SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ Người thực hiện: Đỗ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU
“HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
CỦA LƯU QUANG VŨ
Người thực hiện: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
Trang 2THANH HÓA NĂM 2013
MỤC LỤC
Trang
III CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS
TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT” 6
1 Giáo dục KNS thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào nội dung
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Bốn mục tiêu giáo dục quan trọng hàng đầu mà UNESCO đã đề ra là “ Học đểbiết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” Trong xu thế hộinhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo,
có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đờisống Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đãchuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những nănglực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Vìvậy, việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm pháthuy tính tích cực của học sinh Với bản chất là hình thành và phát triển cho HSkhả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống,giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là hết sức quan trọng nhằm đáp ứng mụctiêu giáo dục hiện nay
-Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế ,
xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnhhưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Đặc biệt
là thời gian qua, tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó
có cả học sinh đang bị xuống cấp Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệntượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như:nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa là do các em cònthiếu những kĩ năng sống cần thiết.Vì thế giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiếtđối với thế hệ trẻ Đó là lí do khiến giáo dục KNS trở thành xu thế chung củanhiều nước trên thế giới
- Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNScho HS nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mớichỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011 Hơn nữa bản chất của môn Văn là sựkết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật Làm sao để HS vừa cảm thụ, rungđộng với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các KNS cũng không phải
là đơn giản Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong
Trang 4nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đếnnay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn
- Trong chương trình THPT,tác giả Lưu Quang Vũ là cây bút vàng của sân khấuViệt Nam.Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của ông được xếp vào hàngnhững vở kịch kinh điển của nền kịch nói Việt Nam Mặc dù khai thác chất liệudân gian, nhưng tác giả đã thổi vào đó những triết lí về cuộc đời, những vấn đềcủa cuộc sống hiện đại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Tác giả của vở kịch đãtrở thành “người trong cõi nhớ”, nhưng đứa con tinh thần của ông – “HồnTrương Ba da hàng thịt” thì vẫn sống mãi với thời gian, vẫn có tác dụng lay thứcbao thế hệ Công năng giáo dục KNS cho học sinh của vở kịch này là khôngcùng
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâmnguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộcsống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh, có nhân cách Đây là lí do tôi đi sâu tìmhiểu và thực hiện đề tài “Giáo dục kĩ năng sống qua giờ đọc - hiểu “ HồnTrương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ ”
II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cách thức lồng ghép giáo dục KNS trong một giờ đọc - hiểu vănbản văn học thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích cực
- Để giờ học văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, phát huy được tính chủ động, tíchcực của học sinh nhằm giáo dục KNS cho các em một cách nhẹ nhàng mà hiệuquả
- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện đáp ứngyêu cầu của thời đại
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các tài liệu về giáo dục KNS trong môn ngữ văn ở trường THPT, cáctài liệu về phương pháp dạy học tích cực
- Tìm hiểu các bài nghiên cứu phê bình về “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
- Dự giờ dạy của đồng nghiệp, phân tích, đánh giá phương pháp giáo dục KNStrong giờ đọc – hiểu văn học để rút kinh nghiệm
Trang 5- Thực nghiệm triển khai đề tài trong quá trình giảng dạy.
- Đối chứng, so sánh
Trang 6B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống kĩnăng mềm( trí tuệ cảm xúc) còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng( trí tuệ lô-gic) chỉ chiếm 15% Vì vậy dạy học nói chung, dạy văn nói riêng phảităng cường dạy kĩ năng sống cho HS
- Theo quan niệm của UNESCO: Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội, nộidung bao gồm tri thức, thái độ, giá trị và kĩ năng giúp con người giải quyết cóhiệu quả những tình huống, những vấn đề đáp ứng hoạt động của cuộc sống mộtcách tích cực
Như vậy, KNS chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu
và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả Việc đưa giáo dục KNS vàonhà trường cho thấy mục tiêu của giáo dục trong thời kì mới chú trọng tính hữudụng, thiết thực của chương trình, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đàotạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, hội nhập thành công trong xã hội
- Mục tiêu và nội dung môn Ngữ Văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dụcKNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng xácđịnh các giá trị cuộc sống, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩnăng giao tiếp, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người họctrên cơ sở nhận thức về các nội dung của môn Ngữ Văn
+ Văn học là một bộ môn nghệ thuật.Tác phẩm văn học có nhiều giá trị:
• Trước hết tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống Thôngqua những hình tượng nhân vật sống động, cụ thể như con người thực bằngxương, bằng thịt, văn học giúp cho các em hiểu được bản chất của con ngườinói chung ( chẳng hạn như đâu là mục đích tồn tại của con người ? Đâu là tưtưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh của con người ? v.v …) Đồng thời mỗihọc sinh có thể soi chiếu vào chính mình để nhận ra ánh sáng và bóng tối, thiênthần và ác quỷ, rồng phượng và rắn rết, sự cao thượng và cái thấp hèn trong conngười mình để rồi vươn lên hoàn thiện chính mình
• Sáng tác văn học không chỉ là một hoạt động nhận thức mà còn là một hoạtđộng tinh thần Trong tác phẩm, nhà văn không chỉ ghi lại những điều mắt thấy,
Trang 7tai nghe mà còn gửi gắm, kí thác những tư tưởng, tình cảm, những ước mơ, khátvọng của mình Những tư tưởng, tình cảm ấy sẽ đến với trái tim người đọc,người học bằng con đường của mối cảm hòa giữa những trái tim đồng điệu Họcsinh sẽ được khóc, được cười, được hạnh phúc hay khổ đau cùng tác giả Tâmhồn các em sẽ trở nên trong sáng, cao đẹp hơn Tư tưởng của các em sẽ đượcnâng lên một tầm cao mới Tóm lại, văn học có giá trị giáo dục lớn lao, nó có thểthay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực,tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
• Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyêntắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng
về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đếnnhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyếtphục Có lẽ vì thế, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức màdần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộcđời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cáchsống
+ Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông qua phương pháp học tập tíchcực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinhnghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác ngườihọc với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộcsống phù hợp với lứa tuổi của các em
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1 Thuận lợi
- Chưa bao giờ cả xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục lại ý thức rõ cần phảitruyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.Cũng vì thế mà tài liệu tham khảo về giáo dục KNS khá phong phú Đội ngũgiáo viên được tập huấn bài bản về phương pháp giáo dục KNS
- Mác - xim Gor- ki nói “ Văn học là nhân học” Dạy văn cũng là dạy các emlàm người, con người có khả năng thích ứng , hội nhập tốt với xã hội hiện đại.Đây là những điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đề tài này
2 Khó khăn
Trang 8-Tác giả Lưu Quang Vũ và trích đoạn “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” mới đượcđưa vào chương trình THPT nên còn khá mới mẻ với cả giáo viên và học sinh.
- Kịch là một thể loại chưa được quan tâm thỏa đáng trong chương trình học phổthông Việc đọc - hiểu kịch theo đặc trưng thể loại với học sinh và ngay cả giáoviên vẫn còn mơ hồ, nhiều lúng túng
-Thời gian dạy 2 tiết rất ngắn, nhất là với một trích đoạn kịch mang tính triết líthâm trầm, sâu sắc như “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” nên việc lồng ghép KNScũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy GV khó kết hợp lồng ghép được nếukhông khéo léo
- Học sinh học lệch, không thích, thậm chí xem thường, coi văn học là một thứ
xa xỉ, viễn vông , không thiết thực nên không đầu tư học văn
- Đa số HS yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học KNS chobản thân, vì vậy GV phải dẫn dắt để các em hiểu
3 Số liệu thống kê
Tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra sơ bộ nhận thức của học sinh về tác dụng giáo dụcKNS của môn ngữ văn ở ba lớp dạy (135 HS) và đã thu nhận được kết quả nhưsau:
Theo em học văn có tác dụng:
a) Giải trí : 53 HS
b) Nâng cao sự hiểu biết : 22 HS
c) Bồi dưỡng tâm hồn : 41 HS
d) Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi : 19 HS
Dựa trên số liệu thống kê, tôi nhận thấy đa số các em HS coi văn học chỉ thuầntúy là món ăn tinh thần, không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống
III CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS TRONG GIỜ
ĐỌC - HIỂU “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
1 Giáo dục KNS thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào nội dung bài học.
- Từ việc đọc - hiểu, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, phát hiện giá trị nội dung
tư tưởng văn bản, thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau, trân trọng vẻ đẹp tâm hồncao quí của nhân vật, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các giá trị cuộc
Trang 9sống, tự nhận thức về lối sống, phẩm chất, tích cách của chính mình Từ đó tựđiều chỉnh hành vi, lối sống, từng bước hoàn thiện bản thân.
- Điều đáng lưu ý, văn học vừa là môn học công cụ vừa là môn học nghệthuật, nên khi lồng ghép giáo dục KNS phải khéo léo, tự nhiên, nhẹ nhàng, “mưadầm thấm lâu” Những bài học nhân sinh phải đến với các em bằng con đường
từ trái tim đến với trái tim Phải thật sự là những rung cảm, những suy tư lắngđọng, thấm thía Tránh biến giờ đọc - hiểu văn học thành giờ đạo đức khô khan,giáo điều
2 Giáo dục KNS thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Trong bài đọc – hiểu này, tôi sẽ sử dụng :
- Phương pháp dạy học đóng vai với các kĩ thuật phỏng vấn (hỏi- trả lời), kĩthuật tái hiện nội dung qua đóng kịch
- Phương pháp dạy học nhóm với kĩ thuật “ các mảnh ghép”
- Phương pháp “ viết sáng tạo”
Qua đó, giáo dục cho các em những kĩ năng sống cần thiết như:
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Giúp các em rèn luyện kĩ năng thể hiện
sự tự tin, chủ động và có ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên kháctrong nhóm
+ Kĩ năng hợp tác: Là kĩ năng cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợlẫn nhau trong một công việc nào đó vì mục đích chung
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tin vào chính mình, tự hài lòng với bảnthân
+ Kĩ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theohình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàncảnh và với văn hóa, đồng thời biết lắng nghe , tôn trọng ý kiến của người khácngay cả khi bất đồng quan điểm
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện
sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ýkiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trìnhgiao tiếp
Trang 10+ Kĩ năng thương lượng: Là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giảithích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất vềcách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Giúp các em có khả năng kiềm chế cảmxúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ranguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và tìm ra cách giải quyết tốt nhất
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo: Rèn luyện cho các em khả năng nhìn nhận vàgiải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới,cách sắp xếp và tổ chức mới Độc lập trong suy nghĩ
Việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo điềukiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình họctập Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung bài học
mà ngược lại, còn làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích, thú vịhơn
IV CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GIÁO DỤC KNS TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU
“HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
*Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
- Phương pháp đóng vai phỏng vấn: Theo công việc được giao chuẩn bị bài ởnhà, giáo viên yêu cầu nhóm 1 thực hiện cuộc phỏng vấn giữa phóng viên đàitruyền hình và người biên soạn sách giáo khoa về việc chọn đưa tác giả LưuQuang Vũ và trích đoạn “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” vào chương trìnhTHPT
- Yêu cầu:
+ Nêu được lí do tại sao chọn đưa tác giả, tác phẩm, đoạn trích này vàochương trình: Vị trí, những đóng góp của tác giả, vị trí, giá trị của vở kịch, củađoạn trích
+ Giáo viên nhận xét, uốn nắn nhằm rèn luyện kĩ năng đảm nhận tráchnhiệm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, lắng nghetích cực, tìm kiếm, xử lý thông tin cho học sinh
- Giáo viên củng cố, bổ sung thêm một số vấn đề về tác giả, tác phẩm, đoạntrích:
Trang 11a Tác giả
- Lưu Quang Vũ( 1948-1988) là một tác giả đa tài Nhưng kịch là đóng góp đặcsắc nhất của ông
- LQV là cây bút vàng của sân khấu Việt Nam, tên tuổi ông gắn liền với nhiều
vở kịch nổi tiếng gây xôn xao sân khấu Việt Nam thời kì đổi mới
- Đề tài chính của kịch LQV
+Phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội
+ Số phận con người
b Tác phẩm
- Viết 1981, được công diễn lần đầu năm 1984
- Là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả, được xếp vào hàng những vở kịch kinhđiển của nền kịch nói Việt Nam
- Tóm tắt: SGK
- Đề tài: Khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhânsinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong lối sốnghiện thời
- Tình huống kịch: Xung đột giữa linh hồn và thân xác trong nhân vật hồnTrương Ba
- Chủ đề: Tình cảnh trớ trêu, đau khổ của Trương Ba khi phải sống nương nhờthân xác anh hàng thịt
c Đoạn trích
- Trích cảnh 7 và đoạn kết trong vở kịch
- Đoạn trích là đỉnh điểm của xung đột dẫn tới mở nút
*Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản.
1 Tóm tắt đoạn trích: GV yêu cầu một HS tóm tắt diễn biến tình huống kịchtrong đoạn trích
2 Xung đột kịch: GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Trong đoạn trích cónhững xung đột nào? Đâu là xung đột chính? Những xung đột đó được cụ thểhóa qua các lớp đối thoại nào?
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời GV chốt lại nội dung cần đạt: Đoạn trích có haixung đột:
Trang 12+ Xung đột giữa hồn và xác (chính)
+ Xung đột giữa hồn và người thân (phụ)
Xung đột đó được cụ thể hóa qua các lớp đối thoại:
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích
3 Yêu cầu nhóm 2 theo công việc được giao diễn kịch cuộc đối thoại giữa hồnTrương Ba và xác hàng thịt
- GV nhận xét về kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin, đặcbiệt là kĩ năng thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau của hồn Trương Ba qua màn kịch
4 Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đoạn trích
- Phương pháp dạy học nhóm với kĩ thuật “các mảnh ghép”
Bước 1: GV chia lớp học thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ qua phiếu học tập
+Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Phiếu học tập- Nhóm 1
1 Qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt hãy xác định: mụcđích, cử chỉ, cách xưng hô, giọng điệu, vị thế của hồn Trương Ba, xác hàngthịt?
2 Nhận xét về thực chất, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc đối thoại này?+Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
Phiếu học tập – Nhóm 2
1 Trước sự biến đổi của Trương Ba, phản ứng của người vợ ra sao? Nguyênnhân? Phản ứng của cháu gái? Nguyên nhân? Phản ứng của người con dâu?Nguyên nhân?
2 Trước phản ứng của người thân, tâm trạng của Trương Ba ra sao? Nguyênnhân?
3 Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân?
+Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích