Vốn đầu tư khai thác cảng có mối liên hệ chặt chẽ với khối lượng hàng hóa thông qua cảng Trong quá trình hoạt động của cảng, vốn đầu tư khai thác cảng là

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 97 - 102)

thông qua cảng. Trong quá trình hoạt động của cảng, vốn đầu tư khai thác cảng là một trong những yếu tố góp phần giúp cảng hoạt động hiệu quả hơn, tăng khối lượng hàng hóa thông qua cảng.

- Cảng biển có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của địa phương, vì vậy vốn đầu tư khai thác cảng biển đã gián tiếp góp phần tác động vào sự tăng trưởng nền kinh tế địa phương. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng, ta nhận thấy mặc dù nguồn vốn đầu tư khai thác cảng không đều nhưng vẫn có sự tác động nhất định đến thu ngân sách Nhà nước.

- Đồng thời, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư khai thác cảng biển đã giúp cảng phát triển cả về mặt số lượng, chất lượng, cải thiện được môi trường làm việc, tăng thêm lượng việc làm cho xã hội.

* Hạn chế và nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển

Qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các cảng biển trong giai đoạn 2000-2011, cho phép chỉ ra một số hạn chế, bất cập sau:

- Vốn đầu tư khai thác cảng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng lượng hàng hóa. Tuy nhiên hiệu quả không ổn định do độ trễ tác động của vốn đầu tư.

- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển và khai thác cảng biển ở nước ta thiếu cái nhìn tổng thể và khách quan ở cấp quốc gia, dẫn đến việc thừa cảng nhỏ trong khi lại thiếu trầm trọng cảng nước sâu và cảng container. Hậu quả là các cảng biển Việt Nam chưa tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn, vẫn còn tình trạng ùn tắc, quá tải ở những cảng lớn.

- Vốn đầu tư vào khai thác cảng biển chưa đáp ứng, thậm chí còn rất nhỏ so với yêu cầu cần đầu tư để khai thác tốt các cảng biển. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển còn thiếu tính đồng bộ. Điều đó đã dẫn đến tình trạng luồng vào cảng và hệ thống giao thông đường bộ nối cảng còn nhiều bất cập.

- Việc sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng chưa thực sự hiệu quả, chất lượng một số công trình cảng chưa đảm bảo. Tình trạng cảng vừa xây xong đã xuống cấp không phải là hiếm ở Việt Nam.

- Bên cạnh những hạn chế được chỉ ra bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta còn nhìn thấy những hạn chế do công tác quản lý, như việc quản lý nguồn vốn còn nhiều bất cập, đầu tư dàn trải, tình trạng thất thoát nguồn vốn đầu tư vẫn xảy ra.

Qua phân tích thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển, ta thấy bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, đang nổi lên không ít hạn chế, bất cập cả trong huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư; nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong huy động vốn và nguyên nhân trong sử dụng các nguồn vốn đó. Suy đến cùng, có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Một là, công tác quy hoạch chưa được dành thời gian và kinh phí thỏa đáng, Trên thực tế, ở nước ta, công tác quy hoạch chưa được coi trọng. Điều đó thể hiện ở việc dành thời gian, kinh phí cho công tác này còn rất khiêm tốn. Việc chọn tư vấn xây dựng quy hoạch cũng chỉ dừng lại chủ yếu ở một số đơn vị tư vấn trong nước, chưa có sự tham gia rộng rãi của các đơn vị tư vấn nước ngoài, nên công tác quy hoạch còn không ít hạn chế vì khó thoát khỏi ý muốn chủ quan, áp đặt. Thêm vào đó, việc tuân theo công tác quy hoạch đã được phê duyệt không cao. Tình trạng vi phạm quy hoạch phát triển ở địa phương, do tính phong trào, do lợi ích cục bộ… gây ra không còn là hiện tượng hiếm có ở nước ta.

- Hai là, chưa có sự thay đổi mạnh mẽ, đa dạng các phương án huy động vốn. Trên thực tế, nhu cầu vay vốn cho các dự án đầu tư, phát triển và khai thác cảng biển của các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, quy định của ngân hàng thương

mại chỉ cho vay với tỷ lệ nhất định, nên các doanh nghiệp thường gặp không ít khó khăn trong huy động vốn đối ứng. Hơn nữa, đầu tư vào cảng biển đòi hỏi vốn lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn chậm. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn vốn để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong đầu tư vào cảng.

Ba là, cơ chế quản lý chưa khuyến khích được các doanh nghiệp cảng tự đầu tư nâng cấp hiện đại hóa cảng biển: Cơ chế quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác cảng biển chưa được phân định rõ ràng. Điều này khiến các doanh nghiệp khai thác cảng biển chưa có động lực quyết liệt trong việc bỏ vốn đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh, nâng cao sức thu hút của cảng biển.

Bốn là, thị phần vận tải biển của Việt Nam do các đội tàu biển nước ngoài chiếm ưu thế làm giảm hiệu quả khai thác cảng. Hàng năm, khoảng 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển qua đường biển, trong đó đội tàu biển Việt Nam chỉ dành được 20% khối lượng hàng hóa đó. Nguyên nhân của hiện tượng này là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mua bán hàng theo phương thức bán FOB (Free On Boad – Giao hàng lên tàu), mua CIF (Cost Insurance and Freigth – Tiền hàng, bảo hiểm và vận chuyển) và khi quyền vận chuyển thuộc về đội tàu nước ngoài thì các hãng tàu luôn lựa chọn các cảng theo chỉ định (thường là cảng có vốn FDI). Các cảng có vốn FDI thường áp dụng giảm giá, phá giá dưới hình thức ưu đãi để lôi kéo khách hàng, vì vậy cảng thường thông báo thua lỗ để đẩy đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh- thực chất phần lãi được đẩy sang đội tàu biển do sử dụng cước thấp. Điều này làm nảy sinh tình trạng cảng quá tải (thường là cảng FDI) và cảng không có hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thời gian qua, cảng biển Việt Nam đã thể hiện vai trò to lớn của mình trong kinh tế biển, chứng minh được những đóng góp quan trọng của kinh tế biển với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng biển Việt Nam vẫn chưa tương xứng với những ưu đãi của thiên nhiên dành cho Việt Nam.

Thực tiễn chứng minh, để cảng biển hoạt động khai thác hiệu quả, một trong những yêu cầu quan trọng là phải có được nguồn vốn đầu tư dồi dào, sử dụng hiệu quả. Mặc dù được Chính phủ quan tâm nhiều nhưng việc huy động vốn của cảng biển hết sức đơn điệu, phụ thuộc nhiều vào Nhà nước. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển qua hệ thống các tiêu chí như tăng khối lượng hàng hóa thông qua, hệ số khai thác cảng, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, tăng trưởng GDP... cũng phản ánh việc sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển không đạt hiệu quả cao và đều đặn.

Đồng thời, trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam còn tồn tại những bất cập. Đó là, công tác quy hoạch chưa dành được thời gian và kinh phí thỏa đáng; các phương án huy động vốn chưa đa dạng, chưa có sự thay đổi mạnh mẽ; cơ chế quản lý vốn chưa khuyến khíc được doanh nghiệp tự đầu tư nâng cấp hiện đại hóa cảng biển; thị phần vận tải biển làm giảm hiệu quả khai thác cảng. Những vấn đề này sẽ được NCS giải quyết trong chương 3 của luận án.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Trên cơ sở thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000-2011, chương này sẽ nghiên cứu các giải pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển. Để làm tiền đề, nền tảng cho đề xuất các giải pháp, luận án tìm hiểu định hướng phát triển kinh tế - xã hội và cảng biển Việt Nam cũng như các dự báo về vận chuyển hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong thời gian tới.

3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và cảng biển Việt Nam

3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020

Qua sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (phụ lục 3), nền kinh tế nước ta được dự báo là tiếp tục tăng với tốc độ cao, con số dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của cả nước được thể hiện như sau [1]:

- Mức tăng trưởng GDP bình quân cho từng giai đoạn theo 3 phương án. Theo quan điểm của luận án, 3 phương án tăng trưởng của GDP trong nền kinh tế thời gian tới: lạc quan (phương án cao), bình thường (phương án trung bình) và bi quan (phương án thấp), với tốc độ phát triển nền kinh tế hiện nay thì phương án trung bình được coi là phù hợp nhất. Do đó, các lập luận trong luận án này lựa chọn phương án trung bình được chọn là phương án cơ bản.

Bảng 3. 1 Các phương án tăng trưởng GDP theo từng giai đoạn

TT Phương án Đơn vị Giai đoạn

2010-2015 2015-2020 2020-2030

1 Phương án cao % 7,5 7,5 6,5

2 Phương án trung bình % 7,0 6,5 5,5

3 Phương án thấp % 6,5 5,5 4,5

Nguồn: Tham khảo niên giám thống kê và Báo cáo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Giá trị GDP bình quân đầu người theo các vùng miền tương ứng với phương án cơ bản được nêu trong bảng 3.2

TT Vùng lãnh thổ USD2010Tỷ lệ USD2020Tỷ lệ USD2030Tỷ lệ I Cả nước 902 1,0 1485 1,0 2263 1,0 II Miền Bắc ĐB sông Hồng 916 1,02 1583 1,07 2457 1,09 Đông Bắc 486 0,54 805 0,54 1333 0,59 Tây Bắc 278 0,37 528 0,36 1041 0,46

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w