Doanh nghiệp khai thác cảng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 137 - 139)

Là doanh nghiệp tham gia vào việc cung ứng dịch vụ tại cảng: dịch vụ bốc xếp, cung ứng, giao nhận, kiểm đếm hàng hóa… Các doanh nghiệp khai thác cảng có trách nhiệm quản lý nhân lực, đầu tư trang thiết bị xếp dỡ, các loại công cụ mang hàng, trực tiếp thực hiện việc cung cấp các dịch vụ phục vụ các loại phương tiện và hàng hóa đến cảng thông qua kết cấu hạ tầng cảng biển để kinh doanh các loại dịch vụ tại cảng.

* Thành lập cơ quan quản lý vốn đầu tư khai thác cảng biển quốc gia

Với tình trạng đầu tư khai thác cảng biển hiện nay, Việt Nam đang cần có một cơ quan quản lý vốn đầu tư khai thác cảng biển. Việc thành lập cơ quan quản lý vốn như vậy sẽ khắc phục được một số hạn chế:

- Do quản lý tập trung nguồn vốn đầu tư khai thác cảng biển trong phạm vi cả nước nên tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún, đầu tư không đúng địa chỉ.

- Tập trung vốn để phát triển cảng biển trọng điểm, đủ khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn và đủ sức cạnh tranh với các cảng trong khu vực trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thông qua cơ quan quản lý vốn, Nhà nước dần chuyển các cảng biển chỉ mang tính chất nội vùng sang cho khu vực tư nhân quản lý, đầu tư, khai thác bằng các hình thức: chuyển nhượng, cho thuê KCHT, BOT….

- Cơ quan quản lý cảng biển quốc gia có tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng cho thuê cảng với các loại hình doanh nghiệp, đồng thời giám sát việc thực hiện hợp đồng.

- Khi có cơ quan quản lý cảng biển, Cục Hàng hải sẽ tránh được tình trạng quản lý như hiện nay, chỉ cần tập trung vào lĩnh vực hành chính, pháp chế, an toàn, không nên quản lý về đầu tư, tài chính hoặc kinh doanh…

3.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp

3.4.1 Các điều kiện vĩ mô

* Chính sách, pháp luật Nhà nước

Các bộ luật liên quan trực tiếp đến thu hút vốn đầu tư khai thác cảng biển như: luật Hàng Hải, luật đầu tư…, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Quyết định… phải rõ ràng, thuận lợi, công bằng, công khai, minh bạch và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư khai thác cảng biển.

Đồng thời các thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa và rút ngắn thời gian làm thủ tục và loại bỏ bớt những giấy tờ không cần thiết trong quá trình thu hút vốn đầu tư khai thác cảng biển.

* Quy hoạch cảng biển

Để đảm bảo cho cảng biển Việt Nam đạt hiệu quả cao trong khai thác, một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp là quy hoạch cảng biển. Việc quy hoạch cảng biển cần chú trọng những yếu tố sau:

- Quy hoạch cảng biển Việt Nam nhằm mục đích là làm cho kinh tế biển phát triển hiệu quả, đồng bộ và hài hoà trong tổng thể nền kinh tế quốc dân ở phạm vi quốc gia hay rộng hơn là toàn cầu theo xu hướng hội nhập với thế giới. Tầm nhìn của người lập quy hoạch quyết định phần lớn đến kết quả phát triển của ngành hay địa phương. Quy hoạch cảng biển đảm bảo gắn với lợi thế hiệu quả để phát triển, không mang tính thành tích, địa phương khiến quy hoạch dàn trải, thiếu chiều sâu. Tầm nhìn càng xa thì quy hoạch càng xác thực và khả thi.

- Quy hoạch phải đảm bảo được sự khoa học và đồng bộ. Tính khoa học thể hiện có nguồn hàng ổn định, điều kiện địa lý (gần biển, độ sâu luồng tàu) tốt. Tính đồng bộ thể hiện mạng lưới giao thông sau cảng có sự kết nối tốt, vùng sau cảng đảm bảo sự hoạt động về cung cấp nguồn hàng, nguyên vật liệu cho cảng hoạt động

đều đặn, đồng thời hệ thống cảng biển có sự phân bố phù hợp giữa cảng trọng điểm quốc gia và cảng địa phương, cảng khu vực.

3.4.2 Các điều kiện vi mô

* Tổ chức lại doanh nghiệp trên cơ sở chuyên môn hóa các loại hoạt động

Thực trạng bộ máy quản lý của các doanh nghiệp khai thác cảng biển hiện nay còn khá cồng kềnh, hiệu quả chưa cao. Một nguyên nhân quan trọng đó là mức độ chuyên môn hóa của bộ máy thấp. Cần phải có sự chuyên môn hóa rõ rệt ở các khâu: bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w