Phương pháp luận Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc là một trong những nghiên cứu giúp ích rất nhiều trong các vấn đề cải thiện môi trường sống của người dân Sa Đéc, để hoà nh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên tất cả các
lĩnh vực Quá trình này đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, góp phần phát
triển xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân, giúp nước ta hội nhập vào nền
kinh tế thế giới; đồng thời cũng làm cho môi trường và tài nguyên chịu nhiều tác
động tiêu cực Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự
thay đổi khí hậu toàn cầu, là những hậu quả do ảnh hưởng trực tiếp của việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý
Vấn đề môi trường ngày càng trở nên nóng bỏng hơn Nếu chúng ta không
có những biện pháp thích hợp, không quan tâm và bảo vệ môi trường tự nhiên thì
trong tương lai chúng ta sẽ tự hủy diệt chính mình Để cuộc sống ngày một tốt
đẹp hơn, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và thế giới nói chung phải góp
sức vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên theo hướng phát triển bền vững
Trong đó, công tác quản lý môi trường là rất quan trọng
Vì vậy, việc Nghiên cứu Quy hoạch Môi trường thị xã Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết, vì nếu
thiếu sự hoạch định, thiếu tính kế hoạch sẽ dẫn đến tác hại là gây lãng phí, chủ
quan, duy ý chí và những hậu quả tiếp theo sau đó mà ta phải trả giá đắt cho việc
làm nêu trên Việc nghiên cứu quy hoạch môi trường là bước chuyển mới trong tư
duy chỉ đạo, điều hành, nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có tính
khả thi, hiệu quả cao Nó hoàn toàn phù hợp với quy hoạch môi trường của tỉnh
Đồng Tháp và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 của thị xã và của tỉnh
Trang 2CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều quốc
gia, nhiều tổ chức và cá nhân lưu tâm
Suy thoái môi trường, suy giảm tầng ôzon, lũ lụt bất thường, biến động thời
tiết… đã có những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống loài người Không còn nghi
ngờ gì nữa, những hoạt động thiếu khôn ngoan của con người đã góp phần không
nhỏ vào những biến động trên Do đó phải điều chỉnh hành vi của mình, con
người mới có thể có cuộc sống tốt hơn
Nghiên cứu các yếu tố môi trường là cơ sở để điều chỉnh hành vi của con
người Đây là quá trình lâu dài, tốn nhiều công sức và tiền của, nhưng phải thực
hiện một cách nghiêm túc, phải đặt mục tiêu phát triển bền vững chứ không phải
phát triển với bất cứ giá nào Nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi
trường đồng thời với sự phát triển kinh tế – xã hội Nước ta nói chung, thị xã Sa
Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó
Để đảm bảo cho việc khai thác tối đa thế mạnh của tỉnh, điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội, cần thiết phải xây dựng cơ sở định hướng quy hoạch
môi trường phù hợp với chính sách phát triển của thị xã, của tỉnh
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là cần thiết và cấp bách
Thời gian quy hoạch môi trường là đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 Tuy nhiên sẽ có sự kiểm tra và xem xét lại tài liệu trong mỗi khoảng thời
gian là 05 năm để phản ánh đúng những thay đổi nhanh chóng về sự phát triển
của các khu dân cư, các khu thương mại, dịch vụ trong thị xã, dự đoán dân số
Trang 3ngày càng gia tăng, những qui định pháp luật mới ban hành và những tiến bộ
công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm môi trường
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu các yếu tố môi trường, xác định lại hiện trạng quản lý môi
trường ở thị xã Sa Đéc
- Dự báo mức độ ô nhiễm trong thời gian tới
- Đưa ra các phương hướng mục tiêu phát triển và đề xuất các chương trình
dự án, các giải pháp tổ chức thực hiện
Từ đó phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa thị xã Sa Đéc “năm 2010 trở thành
Thành Phố loại III và năm 2020 trở thành Thành Phố loại II” và là một thành phố
phát triển bền vững
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra, khảo sát thu thập các số liệu về điều kiện môi trường thị xã Sa
Đéc
- Thu thập, phân tích các số liệu về hiện trạng qui hoạch phát triển kinh tế
xã hội và hiện trạng môi trường thị xã Sa Đéc
- Đánh giá dự báo tác động môi trường do hoạt động phát triển kinh tế xã
hội trong quá trình thực hiện quy hoạch môi trường
- Xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của thị xã
- Xây dựng quy hoạch môi trường chuyên ngành phục vụ KT - XH
- Đề xuất các chương trình dự án và các giải pháp tổng hợp BVMT
- Phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc là một trong những nghiên
cứu giúp ích rất nhiều trong các vấn đề cải thiện môi trường sống của người dân
Sa Đéc, để hoà nhập với xu hướng phát triển bền vững Qui hoạch thị xã Sa Đéc
Trang 4theo quan niệm mới về cơ chế kinh tế xã hội, nền kinh tế có nhiều thành phần.
Tuy nhiên, để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn thành công cần kết hợp xem
xét, điều tra hiện trạng thực tế của vùng nghiên cứu Chính việc soát xét ban đầu
sẽ giúp định hướng cho công tác triển khai dự án qui hoạch vào cộng đồng Qui
hoạch này đi kèm với các giải pháp mang tính khả thi về mặt môi trường và cải
thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư, đóng một vai trò quyết định trong
chiến lược phát triển bền vững
1.4.2 Phương pháp thực tế
- Kế thừa tất cả các kết quả nghiên cứu về môi trường đã có trên địa bàn
thị xã Sa Đéc
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu phục vụ QHMT : Các dữ
liệu cần thiết về điều kiện môi trường, và các bản đồ số hóa đã được xác lập
nhằm, xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của thị xã Sa Đéc
và phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo
- Phương pháp dự báo : Dự báo xu hướng phát triển các nghành nghề, dự
báo tải lượng các nguồn ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn), dự báo xu
hướng biến đổi môi trường phục vụ cho việc lập các quy họach môi trường
chuyên nghành
- Phương pháp đánh giá tác động môi trường : Sử dụng các kỹ thuật đánh
giá tác động môi trường như lập bảng kiểm tra phỏng đoán, chồng chập bản đồ
để đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong
quá trình thực hiện quy hoạch chung
- Phương pháp tham gia cộng đồng và ý kiến tham gia
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan trắc, thực địa, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm
- Phương pháp đánh giá nhanh để xác định tải lượng chất thải rắn trên địa
bàn dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm và công suất
Trang 51.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý môi trường tại
thị xã Sa Đéc
1.6 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Chỉ nghiên cứu định hướng quy hoạch môi trường gắn liền với quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Sa Đéc, không nghiên cứu xây dựng bản đồ quy
hoạch môi trường và ảnh hưởng của các địa phương khác trong vùng tới môi
trường thị xã Sa Đéc
1.7 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc
- Đánh giá ảnh hưởng của các địa phương khác trong vùng tới môi trường thị
xã Sa Đéc
- Nghiên cứu quy hoạch môi trường cho các huyện/thị khác trong tỉnh Đồng
Tháp
Trang 6CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.1 Vị trí hành chánh và địa lý
Sa Đéc là một thị xã của tỉnh Đồng tháp, nằm bên bờ Nam sông Tiền
thuộc trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, dọc hai bên Quốc lộ 80, cách thị xã
Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) khoảng 30km về phía Tây và cách thị xã Cao Lãnh
khoảng 30km về phía Bắc Thị xã có toạ độ địa lí như sau :
10o15’30” đến 10o23’30” Vĩ độ Bắc
105o42’10” đến 105o47’15” Kinh độ Đông
Ranh giới hành chính của thị xã Sa Đéc như sau :
- Phía Đông Bắc giáp thị xã Cao Lãnh
- Phía Bắc giáp huyện Cao Lãnh
- Phía Nam giáp huyện Châu Thành
- Phía Tây giáp huyện Lai Vung
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò
2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình
Theo Quy hoạch sử dụng đất thị xã Sa Đéc đến năm 2010, đất đai thị xã
Sa Đéc hình thành trên 01 loại trầm tích non trẻ Holocene Trầm tích sông
(aQ3IV) bao phủ khoảng 100% diện tích : do tập trung theo các đê sông và các
nhánh sông lớn nên còn gọi là trầm tích đê tự nhiên, dễ nhận thấy ở dọc sông
Tiền và sông Sa Đéc Vật liệu chính là sét có màu nâu rất đặc trưng và không
chứa vật liệu sinh phèn Trên các mẫu chất này hình thành các loại đất phù sa
Trang 7Hàng năm vào mùa lũ sông Tiền vận chuyển 138 tấn phù sa và sự lắng đọng phù
sa thông qua hệ thống kênh nội đồng Những địa tầng thuộc phù sa bồi lắng này
thì mềm và tương đối ổn định độ cứng không thay đổi đáng kể theo độ sâu
Đất axít sulfat được ghi nhận là hiện diện khắp Đồng bằng sông Cửu Long
và nhiều khả năng có ở một số nơi trong khu vực phát triển dự kiến của thị xã
Địa hình thị xã thuộc miền đồng bằng châu thổ bằng phẳng thấp và thấp
dần theo hướng Bắc đến Nam (cao theo giải đất ven sông Tiền, sông Sa Đéc và
thấp dần sang phía Nam thị xã) Cao trình cao nhất ở phía Bắc sông Tiền từ 1,1
-1,9m (xã Tân Khánh Đông, phường Tân Qui Đông), thấp nhất ở phía Nam
khoảng 0,8m (xã Tân Quy Tây); Cao trình phía Đông Nam dao động tù 0,9 –
1,2m (xã Tân Phú Đông); Cao trình phần lớn vào khoảng 0,8 - 1,3m Đặc biệt
vùng đất trung tâm và khu dân cư do được lập líp nên địa hình vượt cao hơn đất
hiện hữu cao trình từ 1,2 - 1,7m
Vì vậy mùa lũ nước ngập nông và thoát lũ nhanh hơn các vùng khác trong
khu vực Thống kê theo độ sâu và thời gian ngập lũ cho thấy có khoảng 19% diện
tích có độ ngập >1m và thời gian ngập dài từ 15 tháng 9 đến 30 tháng 12 (với
diện tích khoảng 1.093ha), có 20,7% diện tích có độ ngập từ 0,6 - 1m và thời gian
ngập từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 11 (1197 ha), có 42% diện tích có độ ngập <
0,5m và thời gian ngập từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 10 (2424 ha)
2.1.3 Đặc điểm khí hậu
Sa Đéc nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền
nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn và phân hoá thành
hai mùa trái ngược nhau (mùa khô và mùa mưa) Quy luật phân bố này tương đối
ổn định qua các năm, ít có thay đổi trong không gian và đã chi phối mạnh mẽ đến
vấn đề sử dụng đất
Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 04 năm sau
Trang 82.1.3.1 Nhiệt độ :
Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 26,6oC, nhiệt độ tối cao trung bình 30oC
vào tháng 3 và 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 24oC vào tháng giêng Tổng bức xạ
cao (156,7 Kcal/m2/tháng) và phân bố tương đối đều theo mùa vụ cho phép sản
xuất cây trồng quanh năm Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây
trồng nhiệt đới
2.1.3.2 Cường độ nắng và bức xạ :
Tổng giờ nắng trung bình 2709 giờ và số giờ nắng thấp nhất vào mùa mưa
(khoảng 145 giờ, tháng 9) và cao nhất vào mùa nắng (khoảng 300 giờ, tháng 3)
Bức xạ mặt trời khá ổn định, trung bình 154,8 Kcal/cm2, cao nhất vào tháng 3
(16,34 Kcal/cm2) và thấp nhất vào tháng 11 (12,1 Kcal/cm2)
2.1.3.3 Lượng mưa :
Lượng mưa lớn phân bố tương đối đều theo không gian và tập trung
khoảng 90% vào mùa mưa Lượng mưa bình quân tương đối lớn 1400mm/năm,
phân bố đều theo mùa (mùa mưa và mùa khô), đã chi phối mạnh mẽ nền sản
xuất nông lâm nghiệp
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 85 – 90% lượng mưa
cả năm Các tháng 8, 9, 10 lượng mưa lớn hơn 250mm là do gió mùa Tây Nam
mang đến và trùng với mùa lũ về nên gây ra hiện tượng thừa nước nghiêm trọng
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10 – 15%
lượng mưa cả năm Lượng bốc hơi cao (trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày) lại trùng
với mùa nước kiệt Như vậy, mùa khô nước trên kênh rạch và đồng ruộng bị bốc
hơi mạnh, nguồn nước vốn bị thiếu hụt lại càng bị thiếu hụt thêm, gây ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng,vật nuôi
2.1.3.4 Độ ẩm :
Trang 9Các tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao chiếm đến 90 – 97%, cộng với mưa
lớn đã làm toàn bộ vùng gần như bão hoà về nước Trái lại mùa khô không có
mưa, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn Độ ẩm tương đối trung bình là 78 – 82% Độ
ẩm lớn nhất tháng vào tháng 10 là 99% Độ ẩm nhỏ nhất vào tháng 04 là 41%
2.1.3.5 Gió :
Hàng năm có hai hướng gió thịnh hành chính : Mùa khô hướng gió thịnh
hành là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tần suất gió 60
– 70% Mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng
11, tần suất gió là 70% Tốc độ gió trung bình khoảng 3m/s Hàng năm từ tháng 4
đến tháng 11 thường có cơn giông lớn, trong cơn giông tốc độ gió có thể lên tới
30 – 40m/s hoặc có gió giật mạnh, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và
thi công các công trình xây dựng, giao thông…
2.1.4 Tài nguyên đất
Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là
đặc tính thổ nhưỡng (soil) mà còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất đai như : chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất…
và khi đó có hình thành đất đai
Toàn thị xã có hai nhóm đất chính : nhóm đất phù sa có 4491 ha chiếm
77,62% DTTN, nhóm đất phèn tầng sâu có 200 ha chiếm 3,46% DTTN, kênh
rạch có 1095 ha chiếm 18,92% DTTN
Đất vùng ven sông Tiền và sông Sa Đéc là các dãy đất phù sa được bồi
đắp hàng năm thích hợp với nhiều loại cây trồng Song song với hiện trạng đất
đai xoái lở hàng năm vào mùa lũ ở xã Tân Qui Đông, phường 3, phường 4, một
phần ở xã Tân Khánh Đông thì diện tích cồn nổi phát triển ở cồn Cái Bè và phía
Đông Nam của ấp Đông Giang (Tân Khánh Đông)
Trang 10Nhóm đất cát giồng phân bố trên địa hình thấp thuộc khu bãi bồi sông
Tiền Đất bị ngập suốt mùa lũ và theo chu kỷ triều cường Hiện nay được khai
thác cát xây dựng
Hạn chế nổi bật nhất của đất đai thị xã Sa Đéc là diện tích đất đều bị ngập
trong mùa mưa lũ Vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác sử dụng cần phải được
cải tạo triệt để và lâu dài Bố trí cây trồng hợp lý để bề mặt đất luôn được phủ
một lớp thảm thực vật, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và cây xanh đô thị phải
phù hợp để đảm bảo độ che phủ đạt 30 – 40%
2.1.5 Tài nguyên nước
Sa Đéc có tài nguyên nước rất phong phú nhưng phân bố không đều theo
mùa cả về số lượng và chất lượng
2.1.5.1 Sông ngòi : Thị xã Sa Đéc có các sông ngòi sau :
- Sông Tiền là địa phận hạ lưu sông Mê Kông chạy qua các tỉnh Đồng
Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, phân phối nước vào các sông như : sông Hậu, sông
Vàm Cỏ, sông Sa Đéc và đổ nước trực tiếp ra biển Đông Đoạn qua thị xã Sa Đéc
sông chạy theo hướng Bắc Nam, với chiều dài 12,3km Sông rộng trung bình
1,2km, lượng nước trên sông khá dồi dào Hàng năm sông Mê Kông chuyển vào
ĐBSCL khoảng 150 triệu tấn phù sa (trong đó sông Tiền 138 triệu tấn), tập trung
chính vào mùa lũ (khoảng 350 g/m3) Hàng năm, do sông Tiền đang có chiều
hướng đổi dòng sang phía bờ hữu làm cho đất bị sạt lở khu vực phường 3 và
phường 4 của thị xã, trung bình lở sâu vào bờ 15 – 20m Tình trạng sạt lở ngày
càng trở nên nghiêm trọng Bên cạnh tình hình sạt lở ở khu vực phường 3 và
phường 4 thì tại khu vực xã Tân Khánh Đông hàng năm đang được bồi đắp khối
lượng lớn phù sa (giữa dòng sông nổi lên cồn đất phù sa màu mỡ)
- Sông Sa Đéc : là nhánh sông chính của sông Tiền xuất phát từ khu vực
phường 2 đến phường 4 của thị xã chạy qua xã Tân Qui Tây, Tân Khánh Đông và
Trang 11phường Tân Qui Đông sang Lai Vung và đổ nước sang sông Hậu Chế độ nước
trên sông hoàn toàn phụ thuộc vào sông Tiền
Do có hệ thống sông rạch dày đặc cùng với tập quán sống ven sông, các
kênh rạch của người dân có liên quan rất lớn đến việc thải bỏ CTR trên sông,
kênh rạch không thể thu gom và quản lý là một thực tế đang diễn ra tại Sa Đéc
2.1.5.2 Thủy văn
(1) Chế độ thủy văn tại Sa Đéc nói riêng và Đồng Tháp nói chung phân
hoá theo mùa.
- Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng nước xấp xỉ
20% lượng nước cả năm Mùa khô, lượng nước trên sông Tiền xuống thấp do
nguồn nước đầu nguồn đưa về hạn chế
- Mùa mưa vào tháng năm đến tháng 10 thường xuất hiện mùa lũ, nước
trên sông Tiền lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp
(2) Dòng chảy và vấn đề bồi lấp phù sa :
Hàm lượng phù sa trên sông Tiền rất lớn (tổng lượng phù sa đạt tới 138
tấn, độ đục trung bình khoảng 850g/m3), chứng tỏ sự xâm thực của dòng chảy các
sông đổ vào sông Tiền rất lớn nên vấn đề lắng đọng phù sa cao hơn vùng xa
sông
(3) Mạng lưới thủy văn thị xã nằm ở khu vực bờ Nam sông Tiền, riêng
diện tích nước mặt sông Tiền thuộc địa phận thị xã khoảng 547,5 ha, chiếm 1,2%
DTTN Đây là nhánh sông lớn của sông Mê Kông ở phần hạ lưu Đoạn sông chạy
qua Sa Đéc rộng từ 900 – 1200m (bình quân 1000m) và ôm trọn phần ranh giới
phía Đông thị xã dài khoảng 12,3km Nguồn nước chủ yếu là nước ngọt dồi dào
Ngoài sông Tiền, Sa Đéc còn có sông Sa Đéc, rạch Sa Nhiên và hệ thống
kênh rạch chằng chịt nối liền với sông lớn Diện tích kênh mương hiện tại là 168
ha chiếm 2,9% DTTN Hệ thống kênh rạch này làm nhiệm vụ dẫn nước ngọt,
tháo chua, rửa phèn cho toàn bộ diện tích tự nhiên của thị xã
Trang 12Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng dòng chảy của sông Mê Kông và thủy
triều biển Đông thông qua sông Tiền cùng chế độ mưa trong khu vực
(4) Thủy triều :
Đồng Tháp nói chung và Sa Đéc nói riêng từ tháng 12 đến tháng 08 năm
sau chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều không
đều Mỗi tháng có 02 kỳ triều cường (xảy ra vào ngày 1 và 15 Âm lịch hoặc sau
đó 1 – 2 ngày) và 02 kỳ triều kém (xảy ra vào 7 và 23 Âm lịch hoặc sau đó 1 – 2
ngày) Thời gian một ngày triều là 24h50’ Thời gian mỗi kỳ triều lên xuống kéo
dài từ 05 đến 07 ngày Đỉnh triều cao nhất vào các tháng 10 và 11 Chân triều
thấp nhất là tháng 7 và tháng 8 Các tháng từ 5 – 8 là những tháng có biên độ
triều lớn nhất Mỗi tháng có hai chu kỳ triều, một chu kỳ triều từ 13 – 14 ngày
Mùa khô do nước đầu nguồn bổ sung vào sông Tiền ít, triều xâm nhập với cường
độ mạnh và sâu trong nội địa Mùa mưa nước trên sông lớn cộng với triều cường
đã đưa nước ngọt từ sông Tiền và sông Sa Đéc tưới tiêu tự chạy qua các tuyến
kênh rạch đến hầu hết DTTN của thị xã
Sông Tiền và sông Sa Đéc giữ vai trò cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và
cho nông nghiệp, những năm gần đây công tác thủy lợi đã được đầu tư rất nhiều,
công tác cung cấp nước sạch cho nhân dân cũng được thực hiện tốt
(5) Ngập lũ :
Mùa lũ ở các tỉnh thuộc Đồng Tháp Mười thường bắt đầu vào trung tuần
tháng 8 và kết thúc vào trung tuần tháng 12 Riêng Sa Đéc lũ thường xuất hiện
sớm hơn và kết thúc sớm hơn từ 15 – 20 ngày Thời gian này mưa tập trung lượng
lớn, nước nơi khác đổ về trên sông Tiền gây lũ lụt, trong khoảng thời gian từ 15/9
đến 30/12 làm cho đất đai khu vực phía tây thị xã bị ngập với độ sâu từ 0,5m đến
trên 1,5m mấy năm gần đây tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hệ thống giao thông
đường bộ phát triển, khu dân cư đô thị, các công trình văn hóa và thương mại dịch
vụ được mở rộng, hệ thống bờ bao – bờ kè được cũng cố, vì vậy mà đã giảm khả
Trang 13năng tích lũ trên đồng ruộng Nhưng do mưa và lũ là bạn đồng hành nên đã cản
trở đến sản xuất nông nghiệp và nếp sống sinh hoạt của nhân dân rất lớn
2.1.5.3 Nước ngầm
Qua kết quả khảo sát về nước ngầm ở Đồng Tháp của Liên Đoàn Địa Chất
8 (Đoàn 801) cho thấy nước ngầm được tàng trữ trong các trầm tích Holoxene và
Plioxen (N2), trong khu vực thị xã Sa Đéc có khả năng lấy nước ngầm ở độ sâu
hơn 200m, chất lượng tốt, loại hình hoá học chủ yếu là HCO3_Na Tổng độ
khoáng hoá thấp nhất 1,5g/l, cao nhất 5,59 – 28,97 g/l, khả năng sử dụng cho sinh
hoạt khá tốt, lượng khai thác tối đa < 25.000m3/ngđ (lưu lượng 20 – 30
m3/h/giếng) pH = 7,5 Nhìn chung lưu lượng nước ngầm khá lớn, có khả năng
cung cấp đủ cho dân sinh và một phần cho sản xuất nông nghiệp
2.1.5.4 Nước mặt
Nguồn nước mặt khá phong phú, do có sông Tiền, sông Sa Đéc và hệ
thống kênh rạch dày đặc, những tháng 09 đến tháng 12 nguồn nước mặt dư thừa
do bị ngập lụt Thị xã nằm ở bờ Nam sông Tiền, có nguồn nước mặt dồi dào và
không bị nhiễm phèn, pH thay đổi từ 4.5 – 5.5 Lưu lượng nước trên sông Tiền
bình quân 11.500m3/s (nhỏ nhất là 2000m3/s) Những năm gần đây do hệ thống đê
kè bao ngăn lũ và chống sạt lở đất được củng cố cộng với tốc độ đô thị hóa tăng
nhanh nên mức độ ngập ven sông Tiền đã giảm nhiều, vùng ngập nông nhất là
0,3m trong thời gian khoảng 10 – 15 ngày
Do có nguồn nước mặt dồi dào như vậy, ngay cả vào mùa kiệt, lượng nước
vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân Tuy nhiên, chất lượng nước mặt dùng để
cấp nước cho dân hiện đang là vấn đề bức xúc vì trong những năm qua, do thâm
canh, tăng vụ, nông dân sử dụng phổ biến nhiều loại phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong nông nghiệp cùng với chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất không
qua xử lý góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mà đa số họ đều sử dụng nước mặt
Trang 14Theo số liệu phân tích thì lượng chất lơ lửng và vi sinh khá cao điển hình
cho sự ô nhiễm nguồn nước mặt Ở một số điểm nước mặt ở vùng sâu trong nội
đồng bị nhiễm Nitrat có thể do phân bón trong nông nghiệp
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng ở thị xã Sa Đéc rất nghèo
nàn, chỉ có loại cát mịn hiện diện theo dọc lòng sông Tiền dạng trầm tích dòng
chảy Việc thăm dò đánh giá trữ lượng còn ít được thực hiện Tuy vậy hiện nay
đang được khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong phạm vi thị xã
và các vùng lân cận Ngoài cát làm nhiên liệu xây dựng còn có sét Kaolin và sét
gạch ngói, phân bố ven sông Tiền Thành phần chủ yếu gồm : Kaolin (45%),
Hydromica (40%), Montmorillonite (10%) và các thành phần khác (5%) Hiện
nay các loại sét này đang được khai thác sử dụng trong sản xuất gạch ngói và làm
nguyên liệu trong ngành công nghiệp sành sứ
2.1.7 Tài nguyên về thủy sản
Theo kết quả điều tra của Viện Thủy Sản khu vực II, vùng Đồng Tháp
trong đó có Sa Đéc có trên 217 loài thuỷ sản, trong đó có hơn 50 loài thủy sản có
giá trị như cá Tra, cá Mè Vinh, cá Chài, cá Lóc, tôm càng xanh, cá rô, cá trê, cá
sặc… Sa Đéc nằm phía bờ Nam sông Tiền có trên 1000 ha mặt nước là một lợi thế
trong phát triển ngành thủy sản dự tính năm 2010 sản lượng thủy sản ở Sa Đéc
tăng nhanh, dự tính 3263 tấn cá và 200 tấn tôm
2.1.8 Các hệ sinh thái
Những đặc trưng chính về điều kiện tự nhiên tác động đến cảnh quan môi
trường Sa Đéc gồm :
- Đất phù sa mới chiếm ưu thế
- Có nguồn nước của sông Tiền và nước mưa là nguồn nước ngọt chính
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
- Có khí hậu mát mẻ quanh năm
Trang 15Điều kiện môi trường ở Sa Đéc rất thích hợp cho phát triển cây trồng nông
nghiệp và môi trường thủy sản
Do đặc thù của thị xã Sa Đéc, hiện tại và lâu dài đô thị ngày càng được
phát triển Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thị xã là : thương mại và dịch
vụ - công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp Vì vậy, các hệ sinh thái
ở đây cần được đặc biệt quan tâm
2.1.9 Môi trường đô thị
Đô thị ngày càng phát triển, dân cư tăng nhanh, hệ thống giao thông và các
công trình công cộng được đầu tư xây dựng, nhưng hệ thống các công trình phục
vụ vệ sinh môi trường chưa được đầu tư đúng mức như hệ thống quản lý và xử lý
chất thải (nước thải và rác thải) đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường gây
tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư
- Rác thải : hàng ngày khu dân cư và khu vực chợ đã đưa ra một khối lượng
rất lớn (> 9000 kg/ ngày) nhưng việc thu gom và xử lý chưa đáp ứng được yêu
cầu
- Nước thải : nước thải khu dân cư, bệnh viện cùng hệ thống trạm xá trong
khu vực hiện nay đang đổ xuống kênh rạch và hai dòng sông chính trong thị xã
2.1.10 Môi trường nông thôn
Khu vực nông thôn, do đặc điểm của dân cư vùng sông nước là làm nhà
ven sông và kênh rạch, rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) phần lớn điều đổ ra sông rạch,
nên nước sông và kênh rạch bị ô nhiễm, việc thu gom và xử lý rác không thể thực
hiện Một khối lượng sản phẩm phụ nông nghiệp đã và đang được sử dụng vào
mục đích phục vụ lại cho nông nghiệp Vấn đề quan tâm tại khu vực nông thôn
là:
- Địa thế nằm sát các KCN lớn của thị xã
Trang 16- Các cơ sở sản xuất TTCN như : gạch ngói, lau bóng gạo, xay xát, gia
công cơ khí, khu làm bột lọc … đang xen vào khu dân cư
- Chăn nuôi phát triển
- Ýù thức nông dân trong bảo vệ môi trường chưa cao
- Chưa bố trí khu nghĩa địa tập trung
2.1.11 Môi trường công nghiệp
Hiện tại và những năm kế tiếp ngành công nghiệp và TTCN ở Sa Đéc
đang được tỉnh quan tâm và phát triển Hiện tại đã có hai doanh nghiệp đầu tư
Khu Công nghiệp C (xã Tân Khánh Đông) và trên 100 cơ sở xay xát, lau bóng
gạo, sản xuất gạch ngói … công nghiệp và TTCN ngày càng phát triển thì mức độ
ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng
Trong tương lai định hướng qui hoạch cho các khu sản xuất công nghiệp
như sau:
Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm tại xã Tân Qui Tây là 15 ha
Cụm sản xuất bột xã Tân Phú Đông và Tân Qui Tây (phân bố trong khu
dân cư)
Cụm công nghiệp – TTCN xã Tân Phú Đông là 15ha
Cụm công nghiệp gạch ngói xã Tân Qui Tây và xã Tân Khánh Đông, diện
tích là 51,696 ha
KCN Sa Đéc gồm : KCN C 100 ha, KCN A + B :300 ha (thuộc phường
Tân Qui Đông và Tân Khánh Đông), tập trung vào các ngành chế biến lương thực
_ thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng, tổng diện tích bố trí cho 03 KCN và
khu cảng là 436 ha
Các cơ sở TTCN của thị xã gồm xưởng cơ khí, nông cụ, gia công lắp ráp,
xưởng cưa xẻ gỗ, mộc xây dựng, bêtông đúc sẵn, cơ sở sản xuất nước đá, thực
phẩm, cơ sở dệt các loại bao bì … sẽ dự kiến mở mới và nâng cấp
Trang 17Trong giai đoạn 2005 – 2010 và xa hơn tiềm năng về đô thị hóa phát triển,
hệ thống thương mại – dịch vụ tăng nhanh Công nghiệp - TTCN mở rộng qui mô
như định hướng thì chắc chắn sẽ là những nguồn gây ô nhiễm chính cho môi
trường sinh thái địa phương
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
2.2.1 Cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức khá và đã dần dần đi vào ổn định :
Tổng giá trị sản phẩm năm 2005 là 614.854 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm là 15,02% Bình quân GDP/người/năm 6.116 triệu đồng
Trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế thị xã Sa Đéc có những chuyển biến
theo chiều hướng tích cực nhờ thị xã áp dụng chính sách đòn bẩy về phát triển
kinh tế như : đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm công nghiệp và
TTCN, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn sản xuất, cải tiến công
nghệ, ổn định lưu thông phân phối… nhìn chung kinh tế có những bước phát triển
đáng kể, nhưng tốc độ còn chậm Những năm gần đây thị xã được sự quan tâm
của trung ương và đầu tư của tỉnh, bằng các chính sách cụ thể và kịp thời của thị
ủy và UBND thị xã với nỗ lực của toàn dân, đời sống của nhân dân được cải thiện
rõ rệt, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi Công tác xóa đói giảm nghèo
được triển khai thường xuyên đã góp phần không nhỏ trong việc giảm số lượng
hộ nghèo
2.2.2 Ngành sản xuất nông nghiệp
Đối với nông nghiệp, thị xã đặc biệt quan tâm đến công tác khuyến nông,
bảo vệ thực vật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng hệ thống kênh
mương thủy lợi tạo nguồn và nội đồng, xây dựng hệ thống bờ bao – bờ kè ngăn lũ
và chống sạt lở đất Khuyến khích phát triển các loại cây có giá trị truyền thống
như hoa kiểng… Ngành sản xuất trồng trọt phát triển, nhưng mấy năm gần đây tốc
độ đô thị hóa tăng nhanh đã làm cho diện tích trồng trọt giảm đáng kể Dựa vào
Trang 18lợi thế đất đai để mở rộng diện tích mà chưa chú ý đến thâm canh tăng năng suất.
Tuy vậy, đã hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn bao gồm : lúa, cây ăn
trái, rau màu, cây hoa kiểng…
Trong nông nghiệp, diện tích cây lương thực có chiều hướng giảm, cơ cấu
cây trồng chuyển dịch đúng hướng Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2004 là
4.518ha, sản lượng đạt 22.138 tấn Cây bắp, năm 2004 là 73 ha, sản lượng đạt 68
tấn Các loại cây rau, đậu có giảm nhưng không nhiều, năm 2004 là 483 ha; cây
lâu năm, đặc biệt là nhãn và xoài diện tích tăng hàng năm theo dọc bãi bồi sông
Tiền; năm 2004 là 470 ha Riêng cây hoa kiểng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
và xuất khẩu sang các nước trong khu vực, năm 2004 là 134 ha
Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 28% tổng giá trị nông nghiệp, giá trị ngành chăn
nuôi năm 2004 đạt 44.452 triệu đồng, tăng 9.010 triệu so với năm 2002 Đặc biệt
đàn heo và gia cầm phát triển nhanh trong làng nghề làm bột kết hợp chăn nuôi
(năm 2004 đàn heo 57.870 con, gia cầm 386 ngàn con)
Thủy sản tập trung chủ yếu là đánh bắt cá và nuôi cá bè trên mặt nước
sông Tiền Kết hợp với đánh bắt, thị xã đã tận dụng được 34 ha mặt nước ao hồ
nuôi cá và nuôi tôm trong ruộng lúa đạt kết quả tốt, sản lượng năm 2004 đạt 56
tấn cá và tôm
2.2.3 Ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay, ngành công nghiệp của thị xã phát triển mạnh đang đứng vị trí
hàng đầu của tỉnh Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn chậm Công nghiệp phần
lớn là nhỏ và lẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật kém, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản
phẩm còn ở dạng thô, chất lượng kém thiếu sức cạnh tranh Số cơ sở công nghiệp
_ TTCN hiện nay chủ yếu là công nghiệp chế biến như xay xát lúa, lau bóng gạo,
làm bánh phồng tôm, gia công bột… Các cơ sở này chỉ đạt 85% mức sản xuất,
chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến nguyên liệu trong khu vực
2.2.4 Ngành thương mại và dịch vụ
Trang 19Ngành thương mại và dịch vụ khá phát triển, đóng góp tỷ trọng lớn trong
nền kinh tế của thị xã và tỉnh Do có vị trí thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và
chủ trương đúng đã tạo cho ngành thương mại và dịch vụ phát triển Năm 2004
giá trị tổng sản xuất ngành thương mại – dịch vụ là 318.591 triệu đồng, và có
thêm 500 cơ sở đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại với số vốn 29 tỷ
đồng
2.2.5 Cơ sở hạ tầng
Sa Đéc là vùng đất thấp nên cơ sở hạ tầng yếu kém Vì sức đầu tư còn yếu
nên đến nay, các cơ sở hạ tầng ở Sa Đéc vẫn còn thấp về số lượng và chất lượng
2.2.5.1 Điện, nước
Hệ thống cung cấp điện nước đã được mở rộng Nhưng chỉ tập trung chủ
yếu ở các phường trung tâm thị xã và một số xã sát nội ô Tính đến nay đã có
khoảng 99% hộ dân có điện thấp sáng, có trên 200 km lưới điện trung thế, trên
120 km lưới điện hạ thế, có 337 trạm biến áp, sản lượng thương phẩm đạt hơn
60.950 MWh, 45% hộ sử dụng nước máy, có 24 trung tâm cấp nước, công suất
8.000 m3/ giờ; 282 giếng khoan, 3.594 bể chứa nước Việc đầu tư xây dựng mới
đang được thị xã chuẩn bị thực hiện qua dự án Úùc đầu tư Việc khai thác giếng
nước phục vụ cho các trung tâm xã, đông dân cư, các khu dân cư được thị xã quan
tâm
2.2.5.2 Giao thông
Giao thông ở Sa Đéc chủ yếu là giao thông bộ và giao thông thủy Mạng
lưới giao thông bộ, giao thông thủy khá phát triển
- Giao thông đường bộ : những năm gần đây giao thông đường bộ phát
triển nhanh, hiện tại thị xã có quốc lộ 80 chạy qua với chiều dài 6km, mặt đường
bêtông nhựa theo tiêu chuẩn cấp III Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền
giao lưu với Thành phố HCM, Cần Thơ và các tỉnh bạn Ngoài quốc lộ 80, còn có
Trang 203 tỉnh lộ 848, tỉnh lộ 845, tỉnh lộ 853, với chiều dài 19,2km, mặt đường bêtông
nhựa với chiều dài 15km, mặt đường rộng bình quân 5m và có hành lang lộ giới
- Thủy lợi và giao thông thủy : Sa Đéc có hệ thống kênh mương khá dày
đặc, phục vụ cho công tác cải tạo đất, dân sinh kinh tế và đi lại của nhân dân
trong vùng sông nước Mặc dù đến nay đa số kênh mương đã xuống cấp, nhưng
hiệu quả kinh tế vẫn còn khá cao Ngoài hệ thống thủy lợi, Sa Đéc có sông Tiền
và sông Sa Đéc là 02 con sông lớn thuận lợi cho giao thông đường thủy, đáp ứng
nhu cầu lưu thông hàng hoá tới các tỉnh bạn
2.2.5.3 Bưu chính, viễn thông
Trong những năm gần đây, bưu chính viễn thông được quan tâm đầu tư
theo hướng hiện đại hóa gắn với phát triển đa dạng dịch vụ và đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, đổi mới tổ chức quản lý, thích nghi với mạng lưới thông tin quốc tế,
tạo được sự phát triển nhanh chóng cho ngành với nhiều thành tựu quan trọng góp
phần tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
Tính đến nay tổng dung lượng lắp đặt trên 10.000 số, hiệu suất sử dụng
90%, phát triển thuê bao trên 2000 máy/năm Về di động, đã lắp đặt tổng đài
BTS tại trung tâm thị xã phủ sóng toàn bộ nội ô và một số vùng lân cận Tổ chức
phát thư báo cùng với hệ thống các đại lý phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhân
dân Trung tâm bưu điện thị xã đã và đang tiến hành xây dựng mới trung tâm
2.3 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
2.3.1 Dân số
Theo thống kê dân số năm 2005, dân số trung bình của thị xã là 100.527
người, trong đó dân số sống ở nội ô thị xã là 54.529 người chiếm 54,24%, và dân
sống ngoại thị là 45.998 người chiếm 45,76%, tỷ lệ tăng dân số hiện tại là 1,03%
và tỷ lệ tăng cơ học là 0,54%
Trang 21Bảng 2.1 : Dân số phân bố theo các phường, xã tại thị xã Sa Đéc.
Tên xã, phường
Diện tích
(ha)
Tổng dân số
(người)
Tổng số nam
(người)
Tổng số nữ
(người)
Tỷ lệ tăng tự nhiên
(%)
Mật độ dân số
(ng/m2)Phường I
Phường II
Phường III
Phường IV
Phường An Hòa
Xã Tân Qui Đông
Xã Tân Qui Tây
Xã Tân Phú Đông
Xã Tân Khánh Đông
Tổng
201,55169,99233,50208,17653,30670,75541,191.193,812.003,53
5.875,79
18.20017.3829.9415.3726.0947.7655.94814.30415.521
100.527
8.2138.5554.9432.3903.6563.7222.9076.3887.320
44.703
9.9878.8274.9982.9282.4374.0433.0417.9168.210
54.760
0,910,970,871,000,981,040,981,031,23
1,03
0,0090,010,0040,0020,0090,0010,0010,0010,0007
0,004
2.3.2 Lao động
Năm 2005 tổng lao động toàn thị xã là 64.042 người, trong đó lao động làm
việc trong nền kinh tế, gồm Nông nghiệp : 18747 người (chiếm 29,27%TLĐ),
Dịch vụ : 19633 người (chiếm 30,66%TLĐ), Công nghiệp – Xây dựng : 7112
người (chiếm 11,11 % TLĐ) Rõ ràng, Nông nghiệp và Dịch vụ là hai ngành sản
xuất chủ yếu của thị xã
Dân số và lao động đã cho thấy một lực lượng tại chỗ khá dồi dào, họ đã
sống và lao động trên mảnh đất Sa Đéc nên họ rất am hiểu về nông nghiệp và
các ngành nghề truyền thống, nhất là nghề trồng hoa kiểng, nghề làm bột và
nghề làm bánh phồng tôm
Trang 22Tuy Sa Đéc có nguồn lao động khá dồi dào, có tính cần cù, hiếu học nhưng
trình độ còn hạn chế, tình trạng thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần
được quan tâm giải quyết Trong quá trình chuyển đổi kinh tế, ngành thương mại
– dịch vụ và công nghiệp phát triển việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ và
tay nghề của lực lượng lao động trẻ cần phải được đầu tư cao mới có thể đáp ứng
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.3.3 Dân tộc, lịch sử
Lịch sử thị xã Sa Đéc gắn liền với lịch sử đồng bằng sông Cửu Long Năm
1759, vùng đất Sa Đéc (Psardek) mang tên đất “Tầm Phong Long” và chính thức
có tên trên bản đồ Việt Nam Dân cư đến cư ngụ lập nghiệp ven sông Tiền với 3
dân tộc cùng chung sống (Kinh, Hoa, Khơme) trong đó người kinh chiếm đại đa
số; cộng đồng các dân tộc chung sống trên mảnh đất Sa Đéc đã tạo nên một nền
văn hóa Nam bộ nói chung và Sa Đéc nói riêng gắn với các phong tục tập quán,
lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa
Trong suốt chặn đường lịch sử, Sa Đéc đã trải qua bao cuộc đao binh khói
lửa và là nơi nghĩa tụ của các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng hào kiệt tìm đường
cứu nước, các bậc anh tài đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của dân tộc như :
Nguyễn Văn Bế, Hoàng Phước Bửu, Nguyễn Thị Dung,… dấu ấn lịch sử đã được
các thế hệ tiếp sau lập nên đền thờ ghi công lao to lớn của các vị anh hùng, điều
đó đã phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống và địa danh cách mạng Sa Đéc
Sa Đéc là nơi hội tụ của các dân cư đến khai phá vùng đất phương Nam,
ngay từ khi dân cư đến sinh sống Sa Đéc đã trở nên sầm uất, trù phú và ngày
càng đông đúc Sa Đéc có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống, các thế hệ con
em Sa Đéc hiếu học và học giỏi Có nhiều làng nghề truyền thống tại thị xã như :
nghề làm bột, nghề làm bánh phồng tôm, nghề lau bóng gạo, nghề làm gạch
ngói, nghề dệt chiếu, nghề làm pháo bộng, đồ mã, làm hình nổi trên lụa và nghề
trồng hoa kiểng Những nét đẹp đó ngày nay vẫn được tôn tạo và phát huy Đảng
Trang 23bộ và nhân dân thị xã Sa Đéc đang ra sức phấn đấu xây dựng thị xã trở thành một
ngôi sao đô thị lớn của tỉnh Đồng Tháp và của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhìn vào chặng đường lịch sử phát triển của Sa Đéc cho thấy : dân đến lập
nghiệp ở đây bao gồm người Kinh, người Hoa và người Khơ Me … mang theo bản
chất phong tục lối sống văn hoá của nhiều nơi về tụ họp trên mảnh đất có bề dày
lịch sử đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm của cả dân tộc Việt Nam Cho đến
nay hệ thống truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được phổ cập đến
tận thôn xóm, từng bước cải thiện cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần Việc đầu tư
khôi phục, mở rộng phát triển các ngành nghề thông qua dự án giải quyết việc
làm, dự án về bảo vệ môi trường và các công tác xóa đói giảm nghèo được tập
trung giải quyết
2.3.4 Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục ở thị xã nhiều năm qua có bước phát triển vững chắc
- Trường lớp : thị xã không còn trường tạm bợ, tre lá của các cấp học, được
cấp trên công nhận có 4 trường đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia, đã xóa được tình
trạng học ca 3
- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học
- Số học sinh các cấp học ngày càng tăng Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp
cũng tăng, đạt 99%
- Chương trình dạy và học ngoại ngữ, nhạc họa, tin học được mở rộng Bên
cạnh đó, thị xã đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ
Song song đó do tác động của nhiều mặt, đặc biệt do khó khăn về kinh tế
gia đình, sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc quản lý con em còn
thiếu sót… số học sinh bỏ học ở các cấp hàng năm chiếm tỉ lệ từ 1-3% chủ yếu ở
các vùng ven ngoại ô, tỉ lệ này thời gian gần đây có giảm xuống , cần phải có
biện pháp khắc phục triệt để vấn đề này Đồng thời, điều kiện vệ sinh trong học
Trang 24đường vẫn còn yếu kém, số học sinh vùng sâu vẫn còn gặp nhiều khó khăn vào
mùa lũ
2.3.5 Y tế
Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp ở các xã phường, trung tâm thị xã có
các bệnh viện, trung tâm y tế khám và chữa bệnh Trung tâm y tế thị xã được
trang bị đầy đủ các phương tiện như máy X quang, siêu âm, điện tim, các thiết bị
xét nghiệm cận lâm sàng khác phục vụ cho công tác khám điều trị Số lượng cán
bộ y tế ngày càng được chuẩn hóa Tổng số cán bộ y tế thị xã là 118 người Toàn
Sa Đéc có 124 cơ sở hành nghề y dược tư nhân
Công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường, bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng cũng được nhân dân trong thị xã tích cực tham gia và thực hiện
Với phương châm dự phòng tích cực, chủ động nên nhiều năm liền thị xã không
xảy ra dịch bệnh lớn, phát hiện và có phương án kịp thời dập dịch Các chỉ tiêu
tiêm phòng hàng năm điều đạt chỉ tiêu Tỉ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại tăng lên hàng năm, trên 85% Tuy nhiên ở nông thôn kể
cả một số vùng nội thị tỷ lệ sinh con thứ 3 còn nhiều Tình trạng nạo hút thai, hút
điều hòa kinh nguyệt chiếm tỷ lệ còn cao, điều đó có liên quan đến sức khỏe bà
mẹ và trẻ em
Mặc dù còn thiếu thốn về phương tiện, kinh phí, cán bộ chuyên môn nhưng
chương trình y tế quốc gia vẫn được thực hiện tốt là một cố gắng lớn của ngành y
tế
2.3.6 Văn hóa thông tin
Các phong trào quần chúng như thanh niên, câu lạc bộ “Đàn và hát dân
ca”, hội nông dân tập thể, hội cựu chiến binh, hội nông dân sản xuất giỏi, phụng
dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc
sống mới” trên địa bàn dân cư, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa,…
được hoạt động khá đều đặn khắp các phường, xã trong thị xã
Trang 25Hoạt động thư viện có sức thẩm thấu và hiệu quả rất to lớn trong công tác
xây dựng đời sống văn hóa, hỗ trợ cán bộ, nhân dân có điều kiện nghiên cứu, học
tập, nâng cao kiến thức, đấu tranh đẩy lùi ảnh hưởng từ sách báo, tranh ảnh
không lành mạnh
Nhiều câu lạc bộ và các lớp năng khiếu được thành lập, hoạt động thường
xuyên và định kỳ, thu hút nhiều tầng lớp dân cư tham gia, nhất là thanh thiếu
niên
Đài truyền thanh thị xã và các xã cũng được đầu tư và cải tiến, phục vụ tốt
hơn công tác tuyên truyền chủ trương pháp luật, chính sách, đưa tin điển hình và
nhân điển hình đến tận vùng sâu
Do hoàn cảnh xã hội và cơ sở vật chất thiếu, nên trong lĩnh vực văn hóa _
xã hội còn nhiều tồn tại :
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân lao động chưa cao
- Tệ nạn xã hội vẫn còn
- Vệ sinh môi trường giải quyết chưa tốt
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đạt yêu cầu, nên việc nâng cao
trình độ văn hoá cho người dân lao động còn gặp nhiều khó khăn Hầu hết người
làm nông nghiệp mới phổ cập hết bậc tiểu học và trung học cơ sở
- Công tác bảo tồn bảo tàng, thư viện, sân bóng đá và điểm tập thể dục …
chưa đầu tư đúng mức
2.3.7 An ninh quốc phòng
Công tác giáo dục quốc phòng luôn được quan tâm đẩy mạnh, nhận thức
về nhiệm vụ quốc phòng trong các cấp, các ngành và nhân dân từng bước được
nâng lên Tuyển quân hàng năm đạt chỉ tiêu trên giao Xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ đạt chỉ tiêu dân số Đến nay, về an ninh chính trị luôn đảm bảo ổn
định các mặt hoạt động xâm hại an ninh quốc gia không xảy ra Về trật tự an toàn
Trang 26xã hội : phạm pháp hình sự kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội từng nơi từng lúc có
những diễn biến phức tạp
Tai nạn có chiều hướng gia tăng bình quân 54,6 vụ/năm, đặc biệt là tai nạn
giao thông chiếm 66,66%, còn lại là tai nạn lao động, điện giật, tự tử, chết đuối
chiếm tỷ lệ thấp
Trang 27CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ SAĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÍ
Căn cứ kết quả quan trắc thì môi trường không khí ở đô thị và các cơ sở
sản xuất vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, chưa có dấu hiệu cải thiện so với các năm
trước, nổi bật nhất là chỉ tiêu bụi và ồn Chỉ tiêu bụi ở hầu hết các đô thị đều vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (TCVN 5937 – 1995: < 0,3 mg/m3) Ở các làng
nghề truyền thống (sản xuất bột lọc và chăn nuôi) còn có ô nhiễm mùi, ô nhiễm
khói (lò gạch)
Ngoại trừ các khu công nghiệp hiện đang được xây dựng và phạm vi các cơ
sở TTCN, môi trường không khí ở nông thôn nói chung vẫn còn trong lành Kết
quả quan trắc môi trường không khí được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1 : Kết quả phân tích chất lượng khí thị xã Sa Đéc
Chỉ tiêu
Vị trí
Độ ồn (dBA)
Bụi (mg/m 3 )
SO 2 (mg/m 3 )
NO 2 (mg/m 3 )
CO (mg/m 3 )
Bưu điện Thị
xã Sa Đéc
Mùa khô 2004Mùa khô 2005
70 – 80
70 – 75
1,51,8
0,12,5
0,000,02
0,51,7KCN
Tân Quy Tây
Mùa khô 2004Mùa khô 2005
60 – 75
60 – 65
0,71,4
0,63,15
0,000,003
0,20,6
Mùa khô 2005
50 – 55
55 – 60
0,050,3
0,001
0,000
0,000,03
(Nguồn: kết quả quan trắc môi trường hằng năm của tỉnh)
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Trang 283.2.1 Nước thải
Hầu hết các xí nghiệp chế biến thực phẩm, đông lạnh, bệnh viện đã có hệ
thống xử lý nước thải Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hàng ngày vẫn đang thải
ra môi trường một lượng nước thải lớn không đạt tiêu chuẩn quy định
Các đô thị, thị trấn chỉ có duy nhất một hệ thống thải nước chung giữa nước
mưa và nước thải sinh hoạt, đổ thẳng ra nguồn không qua hệ thống xử lý Đặc
biệt là ở các làng nghề sản xuất bột lọc kết hợp với chăn nuôi ở Sa Đéc, chăn thả
vịt đàn ngoài việc gây ô nhiễm không khí còn xả trực tiếp nước thải ra sông Điều
này góp phần gây ô nhiễm nguồn nước
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích nước thải tại thị xã Sa Đéc
5945 – 1995cột B
(Nguồn : Trung tâm ƯDKHCN – Sở TN & MT tỉnh Đồng Tháp tháng 3/2005).
Ghi chú : Địa điểm lấy mẫu
NT1 - Nhà máy bột Bích Chi Sa Đéc
NT2 - Nhà máy Đông lạnh Vĩnh Hoàn
NT3 - Nước thải đô thị Thị xã Sa Đéc
3.2.2 Nước mặt
Phần lớn nhân dân đô thị được cấp nước máy hợp vệ sinh; số còn lại sống
ở ngoại ô và thôn đều dùng nước mặt lóng phèn Đa phần đô thị được xây dựng
Trang 29dọc theo bờ sông, trao đổi nước với sông Tiền thuận lợi cho nên có nước ngọt
quanh năm
Tuy nhiên, trong những năm qua do thâm canh tăng vụ, nông dân sử dụng
nhiều loại phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cho nên vấn
đề ô nhiễm nguồn nước mặt do phân bón và thuốc trừ sâu vào mùa khô là không
thể xem nhẹ
Bảng 3.3 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thị xã Sa Đéc
7.74
18.521
2828
5229
4.165.8
0.0560.04
0.446.6
0.060.18
3832
118232
3.464.5
0.3760.42
4.46.6
0.070.18
>2400011000TCV
NM1 - Sông Tiền, TX Sa Đéc
NM2 - Xã Tân Phú Đông
Nhận xét :
- Lượng chất SS, vi sinh khá cao điển hình cho sự ô nhiễm nguồn nước
mặt
- Một số điểm nước mặt ở vùng sâu trong nội đồng bị ô nhiễm nitrát có thể
do phân bón trong nông nghiệp
3.2.3 Nước ngầm
Trang 30Nguồn nước ngầm ở tầng sâu có chất lượng tốt, được các cơ quan chuyên
ngành kiểm tra, quan trắc thường xuyên, nhiều nơi đã được khai thác cấp nước
phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất Tuy nhiên, chất lượng nước ngầm tầng nông
chưa được nghiên cứu đầy đủ Hiện nay, rất nhiều hộ dân đã tự khoan và sử dụng
nhiều giếng nước ngầm tầng nông mà không qua phân tích đầu đủ chất lượng
nước Do đó, các ngành liên quan cần khuyến cáo nhân dân thận trọng khi sử
dụng tầng nước nông này
Bảng 3 4 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm thị xã Sa Đéc
SO4
2-mg/l
Fe tổng, mg/l
Cặn tổng cộngmg/l
Mn2 +
mg/l
Cl-mg/
l
Coliform MPN/
100ml
(Nguồn: Kết quả quan trắc hằng năm của tỉnh)
Ghi chú : Tiêu chuẩn As cho phép dùng trong ăn uống: VN<50 ppb, WHO<10ppb
NN-1 : Xã Tân Khánh Đông
NN-2 : Xã Tân Quy Tây
NN-3 : Xã Tân Quy Tây
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Hiện nay đất đai trong Thị xã đang gặp vấn đề lớn :
Trang 31- Thoái hoá đất : do tăng vụ theo kiểu độc canh nên đất đai không được
cày xới thường xuyên, cùng với sử dụng phân hoá học đã làm cho đất đai ngày
càng chai cứng, bí chặt, quá trình gley hoá diễn ra mạnh mẽ, nhất là vùng canh
tác 3 vụ lúa/năm trong một thời gian dài Kết quả là dưỡng chất trong đất mất cân
đối, năng suất cây trồng thấp
- Mất đất canh tác nông nghiệp : phổ biến ở nước ta hiện nay Thường là
mất các loại đất tốt, điều kiện canh tác rất thuận lợi Chỉ riêng trong 3 năm gần
đây đã mất hơn 1200 ha đất nông nghiệp để chuyển cho các hoạt động khác bao
gồm :
- 330 ha đất cho khu công nghiệp Sa Đéc
- 62 khu dân cư mới với diện tích khoảng 500 ha (kể cả đất đào đắp) và tới
đây mỗi huyện thị sẽ quy hoạch một khu TTCN khoảng 50 ha
Do biến động về đất đai dẫn đến biến động dân cư đã làm phát sinh những
vấn đề môi trường bức xúc như kinh tế, xã hội…
3.4 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN
3.4.1 Nguồn chất thải rắn
Hiện nay lượng rác ở đô thị hằng ngày gồm các nguồn sau :
- Rác thải sinh hoạt : hình thành do sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia
đình, của các cơ quan, trường học và ở các chợ
- Rác thải công nghiệp : hình thành do các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp thải ra
- Rác ở các công viên, đường phố
- Rác thải y tế: bao gồm các loại rác thải ở các bệnh viện, trạm xá và các
phòng khám và điều trị bệnh tư nhân : bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, chai lọ
thuốc, dây truyền dịch …
- Rác thải xây dựng: phát sinh chủ yếu do sửa chữa các công trình xây
dựng đô thị
Trang 32- Bùn cống rãnh, phân hút hầm cầu.
Theo kết quả điều tra của Sở TN&MT năm 2004, rác thải có thành phần tỷ
lệ như sau :
- Lượng rác hữu cơ dễ phân huỷ: khoảng 70%
- Thuỷ tinh, sành sứ, đất, cát, gạch vụn, xà bần…khoảng 20%
- Các sản phẩm nhựa khoảng 10%
3.4.2 Công tác thu gom , vận chuyển
Hiện nay, lượng rác thải ở đô thị được thu gom hằng ngày chủ yếu là rác
thải sinh hoạt và rác thải y tế Còn các loại rác khác, việc quản lý, thu gom rất
hạn chế Rác thải y tế là loại rác thải nguy hại, nguồn lây bệnh tật, nhưng hiện
nay rác y tế ở các phòng khám tư nhân, các trạm y tế vẫn được thu gom chung với
rác sinh hoạt
Khối lượng rác đô thị thu gom hằng ngày trong toàn thị xã khoảng 25 tấn,
đạt khoảng 52% lượng rác thải ra, chủ yếu là thu gom ở các phường trung tâm của
thị xã và các thị trấn Rác thu gom theo các tuyến đường chính Tần số thu gom ở
các thị xã, thị trấn là 1lần/ngày vào lúc 4-5 giờ sáng và được đưa về đổ ở các bãi
rác
3.4.3 Công tác xử lý rác
Rác thải y tế ở bệnh viện tỉnh và trung tâm Y tế huyện Thanh Bình được
xử lý bằng lò đốt đơn giản hoặc chôn lấp với rác thải sinh hoạt
Rác khi đổ ở các bãi rác được những người mua bán ve chai, lông vịt, đồng
rắt chọn lựa phế liệu để đem bán, số còn lại để phân huỷ tự nhiên, mùa khô được
đốt một phần, chưa có biện pháp xử lý vệ sinh
Ở một số chợ xã, rác thải được đổ trực tiếp xuống sông hoặc ven đường
giao thông
Sơ đồ tóm tắt hệ thống quản lý rác thải hiện hữu ở Sa Đéc được đưa ra trong
Hình 3.1
Trang 33Hình 3.1 : Sơ đồ tóm tắt hệ thống quản lý rác thải hiện hữu ở Sa Đéc
3.5 MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU SẢN XUẤT VÀ KHU DÂN CƯ TẬP
TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA ĐÉC
3.5.1 Hiện trạng môi trường ở khu sản xuất công nghiệp - TTCN
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2007 trên địa bàn thị xã
hiện có 14 ngành công nghiệp Các ngành nghề chiếm tỷ trọng cao là công
nghiệp chế biến lương thực chiếm 39,5%; công nghiệp chế biến thực phẩm
29,04%; công nghiệp hóa chất 10,28%; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
8,65% Số lượng các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn thị xã hơn 2000 cơ sở
Rác ở chợ
Rác quét đường
Rác đô thị ở những
khu dân cư có
đường xá không
cho phép xe hoạt
động
Rác đô thị ở những
khu dân cư có
đường xá cho phép
xe hoạt động
Rác thải y tế của
Bệnh Viện Sa Đéc
và các cơ sở y tế
khác
Thùng rác cơ động
240L
Dùng xe đẩy thu gom từng nhà
Trạm chung chuyển nhỏ gồm những thùng sắt
Dùng xe ép rác thu gom từng nhà
Bãi rác
Lò đốt rác hai ngăn nhiệt độ cao
Trang 34- Về nông nghiệp : tuyệt đại đa số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
của thị xã có quy mô vừa và nhỏ với số lượng từ vài chục đến vài trăm công
nhân
- Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thiết bị cũ kỹ, lạc hậu,
chậm đổi mới, sản xuất chưa gắn với nghiên cứu – chuyển giao công nghệ và đào
tạo đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao Các ngành được coi là chủ lực, mũi nhọn
của thị xã như : chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất thuốc lá cũng chưa thoát khỏi tình trạng trên Ngành chế biến thực
phẩm ngoài chế biến bánh tráng, bánh phở Bích Chi, phần còn lại là các thiết bị
cũ có từ trước giải phóng Các thiết bị chế biến thủy sản đông lạnh được coi là
đầu tư mới nhưng cũng đã lạc hậu 3 - 4 thế hệ
- Một số ngành có trình độ công nghệ khá cao, thiết bị có tính đồng bộ cao,
dây chuyền cắt may của công ty Sao Mai được trang bị mới 100% Ngoài ra, các
ngành công nghiệp khác trên địa bàn thị xã như ngành in ấn, khai thác cát, chế
biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, …có những thiết bị tương đối
hiện đại nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ nằm trong khu công nghiệp, sản phẩm chủ
yếu tiêu thụ tại địa phương
- Do tình trạng thiết bị cũ kỹ, lạc hậu như trên, công với chưa đầu tư xử lý
ô nhiễm nên hoạt động của chúng đã gây tác động xấu đến môi trường, điển hình
là các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu,
gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng; lò đường
- Về tiểu thủ công nghiệp : các cơ sở sản xuất TTCN nằm xen lẫn trong
các khu dân cư với ngành nghề phong phú, đa dạng và có hơn khoảng 90% cơ sở
sản xuất dạng này chưa có đầu tư hệ thống xử lý khí thải, nước thải là nguyên
nhân chủ yếu gây nên các vụ thưa kiện về ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản
xuất này gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn, nước thải, mùi hôi, … hiện các cơ sở đang
Trang 35gây ô nhiễm môi trường cần phải giải quyết từ nay đến năm 2010 Ô nhiễm môi
trường ở các cơ sở TTCN tập trung chủ yếu ở 3 loại hình sau :
- Lò gạch : Nguồn ô nhiễm chính của lò gạch là khói của HF và bụi
- Nhà máy chế biến lương thực, chủ yếu là xay xát : nguồn gây ô nhiễm
chính của loại hình này là bụi và tiếng ồn Nồng độ bụi có nơi vượt quá tiêu
chuẩn cho phép 7 - 8 lần Đặc biệt là những cơ sở xay xát nhỏ lẻ hoạt động theo
thời vụ, không theo giờ giấc nên ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư
xung quanh
- Gia công cơ khí : Nguồn ô nhiễm chủ yếu là độ ồn, từ 70 - 75 dBA, cá
biệt có lúc lên đến 85 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép 15 - 20 dBA
3.5.2 Hiện trạng môi trường ở các làng nghề truyền thống, các cụm,
các tuyến dân cư
Có nhiều làng nghề truyền thống trong thị xã như dệt chiếu, trồng hoa
kiểng, đan lờ, lợp,… trong đó, làng nghề làm bột, chăn nuôi heo là gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng nhất do phân heo thải ra chưa được xử lý triệt để
Làng nghề làm bột, chăn nuôi heo tập trung ở : Tân Quy Tây, Tân Phú
Đông, chỉ rtiêng xã Tân Phú Đông đã nuôi số heo bằng 10% tổng số heo trong
toàn Tỉnh (khoảng 30.000 – 40.000 con), lượng phân cần xử lý là 60 – 70
tấn/ngày, trong khi tổng số hàm biogas là 316 hầm; mới giải quyết được khoảng
20% lượng phân thải ra (khoảng 7.000 – 8.000 con/ năm)
Tình trạng chung hiện nay của các các hộ làm bột, nuôi heo là số hầm
biogas đang trong tình trạng quá tải và trong điều kiện các hộ chưa đủ mặt bằng
đất để đưa chất thải từ hầm biogas qua xử lý sinh học trước khi thoát ra hệ thống
thoát nước công cộng
Trong thị xã hiện có nhiều cụm, tuyến dân cư (gần 13.062 hộ dân) đang
gây ô nhiễm môi trường cần phải giải quyết từ nay đến năm 2010
Trang 36Ở các cụm, tuyến dân cư tập trung thì ô nhiễm môi trường do chất thải sinh
hoạt là chính, bao gồm nước thải, rác thải Do cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng
nên một số cụm, tuyến dân cư không có hệ thống thu gom xử lý chất thải, hệ
thống cấp thoát nước cũng không đáp ứng được nhu cầu
3.5.3 Hiện trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Canh tác nông nghiệp về mặt nào đó có ảnh hưởng rất lớn đến đất Việc
chuyển từ hệ thống canh tác 1 vụ lúa sang hệ thống canh tác 2 - 3 vụ lúa đã làm
đất thoái hóa Nông dân có tập quán đốt đồng khiến tiến trình khoáng hóa chất
hữu cơ xảy ra nhanh chóng Việc sử dụng phân hóa học, chủ yếu là N, P, K đã
làm cho đất ngày càng trở nên bạc màu do phần lớn các loại cây trồng lấy đi
trong đất 14 - 20 khoáng chất trong khi nông dân chỉ trả lại cho đất một số dưỡng
chất cơ bản Nông dân thị xã Sa Đéc có tập quán không cày xới đất nhiều năm
làm cho đất bị chai cứng Tiến trình thoái hóa đất nhanh nhất xảy ra ở vùng sản
xuất liên tiếp 3 vụ lúa, do đất bị ngập nước liên tục nên sản sinh ra nhiều chất
độc đối với cây trồng (H2S, Fe2+, Al3+, …) Đất canh tác 3 vụ lúa/năm sau một thời
gian đã xuất hiện triệu chứng thiếu các nguyên tố vi lượng như : kẽm, đồng,
molipđen
Do nông dân có xu thế lạm dụng phân đạm, sử dụng hóa chất trong nông
nghiệp không hợp lý, không đúng quy trình đã gây tác động tiêu cực tới môi
trường và sức khỏe con người Điều đáng lo ngại là dư lượng thuốc trừ sâu trong
nguồn nước mặt do nông dân sử dụng thuốc trên đồng ruộng và do nông dân chưa
có ý thức thu gom, xử lý các chai lọ, bao bì đựng thuốc sau khi sử dụng
Với diện tích gieo trồng như hiện nay, thì khối lượng rơm, rạ, thải ra môi
trường khoảng 2,5 triệu tấn (mỗi ha lúa thải ra 6 tấn rơm/vụ) Bên cạnh đó, còn
một lượng lớn chất thải từ cây ăn trái (chuối, cam, bưởi, xoài, nhãn, …) cũng được
thải trực tiếp vào môi trường thì quá trình phân hủy yếm khí sẽ xảy ra và tạo nên
Trang 37các khí CH4, CO2, H2S,… làm ô nhiễm nguồn nước, cũng có thể gây bồi lắng kênh
rạch gây cản trở giao thông
Ngoài ra hiện nay còn tồn tại hình thức chăn thả vịt đàn trên đồng ruộng,
đây là mô hình sản xuất có hiệu quả, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên,
nhưng chất thải của vịt làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt nhất là vào mùa
nước kiệt
3.5.4 Hiện trạng môi trường ở các công trình giao thông, xây dựng lớn
Hầu hết các công trình giao thông, xây dựng đều gây ô nhiễm môi trường
mà quan trọng nhất là ô nhiễm không khí do bụi trong quá trình thi công
Ở các công trình xây dựng đường giao thông, nồng độ bụi trong không khí
luôn đạt quá tiêu chuẩn hàng chục tấn nhất là vào mùa khô, mùa mưa thường gây
lầy lội và ô nhiễm nguồn nước Do đặc thù của các công trình xây dựng đường
giao thông nên số lượng xe vận chuyển vật liệu diễn ra nhiều lần trong ngày, số
lượng xe lưu thông lớn trên tuyến đường đang xây dựng (nhất là tuyến Quốc lộ)
nên nồng độ bụi tăng cao nhất là vào các giờ cao điểm
Trang 38CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THỊ XÃ SA ĐÉC
4.1 PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP – TTCN
4.1.1 Phương hướng mục tiêu phát triển
Củng cố, khôi phục, phát triển các nhóm nghề, làng nghề truyền thống,
đồng thời phát triển thêm nhiều ngành nghề mới có khả năng giải quyết nhiều
lao động và tạo ra giá trị sản phẩm xuất khẩu
Phát triển công nghiệp – TTCN phải gắn với quy hoạch, quá trình đô thị
hóa, hình thành mạng lưới đô thị có đặc trưng là công nghiệp – dịch vụ – du lịch,
gắn phát triển công nghiệp với môi trường
4.1.2 Bố trí công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề
Từ nay đến hết 2010 cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 qui hoạch chi tiết 79 ha
khu công nghiệp Sa Đéc theo quyết định của Chính phủ : hoàn thành kết cấu hạ
tầng và vận động đầu tư các dự án lấp đầy khu C (30 ha), hoàn chỉnh kết cấu hạ
tầng (san lấp đường điện nước) khu A (50 ha), đồng thời kêu gọi đầu tư các dự án
vào đây
Đối với các cụm sản xuất công nghiệp – TTCN cần hết sức quan tâm đưa
các cụm này vào hoạt động Phấn đấu trước năm 2010 cơ bản xếp ổn định các cơ
sở sản xuất vào đầy các cụm, sau năm 2010 có thể xem xét đề nghị quy hoạch
tiếp một số cụm khác
Đối với các cụm, tuyến hoạt động của nhóm, làng nghề cũng cần quan tâm
cải thiện điều kiện lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường
Trang 39Việc bố trí, phát triển ngành nghề công nghiệp – TTCN trên địa bàn thị xã
Sa Đéc đến năm 2020 như sau :
- Khu công nghiệp Sa Đéc : Thực hiện theo quy hoạch của chính phủ bố trí
các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, lương thực, công nghiệp, hàng tiêu dùng
(bao gồm cả cụm chế biến gia công gạo xuất khẩu ở dọc sông Sa Đéc)
- Cụm công nghiệp – TTCN sản xuất gạch ngói ở hai nơi Tân Quy Tây,
Tân Phú Đông : bố trí các cơ sở sản xuất gạch, ngói nung, đồ gốm đất nung Đến
cuối năm 2007 phải hoàn thành việc di dời các cơ sở gạch, ngói, gốm hiện có vào
nơi qui định
- Cụm cơ khí : nằm dọc theo quốc lộ 80 thuộc xã Tân Phú Đông, cụm này
dự kiến bố trí các cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí, phải hoàn tất việc áp giá bồi
hoàn vào quí I năm 2007, nghiên cứu một số chính sách khuyến khích đầu tư của
tỉnh để áp dụng cho thị xã, trong vòng 3 năm phải đảm bảo đưa hầu hết các cơ sở
cơ khí ở nội ô vào khu qui hoạch trên
- Cụm công nghiệp – TTCN chế biến thực phẩm cần nghiên cứu bố trí địa
điểm thích hợp
- Cụm sản xuất bột ở xã Tân Phú Đông, đan lát thủ công ở xã Tân Khánh
Đông, Tân Qui Đông và Tân Qui Tây : để giải quyết vấn đề môi trường và nâng
cấp chất lượng bột, cung cấp cho sản xuất bánh phồng tôm và xuất khẩu, tỉnh cần
có kinh phí hỗ trợ Thị xã bố trí qui hoạch cụm mới có qui trình sản xuất khép kín,
hoặc có kinh phí sự nghiệp khoa học để nâng cấp cơ sở hiện có và có giải pháp
thích hợp xử lý ô nhiễm môi trường một cách đồng bộ ở làng bột Tân Phú Đông
4.2.PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
4.2.1 Quan điểm phát triển
Tăng cường cải tạo cảnh quan, môi trường, đầu tư mở rộng các khu vui
chơi giải trí, thực hiện hiệu quả các đề án qui hoạch khu du lịch như : làng hoa
kiểng Tân Qui Đông, bảo vệ và trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử, mở các tuyến
Trang 40du lịch sinh thái, lịch sử khác, liên kết với các tuyến du lịch ngoài thị xã để hình
thành các tour du lịch… nhằm thúc đẩy thương mại – dịch vụ – du lịch phát triển
4.2.2 Mục tiêu chủ yếu
- Tiếp tục phát triển các cơ sở hiện có như : trung tâm thương mại Sa Đéc,
mạng lưới chợ nông thôn; hình thành hợp tác xã ngành hàng tại chợ turng tâm;
nâng cấp chợ Nàng Hai; di dời chợ Phú Long về địa điểm dự kiến mới
- Đầu tư khai thác sân vận động Sa Đéc nhằm bố trí lại dân cư khu vực này
đồng thời mục tiêu chính là qui họach xây dựng mở rộng Trung tâm Thương mại
gắn với dịch vụ tài chính
- Xây dựng cảng cá và chợ đầu mối thủy sản tỉnh nằm dọc theo sông Sa
Đéc thuộc khu vực phường 2 (bên cạnh nhà máy nước đá Kim Sa cũ)
- Tham gia hoạt động thương mại – dịch vụ có trên 3800 hộ lớn nhỏ kinh
doanh cá thể, có thêm một hợp tác xã dịch vụ thương mại và trên 50 đại lý phân
phối gồm các mặt hàng dược, xăng dầu, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ
sâu… dự kiến đến năm 2010 số lượng tham gia lĩnh vực này tăng từ 12 đến
15%/năm
- Phát triển ngành du lịch thị xã trên cơ sở đầu mối là Công ty Du lịch –
Khách sạn tỉnh Đồng Tháp, đồng thời tăng cường đầu tư hoàn thành đề án làng
hoa kiểng kết hợp với du lịch, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, sông nước để
hình thành tour du lịch thị xã Liên kết với các điểm du lịch ở các huyện thuộc
tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh bạn để mở rộng và phát triển tiềm năng trên lĩnh vực
này của thị xã
- Nâng cấp 2 khách sạn hiện có và kêu gọi đầu tư xây dựng thêm 1 đến 2
khách sạn đủ tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu ngành du lịch thị xã và tỉnh phát
triển, đồng thời nâng cấp một số nhà trọ tương đối đủ tiện nghi để phục vụ khách
vãng lai trong nước, là điểm dừng chân của các tuyến lưu thông lớn ở khu vực
Tây Nam Bộ