nhà Bè 5,46 5,76 5,18 - Cần Giờ 4,47 4,74 4,2

Nguồn: Số liệu lưu tại Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh

So với các quận nội thành, số năm đi học bình quân của các huyện ngoại thành ít hơn hẳn, trong đó Củ Chi ở mức độ bình quân chung của khu vực. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động ở Củ Chi nói riêng, các huyện ngoại thành nói chung, đòi hỏi cần có một chính sách nâng cao dân trí và nguồn nhân lực tại Củ Chi.

Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trường Trung cấp nghề Củ Chi được thành lập, tiền thân là Trung

tâm dạy nghề huyện Củ Chi được thành lập theo Quyết định số 427/QĐ-UB ngày 27/07/1998 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi. Ngày 24/12/1999, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 7924/QĐ-UB-VX chuyển Trung tâm Dạy nghề huyện Củ Chi thành Trường Công nhân kỹ thuật Củ Chi. Trường công nhân kỹ thuật Củ Chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7; Bên cạnh đó, trường còn thực hiện liên kết với các đơn vị - doanh nghiệp mở rộng khả năng đào tạo nghề và giải quyết việc làm thuộc các lĩnh vực như: may công nghiệp, đào tạo lái xe… Ngoài ra, trường còn làm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho công nhân ở các đơn vị sản xuất. Trên địa bàn huyện còn có 2 trường trung cấp nghề là trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Tây Bắc, trường Trung cấp nghề Tây Sài Gòn theo Quyết định số 227/QĐ-LĐTBXH của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh [175].

Về văn hóa, thể dục thể thao, Trung tâm thể dục thể thao, Trung tâm văn hóa Huyện được đầu tư xây dựng mới, khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi đấu và phát triển phong trào chung của huyện. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển với hơn 18% số dân thường xuyên tham gia tập luyện. Ngoài sân vận động của huyện, Củ Chi đã có thêm các cơ sở tập luyện gồm Trung tâm TDTT, 24 sân bóng đá, 100 sân bóng chuyền, 5 nhà tập, 6 hồ bơi mini. Năm 2004 Củ Chi có 21.241người tham gia luyện tập thường xuyên thể dục thể thao [145; tr. 3]. Thông qua hệ thống các lớp năng khiếu, huyện Củ Chi đã tuyển chọn vận động viên tham dự nhiều môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật, xe đạp... Huyện đã tham dự 53 giải thành phố và đạt 174 huy chương [145; tr. 6].

Về phong trào văn hóa văn nghệ, Trung tâm văn hóa huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội thi, hội diễn, phát triển phong trào đàn catài tử, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân. Hàng năm, huyện đã tổ chức từ 1.500 - 1.600 buổi hoạt động văn nghệ thu hút trên 12.000 lượt người tham gia [6; tr. 76].

Bên cạnh đó, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu thu hút trên 90% hộ dân tham gia. Trong 5 năm 2000 - 2005, huyện Củ Chi có 5 xã, 97 ấp, khu phố đăng ký xây dựng xã, ấp văn hóa, bước đầu đã có 60 ấp, khu phố và xã Thái Mỹ được công nhận đạt chuẩn văn hóa, có 54.013

hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 85,73% so với tổng số hộ dân [7]. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của một số ấp, khu phố văn hóa chưa cao. Sự phân hóa giàu nghèo ở Củ Chi đang có chiều hướng gia tăng; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.

Trênlĩnhvựcytế, từ 1997, ngànhytế Củ Chiđã từngbước xâydựngkiệntoànmạng lưới tổ chức y tế từ huyện xuống cơ sở, đầu tư nhiều phương tiện máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Nhờ vậy, chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám điều trị bệnh cho nhân dân từng bước được nâng lên. Huyện đã tăng cường 22 bác sĩ cho trạm y tế cơ sở cùng với việc phát triển mạng lưới y tế cộng đồng, y tế tư góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Với quy mô 180 giường điều trị nội trú của 2 bệnh viện, cùng với việc tổ chức khám bệnh cho các xã vùng xa, hàng năm, hàng chục ngàn lượt đối tượng chính sách và dân nghèo của huyện Củ Chi được khám điều trị miễn phí. Ðặc biệt, Hội bảo trợ bệnh viện miễn phí thành phố đã tổ chức mổ đục thủy tinh thể mang lại ánh sáng cho 684 người mù nghèo của huyện Củ Chi [5].

Trong công tác khám chữa bệnh cấp cứu, Trung tâm y tế Củ Chi đã áp dụng thành công các kỹ thuật y tế cao: cán bộ y tế được huấn luyện thường xuyên về chuyên môn, cơ sở vật chất được nâng cấp mở rộng, trang thiết bị được đổi mới và hiện đại dần đã nâng được chất lượng khám chữa bệnh cho người dân và thu hút người dân đến với trung tâm y tế Củ Chi ngày càng nhiều, trong đó có gần 40% là bà con ở các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương. Đến năm 2005, Củ Chi là huyện duy nhất trong cả nước có qui mô giường điều trị nội trú trên 500 giường. Qua 2 năm triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não cho 442 bệnh nhân, chương trình phẫu thuật chấn thương chỉnh hình được thực hiện từ năm 2004 đã điều trị bảo tồn cho 2.286 trường hợp, phẫu thuật kết hợp xương 1.412 trường hợp, trong đó có 209 trường hợp gãy xương đùi, có nhiều ca đa chấn thương rất nặng [7]. Chương trình lọc máu ngoài thận chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2005 đã đáp ứng được nhu cầu cần lọc máu ngoài thận của người dân trong huyện và các tỉnh lân cận. Huyện Củ Chi đã lắp đặt được 5 máy, điều trị trên 50 bệnh nhân bị suy thận mãn tính phải chạy thận suốt đời, đồng thời lọc thận cấp cứu rất có hiệu quả nhiều trường hợp suy thận cấp. Chương trình phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi tim cũng được thực hiện từ tháng 10/2005 với mong muốn

100% 20.78 23.39

50% 79.22 76.61

0%

2000 2005

đất nông nghiệp các loại đất khác

người dân vùng sâu vùng xa, người dân diện chính sách, người nghèo có điều kiện được hưởng các phúc lợi của y tế kỹ thuật cao. Với những kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong khám chữa bệnh trong thời gian qua, Củ Chi là đơn vị tuyến huyện đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật sọ não do chấn thương và do bệnh lý.

Bên cạnh các bệnh viện, hệ thống y tế Củ Chi còn có 2 phòng khám khu vực Tân Quy và Phước Thạnh, Trung tâm Y Tế Dự phòng, 20 trạm y tế xã, 1 trạm y tế thị trấn làm nhiệm vụ khám chữa bệnh. Đối với tuyến y tế cơ sở, năm 2004, Củ Chi được Sở y tế công nhận 100% xã đạt 10 chuẩn quốc gia, là huyện đầu tiên trong Thành phố đạt tiêu chuẩn này. Từ sự nỗ lực đó, Trung tâm y tế huyện đã vinh dự được nhận cờthi đua của Bộ y tế và được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 3.

Tuy nhiên, tồn tại của ngành y tế là công tác quản lý y tế tư, y tế ngoài giờ còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra trong việc mua bán thuốc, thực hiện không đúng qui định, gây thiệt hại đến sức khỏe nhân dân. Việc thực hiện công tác bảo hiểm y tế chưa tốt, một số ít cán bộ nhân viên trong ngành còn có thái độ tinh thần phục vụ người bệnh chưa tận tâm.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w