Trong các yếu tố để tạo nên nền sản xuất xã hội thì yếu tố con người đóng vai trò bậc nhất. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần xã hội, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kì diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên và xã hội con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử. Chính vì vậy, con người, trong tư duy nhân loại, không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đề cốt lõi của lí luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lí…Những thập kỉ gần đây, cùng với việc khoa học kĩ thuật và công nghệ, những sản phẩm đã được vật thể hóa của trí tuệ con người, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nền kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình, hướng theo một nguyên tắc chung là: Đặt con người vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội. Sự thừa nhận vai trò quyết định của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế xã hội mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại, vừa mở ra một triển vọng mới cho tất cả các nước.Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội với những bước đi quá độ đầu tiên. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đi lên trong điều kiện đất nước nghèo nàn lạc hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy phong phú nhưng chưa thể được coi là nguồn lực. Trong điều kiện đó, tiềm năng về con người đã và đang trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu, nhất là trong thời kì cả nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Đường lối đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế xã hội là con người. Chúng ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Sau gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã khẳng định sự đúng đắn những quan niệm của Đảng về chiến lược con người và nhìn nhận con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.Trong điều kiện gần 70% dân cư là thành phần sản xuất nông nghiệp, khi đi vào CNH, HĐH ta chưa có chỉ số cao về phát triển con người như mong muốn. Đặc điểm ở nông thôn vùng núi chỉ số về phát triển con người còn quá thấp so với thành thị. Mặt khác, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đang mang cả những mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực vào quá trình chuyển biến tâm lí, tư tưởng, đạo đức của con người Việt Nam nói chung và con người Nghệ An nói riêng. Chính vì vậy, một đòi hỏi tất yếu đang đặt ra cần phải có những công trình nghiên cứu về nguồn lực con người.Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Những năm đổi mới vừa qua, Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân trong tỉnh bước đầu đã được cải thiện. Tuy vậy, cho đến nay Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, dân số đông, có điểm xuất phát thấp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An đã rất quan tâm đến việc phát huy nhân tố con người và nguồn lực con người. Nhưng thực tế cho thấy, tỉnh Nghệ An chưa có biện pháp hữu hiệu để phát huy nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Chính vì thế, chất lượng cũng như số lượng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh trong thời gian tới. Vậy, thực trạng nguồn lực con người ở tỉnh Nghệ An như thế nào? Giải pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh trong thời gian tới ra sao? Do đó, yêu cầu phát huy nguồn lực con người trong quá trình đổi mới hiện nay càng bức thiết cả về lí luận và thực tiễn.Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài Phát huy nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TỈNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò nguồn lực con người 9 1.1.1. Khái niệm nguồn lực con người 9 1.1.2. Đặc điểm nguồn lực con người 12 1.1.3. Vai trò nguồn lực con người 18 1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự cần thiết phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 22 1.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay 22 1.2.2. Sự cần thiết phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 30 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TỈNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY 39 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An 39 2.2. Thực trạng phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 51 2.2.1. Thực trạng những thành tựu và nguyên nhân 51 2.2.2. Thực trạng những hạn chế và nguyên nhân 69 2.2.3. Những vấn đề đặt ra 78 2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 80 2.3.1. Những quan điểm và định hướng chủ yếu 80 2.3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 85 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 105 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 46 Bảng 2.2: Dân số, lao động 52 Bảng 2.3: Cơ cấu dân số theo giới tính 53 Bảng 2.4: Cơ cấu dân số phân theo thành thị - nông thôn 54 Bảng 2.5: Dân số trung bình năm 2011 phân theo nhóm tuổi 54 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế 55 Bảng 2.7: Số giáo viên và học sinh trung học chuyên nghiệp ở Nghệ An (2010 - 2011) 60 Bảng 2.8: Số giáo viên, sinh viên đại học và cao đẳng ở Nghệ An (2010 - 2011) 60 Bảng 2.9: Tình hình cán bộ lãnh đạo các cấp tỉnh Nghệ An 62 Bảng 2.10: Thu nhập bình quân theo đầu người, tỉ tệ hộ nghèo năm 2011 65 QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD - ĐT : Giáo dục - đào tạo GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KH & CN : Khoa học và công nghệ Nxb : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông TTg : Thủ tướng UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các yếu tố để tạo nên nền sản xuất xã hội thì yếu tố con người đóng vai trò bậc nhất. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần xã hội, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kì diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên và xã hội - con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử. Chính vì vậy, con người, trong tư duy nhân loại, không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đề cốt lõi của lí luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lí… Những thập kỉ gần đây, cùng với việc khoa học - kĩ thuật và công nghệ, những sản phẩm đã được vật thể hóa của trí tuệ con người, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nền kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình, hướng theo một nguyên tắc chung là: Đặt con người vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thừa nhận vai trò quyết định của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại, vừa mở ra một triển vọng mới cho tất cả các nước. Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội với những bước đi quá độ đầu tiên. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đi lên trong điều kiện đất nước nghèo nàn lạc hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy phong phú nhưng chưa thể được coi là nguồn lực. Trong điều kiện đó, tiềm năng về con người đã và đang trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu, nhất là trong thời kì cả nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Đường lối đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức ngày càng 1 đầy đủ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội là con người. Chúng ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Sau gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã khẳng định sự đúng đắn những quan niệm của Đảng về chiến lược con người và nhìn nhận con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện gần 70% dân cư là thành phần sản xuất nông nghiệp, khi đi vào CNH, HĐH ta chưa có chỉ số cao về phát triển con người như mong muốn. Đặc điểm ở nông thôn vùng núi chỉ số về phát triển con người còn quá thấp so với thành thị. Mặt khác, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đang mang cả những mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực vào quá trình chuyển biến tâm lí, tư tưởng, đạo đức của con người Việt Nam nói chung và con người Nghệ An nói riêng. Chính vì vậy, một đòi hỏi tất yếu đang đặt ra cần phải có những công trình nghiên cứu về nguồn lực con người. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Những năm đổi mới vừa qua, Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trong tỉnh bước đầu đã được cải thiện. Tuy vậy, cho đến nay Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, dân số đông, có điểm xuất phát thấp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An đã rất quan tâm đến việc phát huy nhân tố con người và nguồn lực con người. Nhưng thực tế cho thấy, tỉnh Nghệ An chưa có biện pháp hữu hiệu để phát huy nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Chính vì thế, chất lượng cũng như số lượng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh trong thời gian tới. Vậy, thực trạng nguồn lực con người ở tỉnh Nghệ An như thế nào? Giải pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh trong thời gian tới ra sao? Do đó, yêu cầu phát huy 2 nguồn lực con người trong quá trình đổi mới hiện nay càng bức thiết cả về lí luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Phát huy nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Con người luôn là vấn đề trung tâm của triết học và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Những thập kỉ gần đây, vấn đề nguồn lực con người và phát huy vai trò sáng tạo của con người trong sự phát triển xã hội là một trong những đề tài thu hút sự chú của các nhà lãnh đạo, quản lí, đặc biệt là các nhà lí luận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nguồn lực con người từ các góc độ triết học, xã hội học, tâm lí học, luật học… Ở Liên Xô cũ, các nhà nghiên cứu lí luận dưới góc độ khác nhau đã tiếp cận một cách khoa học vấn đề: Vai trò của nguồn lực con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò sáng tạo của con người trong sự phát triển xã hội là một trong những đề tài thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lí, đặc biệt là các nhà lí luận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nguồn lực con người từ các góc độ triết học, xã hội học, tâm lí học,luật học… Từ những năm 80, ở nước ta khi bắt tay vào sự nghiệp đổi mới, chúng ta càng nhận ra vai trò đặc biệt của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Trọng Chuẩn, "Nguồn nhân lực con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000", Tạp chí Triết học (4), 1990. Bài viết này đã khai thác một vài khía cạnh của nguồn lực con người, 3 khẳng định vai trò nguồn lực con người trên phương diện là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước. - Phạm Văn Đức, "Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực con người", Tạp chí Triết học, (6), tháng 6 - 1996. Trong bài này tác giả nói về vai trò nguồn nhân lực con người và để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực đó thì phải thực hiện các giải pháp. - Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách này đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn lực con người; khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Đoàn Văn Khái, "Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH đất nước", Tạp chí Triết học, (4), tr.20 - 23. Ở đây tác giả đã luận chứng một cách có hệ thống vai trò nguồn lực con người với tư cách là nguồn lực nội tải, cơ bản, quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; Đồng thời làm rõ một số hướng cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực con người ở nước ta. - Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Cuốn sách này thể hiển vai trò quan trọng của nhân tố con người trong lực lượng sản xuất; thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản xuất thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. - Nguyễn Thị Tú Oanh, Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Chuyên ngành CNXHKH, Hà Nội, 1999. Công trình này đã phân tích vai trò, nhiệm vụ của thanh niên đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta, và đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. 4 Qua các công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy: So với các loại nguồn lực khác thì nguồn lực về con người có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, cần có những giải pháp và bước đi cho phù hợp. Có thể coi đây là những kết quả nghiên cứu đáng chú ý về con người và nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thường gắn vào giải quyết các nhiệm vụ trong từng lĩnh vực cụ thể. Ở Nghệ An đã có một số công trình nghiên cứu: - Nguyễn Quang Hồng, Thành phố Vinh quá trình hình thành và phát triển (18 - 04 - 1945), Nxb. Nghệ An, 2001. Tác giả viết về quá trình lịch sử và sự ra đời của Thành phố Vinh cũng như những bước phát triển của thành phố. - Lê Bá Hán, Đoàn Minh Duệ, Con người Nghệ An trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, Nxb. Nghệ An, 2001. Trong cuốn sách này chỉ đề cập đến yếu tố con người Nghệ An và vai trò của nó trước sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Nghệ An, 1997. Hội thảo đã nêu lên bản sắc văn hóa các dòng họ ở Nghệ An và vai trò của nó trước chiến lược phát triển con người Việt Nam. - Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (7/2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Báo cáo này đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và đề ra kế hoạch phát triển kinh tế năm 2012 của Nghệ An. Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nguồn lực con người, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ vai trò, vị trí của nguồn lực con người tỉnh Nghệ An. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn góp phần lí giải cơ sở lí luận và 5 thực tiễn cho việc phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng nguồn lực con người tỉnh Nghệ An đi đến đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến nguồn lực con người và sự cần thiết phải phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. - Phân tích khảo sát thực trạng phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH hiện nay: Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. * Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Nghệ An (Các số liệu được luận văn sử dụng để phân tích, khảo sát được giới hạn từ năm 2000 đến nay). Đồng thời, tham khảo số liệu của các Sở, Ban, Ngành có liên quan. 6 [...]... nguồn lực con người - chủ thể trực tiếp, hiện thực của toàn bộ quá trình CNH, HĐH 1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự cần thiết phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 1.2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay Quan niệm chung về công nghiệp hóa, hiện đại. .. pháp phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 8 Chương 1 NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TỈNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò nguồn lực con người 1.1.1 Khái niệm nguồn lực con người Trước khi bàn về khái niệm "nguồn lực con người" ,... trọng việc phát huy mọi nguồn lực trong đó đặc biệt chú ý đến nguồn lực con người trong quá trình thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước Do đó, có thể thấy vai trò của nguồn lực con người ở những phương diện: Một là, nguồn lực con người - sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước Hai là, con người là chủ thể của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ba là, nguồn lực con người vừa... tích và đề xuất một số quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An 7 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 2 chương, 5 tiết: Chương 1 Nguồn lực con người và sự cần thiết phát huy vai trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Chương 2.Thực trạng... sáng tạo của con người và nguồn lực con người Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để thấy rõ được vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH thì cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác Qua đó, thấy được mức độ chi phối đến sự thành bại của CNH, HĐH Đồng 19 thời, phải đặt công nghiệp hóa trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc... thần con người Do đó, phát huy nhân tố con người có thể hiểu như là phát huy nguồn lực con người, khi con người trở thành một điều kiện, một tiềm năng cần phát huy để tạo ra động lực phát triển của một xã hội Nhân tố con người phải trở thành nguồn nhân lực, nguồn lực sinh các nguồn lực khác Nói đến phát huy nguồn lực con người là chỉ ra các nguyên nhân, điều kiện, môi trường, giải pháp cho con người trong. .. quân hàng năm: 11 - 12% Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 39 - 40%, dịch vụ 39 - 40%, nông lâm ngư nghiệp 20 - 21% [22, tr.40] Những đặc điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An: Một là, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An là sự cụ thể hóa đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta vào điều kiện thực tế của Nghệ An Đường lối của Đảng và Nhà nước ta... động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với sự phát triển chung của đất nước và thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng đã đề ra, được khẳng định nhiều lần tại các Đại hội VIII, IX, 24 X, XI, được thông qua các Hội nghị Trung ương coi: "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân" [19, tr.85] Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An Bước vào giai đoạn 2010 - 2015 Nghệ. .. với hiện đại hóa nhằm rút ngắn khoảng cách 27 giàu nghèo, lạc hậu so với cả nước Để kết hợp được công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại hóa ở những khâu quyết định, thực hiện thắng lợi CNH, HĐH, cần tranh thủ tối đa mọi nguồn lực từ trong tỉnh, ngoài tỉnh, từ trung ương, quốc tế, từ người Nghệ An ở ngoại tỉnh và ở nước ngoài… Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ rõ: "phát huy. .. hóa, hiện đại hóa phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển bền vững Phát triển bền vững là khái niệm được đề cập rộng rãi từ năm 1987 trong Báo cáo Brudtland (báo cáo Tương lai Chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) nay là Ủy ban Brudtland Báo cáo ghi rõ: Phát . trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 22 1.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. trò nguồn lực con người tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 8 Chương 1 NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TỈNH NGHỆ AN. pháp phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh trong thời gian tới ra sao? Do đó, yêu cầu phát huy 2 nguồn lực con người trong quá trình đổi mới hiện nay