1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

156 3,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 510,88 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan, Kết luận và Kiến nghị, đề tài được kết cấu gồm 3 chương, Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư khai thác cảng biển Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam Chương 3: Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam.

Trang 1

NCS Bùi Bá Khiêm

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC

CẢNG BIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

NCS Bùi Bá Khiêm

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC

CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tổ chức và Quản lý vận tải

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1: GS.TS Vương Toàn Thuyên 2: PGS TS Nguyễn Hoàng Tiệm

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Bùi Bá Khiêm

Trang 5

ADB Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN The Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁBOO Build - Own - Operate: Xây dựng - Sở hữu - Vận hành

BOT Built-Operation-Transfer: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

BT Built-Transfer: Xây dựng-Chuyển giao

BTO Built-Transfer-Operation: Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành

CBCNV Cán bộ công nhân viên

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

DWT Deadweight Tonnage: Tấn trọng tải

FDC Freight Distribution Center - Trung tâm phân phối vận tải

FDI Foreign Direct Investment - Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp

FII Foreign Indirect Investment - Vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp

GDP Gross Domestics Produc - Tổng sản phẩm quốc nội

GRT Gross tonage: Dung tải đăng ký

GTVT Giao thông vận tải

ISO International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa

quốc tếJBIC Japan Bank for International Cooperation - Ngân hàng hợp tác quốc tế

Nhật BảnKCHT Kết cấu hạ tầng

NCS Nghiên cứu sinh

NSNN Ngân sách Nhà nước

ODA Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP Public Private Partnerships - Hợp tác Công tư

STEP Phương thức vay ODA với lãi suất ưu đãi đặc biệt

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCQT Trung chuyển quốc tế

TEU Twenty-foot equivalent units: container tiêu chuẩn 20’

TSCĐ Tài sản cố định

UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốcUSD United States dollar

VICT Vietnam International Container Terminals-Cảng container quốc tế Việt

Nam

Trang 6

XNXD Xí nghiệp xếp dỡ

Trang 7

Tên bảng Trang

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, lĩnh vực kinh tế, đốingoại của Việt Nam đã không ngừng phát triển và thu được những thành tựu to lớn.Với việc là thành viên của WTO, dự kiến trong những năm tới, lượng hàng hóa xuấtnhập khẩu của nước ta sẽ tăng với tốc độ cao, đặc biệt là lượng hàng hóa xuất nhậpkhẩu với các nước trong khu vực bởi thuế xuất nhập khẩu ở khu vực này sẽ được cắtgiảm mạnh theo lộ trình đã cam kết Điều này có nghĩa là khối lượng hàng hóa xuấtnhập khẩu nói chung và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nóiriêng sẽ tăng đáng kể Đây là một điều kiện thuận lợi, một cơ hội tốt cho ngành Hànghải Việt Nam lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội đất nước

So sánh với các nước khác, điều kiện tự nhiên về đường biển của Việt Namthuận lợi hơn nhiều, song kinh tế biển nước ta vẫn chưa có chỗ đứng trên thế giớitương xứng với ưu đãi của thiên nhiên Đã có rất nhiều đề xuất, hướng đi để pháttriển ngành kinh tế biển, trong đó việc huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển,nhằm tăng khả năng thông qua của cảng, nâng cao sức cạnh tranh với các nước kháctrong khu vực là hết sức cần thiết, cấp bách của ngành Hàng Hải Việt Nam hiện nay

Cảng biển Việt Nam, đặc biệt là các cảng do Nhà nước đầu tư và quản lý,mặc dù trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư khai thác song vẫn chưađáp ứng được yêu cầu của thị trường vận tải hiện nay Do đòi hỏi ngày càng cao củathị trường vận tải biển quốc tế và khu vực nên việc khai thác cảng biển là mục tiêuhết sức quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của cả nước Mục tiêu trên đã được

cụ thể hóa trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhànước đối với ngành Hàng hải Tuy vậy, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay,hơn lúc nào hết bài toán huy động vốn đầu tư từ những nguồn nào để có thể đáp ứng

đủ cho nhu cầu khai thác cảng biển đang cần lời giải

Chính vì vậy, cần phải có một công trình nghiên cứu các giải pháp về vốnđầu tư khai thác cảng biển là hết sức cần thiết, từ đó sẽ giúp cho các cơ quan hoạch

Trang 10

định chính sách có những chiến lược phát triển phù hợp, tạo động lực tốt cho vận tảibiển, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS chọn đề tài

"Nghiên cứu giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam"

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu vấn đề lý luận về cảng biển, vốn đầu tư khai thác cảng biển, làm

rõ thực trạng khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển,trên cơ sở đó luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm huy động và

sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam đến năm 2020

Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

- Khái luận chung về cảng biển, khai thác cảng biển, huy động và sử dụngvốn đầu tư khai thác cảng biển

- Phân tích, chỉ rõ thực trạng khai thác cảng biển, vốn đầu tư khai thác cảngbiển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển thời gian qua

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển

và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư khai thác cảng biển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của luận án: là vốn đầu tư khai thác cảng biển

- Phạm vi của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu hiện trạng khai thác cảngbiển phục vụ xếp dỡ hàng hóa, vốn đầu tư khai thác cảng biển, đặc biệt là thực trạnghuy động, sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000-2011 vàkiến nghị các giải pháp đến năm 2020 Trong khuôn khổ giới hạn, luận án chỉ nghiêncứu các cảng đại diện cho từng khu vực: miền Bắc - cảng Hải Phòng, bến cảng CáiLân; miền Trung - cảng Đà Nẵng; miền Nam - cảng Thành phố Hồ Chí Minh Đây làcác cảng lớn, có nguồn vốn đầu tư cao, mang tính đại diện cho từng khu vực và cảngbiển mà luận án nghiên cứu chỉ là cảng hàng hóa

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để có thể hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng đồng bộ cácphương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp duy vật lịch sử;

Trang 11

- Phương pháp thống kê: Số chênh lệch, số tương đối, so sánh định gốc, sosánh động thái, phương pháp biểu đồ… để đánh giá được quá trình phát triển, đánhgiá hiện trạng và dự đoán xu thế phát triển trong tương lai;

- Phương pháp tổng kết, phân tích kinh nghiệm, phân tích hệ thống

5 Đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án góp phần hoàn thiện lý luận về khái niệm cảng biển, khai

thác cảng biển, vốn đầu tư khai thác cảng biển, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển và mô hình huy động vốn đầu tư khai thác cảngbiển; nghiên cứu kinh nghiệm về huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biểncủa một số quốc gia tiên tiến từ đó rút ra một số bài học hữu ích cho Việt Nam;

Thứ hai, phân tích đánh giá khách quan, đúng thực trạng huy động và sử dụng

vốn đầu tư khai thác cảng biển ở Việt Nam trong những năm gần đây Rút ra nhữngđánh giá về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân việc huy động và sử dụng vốn đầu tưkhai thác cảng biển Đây là một trong số các căn cứ cho việc tháo gỡ những bất cập vàthúc đẩy huy động, sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển trong những năm tới

Thứ ba, trên nền tảng lý luận và thực trạng huy động, sử dụng vốn đầu tư

khai thác cảng biển, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đa dạng hóakhả năng huy động vốn như: huy động vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI, FII; sửdụng mô hình kết hợp giữa hình thức chính quyền cảng và hình thức PPP… Luận

án cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn đầu tư khaithác cảng biển: dành vốn đầu tư cho quy hoạch cảng, hiện đại hóa trang thiết bị,tăng cường giao thông kết nối cảng,… và tập trung quản lý vốn đầu tư khai tháccảng biển

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Trang 12

tạo điều kiện cho cảng biển có thể thoát ra sự bó hẹp về vốn trong quá trình đầu tưkhai thác, có thể thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Các giải pháp mà luận án đề xuất có căn cứ cơ sở khoa học, là tài liệu thamkhảo hữu ích về việc huy động và sử dụng vốn cho các nhà hoạch định chính sách,các nhà quản lý khai thác cảng biển và phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu

7 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan, Kết luận và Kiến nghị, đề tài được kết cấugồm 3 chương,

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư khai thác cảng biển

Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam

Chương 3: Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biểnViệt Nam

Trang 13

TỔNG QUAN

Hiện nay, các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về ngành hàng hải, vậntải biển và cảng biển cũng như nghiên cứu về vốn, thu hút vốn, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đã được công bố trong và ngoài nước rất phong phú, đa dạng, phổ biến.Yêu cầu đòi hỏi, tìm hiểu kỹ lưỡng các công trình khoa học đó để chỉ ra được nhữngđiểm mạnh, hạn chế, mối quan hệ mật thiết của các đề tài với luận án là hết sức cầnthiết Qua đó thấy được vấn đề nghiên cứu của đề tài này không phải hoàn toàn mới

mà xét về mặt bản chất, đây là công trình nghiên cứu có tính kế tiếp, phát huy cáccông trình nghiên cứu đã thực hiện trước để đưa ra những giải pháp phù hợp vớitình hình khai thác cảng biển hiện nay

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể dùng làm cơ sở đểnghiên cứu, bao gồm

1 Tổng quan công trình nghiên cứu khoa học trong nước

- Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Văn Bạo năm 2005, Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng container và áp dụng vào khu vực kinh tế phía Bắc Việt Nam [4] Luận án đã nghiên cứu, đưa ra được phương pháp luận về quy

hoạch bến cảng container, như: cảng biển, hệ thống cảng biển trên thế giới, container

và lợi ích của việc vận chuyển hàng hóa bằng container, thị trường vận tải container,các tuyến đường vận chuyển hàng hóa bằng container, cơ sở vật chất kỹ thuật của vậntải container, nguyên lý và phương pháp luận về quy hoạch cảng container cũng nhưcác nhân tố ảnh hưởng tới việc quy hoạch cảng container nói chung và ở Việt Namnói riêng Luận án được tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch bếncảng container ở Việt Nam, đưa ra các điểm mạnh và hạn chế trong công tác quyhoạch bến cảng container ở Việt Nam Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam,tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện phương pháp quy hoạch pháttriển cảng container ở Việt Nam, bao gồm: việc nghiên cứu quy hoạch bến containerbằng lý thuyết xếp hàng, cơ chế chính sách quản lý khai thác cảng container, pháttriển hệ thống cảng vệ tinh, nâng cao trình độ quản lý, khai thác cảng và các giải pháp

về bảo vệ môi trường sinh thái cảng biển Luận án chú trọng vào quy hoạch bến cảngcontainer với giải pháp lập mô hình, thử nghiệm và đánh giá mô hình phù hợp với các

Trang 14

điều kiện cụ thể theo tiêu chí đã đặt ra từ ban đầu Luận án có thể kế thừa được cở sở

lý luận chung về cảng biển, các giải pháp về quản lý và khai thác cảng Tuy nhiên, đềtài không đề cập đến các giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển nói chung, môhình cảng container được đề xuất nói riêng

- Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Công Xưởng, năm 2007, Hoàn thiện mô hình quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam [99] Luận án đã hệ

thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến cảng biển, hạ tầng cảngbiển và quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển; kinh nghiệm quản lý Nhànước về kết cấu hạ tầng cảng biển ở một số nước có ngành hàng hải phát triển trênthế giới Luận án đánh giá được thực trạng mô hình quản lý Nhà nước về cảng biển

và kết cấu hạ tầng cảng biển của Việt Nam và chỉ ra những điểm hạn chế, thiếu sót

về hoạt động quản lý Nhà nước của cảng biển và kết cấu hạ tầng cảng biển của ViệtNam hiện nay Luận án đi sâu vào phân rõ trách nhiệm của các chủ thể tham giaquản lý, khai thác cảng biển, đồng thời tập trung đề xuất các giải pháp góp phầnhoàn thiện mô hình quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam Luận

án có thể kế thừa được cơ sở lý luận của kết cấu hạ tầng cảng biển Trong giới hạnnghiên cứu của đề tài, các giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển không được

đề cập đến

Đề tài khoa học cấp nhà nước - Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Đinh Ngọc Viện,

năm 2001, Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng Hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế [84] Đề tài thực hiện khi Đảng và

Nhà nước ta đang chỉ đạo việc đẩy mạnh quá trình đổi mới nền kinh tế Đề tài hệthống hóa cơ sở lý luận năm lĩnh vực của ngành kinh tế biển bao gồm: Hàng hải,Thủy sản, Lấn biển, Du lịch biển, Dầu khí; trong đó khẳng định hàng hải là mộttrong lĩnh vực quan trọng của ngành kinh tế biển Do nền kinh tế đang trong quátrình hội nhập quốc tế và phát triển hoạt động theo cơ chế thị trường, do vậy nănglực cạnh tranh của ngành với các đối thủ nước ngoài là nhân tố sống còn của ngành.Luận án có thể kế thừa được cơ sở lý luận, sự phân tích về những khó khăn, thuậnlợi mà ngành Hàng Hải đang gặp phải, đồng thời chỉ ra những biện pháp tăng nănglực cạnh tranh như đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho cảng biển, đội tàu, cải cách

Trang 15

thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động hàng hải, các biện pháp khai thác thịtrường vận tải biển… Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào phân tích năng lực cạnhtranh của ngành hàng hải, chưa đề cập sâu đến các giải pháp về vốn để tăng sứccạnh tranh cho ngành.

- Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo thêm một số công trình khoa họcnhư: Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải năm 2003,

Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020 [65] Tài liệu hội thảo GTVT (1999), Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sử dụng vốn tư nhân [73]… Nhìn chung các đề tài tập trung vào lĩnh vực GTVT nói chung,

lĩnh vực cảng biển nói riêng dưới góc độ quản lý vĩ mô, mang tính định hướng Cóthể tham khảo để tìm hiểu xu hướng phát triển chung của ngành vận tải; tuy nhiêncác giải pháp chi tiết về vốn để phát triển ngành vận tải, đặc biệt là cảng biển thì cáccông trình không đề cập đến

- Đề án đề cập đến Kinh nghiệm phát triển cảng biển ở Nhật Bản [86], [87].

Đây là một đề án có nhiều nội dung liên quan đến nhu cầu phát triển cảng biển củaViệt Nam Tuy nhiên đề án mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê và đưa ra những kinhnghiệm phát triển cảng biển ở Nhật Bản Việc áp dụng đề án vào phát triển cảngbiển Việt Nam còn nhiều vướng mắc Đồng thời những kinh nghiệm này chưa đềcập được những biện pháp thu hút vốn giúp các doanh nghiệp khai thác cảng biểnphát triển

- Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Trụ Phi, năm 2005, Nghiên cứu các giải pháp về vốn để phát triển đội tàu vận tải biển nòng cốt của Việt Nam [53] Đề tàinghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam chủ nhiệm

đề tài thực hiện năm 2007, Nghiên cứu khai thác nguồn vốn đầu tư để hiện đại hóa đội tàu biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [77]

Đề tài đã phân tích tình hình thực trạng đội tàu biển Việt Nam và đưa ranhững giải pháp để thoát khỏi sự bó hẹp về vốn để phát triển đội tàu: Sự hỗ trợ củaNhà nước, áp dụng khấu hao nhanh, thanh lý tàu cũ, bán và thuê tàu mới, huy độngvốn tiết kiệm của người lao động, huy động vốn từ thị trường chứng khoán, muathuê tài chính Đề tài thực hiện khi nền kinh tế chưa chịu sự cạnh tranh gay gắt khốc

Trang 16

liệt như hiện nay; đặc biệt giai đoạn này chưa bị ảnh hưởng của sự khủng hoảngkinh tế thế giới giai đoạn 2007 – 2009, nên nhiều biện pháp huy động vốn khôngphù hợp với tình hình hiện tại Do đặc trưng của ngành vận tải biển nên luận án cóthể kế thừa một số giải pháp huy động vốn.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Hoàng Long, năm 2008, Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam [44] Đề

tài này đề cập đến việc Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách để tạo điều kiện chocác nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời

đề xuất các giải pháp để tạo sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam nhằm thu hút vốnnước ngoài Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được đề tàiphân tích rõ ưu nhược điểm và đề nghị Nhà nước khuyến khích phát triển Tuy vậy,

đề tài chỉ đề cập đến các giải pháp ở tầm vĩ mô, không cụ thể hóa các giải pháp theongành, do đó doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải được tổ chức theo mô hình nàocòn chưa được nghiên cứu

- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Quang Nam năm 2010, Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

ở Việt Nam [52] Đề tài này dựa trên cơ sở các chính sách của Nhà nước để bổ sung

và hoàn thiện những chính sách và giải pháp mới tăng cường cải tiến các thủ tụcđầu tư, mở rộng phạm vi đầu tư và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho tư bản nướcngoài rót vốn vào kinh doanh ở Việt Nam Nhìn chung các giải pháp này đưa ra đều

có tính chất quản lý vĩ mô, tạo môi trường pháp lý chứ không đề cập đến giải phápgiúp doanh nghiệp nào đó huy động vốn

2 Tổng quan công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài

- Trends in Maritime Transport and Port Development in the Context of World Trade [105] Tài liệu tập trung phân tích xu hướng phát triển cảng biển trong

bối cảnh toàn cầu hóa, các ví dụ cụ thể liên quan đến cảng biển ở Mỹ, với 5 hướng

cơ bản: toàn cầu hóa, sản xuất, thương mại, cảng biển; đặc điểm vận tải biển; cácngành công nghiệp vận chuyển; cải cách kinh tế và thách thức thương mại các cảng

- Port Construction Subsidies in Japan and the Way they discourage Private Sector investment in Port Development [106] Trong cuộc hội thảo tại đại học

Trang 17

Hiroshima, đề tài tập trung vào vai trò quan trọng của cảng với chính quyền địaphương; Quy hoạch cảng biển với địa phương; Chính sách phát triển, khai thác cảng của Chính phủ; các vấn đề chính quyền địa phương phải đối mặt với quá trình phát triển cảng biển; cách thức thu hút tư nhân đầu tư khai thác cảng Luận án có thể kế thừa các giải pháp để thu hút vốn tư nhân, tuy nhiên

đề tài không đề cập đến các nguồn vốn khác.

- Financing the Investments in Port and Logistics [107] Tài liệu chủ động đề

cập đến vấn đề quan trọng trong phát triển cảng tại Ấn Độ, như: xu hướng, mức độcontainer hóa tại các cảng biển; sự xuất hiện mô hình chủ cảng cho thuê; đầu tư vàokhu vực cơ sở hạ tầng cảng, trang thiết bị; vai trò của ngân hàng trong việc sử dụngvốn vay đầu tư cho cảng và logistics; sử dụng mô hình SWOT để phân tích tính khảthi trong việc đầu tư tài chính cho cảng Luận án có thể kế thừa các giải pháp thuhút vốn từ nguồn vay ngân hàng

Các đề tài trên đều đưa ra những giải pháp có tính chất quản lý vĩ mô về vốntrong nền kinh tế, tạo cơ chế pháp lý cho các kênh lưu thông vốn hoạt động Khôngnghiên cứu giải pháp huy động vốn để phát triển cho một ngành hay một công ty cụthể nào đó, và hầu như những biện pháp này đều mang tính vĩ mô

Tóm lại, qua phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề cóliên quan đến đề tài mà luận án sẽ đi sâu nghiên cứu, NCS nhận thấy những đề tài vềcảng biển chưa nghiên cứu các giải pháp về vốn, mà mới chỉ tập trung nghiên cứuquy hoạch, quản lý cảng biển Các đề tài liên quan đến việc huy động và sử dụng vốnthì chủ yếu nghiên cứu các chính sách và giải pháp điều tiết và quản lý vĩ mô hệthống tài chính, tiền tệ Cũng có một số đề tài nghiên cứu về giải pháp huy động vốn

và sử dụng vốn thực hiện trong phạm vi ngành khác nhưng không đề cập tới lĩnh vựckhai thác cảng biển và cũng không phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế thế giớihiện nay Chưa có đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh nào được công bố về huy động và sửdụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN

1.1 Cảng biển và khai thác cảng biển

và thực hiện các dịch vụ khác Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xâydựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông,thông tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng,vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoatiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợkhác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng và bến cảng có một hoặc nhiều cầucảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệthống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các côngtrình phụ trợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng chotàu biển neo, đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụkhác [42]

- G.N Smirnôp - có định nghĩa kinh điển về cảng biển “Thương cảng hiệnđại là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảmcho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi để thực hiện công việcchuyển giao hàng hoá, hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sangcác tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản, gia công hàng hoá và phục vụ tất cả các nhucầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng”.[69]

Trang 19

- Theo quan điểm truyền thống thì cảng biển là tập hợp các công trình xâydựng, phương tiện nhằm đảm bảo cho tàu neo đậu an toàn và bốc dỡ hàng hóa mộtcách nhanh chóng, thuận tiện nhất Theo quan điểm này thì cảng biển là đầu mốigiao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tảibiển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại

- Theo quan điểm hiện đại thì cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạtđộng kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải Theo quan điểm này thì cảngbiển là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâmcông nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp vàlogistics toàn cầu

Về bản chất cảng là nơi thực hiện việc dịch chuyển hàng hóa giữa các dạngvận tải khác nhau.Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa các cảng đã phát triển nhanh chóng

từ các cảng truyền thống kết nối vận tải biển với vận tải nội địa để trở thành nơicung cấp mạng lưới logistics hoàn chỉnh Điều này có nghĩa cảng phải đối mặt vớirất nhiều thách thức về những thay đổi và những khuynh hướng không lường trướcđược của môi trường ngành hàng hải, cảng biển và logistics

Kế thừa những ưu điểm trong các nghiên cứu đi trước, quan điểm của luận án

về cảng biển là:

Cảng biển là đầu mối giao thông vận tải, tiếp nối giữa đất liền và biển Cảng biển được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác Kết cấu hạ tầng cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại cảng, khả năng thông qua của cảng.

1.1.1.2 Phân loại cảng biển

* Theo chức năng của cảng: thường có thể phân thành hai loại

- Cảng tổng hợp là các cảng thương mại, giao nhận nhiều loại hàng hoá.Cảng tổng hợp bao gồm hai loại:

+ Cảng tổng hợp quốc gia: là cảng tổng hợp có quy mô lớn, công suất từ 1triệu tấn trở lên; vùng hấp dẫn của cảng rộng lớn, có tính khu vực

+ Cảng tổng hợp của các địa phương, các ngành: là cảng tổng hợp có quy mônhỏ phục vụ cho một địa bàn kinh tế của một Bộ, Ngành

Trang 20

- Cảng chuyên dùng: là các cảng giao nhận một loại hàng hóa hoặc chỉ phục

vụ riêng cho một đối tượng Cảng chuyên dùng bao gồm:

+ Cảng chuyên dùng cho container: phục vụ xếp dỡ container

+ Cảng chuyên dùng cho hàng rời như xi măng, than, quặng, lương thực,phân bón,…

+ Cảng chuyên dùng cho hàng lỏng như xăng dầu,…

+ Cảng chuyên dùng cho riêng một nhà máy hoặc khu công nghiệp, khuchế xuất,…

* Theo phương thức quản lý và sở hữu: thường phân thành ba loại

- Cảng chủ nhân: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng vàcho tổ chức, cá nhân thuê khai thác Nhân lực thực hiện khai thác thường do tổ chứchay cá nhân đó thuê hoặc do cảng cung cấp

- Cảng công cộng: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng và bảo dưỡngtoàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở hạ tầng cảng biển Đồng thời chủ sở hữu

là người trực tiếp khai thác Nhân lực thực hiện khai thác thường do các tổ chứckhác cung cấp trên cơ sở hợp đồng với cảng

- Cảng dịch vụ: chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và khai thác trên cơ sở

hạ tầng cũng như mọi phương tiện thiết bị của cảng Nhân lực sử dụng theo hợp đồng

* Theo phạm vi phục vụ: cảng biển được phân thành hai loại

- Cảng nội địa: là cảng phục vụ chủ yếu cho giao thông đường thuỷ nội địa, ở

Việt Nam thường là các cảng địa phương

- Cảng quốc tế: là cảng thường có tàu thuyền nước ngoài cập bến làm hàng.Đây là các cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng quốc gia và một dạng nữa đặc trưngcho cảng quốc tế đó là cảng trung chuyển

* Theo các tiêu chí khác, cảng biển còn được phân thành:

- Mục đích sử dụng: cảng cá, cảng quân sự, cảng thương mại, vv

- Điều kiện tự nhiên: cảng tự nhiên và cảng nhân tạo;

- Điều kiện hàng hải: cảng có chế độ thủy triều và cảng không có chế độ thủytriều; cảng bị đóng băng và cảng không bị đóng băng;

Trang 21

- Kỹ thuật xây dựng cảng: cảng mở, cảng đóng, cảng có cầu dẫn, cảng không

1.1.1.3 Chức năng, vai trò, vị trí của cảng biển

* Cảng biển có các chức năng cơ bản sau:

- Chức năng vận chuyển, bốc xếp hàng hóa:

Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển là điểm hội tụ của các tuyến vận tảikhác nhau (đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không) Đây là một đầumối giao thông chính, tập trung cho mọi phương thức vận tải và các cảng biển thựchiện chức năng vận tải thông qua việc phân phối hàng hóa

- Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế:

Với vị trí là đầu mối của các tuyến đường vận tải: đường sông, đường sắt,đường bộ, đường hàng không…, ngay từ đầu mới thành lập, các cảng biển đã là địađiểm tập trung trao đổi buôn bán của các thương gia từ khắp mọi miền, tại các vùngcảng có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như nằm trên các trục đường hàng hải quốc tếnối liền các châu lục, các khu vực phát triển kinh tế năng động… thì hoạt động traođổi kinh doanh, thương mại lại càng diễn ra sôi động hơn Các vùng cảng này nhanhchóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ của khu vực mà còn của cả thế giới

- Chức năng công nghiệp và cung ứng nhiên liệu

Các vùng cảng biển là những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng những nhàmáy xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau vì nó cho phép tiết kiệmđược chi phí vận tải rất nhiều, nhất là những nhà máy sản xuất bằng nguyên liệu nhậpkhẩu, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của nó bằng vận tải đường biển sẽ đạt được sự

Trang 22

tiết kiệm rất lớn, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranhđược trên thị trường quốc tế Ngoài ra các xí nghiệp công nghiệp này còn có thể liênkết với nhau thạo thành một chu trình sản xuất đồng bộ và hiệu quả.

- Chức năng phát triển thành phố và đô thị:

Mối quan hệ tương quan giữa các cảng biển và thành phố là mối liên hệ tácđộng lẫn nhau Cảng biển ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thành phốcảng theo các phương diện khác nhau: thành phố sẽ phát triển để đảm nhận vai trò tậptrung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối hàng nhập khẩu, các ngành côngnghiệp hướng về xuất khẩu cũng sẽ được phát triển ở thành phố cảng Thành phốcảng sẽ trở thành căn cứ của các đại lý hãng tàu biển, hãng bảo hiểm tàu, trung tâmthương mại, nơi tập trung lao động

- Chức năng trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, du lịch và giải trí

Hoạt động của cảng biển còn tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miềntrong cả nước cũng như giữa các quốc gia với nhau, bởi đi kèm với hoạt động giaolưu kinh tế là sự giao lưu về văn hóa Các thương nhân nước ngoài mang đến nhữngsản phẩm truyền thống cùng bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình Ngược lại,nền văn hóa của quốc gia có biển cũng sẽ giao lưu, truyền bá sang các nước khácthông qua việc buôn bán trao đổi sản phẩm truyển thống của dân tộc

* Trong xu thế phát triển hiện nay của vận tải biển, cảng biển phải đối mặt vớinhững thách thức và những vấn đề nảy sinh:

+ Toàn cầu hóa về sản xuất và xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài;

+ Khuynh hướng cấu trúc lại mạng logistics toàn cầu và việc phân bổ lại cáctrung tâm phân phối ở cả khu vực quốc gia và thế giới;

+ Sự tăng trưởng nhanh khối lượng hàng hóa thương mại vận tải biển, nhất làhàng container;

+ Xuất hiện hệ thống ‘tâm và các nhánh’ (hub and spoke) trong dịch vụ hànghải toàn cầu;

+ Tăng khối lượng hàng trung chuyển và cạnh tranh khốc liệt giữa các cảng vàbến cảng, các cảng trung chuyển;

+ Sự xuất hiện các tầu container siêu lớn;

Trang 23

+ Xuất hiện các nhà khai thác cảng toàn cầu với thị phần tăng nhanh;

+ Dịch vụ trọn gói và vận tải đa phương thức nối liền vận tải biển, đường sắt,đường bộ và đường thủy nội địa;

+ Vai trò ngày càng tăng của cảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và mạnglưới logistics;

+ Tăng năng suất và hiệu quả cảng; Chi phí đầu tư phát triển cảng cao

* Cảng biển có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hệthống vận tải của đất nước nói riêng

Trong lý thuyết hệ thống vận tải, cảng biển được coi là điểm vận tải ở mộtmức độ trội lên, chúng là những đầu mốc vận tải, bởi vì chạy qua đây ít nhất là haituyến đường vận tải hoạt động ở môi trường khác nhau, cùng với cảng biển là điểmbắt đầu và kết thúc của các tuyến đường này Chính cảng biển đồng thời là điểm nốigiữa các ngành kinh tế

Cảng biển là mắt xích của dây chuyền vận tải, ngoài chức năng giống như cáccung đoạn vận chuyển khác, cảng còn phải thực hiện một số nhiệm vụ vận tải khôngthể bỏ qua được trong sản xuất phục vụ của vận tải Đặc điểm cơ bản này của cảngbiển trong dây chuyền vận tải càng cho ta thấy rõ tính chất cửa ngõ của cảng biểntrong hệ thống vận tải Trong dây chuyền theo dõi toàn bộ quá trình kể từ khi bắt đầuvận chuyển cho tới khi đưa được hàng tới chỗ sử dụng nó, cảng là một mắt xích cótầm quan trọng đặc biệt

1.1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển

- Hệ thống cầu tàu: Là một phần trong hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng của

cảng, nó là phần tiếp giáp giữa đất liền với vùng nước được thiết kế và lắp đặt các thiết

bị cần thiết cho phép tàu cập cầu và thực hiện các hoạt động xếp dỡ hàng hóa một cách

an toàn

- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa: Là một bộ phận không thể thiếu được tại mỗi

cảng Tùy thuộc vào từng loại cảng mà các trang thiết bị đặt trên cầu tàu cũng rấtkhác nhau Phổ biến nhất với các cảng là thiết bị xếp dỡ hàng hóa cho tàu và cácphương tiện vận tải khác trong bãi Xu hướng ngày nay, các cảng được trang bịchuyên dụng như: cầu giàn để xếp dỡ container, cẩu chân đế xếp dỡ hàng bách hóa,

Trang 24

băng chuyền bốc hàng rời, hệ thống bơm đối với hàng lỏng… Các thiết bị xếp dỡhàng hóa ở cảng phải đảm bảo được hai tính năng quan trọng nhất đó là nâng trọng

và tầm với

- Hệ thống kho bãi bảo quản hàng hóa: Hàng hóa đi và đến cảng có thể phải

lưu lại một thời gian nhất định tại các cảng Hệ thống kho bãi được sử dụng để bảoquản hàng hóa trong thời gian hàng hóa chờ đợi tàu Xu hướng chuyển thẳng hànghóa từ cảng về tới nơi tiêu thụ đang phát triển, điều này cho phép giảm bớt khônggian kho bãi, tiết kiệm chi phí đầu tư là điều rất đang được quan tâm khi xây dựng

hệ thống cảng mới

- Hệ thống giao thông đi và đến cảng: Hệ thống giao thông này có thể được

chia thành hai loại: giao thông đường thủy và giao thông nội địa (đường bộ, đườngsắt, đường ống)

- Các trang thiết bị khác: Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cảng

như hệ thống thông tin để có thể liên hệ tới mọi vùng của đất nước và trên thế giới.Các trang thiết bị phục vụ cho việc điều hành cảng, hệ thống cứu hỏa, trung tâmphân phối điện năng, hệ thống an ninh, hệ thống kiểm tra…

1.1.1.5 Xu hướng phát triển cảng biển trên thế giới

Để đảm bảo cảng trung tâm thành công cần có các yếu tố: Vị trí địa lí: Gầncác tuyến hàng hải chủ yếu; Thời gian phục vụ tầu nhanh; Chất lượng dịch vụ, hiệu

Trang 25

quả và năng suất; Cước phí hợp lí; Mớn nước sâu, tiếp nhận tầu có trọng tải lớn, thiết

bị hiện đại; Mạng lưới vận chuyển bao trùm các cảng feeder xung quanh; Có trungtâm logistics hỗ trợ các dịch vụ gia tăng giá trị; Thủ tục, giấy tờ đơn giản; Công nghệthông tin hiện đại; Hạ tầng cho vận tải đa phương thức – kết nối mạng giao thông nộiđịa và các trung tâm phân phối; Sự phát triển kinh tế của miền hậu phương

Các trung tâm logistics: Toàn cầu hóa là nhân tố tác động mạnh nhất đến cáckhuynh hướng của kinh tế thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế, chính trịgiữa các quốc gia Toàn cầu hóa đã tạo dựng một thị trường chung và các doanhnghiệp tập trung vào việc tối đa ưu thế cạnh tranh khi tìm kiếm nguồn cung và cungứng sản phẩm Rất nhiều nhân tố như tiêu chuẩn hóa các cấu thành sản phẩm, chiphí vận tải thấp và cách mạng công nghệ thông tin đã tạo khả năng cho các công tytìm kiếm nguồn đầu vào và cung ứng đầu ra cho thị trường thế giới

Một trong những khuynh hướng cơ bản của cảng là phát triển các khu vựcsau cảng thành trung tâm logistics hoặc khu thương mại tự do để thực hiện các hoạtđộng logistics bổ sung giá trị và thu hút các công ty logistics thế giới Lợi thế củacác khu vực định hướng logistics là thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm, đồngthời nó cũng đảm bảo luồng hàng cho cảng Rất nhiều cảng đã định hướng pháttriển thành cảng trung tâm để tận dụng những lợi thế này thông qua việc xây dựngcác hạ tầng cơ sở cần thiết, tiếp thị các ưu thế và khuyến khích đầu tư Như vậycạnh tranh giữa các cảng hướng đến trung tâm logistics toàn cầu hoặc trung tâm xếp

dỡ toàn cầu ngày càng khốc liệt Do cạnh tranh giữa các trung tâm logistics, hầu hếtcác cảng đang cố gắng trở thành trung tâm phân phối để thu hút các công tylogistics và các nhà sản xuất quốc tế Điều này đòi hỏi cảng và sự quyết tâm hỗ trợmạnh mẽ của chính phủ để đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, tin cậy

Với mô hình phát triển cảng trên, hiện trên thế giới có một số cảng đã ápdụng tổ hợp chức năng phát triển cảng, tiêu biểu như: Cảng Hongkong, cảngSingapore, cảng Rotterdam

Trang 26

Vùng cạnh tranh Vùng hấp dẫn

Sơ đồ thể hiện mô hình phát triển mở rộng chức năng cảng biển

Hình 1 1 Mô hình mở rộng chức năng cảng biển

Trang 27

Hình 1 3 Sơ đồ phân phối hàng hóa và kết nối của cảng biển

1.1.1.6 Tầm quan trọng của cảng biển đối với một quốc giaThực tế đã chứng minh rằng một quốc gia không có lợi thế về nguồn tàinguyên, nguồn nhân công, nhưng nếu quốc gia đó có biển và có hệ thống cảng biểnđược đầu tư phát triển tối ưu thì quốc gia đó vẫn phát triển mạnh và có vị thế khôngnhỏ trong khu vực và trên thế giới Singapore, Hongkong là những quốc gia, vùnglãnh thổ, do đã đầu tư xây dựng và khai thác tốt hệ thống cảng biển, nên đã thúc đẩymạnh mẽ sự giao lưu buôn bán giữa các vùng, miền trong nước, cũng như với cácquốc gia trong khu vực và thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và tiêu dùngphát triển

Do những ưu thế của vận tải biển so với các phương thức vận tải khác nhưđường bộ, đường sắt, đường hàng không, cho nên khoảng 80% lượng hàng hóa

27

Trang 28

được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển Chính vì vậy, việc phát triển hệthống cảng biển, khai thác tối ưu hệ thống cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc vận chuyển hàng hóa đến các vùng miền trên cả nước cũng như phát triển hoạtđộng thương mại quốc tế của quốc gia đó với các quốc gia khác trên thế giới

Nhận thức được tầm quan trọng của cảng biển và phải coi trọng đầu tư vàoxây dựng và khai thác hệ thống cảng biển, trong chiến lược phát triển kinh tế biểnđến năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã xác định phải phấn đấu để Việt Nam trởthành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyềnquốc gia trên biển, phấn đấu kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60%kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện mộtbước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển

Từ đây, đặt ra một yêu cầu về vốn đầu tư và hoạt động vốn đầu tư khai tháccảng biển phải được coi trọng và thực thi có hiệu quả Đầu tư phát triển và khai tháccảng biển có tác động tới toàn bộ hoạt động của ngành hàng hải nói riêng, ngànhGTVT nói chung và nhiều ngành kinh tế khác; đầu tư phát triển và khai thác tốtcảng biển sẽ có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đến phát triểncông nghệ ngành hàng hải, ảnh hưởng đến việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũlao động và do đó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ngành

1.1.2 Khai thác cảng biển

1.1.2.1 Khái niệm:

Khai thác cảng biển là quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,đảm bảo hàng hóa thông qua cảng trong điều kiện thuận lợi nhất

Khai thác cảng biển thường bao gồm các hoạt động:

- Lập kế hoạch sắp xếp và theo dõi tình hình điều động tàu ra vào cảng:Việc đưa tàu ra vào sớm, không kéo dài ngày tàu ở cảng sẽ làm tăng sức cạnhtranh của cảng Đội ngũ hoa tiêu đóng góp phần quan trọng trong việc điều độngtàu ra vào cảng

- Quản lý và khai thác các phương tiện hỗ trợ vận tải thủy, quản lý luồnglạch, thủy triều: Để đưa tàu thuận tiện trong việc ra vào các cảng có thể sử dụng

Trang 29

phương tiện hỗ trợ vận tải thủy; đồng thời tận dụng lợi thế của thủy triều để giảmviệc phải chuyển tải hàng hóa đối với các tàu cỡ lớn.

- Quản lý và theo dõi tình hình cầu bến: Để đảm bảo không bị ùn tắc cục bộ,việc theo dõi tàu vào bến làm hàng là rất cần thiết Sắp xếp, theo dõi không để tìnhtrạng tàu neo đậu ngoài vùng chờ mà cầu tàu để trống, không làm hàng

- Lập kế hoạch khai thác bốc xếp giải phóng tàu: Sau khi tàu vào bến, cầnhuy động các trang thiết bị xếp dỡ phù hợp, tăng tốc độ giải phóng tàu Xếp ca,máng làm hàng phù hợp

- Lưu kho bãi, giao nhận hàng hóa tổng hợp, quản lý bãi hàng và các dịch vụkho bãi: Ưu tiên việc xếp dỡ hàng hóa lên trực tiếp các phương tiện vận tải để giảmthiểu chi phí cho chủ hàng, nhưng với những trường hợp cần sử dụng kho bãi, phải

có biện pháp quản lý khai thác kho bãi phù hợp, để tăng doanh thu cho cảng quaviệc sử dụng kho bãi và xếp dỡ hàng hóa

* Trong xu thế hiện nay, xuất hiện các nhà khai thác cảng toàn cầu

Việc tăng lưu lượng thương mại vận tải biển và sử dụng tầu có trọng tải lớnđặt ra đòi hỏi về chất lượng và năng suất dịch vụ xếp dỡ Tư nhân hóa các hoạtđộng cảng trên thế giới đã làm tăng sự tham gia của các nhà khai thác cảng toàncầu, đặc biệt đối với cảng container

Các nhà khai thác cảng toàn cầu xúc tiến thâm nhập vào thị trường xếp dỡcontainer nhằm tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc thiết lập mạng lưới toàncầu Xúc tiến liên kết dọc của các nhà khai thác cảng dưới dạng liên kết và thâutóm, đầu tư cảng container ở các quốc gia khác thông qua liên doanh với các công

ty nước chủ nhà, với các nhà khai thác cảng khác hoặc với các hãng tầu

Các nhà khai thác cảng hàng đầu đã thực hiện các chiến lược đa dạng hướngtới kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng với nhận thức rõ ràng là chuỗi vận tải đượcxem như một hệ thống hợp nhất tổng thể Ý tưởng ‘cửa đến cửa’ đã biến các nhàkhai thác cảng thành các tập đoàn logistics Các dịch vụ bao gồm kho bãi, phânphối, dịch vụ logistics gia tăng giá trị như định hướng khách hàng địa phương Rấtnhiều nhà khai thác cảng thực hiện vận tải đa phương thức để tạo lên cầu nối giữacảng và nội địa

Trang 30

Do liên kết dọc và ngang, hình thành các nhà khai thác cảng khổng lồ, 20nhà khai thác hàng đầu có khối lượng bốc xếp 350 triệu TEU (66,8% thị phần thếgiới) Năm nhà khai thác lớn nhất theo số liệu năm 2009:

Bảng 1 1 Các nhà khai thác cảng biển lớn nhất thế giới Nhà khai thác Quốc gia Khối lượng

(Tr.TEU)

Thị phần thế giới (%)

Ả rậpTrung quốc

64,256,955,345,232,5

12,210,910,58,66,2Những năm gần đây các hãng tầu đã lựa chọn có các cảng riêng của mình,điều này có nghĩa khái niệm truyền thống xếp dỡ và vận chuyển trở nên mơ hồ Khitrọng tải tầu tăng thì việc kiểm soát sự phối hợp lịch trình vận chuyển-xếp dỡ rấtquan trọng

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác cảng biển

Việc khai thác cảng biển chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố và ảnh hưởng củamỗi nhân tố là không giống nhau Xét một cách khái quát, có một số nhân tố chủyếu sau đây:

* Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động khaithác cảng biển Điều kiện tự nhiên bao gồm: điều kiện khí tượng (gió, nhiệt độ, mưa

và độ ẩm); điều kiện thủy – hải văn (sóng, thủy triều, dòng chảy, vận chuyển bùn,dao động mực nước…); điều kiện địa hình, địa mạo, độ sâu tự nhiên của khu nước;điều kiện địa chất

* Tiềm năng của hàng hóa thông qua cảng

Tiềm năng hàng hóa thông qua cảng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việcđầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xếp dỡ để đảm bảo không gây tình trạng ùn tắc.Nếu khối lượng hàng hóa thông qua cảng lớn, đòi hỏi đầu tư cho cảng lớn để tăngkhả năng khai thác cảng (đầu tư cơ sở hạ tầng: cầu cảng, luồng vào…; đầu tư kiếntrúc thượng tầng: trang thiết bị xếp dỡ…)

Trang 31

* Năng lực thông qua của cảng

Năng lực thông qua của cảng là yếu tố thể hiện khả năng tối đa cảng có thểkhai thác Do đó, năng lực thông qua cảng không đáp ứng khối lượng hàng hóa thực

tế sẽ gây tình trạng ùn tắc Khi đó, nhà đầu tư sẽ phải có biện pháp đầu tư phù hợp

để tăng khả năng thông qua cảng Ngược lại, nếu khả năng thông qua cảng lớn,nhưng khối lượng hàng hóa thực tế ít sẽ gây tình trạng lãng phí công suất, lãng phívốn đầu tư

* Cỡ tàu ra vào cảng

Cỡ tàu ra vào cảng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cảng, đặc biệt

là luồng tàu ra vào cảng, quy mô cầu tàu, năng lực xếp dỡ của cảng Nếu cảng cókhả năng tiếp nhận tàu lớn (do luồng tàu có thể đáp ứng) thì cầu tàu, trang thiết bịxếp dỡ sẽ được đầu tư nhiều hơn để đảm bảo quá trình khai thác cảng ổn định,không bị ùn tắc

* Cơ chế chính sách của Nhà nước

Với tác động của chính sách vĩ mô, việc khai thác cảng cũng bị ảnh hưởng rõrệt Các chính sách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác cảng như: chính sáchthuế, chính sách ưu đãi vốn vay đối với doanh nghiệp khai thác cảng…; ảnh hưởnggián tiếp đến khai thác cảng như: chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu…

1.2 Vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển

1.2.1 Vốn đầu tư khai thác cảng biển

1.2.1.1 Khái niệm

- Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu

tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp [41]

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển

Vốn đầu tư khai thác cảng biển là tiền và tài sản hợp pháp khác được sửdụng để thực hiện hoạt động khai thác cảng biển

Xét một cách khái quát, vốn đầu tư khai thác cảng biển là toàn bộ nguồn lựcdùng để thực hiện mục tiêu khai thác cảng Trong nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị

Trang 32

trường, các nguồn lực để tiến hành khai thác cảng biển đều là hàng hóa, đều có giá trị

và đều được trao đổi, mua bán trên thị trường thông qua tiền tệ, điều đó có nghĩa làmuốn có các nguồn lực để khai thác cảng phải có sẵn một giá trị nhất định trong tay

1.2.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư khai thác cảng biển

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển là nguồn vốn lớn: Số vốn đầu tư khai tháccảng là rất lớn, nguồn tiền đó dùng để: xây dựng kênh, luồng ra vào cảng, đảm bảo

an toàn hàng hải đập chắn sóng, cầu cảng, hạ tầng công trình bến bãi, giao thôngnội bộ, trang thiết bị xếp dỡ

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển thu hồi chậm, vòng luân chuyển vốn dài:Vốn đầu tư khai thác cảng sau một thời gian dài để xây dựng, nâng cấp hay muasắm trang thiết bị và chỉ bắt đầu được thu hồi dần khi cảng đi vào hoạt động và thulợi nhuận Do đó, khó tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của cácyếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế…

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch và chấtlượng các công trình của cảng biển Sở dĩ như vậy là vì các cảng biển có giá trị sửdụng lâu dài, nhiều năm và có giá trị to lớn Tuy nhiên, độ bền cũng như thời gian

sử dụng hữu ích của cảng biển lại phụ thuộc nhiều vào quy hoạch và chất lượngcông trình

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển mang tính rủi ro cao

Thực tế cho thấy nhiều cảng được xây dựng tốn kém song do công suất khaithác quá thấp dẫn đến việc thua lỗ nặng, hoạt động kém hiệu quả, không có khảnăng hoàn vốn, hay một số cảng lại có điều kiện địa chất thủy văn phức tạp gây khókhăn cho tàu thuyền ra vào cảng vừa làm tăng chi phí vừa không sử dụng hết côngsuất Nguồn thu chủ yếu của cảng là các loại phí, giá mà tàu thuyền phải trả khi ravào cảng hoặc làm các dịch vụ tại cảng và phụ thuộc vào số lượng tàu thuyền ra vàocảng Do đó, doanh thu của cảng có những biến động dẫn đến kinh doanh có hiệuquả hoặc ngược lại

Trang 33

1.2.2 Huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển

1.2.2.1 Các phương thức huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển

Để huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển, hiện nay Chính phủ có rấtnhiều các biện pháp khác nhau Tùy thuộc vào từng mục tiêu chiến lược, hoàncảnh, điều kiện kinh tế mỗi quốc gia mà Chính phủ sử dụng phương thức thu hútvốn của mình

* Huy động vốn bằng nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp khai thác cảng

Nguồn tài trợ từ doanh nghiệp rất phong phú đa dạng biến đổi linh hoạt vềquy mô, điều kiện khai thác… Các nguồn tài trợ bên ngoài có thể ngắn hạn songcũng có thể được sử dụng dài hạn

+ Ngắn hạn: là khoản vốn vay mà doanh nghiệp phải hoàn trả lại trong thờigian một năm, Nó bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng, tín dụng thương mại, tiền đặtcọc, vay ngắn hạn, nợ tích lũy, chậm trả lương… Với doanh nghiệp khai thác cảngbiển, nguồn vốn ngắn hạn không được chú trọng trong việc huy động

+ Dài hạn: Nguồn vốn quỹ dài hạn là những khoản tiền có thời hạn sử dụngdài hơn một năm kể từ ngày đầu tiên được nhận chúng Nguồn vốn dài hạn màdoanh nghiệp khai thác cảng biển có thể huy động bao gồm:

Nguồn vốn đầu tư khai thác cảng biển từ nước ngoài:

Vốn đầu tư gián tiếp (Foreign Indirect Investment – FII): Vốn của tư nhân nướcngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu, của các doanh nghiệp khai thác cảng hoặcchính phủ

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA): Lànguồn tài chính do các cơ quan chính thức của chính phủ một số nước hoặc của các tổchức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trìnhphát triển kinh tế, xã hội cho các nước này Nguồn ODA được sử dụng theo 3 cáchsau: Theo phương thức hoàn trả: gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại(cho vay ưu đãi); viện trợ hỗn hợp Theo nguồn cung cấp, gồm: viện trợ song phương

và viện trợ đa phương Nguồn vốn ODA này được sử dụng dành cho các cảng biểnloại I, cảng biển trọng tâm trong hệ thống cảng biển trên thế giới

Trang 34

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI): Đây làvốn của các tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các doanhnghiệp khai thác cảng biển, các chương trình, dự án của Việt Nam Đặc biệt chútrọng đến các doanh nghiệp vận tải biển lớn trên thế giới Việc có được nguồn vốnđầu tư khai thác cảng của các đối tác này vừa đảm bảo nguồn vốn để xây dựng cảngvừa thu hút được nguồn hàng ổn định Nguồn vốn FDI này chủ yếu dành cho cảngbiển có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là cảng biển có đối tác liên kết là các doanhnghiệp vận tải biển lớn.

Nguồn vốn đầu tư khai thác cảng biển trong nước

Ngân sách cấp vốn: Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khaithác cảng biển dưới các hình thức cấp vốn như đầu tư cho các doanh nghiệp Nhànước thực hiện các chương trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tếđất nước phát triển Ngân sách hiện phải thực hiện rất nhiều các chương trình kinh

tế, xã hội lớn, phải chi cho an ninh quốc phòng… nên việc cấp vốn cho các doanhnghiệp là rất hạn chế, và chỉ có trong các trường hợp thực sự cần thiết Tuy nhiêntrong việc phát triển cơ sở hạ tầng của cảng, thì ngân sách Nhà nước là một trongnhững nguồn quan trọng giúp doanh nghiệp khai thác cảng biển phát triển Nguồnvốn này chủ yếu tập trung dành cho cảng có vị trí quan trọng trong hệ thống cảngbiển quốc gia

Vay dài hạn ngân hàng: Đây là nguồn vốn dài hạn truyền thống của các doanhnghiệp Việt Nam Tuy nhiên, việc vay ngân hàng ở mức nào thì các doanh nghiệpkhai thác cảng còn phải tính toán lựa chọn cẩn thận vì chi phí lãi vay phải trả luôn làmột gánh nặng, mặt khác phải có sự đảm bảo vật chất nhất định cho các khoản vay.Nguồn vốn này có thể áp dụng cho các loại hình quản lý cảng biển khác nhau

Phát hành trái phiếu: Đây là một hình thức vay dài hạn nhưng thuận lợi vàlinh hoạt hơn vay dài hạn rất nhiều do không phải thế chấp cho khoản vay nợ Tuyvậy, chỉ có thể thực hiện tốt công cụ này khi có thị trường tài chính phát triển, đặcbiệt là thị trường chứng khoán

Phát hành cổ phiếu: Hình thức này có ưu thế vượt trội so với các hình thứchuy động vốn khác với quy mô huy động không hạn chế, các khoản vốn từ phát hành

Trang 35

cổ phiếu là loại vô thời hạn, không phải trả lại cho chủ sở hữu vì với hình thức nàyngười đầu tư đã trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, người góp vốn cùng làm ănvới doanh nghiệp Tuy vậy chỉ có thể thực hiện phương thức này khi doanh nghiệpđược cổ phần hóa và thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động có hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể huy động sự đóng góp vốn của cán bộcông nhân viên của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau

* Huy động vốn bằng nguồn vốn bên trong doanh nghiệp khai thác cảng

Ngoài việc huy động vốn bằng các nguồn bên ngoài, các doanh nghiệp khaithác cảng biển có thể huy động vốn bằng nội lực tự có, bao gồm:

Quỹ khấu hao TSCĐ: Đây là nguồn tự tài trợ, có ý nghĩa quan trọng đối vớidoanh nghiệp Quỹ này phản ánh độ lớn của các khoản khấu hao TSCĐ và gián tiếpphản ánh tốc độ đổi mới của doanh nghiệp

Quỹ tích lũy tái đầu tư phát triển sản xuất: Quỹ này được hình thành từnguồn lợi nhuận kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp được trích lập theo một tỷ

- Hình thức cảng dịch vụ công, nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhànước quản lý khai thác Ở hình thức này, nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng,trang thiết bị và sau đó giao cho doanh nghiệp quản lý khai thác Việc này được tiếnhành bằng cách Nhà nước sẽ chuyển quyền sở hữu và khai thác kết cấu hạ tầng cảngbiển cho một doanh nghiệp nhà nước bằng một quyết định hành chính

Hình thức giao cho các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý khai thác Theo hìnhthức này, nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và sau đó giao chođơn vị sự nghiệp có thu quản lý Với hình thức này, các nguồn thu từ cơ sở hạ tầngđược nộp vào ngân sách Kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp này được Nhànước cấp Hiện nay trên thế giới không áp dụng quản lý khai thác theo mô hình này

Trang 36

Bởi lẽ, tuy phổ biến, nhưng mô hình này bị đánh giá là mô hình tồn tại nhiềubất cập nhất Theo mô hình này thì phí cầu bến, phao neo,… do doanh nghiệp cảngthu được tính gộp vào doanh thu Hàng năm, doanh nghiệp cảng được trích lạikhoảng 10% khấu hao TSCĐ để đầu tư chiều sâu, nâng cấp cầu bến theo qui định.Tuy nhiên trong thực tế khoản mục này hầu như không được thực hiện

Qua một thời gian dài ứng dụng, mô hình giao khai thác kết cấu hạ tầng cảngbiển đã bộc lộ nhiều hạn chế như không đánh giá đúng được năng lực thực sự củacác doanh nghiệp quản lý khai thác cảng biển, không tạo được động lực cạnh tranh

để phát triển cảng biển, làm cho các doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác cảngbiển có tư tưởng ỷ lại, tạo ra cơ chế "xin, cho" trong lĩnh vực khai thác cảng biển.Quan trọng hơn là hàng ngàn tỷ đồng nhà nước đã bỏ ra đầu tư, cải tạo nâng cấp vàxây dựng cảng biển không thể thu hồi, sinh lợi để tái đầu tư

Theo mô hình này, toàn bộ nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng,xây dựng kho bãi, nhà xưởng, cung cấp trang thiết bị máy móc đều do nhà nướcthực hiện

Mô hình chủ cảng

So với mô hình giao khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, thì mô hình chủcảng - mô hình cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển có hiệu quả hơn Theo mô hìnhnày, nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng, sau đó cho công ty kinh doanhkhai thác cảng thuê, công ty này sẽ đầu tư thiết bị xếp dỡ hàng hóa để tiến hành khaithác Như vậy, cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển là phương thức mà bêncho thuê chuyển giao quyền khai thác một phần hoặc toàn bộ kết cấu hạ tầng cảngbiển cho bên thuê theo các điều kiện thỏa thuận (hợp đồng cho thuê khai thác cơ sở

hạ tầng cảng biển) Khi sử dụng mô hình này sẽ giúp tách bạch được hoạt động kinhdoanh khai thác và hoạt động kinh doanh xếp dỡ hàng hóa Qua đó có thể dễ dànghơn trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dịch vụ Đây là một môhình có nhiều ưu điểm vượt trội như: tạo được sự chủ động, nâng cao tính cạnhtranh lành mạnh và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kinh doanh khaithác cảng biển, từng bước xóa bỏ cơ chế "xin, cho" Quan hệ trách nhiệm, nghĩa vụgiữa bên cho thuê và bên thuê được xác định cụ thể thông qua hợp đồng thuê Theo

Trang 37

mô hình này, người bỏ vốn đầu tư có quyền quyết định phương thức quản lý khaithác kết cấu hạ tầng cảng biển, nên tạo được cơ chế khuyến khích cho việc huyđộng vốn xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần giảm nhẹ gánh nặng đầu tưcủa ngân sách nhà nước Đồng thời tách bạch được họat động đầu tư với hoạt độngkinh doanh khai thác cảng biển, từ đó từng bước nâng cao tính chuyên môn hoátrong quản lý nhà nước và kinh doanh khai thác cảng biển

Trên thế giới, mô hình này được triển khai hoàn toàn theo hướng mở Tức làviệc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện thông qua hìnhthức đấu thầu quốc tế để chọn ra được người thuê khai thác một cách hiệu quả nhất

Mô hình dịch vụ cảng tư nhân

Mô hình dịch vụ cảng tư nhân - mô hình tự đầu tư, tự khai thác kết cấu hạ tầngcảng biển - được đánh giá là một mô hình hiệu quả, phát huy được tính năng động, tựchủ của doanh nghiệp trong việc quyết định hình thức đầu tư, hình thức khai thác.Trên thế giới, mô hình này không mới song con số cảng áp dụng thành công mô hìnhnày còn khiêm tốn Một trong những trở ngại chính là cơ chế và thủ tục hành chínhtrong việc đầu tư xây dựng cảng biển và sự thiếu hỗ trợ của nhà nước trong việc cungcấp các hạ tầng cảng như hệ thống đường dẫn vào cảng, hệ thống điện, nước, viễnthông liên lạc, cũng như lượng vốn đầu tư vào cảng quá lớn, thời gian thu hồi vốn dàinên không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng đầu tư vào lĩnh vực này

Mô hình hợp tác công tư

Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư

mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặccông trình công cộng của nhà nước Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập cáctiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chếthanh toán theo chất lượng dịch vụ Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quảđầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cảnhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân,trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân

Có năm hình thức PPP phổ biến trên thế giới hiện nay

Trang 38

• Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở

hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấugiá) cho tư nhân vận hành và khai thác

• Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vậnhành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước

(Design-• Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer)

là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành côngtrình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước Môhình này khá phổ biến ở Việt Nam

• Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO(xây dựng

- chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay chonhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khaithác công trình

• Thứ năm, là phương thức xây dựng sở hữu vận hành BOO (Build Own Operate) Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình,

-sở hữu và vận hành nó Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ởViệt Nam và trên thế giới

Thuận lợi:

Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực

tư nhân Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích (thay

vì các yếu tố đầu vào) Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chínhcho dự án, rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau Những nhà cung cấp tưnhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khíchthích hợp Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân (PFI), khu vực công cộng chỉthanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp

Hạn chế:

PPP thể hiện việc khu vực công cộng có thể mất quyền kiểm soát quản lý và vìvậy khó chấp nhận trên góc độ chính trị Điều này đòi hỏi khu vực công phải có đủnăng lực và kỹ năng để áp dụng phương pháp PPP và thiết lập môi trường pháp lý

Trang 39

để khuyến khích thích đáng, tránh tình trạng chuyển giao rủi ro tuyệt đối Việc muasắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí.

Tóm lại, mỗi mô hình nói trên đều có những mặt mạnh và mặt yếu của

nó Thông qua bảng sau, ta có thể nắm bắt được nguồn vốn đầu tư và khai tháccảng biển

Bảng 1 2 Mô hình đầu tư, khai thác cảng biển

Đầu tư

Khai thácKết cấu hạ tầng Trang thiết bị máy

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển

- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư

và vốn đầu tư khai thác cảng Đây là căn cứ để đưa ra quyết định có nên đầu tư khaithác cảng biển không? Từ đó lựa chọn vị trí, bố trí định hướng các thành phần chínhcủa cảng như luồng tàu, đê chắn sóng, khu nước, bến cảng, … và tổng mức đầu tư.Điều kiện tự nhiên cần thu thập và xử lý bao gồm: điều kiện khí tượng (gió,nhiệt độ, mưa và độ ẩm); điều kiện thủy – hải văn (sóng, thủy triều, dòng chảy, vậnchuyển bùn cát, dao động mực nước….); điều kiện địa hình, diện mạo, độ sâu tựnhiên của khu nước; điều kiện địa chất…

Nếu không đánh giá hết các điều kiện trên hoặc không đầy đủ sẽ dẫn đến hoặclãng phí hoặc gây sự cố nghiêm trọng cho công trình Ví dụ cảng Tsear ở Brazilphải chấm dứt hoạt động sau 17 năm khai thác vì bị bồi lấp hoàn toàn dòng, nguyênnhân chính là không đánh giá hết độ sa bồi vùng biển xây dựng cảng [24]

- Nguồn tài chính có thể thu hút

Trang 40

Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng tác động đến quy mô, phạm vi đầu tư pháttriển và khai thác cảng biển Ở các nước đang phát triển, nền tài chính có nhiều khókhăn thì hầu hết phải sử dụng đến nguồn vốn viện trợ, nguồn vốn vay và đầu tư củacác tổ chức quốc tế như ODA, FDI, FII, BOT… để phát triển và khai thác cảng biển.Ngoài ra còn có các nguồn từ liên kết, liên doanh, phát huy nội lực của từng doanhnghiệp, từng địa phương…

- Tính khả thi của dự án khai thác cảng biển

Vốn đầu tư khai thác cảng biển đòi hỏi nguồn vốn lớn, mức độ thu hồi chậm

Do đó, tính khả thi của dự án có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, huyđộng vốn đầu tư khai thác cảng

- Hệ thống pháp luật trong nước.

Nhà nước ban hành Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, …

và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời với các vănbản dưới Luật khác, nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu

tư vào các dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao

Luật Hàng Hải được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 Bên cạnh đó có Nghịđịnh 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồnghàng hải với mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào khaithác cảng biển

Nhiều mô hình quản lý cảng, việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tư khai tháccảng biển đã được nghiên cứu áp dụng trên thế giới, tạo tiền đề và kinh nghiệm trongviệc cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực khai thác cảng biển.Chủ trương đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gianvừa qua không những nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, mà đã thực sự tạo khả năng huy động vốn tốt hơn cho các dự án phát triển

cơ sở hạ tầng, trong đó có lĩnh vực khai thác cảng biển Đây là những nhân tố quantrọng tạo môi trường kích thích việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tư khai tháccảng biển

- Thủ tục hành chính và trình độ quản lý

Ngày đăng: 15/07/2014, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
H 33. PGS.TS Lê Quốc Hội, Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm 2011, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số tháng 12 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và phát triển
Năm: 2010
T 74. PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7,8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Năm: 2007
T 76. GS.TS. Vương Toàn Thuyên, Th.S Bùi Bá Khiêm, Cảng biển Việt Nam trong định hướng phát triển kinh tế hàng hải phù hợp với chiến lược biển đến năm 2020, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 128, tháng 2 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế Phát triển
Năm: 2008
46. Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải Khác
N 47. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2007 Khác
59. Quyết định 35/2009/QĐ-Ttg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 Khác
Q 60. Quyết định 1448/QĐ-Ttg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 Khác
Q 64. Quyết định 1741/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Mô hình mở rộng chức năng cảng biển - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 1. 1 Mô hình mở rộng chức năng cảng biển (Trang 26)
Sơ đồ thể hiện mô hình phát triển mở rộng chức năng cảng biển. - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Sơ đồ th ể hiện mô hình phát triển mở rộng chức năng cảng biển (Trang 26)
Bảng 1. 1 Các nhà khai thác cảng biển lớn nhất thế giới Nhà khai thác Quốc gia Khối lượng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 1. 1 Các nhà khai thác cảng biển lớn nhất thế giới Nhà khai thác Quốc gia Khối lượng (Trang 30)
Bảng 1. 2 Mô hình đầu tư, khai thác cảng biển - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 1. 2 Mô hình đầu tư, khai thác cảng biển (Trang 39)
Bảng 2. 1 Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 1 Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam (Trang 59)
Bảng 2. 3 Nguồn vốn huy động đầu tư khai thác cảng Hải Phòng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 3 Nguồn vốn huy động đầu tư khai thác cảng Hải Phòng (Trang 74)
Bảng 2. 4 Nguồn vốn huy động đầu tư khai thác bến cảng Cái Lân- Quảng Ninh - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 4 Nguồn vốn huy động đầu tư khai thác bến cảng Cái Lân- Quảng Ninh (Trang 76)
Bảng 2. 7 Nguồn vốn huy động đầu tư khai thác Tân cảng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 7 Nguồn vốn huy động đầu tư khai thác Tân cảng (Trang 84)
Hình 2. 13 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư khai thác Tân Cảng giai đoạn 2000-2011 2.2.5 Đánh giá chung về huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 2. 13 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư khai thác Tân Cảng giai đoạn 2000-2011 2.2.5 Đánh giá chung về huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển (Trang 84)
Hình 2. 15 Tỷ lệ các thành phần vốn góp các cảng huy động được - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 2. 15 Tỷ lệ các thành phần vốn góp các cảng huy động được (Trang 85)
Hình 2. 14 Nhu cầu và huy động nguồn vốn đầu tư khai thác cảng  Bảng 2. 9 Vốn huy động từ các nguồn để đầu tư khai thác cảng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 2. 14 Nhu cầu và huy động nguồn vốn đầu tư khai thác cảng Bảng 2. 9 Vốn huy động từ các nguồn để đầu tư khai thác cảng (Trang 85)
Bảng 2. 10 Vốn đầu tư khai thác ảnh hưởng đến hàng hóa thông qua cảng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 10 Vốn đầu tư khai thác ảnh hưởng đến hàng hóa thông qua cảng (Trang 86)
Hình 2. 16 Khả năng khai thác của các cảng năm 2011 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 2. 16 Khả năng khai thác của các cảng năm 2011 (Trang 89)
Bảng 2. 13 Vốn đầu tư khai thác ảnh hưởng đến việc làm - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 13 Vốn đầu tư khai thác ảnh hưởng đến việc làm (Trang 90)
Bảng 2. 14 Vốn đầu tư khai thác cảng ảnh hưởng đến GDP các tỉnh - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 2. 14 Vốn đầu tư khai thác cảng ảnh hưởng đến GDP các tỉnh (Trang 92)
Bảng 3. 3 Dự báo dân số và mức độ tăng bình quân/năm các giai đoạn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 3. 3 Dự báo dân số và mức độ tăng bình quân/năm các giai đoạn (Trang 102)
Bảng 3. 5 Dự báo hàng tổng hợp, container (không kể hàng quá cảnh) - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 3. 5 Dự báo hàng tổng hợp, container (không kể hàng quá cảnh) (Trang 105)
Bảng 3. 10 Ước tính nhu cầu vốn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 3. 10 Ước tính nhu cầu vốn (Trang 113)
Hình 3. 1 Các bước tăng khả năng huy động vốn từ nguồn ODA - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 3. 1 Các bước tăng khả năng huy động vốn từ nguồn ODA (Trang 118)
Hình 3. 2 Giải pháp thu hút vốn FII - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 3. 2 Giải pháp thu hút vốn FII (Trang 120)
Bảng 3. 12 Quy mô dòng đầu tư gián tiếp FII giai đoạn 2000-2011 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Bảng 3. 12 Quy mô dòng đầu tư gián tiếp FII giai đoạn 2000-2011 (Trang 121)
Hình 3. 3 Giải pháp thu hút vốn FDI - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 3. 3 Giải pháp thu hút vốn FDI (Trang 123)
Hình 3. 4 Chủ thể tham gia quản lý vốn đầu tư khai thác cảng biển - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Hình 3. 4 Chủ thể tham gia quản lý vốn đầu tư khai thác cảng biển (Trang 135)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w