SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 trung học phổ thông
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10
THPT
Trang 2I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh (HS) sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Với bản chất là hình thành và phát triển cho HS khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống, phương pháp giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng
là một trong những phương pháp ưu thế đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay Hơn nữa, rèn luyện KNS cho HS còn được xác định là một trong những nội
dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào
tạo chỉ đạo
Giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ Đó là lí do khiến giáo dục KNS trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS cho HS nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011 Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn
Bản chất của môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật Làm sao để HS vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các KNS cũng không phải là đơn giản Hơn nữa, cùng với xu thế chung của xã hội hiện nay, hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn học khoa học tự nhiên và không chú trọng các môn khoa học xã hội Đây cũng là tình hình chung của xã hội và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
Trang 3việc học tập nói chung cũng như việc tìm hiểu, cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương nói riêng Vì vậy, việc thiết kế những bài dạy sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung vừa giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là vấn đề rất cần thiết đối với người giáo viên Ngữ Văn Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới
về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực hiện Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy cụ thể Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là trong việc vận dụng và phát huy tối đa công năng của các phương pháp dạy học tích cực trong việc giáo dục KNS cho HS
Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía HS Cụ thể, tôi
đã phát câu hỏi cho học sinh ở ba lớp 10 mà tôi phụ trách giảng dạy, để cho các em phát biểu những cảm nhận của mình về những tác dụng của bài học trong việc rèn luyện KNS Kết quả cụ thể như sau:
1 Theo em, học Văn có giúp em nâng
cao khả năng nhận thức không?
- Có nhưng không thực tế 49
2 Theo em, học Văn có giúp em điều
chỉnh hành vi không?
Không biết (Không trả lời) 41
3 Theo em, học Văn có ý nghĩa không? Có 132/132
Trang 44 Theo em, học Văn có cần thiết không? Cần 73
Không cần 59
Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của
HS khi các em nhận định văn học là môn học bổ ích, có ý nghĩa nhưng có đến 37,12% HS cho rằng học văn có giúp em nâng cao khả năng nhận thức nhưng không thực tế vì các tác phẩm văn học toàn phản ánh những cái đã qua nên chỉ giúp các em nhìn nhận lại quá khứ mà không giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại Thậm chí có đến 31,1% HS không biết là học Văn có giúp em điều chỉnh hành vi của mình hay không và 44,70% HS kết luận không cần học môn Văn là một tỉ lệ không nhỏ Từ đó ta dễ dàng nhận ra HS cảm nhận được Văn là môn học có ý nghĩa nhưng còn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn của môn học này Thực tế ấy khiến người giáo viên dạy Văn không khỏi không suy nghĩ
Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Văn nói chung và giảng dạy môn Văn ở chương trình lớp 10, lớp đầu cấp của khối THPT - HS còn nhiều bỡ ngỡ, đạt hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và tác động tích cực hơn đối với HS nhằm giáo dục KNS cho các em, chúng tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy bằng việc áp dụng một số phương pháp dạy học như: dạy học nhóm, dạy học theo dự án và dạy học thông qua trò chơi nhằm giúp cho HS phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống một cách chủ động hơn
Môn Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong xu thế mới Do đặc trưng của bộ môn, Văn học không chỉ giúp
HS nhận thức mà còn có khả năng điều chỉnh hành vi cũng như nâng cao cảm quan thẩm mĩ để hướng đến định hình và hoàn thiện nhân cách của mình Như vậy, việc giáo dục KNS cho HS không phải đến nay mới có mà vấn đề là bằng những phương pháp giảng dạy tích cực giáo viên sẽ giúp HS nâng cao KNS của mình một cách nhẹ nhàng nhưng hết sức sâu sắc
Trang 5Từ thực tế dạy học qua nhiều năm và việc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, cũng là để trao đổi với các đồng nghiệp giảng dạy Ngữ Văn về hướng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục KNS cho HS lớp 10, khối lớp đầu cấp THPT, tôi mạnh dạn trình bày đề tài
“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 trung học phổ thông” mà bản thân tôi nhận
thấy có hiệu quả trong quá trình thực hiện
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Cơ sở lí luận
1.1 Quan niệm về kĩ năng sống
Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lí xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lí xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lí xã hội này”
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên KNS cơ bản là sự thay đổi trong hành
vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ
và hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì)
và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)
Như vậy, KNS chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả Việc đưa giáo dục KNS vào nhà trường cho thấy mục tiêu của giáo dục trong thời kì mới chú trọng tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, hội nhập thành công trong xã hội
Trang 6Mục tiêu và nội dung môn Ngữ Văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục KNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các nội dung của môn Ngữ Văn Nhiều bài học của môn Ngữ Văn hướng đến việc giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống đa dạng của cuộc sống Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông qua phương pháp học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của các em
1.2 Đặc điểm của các phương pháp
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Đổi mới phương pháp giảng dạy” do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Sở Giáo Dục - Đào Tạo TP.Hồ Chí Minh tổ chức chiều 17/11/2010, Phó thủ tướng – nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp không phải lấy từ trên xuống mà phải từ dưới lên để thúc đẩy bộ máy” Đồng tình với quan điểm này, các đại biểu tham gia buổi tọa đàm đều khẳng định giáo viên chính là chủ thể đổi mới,
là người chủ động tìm ra phương pháp giảng dạy mới Tuy nhiên áp dụng các phương pháp mới không đồng nghĩa với việc loại bỏ phương pháp truyền thống Tiết học có hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn hay không phụ thuộc vào sự linh động, sáng tạo của người giáo viên trong việc lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với đặc trưng thể loại và nội dung của từng bài học Vì thế có thể nói mỗi phương pháp đều có những điểm khả thủ riêng mà người giáo viên bằng kinh nghiệm và năng lực của mình phải lựa chọn, ứng dụng sao cho hiệu quả nhất Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, người viết chỉ trình bày một số vận dụng mà bản thân nhận thấy có hiệu quả tích cực trong giáo dục KNS cho HS ở ba phương pháp: dạy học nhóm, dạy học theo dự án và
phương pháp trò chơi
Trang 71.2.1 Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các thành viên trong nhóm
Hoạt động nhóm hợp lí, tích cực sẽ giúp HS rèn luyện các kĩ năng: đảm nhận trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề,
1.2.2 Phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ 16, ở Ý và Pháp) Đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho DHDA (Richard, J.Dewey,.v.v.), và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm
DHDA là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án
Trong DHDA, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện
dự án Vì thế DHDA là một PPDH tích cực, hữu hiệu phát huy được năng lực của HS, đồng thời rất ưu việt trong giáo dục KNS cho các em Thực hiện DHDA, HS làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thực mang tính thách đố, dựa trên bài học và thường có tính liên môn Vì vậy, đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội và có thể mang lại những tác động xã
Trang 8hội tích cực DHDA không chỉ rèn luyện cho HS các kĩ năng sống cần thiết mà còn tạo ra các sản phẩm cụ thể Các sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra
những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành
1.2.3 Phương pháp trò chơi
A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi… Khi các mối quan hệ chơi
bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập” Vì vậy có thể kết luận: học và chơi là hai việc không loại trừ lẫn nhau Trò chơi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với hầu hết các chủ đề hoặc đề tài trong nội dung học tập
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá
Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực
sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích) Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho HS Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp HS ghi nhớ tri thức dễ dàng và bền vững hơn
Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kĩ năng khác nhau mà không có chủ định từ trước Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học
Trang 9Phương pháp trò chơi được sử dụng trong học tập để hình thành kiến thức,
kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học Trong thực tế dạy học,
GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới Việc tạo ra các trò chơi mà học không chỉ giúp HS khắc sâu tri thức, nâng cao nhận thức mà còn tăng cường các KNS cho HS như: biết ứng xử linh hoạt, quan hệ tích cực và hợp tác,
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Phương pháp dạy học nhóm
PPDH nhóm rất đa dạng từ cách chọn chủ đề cần thảo luận cho đến cách phân chia nhóm, cho nên GV có thể vận dụng linh hoạt tùy theo từng mục tiêu
và đặc trưng của bài học
Trong PPDH nhóm, có rất nhiều cách phân chia nhóm khác nhau Nếu hoạt động nhóm diễn ra trên lớp học thì nên tạo các nhóm nhỏ, tối đa 10 HS một nhóm, để HS có điều kiện thảo luận với nhau Các nhóm này cũng không nên trùng lặp trong suốt quá trình dạy của GV Việc phân chia nhóm linh hoạt
sẽ giúp HS hứng thú hơn, đồng thời tạo cơ hội cho các HS được học hỏi, giao lưu với các bạn trong lớp Ví dụ như GV có thể chia nhóm theo cách gộp hai bàn kế nhau làm một nhóm, với mô hình lớp học phổ biến trong trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay thì cách chia này hiệu quả vì HS dễ dàng xoay chuyển để thảo luận cùng nhau; hoặc trong trường hợp vấn đề cần thảo luận không quá khó ta có thể chia nhóm theo đơn vị một bàn là một nhóm; ngoài ra cũng có thể chia nhóm theo ngày sinh, theo sở thích, theo đặc điểm, hoặc cho
HS bốc thăm tạo nhóm theo các chủ đề như: trái cây, các loại hoa, cây cối, tên địa danh thắng cảnh,
Việc lựa chủ đề thảo luận cũng là một nhân tố quyết định đến việc phân chia nhóm Nếu vấn đề thảo luận lớn, cần dung lượng thời gian nhiều để tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp thì GV không nên cho thảo luận trên lớp
Trang 10Bởi khi đó việc thảo luận sẽ chỉ là hình thức Nhưng cũng không phải bất kì vấn đề nào cũng tạo nhóm thảo luận trước bởi có những vấn đề GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu cá nhân trước sau đó khi lên lớp mới tạo nhóm để cho HS thảo luận, thống nhất ý kiến trên cơ sở nội dung tìm hiểu của các cá nhân
Đối với những bài văn học sử như: Tổng quan văn học Việt Nam, Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, GV có thể cho HS thảo luận nhóm
trước để tìm hiểu vấn đề, thống nhất ý kiến và trình bày trong buổi học Bằng hình thức thảo luận nhóm, các bài học này sẽ bớt khô khan và HS cũng dễ tiếp nhận hơn vì đã thảo luận và tìm hiểu từ trước Vấn đề của GV là phải đưa ra những yêu cầu cụ thể để HS không thể thảo luận chiếu lệ mà thực sự phải tìm tòi, động não và tranh luận thì bài học mới được lĩnh hội dễ dàng hơn, sâu sắc hơn và các KNS từ đó cũng được gia tăng
Chẳng hạn khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế
kỉ XIX, tôi chia lớp thành bốn nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một giai
đoạn phát triển của văn học Việt Nam tương ứng với nội dung bài học:
Nhóm 1: Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
Nhóm 2: Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
Nhóm 3: Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Nhóm 4: Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
Yêu cầu: Mỗi nhóm cần chỉ ra được hoàn cảnh lịch sử, các đặc điểm chính
về nội dung và thành tựu về nghệ thuật của giai đoạn đó Ngoài ra, GV cần lưu
ý là HS phải chỉ ra được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử và văn học Đồng thời, khuyến khích HS có dẫn chứng hoặc hình ảnh minh họa
Thế nhưng khi dạy các tiết về tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, tôi vẫn
chia lớp thành bốn nhóm nhưng yêu cầu chung là các nhóm phải thảo luận và tìm ra những điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả, trình bày bằng PowerPoint, sưu tầm các dẫn chứng và hình ảnh minh họa
Khi yêu cầu khác nhau thì việc tổ chức dạy học dĩ nhiên cũng không thể giống nhau Nếu mỗi nhóm đảm nhận một yêu cầu khác nhau thì khi một nhóm lên trình bày, nhiệm vụ của các nhóm khác là theo dõi, đặt câu hỏi để làm sáng
Trang 11tỏ vấn đề và ghi nhận những nội dung thống nhất Còn nếu các nhóm cùng thảo luận một vấn đề, GV lại phải theo dõi và xem xét sản phẩm của các nhóm trước khi lên lớp Nếu tất cả các nhóm đều làm tốt thì GV cho tiến hành bốc thăm trình bày Khi nhóm thứ nhất lên trình bày thì nhiệm vụ của các nhóm còn lại
là phải theo dõi, đặt câu hỏi cho nhóm được trình bày nếu thấy vấn đề được trình bày chưa rõ và có thể dùng bài soạn của nhóm mình để trình bày minh họa bổ sung cho những luận điểm mà nhóm đã được trình bày còn thiếu Nếu kết quả công việc của các nhóm có độ chênh lớn thì GV có thể chọn nhóm nổi trội hơn trình bày Nếu thời gian cho phép, GV cũng có thể cho các nhóm lần lượt trình bày để HS có sự đối chiếu cụ thể Tuy nhiên, nếu muốn giờ dạy có hiệu quả hơn thì GV nên theo dõi quá trình hoàn thiện sản phẩm của HS để có những gợi ý cho HS điều chỉnh phù hợp Dĩ nhiên là để phát huy năng lực sáng tạo của HS, GV chỉ gợi ý, khuyến khích, động viên chứ không nên gò ép HS theo ý của mình
Điều quan trọng là sau khi HS trình bày, thảo luận bao giờ GV cũng phải
có phần nhận xét, chốt ý và có những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để giúp HS hiểu
rõ hơn những nội dung chưa được thể hiện, hoặc thể hiện chưa sâu
PPDH nhóm không phải là phương pháp hoàn toàn mới, ngay từ khi Bộ
Giáo Dục chủ trương: dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, PP này đã được
sử dụng rộng rãi bởi đây là một PP ưu việt trong việc thúc đẩy HS tự chiếm lĩnh kiến thức Tuy nhiên có nhiều giờ học, GV chỉ sử dụng PPDH nhóm chiếu
lệ, không phát huy được hết tác dụng của PP này Nghĩa là GV vẫn tổ chức hoạt động nhóm nhưng thực sự các thành viên trong nhóm có hợp tác với nhau không thì GV không kiểm soát Hoặc có nhiều GV lại quá lạm dụng, mỗi hoạt động đều tổ chức thảo luận nhóm khiến HS rất áp lực, giờ học cũng trở nên nhàm chán Điều này dẫn tới việc HS đối phó bằng cách đem sách giải ra chép
để trả lời Hơn nữa với tiêu chí lồng ghép giáo dục KNS cho HS bằng chiến
thuật mưa dầm thấm lâu thì GV cần phải lựa chọn PP hợp lí để phát huy tác
dụng của PP và có những biện pháp để tất cả các thành viên trong nhóm đều phải hợp tác tham gia và có cơ hội rèn luyện KNS như nhau
Trang 12Ngoài ra, GV cũng nên có những yêu cầu cụ thể với mức độ lũy tiến về độ khó để phát triển đồng đều KNS của tất cả HS trong lớp Chẳng hạn như khi
dạy bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, với những vấn đề như: Bàn luận về chi tiết ngọc trai -giếng nước, chi tiết An Dương Vương chém đầu con gái, chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển, GV có thể chia nhóm nhỏ theo kiểu đôi bạn hoặc ba em một nhóm nhưng
phải trình bày theo kiểu bàn tròn Nghĩa là các thành viên trong nhóm phải phối hợp để cùng trình bày chứ không phải chỉ cử một HS lên trình bày mà thôi Và trong quá trình HS trình bày, GV nên khuyến khích các nhóm khác tham gia thảo luận để bảo vệ quan điểm của mình Đồng thời khi nhận xét cho điểm GV cũng nên hướng các em đến các kĩ năng xử lí tình huống như là: không trừ điểm nếu HS không trả lời được câu hỏi của HS khác nhưng có cách xử lí hay Chẳng hạn như HS biết cách chất vấn ngược lại, hoặc tìm cách hứa hẹn trả lời sau, Với những giải pháp này, HS sẽ dạn dĩ hơn, xử lí tình huống nhanh hơn, đồng thời cũng hạn chế được việc HS tìm cách né tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho bạn trong nhóm
Nhưng cũng có những vấn đề thảo luận ngay trên lớp, trong một thời gian
có hạn mà GV lại muốn HS thống nhất ý kiến trên cơ sở mọi thành viên đều có
ý kiến riêng thì lúc đó ta có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong việc tổ
chức thực hiện hoạt động nhóm Ví dụ như cũng trong bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, nhưng với yêu cầu thảo luận: Cảm nhận của
em về những bài học được gửi gắm trong tác phẩm? GV có thể chuẩn bị những
tờ giấy khổ lớn và yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm đều phải ghi ý kiến riêng của mình ở các ô xung quanh, sau đó thống nhất ý kiến của cả nhóm và ghi vào giữa Với cách này mỗi HS đều được thể hiện chính kiến của mình, đồng thời vẫn phải hợp tác, tranh luận để đi đến thống nhất lựa chọn ý kiến chung
2.2 Phương pháp dạy học theo dự án