* Về số lượng
Số lượng nguồn lực con người Nghệ An được phản ánh trên các vấn đề dân số, cơ cấu dân số quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số, lao động và cơ cấu lực lượng lao động, sự phân bố nguồn lực con người giữa các vùng miền trong tỉnh v.v.
Về dân số, so với các tỉnh trong khu vực và cả nước thì Nghệ An là tỉnh có dân số đông, đứng thứ hai ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ (sau tỉnh Thanh Hóa). Đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đạt 2.942.875 người đứng thứ tư cả nước [56, tr.14] sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, gấp gần 2,4 lần dân số tỉnh Hà Tĩnh. Mật độ dân số trung bình là 178 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2010 là 12,9%. Tỷ lệ tăng dân số năm sau so với năm trước đến năm 2011 là 0,48%. Các chỉ số dân số của tỉnh Nghệ An trải qua các năm 2007 - 2011 như sau:
Bảng 2.2. Dân số, lao động Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dân số trung bình Người 2.905.204 2.912.112 2.919.214 2.928.717 2.942.875
So với năm trước % 0,33 0,24 0,24 0,33 0,48
Tỷ lệ sinh % 17,30 17,57 18,6 19,90 19,30
So với năm trước % - 0,6 0,27 1,03 1,3 - 0,6
Tỷ lệ chết % 6,00 6,05 6,10 7,00 7,77
So với năm trước % 0 0,05 0,05 0,9 0,77
Tỷ lệ tăng dân số tư nhiên
% 11,30 11,52 12,50 12,90 11,53
Nguồn: Tổng cục thống kê, cục thống kê Nghệ An (2012), Niên giám thống kê tóm tắt tỉnh Nghệ An 2011[56, tr.15 - 16].
Nhìn vào bảng trên cho thấy dân số Nghệ An có xu hướng giảm hoặc giữ ở mức cân bằng như tỷ lệ tăng tư nhiên dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết năm sau so với năm trước.
Trải qua nhiều năm, cơ cấu dân số phân theo giới tính của tỉnh Nghệ An khá cân bằng giữa nam và nữ, không thay đổi nhiều. Trong phân theo giới tính nam 1.460.629 người, nữ là 1.482.246 người [56, tr.15]. Tỷ lệ nam nữ ứng với các năm: năm 2007 là 49,03% nam và 50,97% nữ, năm 2008 là 49,39% nam và 50,61% nữ, năm 2009 là 49,68% nam và 50,32 nữ, năm 2010 là 49,64% nam và 50,36% nữ, năm 2011 là 49,63% nam và 50,37% nữ.
Bảng 2.3: Cơ cấu dân số theo giới tính
Phân theo giới Đơn vị Tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nam Người 1.424.580 1.438.428 1.450.226 1.453.706 1.460.629 Nữ Người 1.480.624 1.473.684 1.468.988 1.475.011 1.482.246
Nguồn: Tổng cục thống kê, cục thống kê Nghệ An (2012), Niên giám thống kê tóm tắt tỉnh Nghệ An 2011 [56, tr.15].
Tìm hiểu trên bảng cho thấy sự cân đối về cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh là sự thuận lợi lớn cho sự phân công lao động xã hội.
Nghệ An là địa phương đông dân, có 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống hòa thuận với nhau từ lâu đời, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm 86,25%, Thái 9,595, Khơ Mú 1,07%, còn lại là các dân tộc khác: Mông, Thổ, Ơ đu.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, tỉnh Nghệ An đã bước vào "thời kỳ dân số vàng" và "Dân số vàng" sẽ kéo dài khoảng 30 năm nữa do tỷ lệ phụ thuộc của tỉnh giảm nhanh trong 10 năm, tỷ lệ phụ thuộc chung giảm từ 77,94 năm 1999 xuống còn 49,36% năm 2009 [64, tr.18].
Về phân bố dân số, dân số Nghệ An chủ yếu vẫn sống ở nông thôn, cụ thể sống ở nông thôn 2.550.634 người, chiếm 86,67% tổng số dân. Còn thành thị sống 392.241 người, chiếm 13,33% tổng số dân. Nông thôn Nghệ An có nguồn lao động dồi dào (chiếm 70% tổng lực lượng lao động), là nơi cung cấp nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Trải qua 5 năm liên tục từ 2007 - 2011, tỷ lệ dân số thành thị có tăng nhưng không đáng kể, từ 12,07% lên 13,33% năm 2011. Với những con số nêu trên cho thấy rằng quá trình đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An diễn ra còn khá chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảng 2.4: Cơ cấu dân số phân theo thành thị - nông thôn Phân theo khu vực Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thành thị Người 350.630 359.450 375.113 383.590 392.241 Nông thôn Người 2.554.574 2.552.662 2.544.101 2.545.127 2.550.634
Nguồn: Tổng cục thống kê, cục thống kê Nghệ An (2012), Niên giám thống kê tóm tắt tỉnh Nghệ An 2011 [56, tr.15].
Tỷ lệ dân thành thị ở Nghệ An thấp hơn so với Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (24,1%) và của cả nước (29,6%). Trong đó, dân số đô thị lớn nhất là thị xã Cửa Lò (76.32%) và Thành phố Vinh (70,98%) [64, tr.18].
Dân số trong độ tuổi lao động ở Nghệ An chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Theo số liệu thống kê năm 2011 cho thấy:
Bảng 2.5: Dân số trung bình năm 2011 phân theo nhóm tuổi
Tuổi 0 - 14 15 - 59 Trên 60
Số người 728.575 1.926.370 287.930
% 24,75 65,45 9,78
Nguồn: Tổng cục thống kê, cục thống kê Nghệ An (2012), Niên giám thống kê tóm tắt tỉnh Nghệ An 2011 [56, tr.15].
Qua đó có thể thấy, dân số tỉnh Nghệ An đang trong giai đoạn thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao gấp lần so với dân số dưới và trên độ tuổi lao động, tạo điều kiện cho Nghệ An có nguồn lực lao động hết sức dồi dào và phong phú, là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguồn lực lao động của Nghệ An khá dồi dào, với tổng số lao động được phân bố như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế Năm Tổng số DN nhà nước DN ngoài nhà nước DN có vốn đầu tư NN Địa phương Trung ương 2000 51.260 44.803 5.846 611 31.143 13.660 2005 70.199 31.627 37.138 1.434 16.068 15.559 2008 107.715 28.275 77.773 1.667 11.839 16.436 2009 122.132 27.935 92.356 1.841 11.537 16.398 2010 135.934 27.018 105.051 3.865 11.713 15.305
Nguồn: Tổng cục thống kê, cục thống kê Nghệ An (2012), Niên giám thống kê tóm tắt tỉnh Nghệ An 2011 [56, tr.32].
Nhìn vào bảng trên cho thấy, tổng số lao động tăng lên đáng kể. Trong đó, số lao động trong độ tuổi lao động trong doanh nghiệp nhà nước đang giảm dần, doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng tăng lên, xu hướng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang dần tăng lên. Nếu xét lao động trong 2 khu vực địa phương và Trung ương thì lao động tập trung chủ yếu ở địa phương. Tuy nhiên, xu hướng chung là sự giảm đi ngày càng rõ nét trong khu vực địa phương và sự tăng lên không đáng kể trong khu vực Trung ương.
Tóm lại, dân số Nghệ An có quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở nông thôn và đang phát triển theo xu hướng gia tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ trên và dưới lao động thấp. Những lợi thế trên về nguồn lực con người đã và đang mở ra cho Nghệ An một cơ hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Nếu tiềm năng này được đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả thì sẽ tạo ra lực lượng vật chất to lớn không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế trước mắt, mà còn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH lâu dài trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và trong cả nước nói chung.
Về chất lượng
Chất lượng nguồn lực con người ở Nghệ An hiện nay được đánh giá trên các tiêu chí: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thông qua đào tạo, phẩm chất đạo đức, lối sống của người lao động, mức thu nhập quốc dân, chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ… Nói tóm lại, khi đề cập đến nguồn lực con người chính là sức lao động, bao gồm cả thể lực và trí lực của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất và tinh thần.
Chất lượng nguồn lực con người được phản ánh chủ yếu qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn lao động. Trình độ trí tuệ biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kĩ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: Trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung bình của một người dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; trình độ lành nghề (kỹ năng, kỹ xảo...) của lao động...
Nhìn chung, người Nghệ An có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh. Quê hương miền Trung nghèo khó, thiên nhiên khắc nghiệt làm cho con người Nghệ An đã luôn vật lộn với thiên tai và gian khổ của cuộc sống, chính điều đó đã tạo nên những ưu thế nổi trội trên của nguồn lực con người.
Theo Cục Thống kê Nghệ An, chỉ số phát triển con người Nghệ An (HDI) hiện nay (2011) là 100,48% [56, tr.15], chỉ số HDI của con người Nghệ An đang có xu hướng tăng dần.
Về trình độ học vấn, đây là tiêu chí hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lực con người về mặt trí lực, là "chìa khóa" để mở ra năng lực tư duy sáng tạo, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của các sở ban ngành và nhân dân địa phương đoàn kết, chung tay khiến cho công tác GD - ĐT đạt nhiều thành tựu lớn cả về
quy mô và chất lượng. Trong các cấp học, bậc học được mở rộng và phát triển cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng giáo dục. Năm học 2011 - 2012 là năm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và học sinh, đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục đạo đức, nhân cách, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Triển khai xếp loại cán bộ, giáo viên, xây dựng phát triển trường chuẩn quốc gia, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp, chuyển đổi các trường dân lập thành tư thục, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao dân trí của các tầng lớp nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết 01/NQ - TU của Tỉnh ủy và Quyết định 426/QĐ - UBND của UBND tỉnh Nghệ An về đào tạo nghề, Nghệ An đã phát triển nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập. Các cơ sở dạy nghề đã triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề dưới nhiều hình thức: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đào tạo theo địa chỉ… dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; dạy nghề theo hình thức kèm cặp trực tiếp tại nhà hoặc tại phân xưởng; dạy nghề theo hình thức vừa học vừa làm tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề lưu động tại các làng, xã, thôn, bản cho lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Năm học 2011 - 2012 toàn tỉnh có 508 trường mầm non, số cháu đi mẫu giáo có 120799 em, tăng 4,83%; trường tiểu học (cả phổ thông cơ sở) có 562 trường, 9448 lớp với 232037 học sinh, tăng 0,86%, trong đó tuyển mới 49136 em; trường trung học cơ sở có 398 trường, 5702 lớp với 184044 học sinh, giảm 5,68%, trong đó tuyển mới 46917 em; trường trung học phổ thông có 91 trường và 1 trường trung học, 2727 lớp với 116643 học sinh, giảm 5,35%, trong đó tuyển mới 37561 em. Ngoài ra bổ túc văn hóa có 206 lớp học
tại các trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố, thị xã với 8990 học sinh [13, tr.14].
Tỉnh Nghệ An hiện nay có 5 trường đại học: Đại học Vinh, Đại học Vạn Xuân, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Y khoa Vinh và Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; có 4 trường cao đẳng Trung ương và địa phương: Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật: Có 5 trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc. Quy mô của các trường đại học khoảng 52.417 sinh viên, các trường cao đẳng khoảng 35.000 sinh viên. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng phân bố tập trung tại thành phố Vinh và đều có hệ thống đào tạo đa ngành, 100% các trường cao đẳng tham gia đào tạo hệ trung cấp, một số tham gia đào tạo nghề. Trường đại học đào tạo cả hệ cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có liên kết đào tạo với các trường đại học lớn chẳng hạn như Đại học kinh tế quốc dân, đại học quốc gia đào tạo sau đại học và đào tạo hệ tại chức… Đào tạo sau đại học mới chỉ có các lớp do các trường đại học lớn trong nước mở dạy tại Nghệ An còn 5 trường đại học ở Nghệ An hiện mới chỉ có trường Đại học Vinh đào tạo sau đại học chủ yếu là lĩnh vực sư phạm, kinh tế, nông nghiệp. Còn trung cấp chuyên nghiệp thì quy mô hằng năm có 17.000 học sinh, hệ trung cấp chuyên nghiệp vừa học, vừa làm mỗi năm có bình quân 3.000 học sinh. Chủ yếu tập trung đào tạo các ngành kế toán, công nghệ thông tin…
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2011 - 2012, toàn tỉnh có 84 em học sinh dự thi 11 môn, kết quả có 70 em đạt học sinh giỏi, vượt 11 giải so với năm học trước, trong đó có 3 giải nhất (tin học, hóa học và văn học); 14 em đạt giải nhì, 34 em đạt giải ba và 19 giải khuyến khích. Ngoài ra Trường Đại học Vinh có 21 em đạt giải học sinh giỏi quốc gia. Với thành tích đó tỉnh Nghệ An được xếp thứ 2 về tỷ lệ học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đạt giải.
Trong 6 tháng, toàn tỉnh đã công nhận thêm 25 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 761 trường, đạt tỷ lệ 49,1%. Hoàn thành kỳ thi giáo viên THPT dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2011 - 2012, kết quả có 376/1012 giáo viên dự thi được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chiếm 37,15%.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, toàn tỉnh có 90 hội đồng thi, 1792 phòng thi với tổng số 42373 em dự thi, trong đó 39229 em khối THPT, 3144 em khối bổ túc và 624 thí sinh tự do. Kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo an toàn, tuy nhiên vẫn có 8 giám thị bị đình chỉ công tác coi thi, 5 thí sinh bị đình chỉ thi. Kết quả tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là 98,9%, hệ bổ túc 90,77% [12, tr.14].
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực, những năm qua Nghệ An đã quan tâm và mở rộng rất nhiều cơ sở dạy nghề, mạng lưới phối hợp thực hiện từ cấp xã đến cấp tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Tính đến năm 2011, Nghệ An có 52 cơ sở dạy nghề, trong đó có 5 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp nghề và 22 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề; số cơ sở do địa phương quản lý là 47 cơ sở, Trung ương quản lý là 5 cơ sở. Đào tạo nghề ở tỉnh có thế mạnh trong các lĩnh vực kỹ thuật, vận tải, chế biến, dịch vụ, du lịch. Hàng năm, năng lực đào tạo của hệ thống dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng cho khoảng 66.000 lao động [64, tr.36]. 10 tháng đầu năm 2012, tuyển sinh, đào tạo nghề cho 69.150 lượt người, với các trình độ Cao đẳng nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng, ước đến cuối năm 2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%. Không chỉ số học sinh tham gia các lớp dạy nghề tăng mà số giáo viên cũng tăng qua các năm. Đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ sau đại học đang được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ đại học còn tương đối cao (46,8%).