Tốc độ tăng trưởng bìnhquân cácngành kinhtế huyện Củ Chi

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 45)

Đơn vị: %

Kết quả đạt được

Giai đoạn Tăng trưởng

bình quân Nông nghiệp

Công nghiệp, thủ công nghiệp Thương mại, Dịch vụ 1996 - 2000 11 2,55 21,95 12,55 2001 - 2005 17,96 3,43 21,47 27,13

Nguồn: Tổng hợptừ Văn kiện Đại hội Đảngbộ huyện, nhiệm kỳ VII, VIII, IX, X

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp hơn so với công nghiệp - thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Đây là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa ở các địa phương.

Trong giai đoạn 1996-2000, khu vực sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 2,55% và chiếm tỷ trọng 41,66% [4]. Giá trị tổng sản lượng của nông nghiệp qua các năm theo biểu đồ 2.2 như sau:

Biểu đồ 2.2. Giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000

Đơn vị: tỉ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảngbộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2001 - 2005

Từ biểu đồ, có thể thấy tốc độ phát triển nông nghiệp của Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2000 tăng 1,2 lần; trong đó giá trị sản lượng trồng trọt tăng 1,12 lần, giá trị ngành chăn nuôi tăng 1,39 lần. Như vậy, ngành nông nghiệp của Củ Chi có những biến đổi, song tốc độ phát triển toàn ngành còn chậm, ngành chăn nuôi có bước phát triển hơn trồng trọt. Điều này cũng phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo xu hướng tăngdần tỷ trọng ngành chăn nuôi và phát triển các chủng loại cây trồng vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Năm 1997, ngành chăn nuôi chiếm 30,65%, trồng trọt chiếm 69,35% trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Qua các năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng dần đều là 32,48% (năm 1998), 34,68% (năm 1999) và năm 2000 là 35,51%. Tương

tự, tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm tương ứng: 67,52% (1998); 65,32% (1999); 64,49% (2000).

Trong trồng trọt, diện tích và sản lượng các loại cây trồng có biến động song không đáng kể. Diện tích đất trồng lúa của huyện trong khoảng 30.000 - 31.000 ha, tiếp đó là diện tích trồng các loại cây khác như đậu phộng (khoảng 5.000 ha), cao su (3.029 ha năm 2000). Trong chăn nuôi, đàn bò sữa của huyện Củ Chi tăng 1.950 con vào năm 1997 lên 3.350 con năm 1998 và 6.000 con năm 2000. Chỉ trong 4 năm, đàn bò sữa của huyện đã tăng 3,1 lần. Chăn nuôi bò sữa được coi là ngành chăn nuôi chủ đạo của Củ Chi, được tập trung phát triển. Trong khi đó, đàn trâu bò cũng có số lượng tăng nhẹ từ 20.542 con năm 1997 lên 22.000 con năm 2000. Số lượng đàn heo cũng tăng tương ứng từ 37.000 con lên

2000 1999

1998 1997

100 Giá trị sản xuất công nghiệp

50 0 111.2 95.2 126.2 150 160.5 200

40.000 con; số lượng gia cầm từ 900.000 con giảm xuống 830.000 con [5].

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp hàng năm đạt 3,43%. Trong trồng trọt, diện tích cây lúa giảm 5.999 ha và đậu phộng giảm 716 ha, được chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả cao như cây bắp lai, cây cỏ, cây mía. Riêng cây lúa diện tích giảm nhưng năng suất bình quân đạt 4 tấn /ha (tăng 0,79 tấn /ha so với năm 2000). Cây rau an toàn được xác định là loại cây trồng chủ lực của huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện phát triển diện tích canh tác trên 855 ha ở 15 xã, thị trấn. Ngoài ra hoa lan, cây kiểng bước đầu được chú trọng phát triển trên 50 ha, với tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.

Trong chăn nuôi, tổng đàn bò sữa đạt trên 19.000 con, tăng gấp 2 lần so năm 2000, trở thành vùng trọng điểm có đàn bò sữa cao nhất toàn Thành phố. Tuy nhiên, trong các năm do giá thức ăn gia súc tăng, người chăn nuôi không có lãi nên đàn bò sữa phát triểnchậm lại. Tổng đàn heo đạt 64.000 con, đàn gia cầm không phát triển do dịch cúm gia cầm. Ngoài ra nuôi cá sấu và cá kiểng bước đầu được chú trọng, hiện nay chăn nuôi cá sấu trong hộ gia đình được 2.645 con, làng nghề cá cảnh Phú Hòa Đông đang triển khai đầu tư với quy mô khoảng 30 ha và con tôm càng xanh được nuôi thử nghiệm với diện tích trên 5 ha [7].

Như vậy, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị, sản lượng ngành nông nghiệp Củ Chi vẫn tăng. Đồng thời, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có chuyển biến về tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với yêu cầu và bối cảnh của quá trình đô thị hóa.

2.4.2.Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Đô thị hóa trước hết gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, do đó, những thay đổi về giá trị, tỷ trọng ngành côngnghiệp trong nền kinh tế được coi là dấu hiệu quan trọng nhất của quá trình đô thị hóa.

Về giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi, từ năm 1997, sản xuất công nghiệp của huyện Củ Chi có bước phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn 1996 - 2000, khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp của huyện tăng trưởng bình quân 21,95% chiếm tỷ trọng 52,42% [5; tr.172]. Biểu đồ 2.3 cho thấy sự tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 1997 - 2000:

Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000

Đơn vị: Tỷ đồng

100% 80% 60% 40% 20% 0% 5,92 10,95 52,42 74,46 41,66 Thương mại, dịch vụ

Công nghiệp, thủ công nghiệp Nông nghiệp

14,59

1996-2000 2001-2005

Từbiểu đồ 2.3 có thể thấy, trong giai đoạn 1997 - 2000, giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng mạnh và liên tục qua các năm, kể cả trong năm 1998, dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1997 đạt 95,2 tỷ đồng, đến năm 2000, sản lượng đạt 160,5 tỷ đồng, tăng 65,3 tỷ đồng (168,5%). Như vậy, trung bình trong 5 năm, giá trị sản lượng công nghiệp của Củ Chi đạt được 113,5 tỷ đồng. Đặc biệt, trong hai năm 1999 - 2000, giá trị sản xuất công nghiệp Củ Chi tăng nhanh nhất, đạt 34,3 tỷ đồng. Đến năm 2005, trên địa bàn huyện có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản lý và có 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư [172].

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp Củ Chi bìnhquân hàng năm đạt 21,47%, cơ cấu sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp dân doanh, khu vực công nghiệp nhà nước giảm dần và đã chuyển sang công ty cổ phần. năm 2005, trên địa bàn huyện có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản lý, và có 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư [7].

Sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp dẫn tới sự thay đổi tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của huyện.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 1996 - 2005

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợptừ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ VII, VIII, IX,X.

Phân tích biểu đồ 2.4 cho thấy: Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo chiều hướnggiảm tỷ trọng của ngành kinh tế nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành kinh tế công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Từ chỗ nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, công nghiệp, thủ công nghiệp đã trở thành ngành kinh tế đóng góp quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi. Trong vòng 10 năm (1996 - 2005), tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 41,66% xuống còn 10,95% (giảm 30,71%); tỷ trọng ngành công nghiệp, thủ công nghiệp từ 52,42% tăng lên 74,46% (tăng 22,04%); tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ từ 5,92% tăng lên 10,95% (tăng 5,03%). Trong đó, ngành công nghiệp, thủ công nghiệp tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2001- 2005.

Xét về cơcấugiữacácthành phần kinh tế, từ những năm 1997, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp, huyện đã tiến hành tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, giải thể các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong đó có 2 đơn vị là: Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu Củ Chi và Xí nghiệp may xuất khẩu Hữu Tân, còn lại 1 đơn vị là xí nghiệp than bùn Củ Chi. Từ sau năm 2000, thực hiện nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 9 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và Chỉ thị số 005/CT- UB-CNN ngày 3/4/2000 của UBND Thành phố về củng cố và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Củ Chi đã có những bước chuyển biến đáng kể trong hoạt động của các doanh nghiệp: hoàn thành cơ bản việc sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa xí nghiệp khai thác và chế biến than bùn Củ Chi với số vốn nhà nước chiếm tỉ lệ 20% và đổi tên thành Công ty phân bón hóa sinh Củ Chi. Công ty thương mại Củ Chi cũng thực hiện cổ phần hóa và được đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư phát triển công

nghiệp

- thương mại Củ Chi.

Trong cơ cấu ngành công nghiệp của Củ Chi, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ngoài Nhà nước là chủ đạo và càng ngày càng tăng tỷ trọng. Năm 1997, doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,3%; các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 88,1% [14; tr.3]. Trong những năm 1996-2000, Củ Chi đã thu hút 68 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trong đó có 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệpTây Bắc Củ Chi, Tân Qui và Tân Phú Trung, cùng với 755 cơ sở sản xuất khác, đã từng bước tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ [5]. Đến năm 2005, Củ Chi có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản lý, và có 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư. KCN Tây Bắc Củ Chi thu hút 43 doanh nghiệp KCNTân Phú Trung đang triển khai đền bù giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 543 ha, có 47 doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất [7]. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp có quymôlớn, lànhântốquantrọngđưatớinhữngthayđổimạnhmẽtrongkinhtếcôngnghiệp của huyện. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngày càng cao vào tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần trong việc giải quyết lao động việc làm cho người dân địa phương, thay đổi thành phần dân cư đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của huyện.

2.4.3.Thương mại - dịch vụ

Từ năm 1997, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển mạnh. Công ty thương mại Củ Chi, ngoài kinh doanh nội ngoại thương còn được giao làm chủ đầu tư quản lý KCN Tây Bắc Củ Chi. Mặc dù có tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực, lượng hàng hóa xuất khẩu giảm, kinh doanh nội thương chịu sự cạnh tranh gay gắt, nhưng với phương thức kinh doanh mới, linh hoạt chủ động nên hoạt động thương nghiệp khu vực có vốn đầu tư của Nhà nước đã giữ vững được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thương nghiệp tư nhân phát triển nhanh chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở huyện Củ Chi được biểu hiện qua biểu đồ 2.5 như sau:

Biểu đồ 2.5. Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở huyện Củ Chi qua cácnăm 1996 - 2005 năm 1996 - 2005

Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê các năm 1997, 2000, 2001, 2003, 2005.

Từ biểu đồ trên, có thể thấy số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở Củ Chi hàng năm tăng khá ổn định. Điều này phù hợp với tình hình của một huyện ven đô trong bước đầu của quá trình đô thị hóa. Trong số 7739 hộ kinh doanh cá thể của huyện năm 2005 có 200 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động. Huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới chợ Hòa Phú, chợ Trung An, chợ Phạm Văn Cội phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn [6; tr. 67-68]. Về giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ qua các năm được thể hiện qua bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.5. Doanh thu thương mại, dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000

Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư…

7739

5652 5659 6252

3255

Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ (Đơn vị: %)

42.36% 43.99% 45.99% 45.26% 45.14% 48.00% 46.00% 44.00% 42.00% 40.00% Đơn vị: tỷ đồng

Nội dung Kết quả thực hiện

1997 1998 1999 2000

Doanh số bán ra 600,912 684 730 793

Kinh tế quốc doanh 80 40 25,580 48

Ngoài quốc doanh 418,412 502 600 630

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1996 - 2000

Từ bảng số liệu cho thấy hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện diễn ra khá sôi động, doanhsốbánratheotừngnămtăngliêntục, nếusonăm 1996 doanhsốbánra 492.878 triệu đồng, thì đến năm 2000, doanh số đạt 793.000 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 lần, trongđó hoạt động thương mại, dịch vụ của các đơn vị ngoài quốc doanh đóng vai trò chủ đạo chiếm 79,44% (năm 2000), đơn vị quốc doanh chiếm tỷ lệ chỉ 6,05% trong doanh số (năm 2000).

Trong giai đoạn 2001 - 2005, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Huyện đã có 7.739 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mặc dùbị ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nhưng với phương thức kinh doanh mới, linh hoạt, chủ động nên thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán của huyện đã duy trì lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng hơn 95% so toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 27,13%, tăng 18,58% so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành đạt 473.030 triệu đồng [7].

Về tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành thương mại - dịch vụ qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1996 - 2000: mức tăng trưởng bình quân của ngành thương mại, dịch vụ là 12,55%. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu chungcủa ngành kinh tế tăng đều qua biểu đồ 2.6 cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng ngànhthương mại - dịch vụ trong cơ cấu chung của ngành kinh tế các năm 1996 – 2000

Nguồn: Phụ lục số liệu báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 1996 - 2000

Đồ thị trên cho thấy, tỷ trọngngành thương mại, dịch vụ trongcơ cấu kinh tế liên tục tăng qua các năm (trong khoảng 5 năm tăng thêm 3.63%). Nghị quyết đại hội lần VIII đề ra cơ cấu ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 36,46%, nhưng kết quả tăng trưởng theo từng năm đều cao hơn: Năm 1996 (42,32%), 1997 (43,99%), 1998 (45,14%), 1999

(45,26%), 2000 (45,99%). Đồng thời, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện diễn ra khá sôi động, doanh số bán ra theo từng năm tăng liên tục, nếu so năm 1996 doanh số bán ra 492.878 triệu đồng, thì đến năm 2000, doanh số đạt 793.000 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 lần, trong đó hoạt động thương mại, dịch vụ của các đơn vị ngoài quốc doanh đóng vai trò chủ đạo chiếm 79,44% (năm 2000), đơn vị quốc doanh chiếm tỷ lệ chỉ 6,05% trong doanh số (năm 2000).

Trong các hoạt động thương mại dịch vụ, hoạt động dịch vụ du lịch ở Củ Chi bước đầu phát triển phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước bao gồm du lịch truyền thống, du lịch sinh thái kết hợp nhà vườn. Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược là một công trình kiến trúc độc đáo nằm ở xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi, đây là khu căn cứ cách mạng nổi tiếng có diện tích 100 ha với hệ thống địa đạo trên 200km, bao gồm 2 căn cứ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là căn cứ Khu ủy và quân khu Sài Gòn

1997 1999 2002 2004 2005 Số dân 241658 254803 302662 288279 278852 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0

-Gia Định. Bên cạnh đó, khu di tích địa đạo Bến Đình nằm ở xã Nhuận Đức với diện tích 3 ha gồm 150m hệ thống hầm địa đạo hòa cùng khu di tích địa đạo Bến Dược tạo thành hệ thống khu di tích địa đạo Củ Chi. Địa đạo Củ Chi là một công trình kiến trúc độc đáo, một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên kết nhau thành một hệ thống chằng chịt, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm bí mật này được đào từ kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống này tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới 250 km, có 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8 - 10m. Với hệ thống địa đạo độc đáo, Củ Chi được gọi là quê hương của “chiến tranh địa đạo”, vinh dự được tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.

Bên cạnh khu đền Bến Dược hay địa đạo Củ Chi, nơi đã làm nên những trang sử vàng chói lọi còn vọng mãi với thời gian, nơi đây còn được nhắc đến với khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu sốnằm ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 50 km… Khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số này được xây dựng với vốn đầu tư gần 10 triệu USD, có diện tích 25 ha, đưa vào hoạt động từnăm 2002, đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi. Đến đây, du khách có thể tham quan khu tái hiện lịch sử Sài Gòn 300 năm, hoặc chơi các trò chơi dân gian: đi cà kheo, đôi hiavạn dặm, đua thuyền, ném còn, đập niêu, nấu cơm chạy thi, đi cầu thăng bằng, chui rọ, leo cầu tuột… Ngoài ra, ở khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số còn có chương trình lễ hội cồng chiêng vớiphần biểu diễn những điệu múa, bài ca tiêu biểu, mang đậm bản

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w