Khái quát hiện trạng và hoạt động của cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 58 - 72)

THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

2.1 Khái quát hiện trạng và hoạt động của cảng biển Việt Nam

Việt Nam có chiều dài trên 3200km bờ biển nằm ngay trên tuyến vận tải chính của thế giới. Theo thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam, tính đến năm 2011 Việt Nam có 49 cảng biển (17 cảng loại 1, 23 cảng loại 2 và 9 cảng loại 3), tương đương 166 bến cảng và gần 300 cầu cảng nâng tổng số chiều dài cầu cảng các loại hơn 40.000m [58]. Số lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2011 đạt gần 300 triệu tấn, dự kiến năm 2015 là hơn 500 triệu tấn và năm 2020 hơn 900 triệu tấn.

2.1.1 Đặc điểm chung về cảng biển Việt Nam * Quy mô cơ cấu hàng hóa thông qua cảng biển

Trong giai đoạn 2000-2011, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Các phương thức vận tải đều có khối lượng hàng hóa tăng nhanh trong khoảng thời gian này. Qua phụ lục 1, ta nhận thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương thức vận tải biển tăng nhanh hơn so với các phương thức vận tải khác, năm 2011 so với năm 2000: vận tải biển tăng gấp 3,2 lần; vận tải sông tăng gấp 1,5 lần; đường bộ gấp 3,0 lần...

Hàng hóa thông qua cảng liên tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000, sản lượng hàng hóa qua các cảng trên cả nước mới chỉ đạt hơn 83 triệu tấn thì đến năm 2011, con số đó là 289,2 triệu tấn. Trong giai đoạn này xu hướng vận chuyển hàng bằng container bắt đầu thể hiện rõ. Các số liệu cho thấy tỷ lệ cũng như tốc độ tăng trưởng của hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng nhanh và đều qua các năm. Đặc biệt năm 2011, lượng hàng container qua cảng trên cả nước đạt gần 6 triệu TEU.

Bảng 2. 1 Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam

TT Năm Lượng hàng thông qua (triệu tấn)

Tỷ lệ tăng trưởng (%/năm) Xuất khẩu Nhập khẩu Nội địa Quá cảnh Tổng

1 2000 33,6 22,4 18,8 8,5 83,3 2 2001 35,9 25,4 20,1 9,6 91,0 9,2 3 2002 34,5 35,0 22,7 10,1 102,3 12,4 4 2003 37,9 39,9 25,9 10,6 114,3 11,7 5 2004 47,1 41,3 29,0 10,3 127,7 11,7 6 2005 51,2 45,8 28,9 12,6 138,5 8,5 7 2006 57,6 49,1 33,1 14,7 154,5 11,6 8 2007 62,5 58,6 42,9 17,1 181,1 17,2 9 2008 63,7 72,4 42,8 17,7 196,6 8,5 10 2009 75 88,3 48 24 235,3 19,68 11 2010 81,4 95,2 53 25 254,6 8,20 12 2011 95 105 61 28,2 289,2 13,51 Nguồn: Cục Hàng Hải [66] * Kết cấu hạ tầng của cảng biển Việt Nam

Trong những năm qua, ngành hàng hải Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào khai thác có hiệu quả các công trình cảng biển như: nâng cấp và cải tạo phát triển cho các biển trọng điểm Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Cửa Lò, Nha Trang, Qui Nhơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng hóa thông qua cảng biển. Đồng thời, xây dựng mới một số bến cảng, đáp ứng cho các tàu có trọng tải lớn 10.000DWT - 40.000DWT cập và làm hàng như cầu cảng 5, 6, 7 bến cảng Cái Lân; cầu cảng số 1 cảng Đình Vũ; cầu số 1 cảng Chân Mây; cầu số 1 cảng

Vũng Áng, Dung Quất. Tính đến năm 2011, cả nước có khoảng trên 40.000 m dài bến trong đó khoảng 26.000m chiều dài tổng hợp, container và khoảng 14.000m dài bến hàng chuyên dùng, hơn 160 bến cảng, hơn 300 cầu cảng

* Luồng tàu ra vào cảng: Hiện nay cả nước có 35 luồng hàng hải công cộng và 12 luồng vào cảng chuyên dùng. Thông số kỹ thuật chính của các luồng được nêu trong phụ lục 2.

* Trang thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận tải trong cảng

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của cảng biển đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế biển nói riêng, Nhà nước đã có trang bị những thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận tải cần thiết cho các cảng biển lớn. Tại các cảng biển trọng điểm được đầu tư trang thiết bị hiện đại như cảng Hải Phòng, bến cảng Sài Gòn thì năng suất xếp dỡ trung bình mới đạt 3.500 tấn/mét cầu tàu/năm. Cảng biển Việt Nam có khoảng 30 thiết bị chuyên dụng (loại ship-to-shore gantry crane) để làm tàu container với chất lượng khá, giá trị đầu tư cho mỗi thiết bị từ 4,5 đến 6,5 triệu USD. Trong số đó Tân cảng chiếm 15 chiếc, VICT 5 chiếc, Hải Phòng 6 chiếc, 4 chiếc còn lại chia đều cho bến cảng Cái Lân và Đà Nẵng.

Thực tế cho thấy chỉ có một số bến cảng như Tân Cảng Cát Lái, VICT, Chùa Vẽ (Hải Phòng), Cái Lân (Quảng Ninh), Tiên Sa (Đà Nẵng) được trang bị thiết bị xếp dỡ container chuyên dụng. Còn lại thì tại hầu hết các cảng biển của Việt Nam đều chưa được trang bị thiết bị chuyên dụng để làm hàng container. Trong khi đó, các thiết bị khác hầu hết cũng rất cũ và lạc hậu, năng suất rất thấp. Thậm chí có nơi cảng hoạt động mà không có thiết bị xếp dỡ như cảng Cái Cui ở Cần Thơ, thiết bị xếp dỡ của cảng phải thuê bên ngoài.

* Thực trạng huy động vốn đầu tư khai thác cảng

Phương tiện vận chuyển của các cảng đóng vai trò quan trọng, có thể vận chuyển nhanh góp phần tăng năng suất của cảng, giảm bớt chi phí cho các chủ tàu (do giảm thời gian neo đậu tại cảng). Nếu thiếu hụt phương tiện vận chuyển container trong cảng sẽ tạo ra tình trạng tắc nghẽn lưu thông container trong cảng. Ngược lại, sẽ góp phần nâng cao năng suất của cảng, giảm bớt chi phí cho các chủ tàu, tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa.

Việc quản lý khai thác cảng ở nước ta hiện nay hầu như chưa có gì thay đổi so với trước đây, đó là: các Bộ, các ngành đều có cảng của chính mình mà thực chất hầu hết là sử dụng ngân sách hoặc vốn vay từ ngân sách. Năm 2003, với quyết định số228/2003/QÐ-TTg về việc thí điểm cho thuê quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng Cái Lân, Việt Nam xuất hiện thêm được hình thức cho thuê cơ sở hạ tầng như Cái Lân, Vũng Áng, nhưng nhìn chung các cảng đều có mô hình tương tự nhau. Đồng thời, trong giới hạn, luận án chỉ đề cập đến một số cảng lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn đầu tư cho cảng biển. Theo báo cáo của Ban chấp hành khóa VI - Hiệp hội cảng biển Việt Nam, giai đoạn 2000-2010, các cảng có số lượng vốn đầu tư lớn như sau [30]:

Khu vực miền Bắc, bến cảng Cái Lân chiếm tỷ lệ vốn đầu tư 12,03%; Hải Phòng: 80,5% tổng vốn đầu tư khai thác cảng cho khu vực miền Bắc. Khu vực miền Trung, cảng Đà Nẵng chiếm tỷ lệ vốn đầu tư 52,02% tổng vốn đầu tư khai thác cảng cho khu vực miền Trung. Khu vực miền Nam, bến cảng Sài Gòn chiếm tỷ lệ vốn đầu tư 15,57%; bến Tân cảng Sài Gòn: 33,32% tổng vốn đầu tư khai thác cảng cho khu vực miền Nam.

Vì vậy, luận án chỉ phân tích bến cảng Cái Lân-Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và cảng Thành phố Hồ Chí Minh (tiêu biểu cho 3 miền Bắc, Trung, Nam - làm mẫu điển hình cho các cảng lớn khác trong cả nước), đây là những cảng có khối lượng hàng hóa thông qua lớn, số lượng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao.

2.1.2 Hoạt động của cảng biển khu vực miền Bắc

2.1.2.1 Cảng Hải Phòng

* Kết cấu hạ tầng

Cảng Hải Phòng thuộc thành phố Hải Phòng, bên bờ phải sông Cấm. Cảng nằm sâu trong cửa sông cách phao số “0” 36km. Cảng Hải Phòng gồm năm khu vực: Cảng Vật Cách, XNXD Hoàng Diệu (Khu Cảng Chính), cảng Đoàn Xá, cảng Chùa Vẽ và XNXD Tân Cảng (Cảng Đình Vũ).

Hệ thống thiết bị của cảng Hải Phòng được trang bị đầy đủ, bao gồm: 33 cần trục chân đế có sức nâng từ 5 – 40 tấn, 2 cần cẩu nổi có sức nâng từ 10-85 tấn, 9 cần trục bánh lốp sức nâng tương ứng là 25-70 tấn, 60 xe nâng hàng; 8 giàn cần cẩu, 12 cần cẩu giàn bánh lốp, 6 chiếc xà lan, 9 tàu kéo, 62 xe container và nhiều trang thiết bị khác.

* Năng lực thông qua

Cảng Hải Phòng có khối lượng hàng hóa thông qua cảng tăng đều theo thời gian 2000-2011. Nhìn chung, cảng Hải Phòng trong thời gian qua (giai đoạn 2000- 2011) có khối lượng hàng hóa thông qua cảng tăng dần. Năm 2000: 8,9 triệu tấn; năm 2005: 14,51 triệu tấn và năm 2011: 43 triệu tấn, tốc độ tăng bình quân tăng trên 8%/năm.

Hình 2. 1 Hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2011

Nguồn: Cảng Hải Phòng [93]

Với chiều dài cầu tàu 3.567m, năng suất hàng hóa thông qua của cảng Hải Phòng trong giai đoạn 2000-2011 tăng; năm 2000: 2496T/m cầu tàu, năm 2011: hơn 12.000T/m cầu tầu. Năng suất tăng như vậy là do cảng đã trang bị thêm trang thiết bị xếp dỡ, nạo vét luồng vào cảng sâu hơn, quy trình xếp dỡ được cải tiến, rút ngắn khoảng thời gian chờ; đồng thời khối lượng hàng hóa cũng tăng lên do nền kinh tế phát triển.

* Doanh thu và lợi nhuận khai thác cảng

Cùng với tốc độ tăng khối lượng hàng hóa thông qua, doanh thu của cảng Hải Phòng cũng đảm bảo tăng dần: năm 2006: 690 tỷ với lợi nhuận tương ứng là 145 tỷ; năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, mức doanh thu của cảng Hải Phòng là 876 tỷ và mức lợi nhuận: 172 tỷ; năm 2010 cảng Hải Phòng hoàn thành dự án nâng cấp cảng giai đoạn 2 đã giúp cho khả năng thông qua hàng hóa nhiều hơn và doanh thu đạt: 1.334 tỷ với mức lợi nhuận 181 tỷ đồng.

2.1.2.2. Bến cảng Cái Lân - Quảng Ninh

Cảng Quảng Ninh được thành lập từ năm 1977, nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam thuộc khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh làm nhiệm bốc xếp, chuyển tải, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ hàng hải tại khu vực Quảng Ninh. Từ tháng 7/1996, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng Quảng Ninh được quản lý và khai thác bến cảng Cái Lân.

* Kết cấu hạ tầng

Theo quy hoạch, bến cảng Cái Lân gồm 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp container và 2 bến nghiêng; hội đủ các điều kiện cho tàu tải trọng 40.000-50.000 DWT đầy tải vào làm hàng trong mọi điều kiện; khả năng xếp dỡ 5.000.000-8.000.000 tấn/năm. Bến số 1 đã được đưa vào khai thác từ năm 1997. Ba bến 5, 6, 7 có tổng chiều dài 680m, độ sâu trước bến -13m cùng dây chuyền thiết bị bốc dỡ hàng hóa, hệ điều hành hiện đại, đáp ứng cho tàu trọng tải 40.000 DWT vào làm hàng, đã được khai thác từ tháng 4/2004 theo mô hình thí điểm “Nhà nước cho thuê cơ sở hạ tầng”. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, tuyến luồng vào bến cảng Cái Lân chỉ đáp ứng cho tàu trọng tải tối đa 25.000 DWT, hiệu quả khai thác mới đạt 60% công suất thiết kế [94].

* Trang thiết bị xếp dỡ:

Hiện nay, bến cảng Cái Lân được trang bị thiết bị bốc dỡ gồm 1 cẩu 20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động 8-10 tấn. Năm 2004, khối lượng thông qua đạt 1 triệu tấn, năm 2006: 1, 6 triệu tấn, đây là năm bến cảng Cái Lân gặp thời tiết xấu, bão làm đổ toàn bộ tuyến xếp dỡ tiền phương, gây thiệt hại cả người và của. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo, quan tâm của lãnh đạo cảng Quảng Ninh, bến cảng Cái Lân sang năm 2009 có bước chuyển biến rõ rệt, cơ bản khôi phục và đầu tư thêm thiết bị xếp dỡ để năm 2011 đạt gần 6 triệu tấn và số container thông qua là 208 nghìn TEU, doanh thu đạt 198 tỷ đồng.

* Năng lực thông qua

Trong giai đoạn từ khi được giao quản lý theo mô hình thí điểm, bến cảng Cái Lân đã đạt được khối lượng hàng hóa thông qua là:

Hình 2. 2 Khối lượng hàng hóa thông qua bến cảng Cái Lân 2004-2010

Đơn vị: Triệu tấn - Nguồn: Cảng Cái Lân- Quảng Ninh

Năng suất hàng hóa thông qua bình quân của bến cảng Cái Lân không cao do mới đạt được hiệu suất 60% công suất thiết kế, đặc biệt là do tuyến giao thông đường bộ nối bến cảng Cái Lân với các tỉnh thành khác chưa tốt. Cụ thể, năm 2004: 952 T/m cầu tàu; năm 2011: 2.631T/m cầu tàu. Tuy năng suất hàng hóa thông qua không cao, nhưng đây cũng là bước đầu thành công đáng ghi nhận của bến cảng Cái Lân với mô hình khai thác cảng mới, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng.

2.1.3 Hoạt động của cảng biển khu vực miền Trung

Cảng Đà Nẵng nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một thành phố năng động đóng vai trò trung tâm về kinh tế - xã hội của miền Trung - Việt Nam. Vị trí địa lý tự nhiên nằm trong vịnh Đà Nẵng rộng 12 km2, độ sâu từ 10-17m, được bao bọc bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.

Với lịch sử trên 100 năm hình thành và phát triển, hiện tại Cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Hàng hóa xuất nhập thông qua Cảng, theo Quốc lộ 1A để đến các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Thành phố, theo Quốc lộ 14B để đến các tỉnh Tây nguyên và các nước Lào, Campuchia và Thái Lan.

* Kết cấu hạ tầng

Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu cảng chính là Xí nghiệp Cảng Tiên Sa và Xí nghiệp Cảng Sông Hàn, với 1.493m cầu bến, thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại phục vụ cho năng lực khai thác của cảng đạt 6 triệu tấn/năm. Cảng Tiên Sa là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12m nước, chiều dài cầu bến là 965 mét, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng Tiên Sa có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 45.000 DWT, tàu container đến 2.000 TEU và tàu khách đến 75.000 GRT. Cảng Sông Hàn nằm ở hạ lưu Sông Hàn trong lòng Thành phố Đà Nẵng, chiều dài cầu bến là 528 mét, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa nội địa.

Hệ thống khai thác và quản lý cảng đã được đơn vị BV - Vương quốc Anh công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, mọi hoạt động của cảng đều định hướng vào những lợi ích thiết thực của khách hàng.

Hiện nay, cảng Đà Nẵng đang được trang thiết bị xếp dỡ đầy đủ, cụ thể: 2 cẩu chuyên dụng xếp dỡ container 36-40 tấn, 2 cẩu khung bánh lốp xếp dỡ container 36-40 tấn, 2 cẩu cảng cố định 40 tấn, 3 xe nâng container, 23 cẩu ô tô 10-80 tấn, 32 xe nâng xúc, 35 đầu kéo... giúp cảng Đà Nẵng trở thành cảng có khả năng thông qua cao ở khu vực miền Trung.

* Năng lực thông qua

Sản lượng của cảng Đà Nẵng trong thời gian qua được biểu hiện qua biểu đồ sau Hình 2. 3 Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng (2000-2011)

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê cảng Đà Nẵng [92] và Tổng cục thuế.

Nhìn chung, khối lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng tăng dần theo thời gian, năm 2000: 0,8 triệu tấn, 2003:2,1 triệu tấn, năm 2006: 2,3 triệu tấn, 2008: 2,7 triệu tấn và 2011: 3,9 triệu tấn, tương ứng là số container thông qua cảng 2006: 37.000 TEU, 2008: gần 62.000 TEU và 2011: 114.000 TEU. Như vậy, khối lượng hàng hóa năm 2011 tăng gấp 3 lần so với năm 2000, con số này đã phản ánh tốc độ tăng trưởng của cảng Đà Nẵng trong những năm gần đây, xứng tầm với tốc độ phát triển thành phố.

Năng suất hàng hóa thông qua của cảng Đà Nẵng trong giai đoạn 2000-2011 tăng đều hàng năm, năm 2000: 362T/m cầu tầu; năm 2011: 1.586 T/m cầu tầu. Năng suất tăng là do trang thiết bị được đưa thêm vào sử dụng, đồng thời khối lượng hàng hóa tăng lên.

* Doanh thu và lợi nhuận

Tương ứng với tốc độ tăng trưởng của hàng hóa thông qua, cảng Đà Nẵng có

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w