Quản lí chínhquyền đôthị

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 36 - 38)

Chương 2 QUÁTRÌNHĐÔTHỊHÓ AỞ HUYỆN CỦ CHI TỪNĂM 1997 ĐẾNNĂM 2005

2.3. Quản lí đôthị

2.3.1. Quản lí chínhquyền đôthị

Để phù hợp với quá trình đô thị hóa ở Củ Chi, công tác củng cố xây dựng hệ thống chính quyền bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa một dấu" và triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước của Củ Chi được kiện toàn sắp xếp lại về mặt tổ chức và tinh giản biên chế. Ðội ngũ cán bộ được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tiêu chuẩn hóa và thích ứng dần với cơ chế mới. Quy trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính được côngkhaihóa, tạo điềukiệnthuậnlợichonhândân, đồngthờihạnchếđượctìnhtrạngnhũng nhiễu trong cán bộ công chức. Từ đó, năng lực hoạt động thực tiễn của bộ máy chính quyền các cấp từng bước có sự trưởng thành và nâng lên. Hệ thống chân rết ở ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố thường xuyên được củng cố góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên địa bàn Củ Chi.

Trong các năm 1997-2000, Củ Chi đã thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; nâng cao chất lượng hoạt động của khu phố, tổ dân phố. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được triển khai đồng bộ, đảm bảo công khai, minh bạch quy định, quy trình, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân; phối hợp tổ chức đối thoại với nhân dân, lắng nghe ý kiến người dân, kịp thời giải quyết các quyền lợi chính đáng của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia giám sát chính quyền. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí luôn được chính quyền quan tâm thực hiện; thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; kịp thời chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót về thực hiện công vụ trong quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực và phòng ngừa hành vi tham nhũng, lãng phí; từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuậnxã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với chính quyền, với Đảng. Củ Chi cũng đã thực hiện tốt công tác tiếp công dân, quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; tập trung giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại phức tạp kéo dài, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và hạnchế không để xảy ra các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhiều người.

văn bản, chuẩn hóa, mẫu hóa các biểu mẫu thủ tục hành chính đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Huyện đã tiếp tục thực hiện khoán biên chế và kinh phí hành chính trong khối quản lý nhà nước, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành và tác nghiệp cho cán bộ, công chức; Thực hiện tốt quy chế dân chủ và chủ trương chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; Thực hiện tin học hóa trong quản lý hành chính nhà nước. Huyện Củ Chi đã có 88 công sở đạt chuẩn công sở văn minh, sạch đẹp, an toàn, đơn vị văn hóa, trong đó có 15 đơn vị được Thành phố công nhận [7]. Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nên huyđộngđượcsức mạnh, nội lực của các tầng lớp nhândânthamgiaxâydựngchínhquyền, đóng góp vào các công trình phúc lợi xã hội.

Trong 5 năm (2000 - 2005), huyện Củ Chi đã tập trung chỉ đạo giải quyết ổn định các vụ khiếu kiện đông người chủ yếu phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện giải tỏa đền bù cho các dự án lớn như công trình đường dây 500 KV, khu xử lý chất thải rắn ở Tam Tân, nâng cấp mở rộng quốc lộ 22, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, dự án phim trường xã Hòa Phú. Huyện cũng đã kịp thời giải quyết các vụ đình, lãng công mang tính tự phát của công nhân nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, chính quyền Củ Chi đã xóa 3 tuyến đường trọng điểm thường xảy ra cướp giật, 5 tụ điểm phức tạp, kéo giảm 40% số vụ phạm pháp hình sự, nâng tỷ lệ điều tra khám phá án trên 70% và khám phá 95% số vụ trọng án [7].

Về quản lí ngân sách của huyện, giai đoạn 2000-2005, tổng thu - chi ngân sách của huyện như sau: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện 377,117 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 75,423 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách huyện 805,822 tỷ đồng, bình quân 161 tỷ đồng / năm.

Tổng thu ngân sách xã, thị trấn 106,365 tỷ đồng, bình quân 21,273 tỷ đồng/năm. Tổng chi ngân sách huyện 795,458 tỷ đồng, bình quân 159 tỷ đồng /năm.

Tổng chi ngân sách xã, thị trấn 96,893 tỷ đồng, bình quân 19,378 tỷ đồng/ năm [7].

Nhìn chung các khoản thu ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện đều đạt và vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Thực hiện thu đúng, thu đủ, huy động số thu kịp thời vào ngân sách. Việc quản lý và điều hành chi ngân sách huyện hàng năm luôn đảm bảo theo dự toán, giải quyết kịp thời các khoản chi thường xuyên, trong chi ngân sách khi bố trí dự toán chi đều có tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quản lí tài nguyên - môi trường, chính quyền Củ Chi đặc biệt quan tâm đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đầu năm 2004, huyện Củ Chi đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và trong năm 2005 huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện cũng có những chuyển biến tích cực. Huyện đã cương quyết xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, bắt buộc phải triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm, đồng thời chấn chỉnh tình trạng khai thác đất, cát trái phép trên địa bàn huyện. Huyện Củ Chi đã chủ động phối hợp các ngành Thành phố kiểm tra 29 đơn vị sản xuất dọc theo kênh Thầy Cai, xử lý 16 đơn vị vi phạm, buộc di dời 11 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi Khu dân cư [7].

Trongcôngtácthôngtintuyên truyền, chính quyền huyện Củ Chi đã thực hiện nhiều biện pháp trong việc giáo dục pháp luật, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, Nghị quyết của Ðảng, kết hợp được hình thức cổ động trực quan với các phương tiện thông tin đại chúng. Ðặc biệt là qua thực hiện chương trình "xóa đói thông tin" và phát huy hiệu quả hoạt độngcủa Ðàitruyềnthanhhuyện - xã, huyệnđãhoànthànhviệccấpphátradiochohộnghèo và đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Đài truyền thanh huyện Củ Chi được đầu tư trang thiết bị hiện đại với trên 90% số hộ được nghe đài qua hệ thống loa không dây. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện vànâng lên với 100% hộ có các phương tiện nghe nhìn [7].

Tuy nhiên, trong quản lí chính quyền ở huyện Củ Chi vẫn còn một số tồn tại như: lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho lĩnh vực văn hóa xã hội, các khu vui chơi giải trí của nhân dân còn nhiều hạn chế. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho các xã, thị trấn còn ít, tính xã hội hóa không cao. Một số dự án triển khai bồi thường

giải phóng mặt bằng cho việc thi công các công trình còn chậm, chi trả tiền đền bù kéo dài và giải quyết tái định cư chưa tốt. Tình trạng lấn chiếm, vi phạm lộ giới, vi phạm trong xây dựng còn xảy ra nhiều trên địa bàn các xã, thị trấn chưa được xử lý kiên quyết và kịp thời.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w