Công nghiệp hóa,hiện đại hóa và những đặc điểm của quá trình

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người tỉnh nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 26 - 34)

Quan niệm chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là bước đi tất yếu đối với mỗi quốc gia trên thế giới muốn có một nền kinh tế phát triển cao, tránh nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia khác. Bởi, công nghiệp hóa sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ đó thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật hùng mạnh cho đất nước.

Công nghiệp hóa là gì?

"Công nghiệp hóa là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại" [32, tr.59]. Công nghiệp hóa là một quá trình có tính chất lịch sử, quá trình này luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của KH & CN. Việc nhận thức đúng đắn vấn đề này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, qua các thời kỳ khác nhau, quan niệm về công nghiệp hóa đã có sự thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, phương thức tiến

hành công nghiệp hóa như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, để rút ngắn khoảng cách chênh lệch, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng ta đã khẳng định phải tiến hành công nghiệp hóa để phát triển đất nước. Tuy nhiên, do tác động của yếu tố thời đại và do điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay phải gắn liền với hiện đại hóa để tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại nhằm rút ngắn quá trình phát triển.

Vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?

Xem xét công nghiệp hóa trong mối quan hệ với hiện đại hóa, hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khóa VII của Đảng ta cho rằng: "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất xã hội cao" [18, tr.42]. Định nghĩa này về cơ bản đã phản ánh được phạm vi rộng lớn của quá trình công nghiệp hóa, chỉ ra được cái cốt lõi là: cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại

để đạt năng suất lao động xã hội cao; gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa; xác định được vai trò của công nghiệp và khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [38, tr.17].

Đại hội Đảng VIII (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

CNH, HĐH ở nước ta nhằm mục tiêu: "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Phấn đấu để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại" [19, tr.80].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã khẳng định chủ trương CNH, HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường. Đồng thời, đề ra mục tiêu tổng quát: "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền; thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau" [20, tr.103].

Như vậy, Đảng ta rất coi trọng việc phát huy mọi nguồn lực trong đó đặc biệt chú ý đến nguồn lực con người trong quá trình thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước. Do đó, có thể thấy vai trò của nguồn lực con người ở những phương diện:

Một là, nguồn lực con người - sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước.

Hai là, con người là chủ thể của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, nguồn lực con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước và thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng đã đề ra, được khẳng định nhiều lần tại các Đại hội VIII, IX,

X, XI, được thông qua các Hội nghị Trung ương coi: "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân" [19, tr.85].

Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An

Bước vào giai đoạn 2010 - 2015 Nghệ An có những thuận lợi: Một số chương trình, dự án lớn trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh đã được Trung ương đưa vào quy hoạch và xây dựng; nguồn lực được tích lũy từ những nhiệm kỳ trước đã và đang được tiếp tục phát huy. Tuy nhiên khó khăn còn nhiều: Nền kinh tế vẫn đang ở trình độ thấp kém; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường; là tỉnh đất rộng, người đông, nhưng lại ở xa các cực tăng trưởng của cả nước nên việc thu hút đầu tư bị hạn chế.

Từ bối cảnh trên, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An phải khắc phục cho được những khuyết điểm, yếu kém của nhiệm kỳ 2005 -2010, tận dụng thời cơ, vượt qua những thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2010. Từ đó, Đảng bộ Nghệ An rất chú ý đến động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH.

Từ mục tiêu CNH, HĐH của cả nước, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2010 đã cụ thể hóa và xác định: "Huy động tối đa mội nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn nhân lực, ưu tiên đầu tư khai thác tiềm năng miền Tây, vùng Biển và đô thị. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên cho các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế khó khăn; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; giữ gìn và phát huy các truyền thống, bản sắc văn hóa xứ Nghệ; kiểm soát, kìm giữ, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và tội phạm; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ngày càng vững mạnh" [22, tr.39].

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2010 cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2015: "tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tăng cường đoàn kết, thống nhất; đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015; tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; phấn đấu xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ" [22, tr.40]. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 11 - 12%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 39 - 40%, dịch vụ 39 - 40%, nông lâm ngư nghiệp 20 - 21% [22, tr.40].

Những đặc điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An: Một là, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An là sự cụ thể hóa đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta vào điều kiện thực tế của Nghệ An.

Đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, lấy nông nghiệp, nông thôn là mặt trận ưu tiên, quyết định đến sự thành công của quá trình CNH, HĐH, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết về "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn thời kỳ 2001 - 2010". Nghệ An là một trong những tỉnh thuần nông, để phát triển nhanh, thoát khỏi tỉnh nghèo rõ ràng phải cụ thể hóa đường lối CNH, HĐH của Đảng vào Nghệ An, có nghĩa là phải thực hiện cho được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng háo lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, ứng dụng các thành tựu KH & CN, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, Nghệ An phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ

trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn. Từ đó, Đảng bộ Nghệ An đã đưa ra nhiệm vụ: "tập trung xây dựng nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh nông thôn, góp phần ổn định xã hội, tạo tiền đề và môi trường thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển" [22, tr.48]. Ngoài ra, Đảng bộ Nghệ An cũng đưa ra nhiệm vụ: "phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh việc gắn kết chặt chẽ "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn" [22, tr.48].

Hai là, công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa và thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển.

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai khái niệm hoàn toàn không đồng nhất với nhau. Hiểu một cách tổng quát, hiện đại hóa là khái niệm có nội dung rộng lớn, là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành một xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền KH & CN tiên tiến, nền kinh tế phát triển cao, xã hội được tổ chức khoa học và hợp lý mà còn được thể hiện ở đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần, xã hội.

Trong điều kiện cách mạng KH & CN phát triển nhanh chóng và xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa: Kết hợp những bước tuần tự về công nghệ, phát triển theo chiều rộng, tạo nhiều công ăn việc làm cho đội ngũ đông đảo lao động hiện nay, với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu, phát triển chiều sâu, tạo nên những mũi nhọn theo trình độ KH & CN tiên tiến của thế giới. Nói cách khác, ngày nay công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

Đối với Nghệ An là một tỉnh nghèo, chưa được đầu tư khai thác, thực hiện công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa nhằm rút ngắn khoảng cách

giàu nghèo, lạc hậu so với cả nước. Để kết hợp được công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại hóa ở những khâu quyết định, thực hiện thắng lợi CNH, HĐH, cần tranh thủ tối đa mọi nguồn lực từ trong tỉnh, ngoài tỉnh, từ trung ương, quốc tế, từ người Nghệ An ở ngoại tỉnh và ở nước ngoài… Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ rõ: "phát huy nội lực gắn với khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm" [22, tr.40]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với việc khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Nghệ An, thu hút triệt để mọi nguồn lực cho sự phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Cũng giống như quá trình CNH, HĐH của cả nước, quá trình CNH, HĐH ở Nghệ An muốn giành được thắng lợi thì cần phải khai thác, tận dụng mọi nguồn lực của tỉnh. Nghệ An có nhiều tiềm năng, lợi thế về tự nhiên và khoáng sản mà chưa được khai thác nên tiến hành CNH, HĐH là phải xây dựng các cơ sở công nghiệp dựa trên tài nguyên nông sản, lâm sản, hải sản, khoáng sản có sẵn của địa phương, bảo đảm hiệu quả, phục vụ cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và hướng vào xuất khẩu. Trước hết, phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng kinh tế: Đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi về đất đai, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật gắn với khai thác lợi thế kinh tế, đẩy nhanh sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trên địa bàn, phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản... theo hướng CNH, HĐH để có nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm 20 - 27% giai đoạn 2006 - 2010. Phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2015 khoảng 39 - 40% [22, tr.41].

CNH, HĐH là vì mục tiêu phát triển toàn diện con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Do đó có thể khẳng

định, trong quá trình CNH, HĐH, chúng ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, khoa học - công nghệ được xác định là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bản chất của CNH, HĐH là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật, công nghiệp tiên tiến, hiện đại, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao hơn. Nói đến CNH, HĐH là nói đến việc áp dụng các tiến bộ KH & CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế - xã hội; không thể CNH, HĐH nếu không dựa vào KH & CN. Bởi thế, KH & CN thực sự là nền tảng, động lực của quá trình CNH, HĐH. Nhận thức rõ vai trò của KH & CN, Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết quan trọng về KH & CN.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04 - NQ/TU của Tỉnh ủy Nghệ An (khóa XVI) về chương trình phát triển nguồn nhân lực: khoa học và công nghệ phải thực sự là động lực của sự phát triển, tạo tốc độ

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người tỉnh nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 26 - 34)