Miền Trung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 102 - 106)

Bắc Trung Bộ 458 0,51 736 0,50 1208 0,53 Nam Trung Bộ 652 0,72 1166 0,79 1930 0,85 Tây Nguyên 514 0,57 861 0,58 1347 0,60 IV Miền Nam Đông Nam Bộ 2068 2,29 3137 2,11 4248 1,88 ĐBSCL 694 0,77 1138 0,77 1791 0,79

Nguồn: Báo cáo phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020

- Kim ngạch xuất nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 16%-17%/năm; 2011-2020 khoảng 14%-15%;

- Dân số và mức độ tăng bình quân hàng năm các giai đoạn được dự báo ở bảng 3.3

Bảng 3. 3 Dự báo dân số và mức độ tăng bình quân/năm các giai đoạn

TT Vùng lãnh thổ Dân số (triệu người)

Tốc độ tăng bình quân (%) 2010 2020 2030 10-20 20-30 I Cả nước 89,0 101,439 114,0 1,3 1,2 II Miền Bắc ĐB sông Hồng 19,054 21,788 24,670 1,4 1,3 Đông Bắc 9,763 10,552 11,382 0,8 0,8 Tây Bắc 2,876 3,338 3,757 1,5 1,2

III Miền Trung

Bắc Trung Bộ 11,162 12,378 13,673 1,0 1,0 Nam Trung Bộ 7,513 8,464 9,443 1,2 1,1 Tây Nguyên 5,395 6,261 6,749 1,5 0,8 IV Miền Nam Đông Nam Bộ 15,007 18,711 22,585 2,2 1,8 ĐBSCL 18,202 19,948 21,697 0,9 0,8

(Nguồn Tổng cục Thống kê Niên giám năm 2010)

- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chính của 3 vùng kinh tế trọng điểm

TT Vùng lãnh thổ Đơn vị 2006-2010 2011-2020

II Miền Bắc

Mức tăng GDP so với cả nước Lần 1,3 1,25

Tỷ trọng GDP so với cả nước % 23-24 28-29

Xuất khẩu bình quân đầu người USD 1.200 9.200

III Miền Trung

Mức tăng GDP so với cả nước Lần 1,2 1,25

Tỷ trọng GDP so với cả nước % 5,5 6,5

Xuất khẩu bình quân đầu người USD 375 2530

IV Miền Nam

Mức tăng GDP so với cả nước Lần 1,2 1,1

Tỷ trọng GDP so với cả nước % 40-41 43-44

Xuất khẩu bình quân đầu người USD 3.620 22.310

(Nguồn Tổng cục thống kê – Niên giám năm 2010) 3.1.2 Định hướng khai thác cảng biển Việt Nam

Song song với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước trên nền tảng những gì đã đạt được trong giai đoạn trước, mục tiêu khai thác cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và xa hơn của cảng biển là [66]:

- Khai thác cảng biển quốc gia một cách tổng thể; đảm bảo tính cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường và sự phát triển kinh tế xã hội trong nước, đồng thời tạo cơ sở để thực hiện vai trò động lực thu hút nguồn lực đầu tư phát triển các khu công nghiệp đô thị ven biển.

- Xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam tạo những cửa mở lớn vươn ra biển xa, thông với quốc tế, có sức hấp dẫn ảnh hưởng tới địa bàn các nước lân cận trong khu vực. Từ đó tạo tạo điều kiện tăng khả năng khai thác cảng biển Việt Nam.

- Nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật – công nghệ, yếu kém về chất lượng phục vụ, không đồng bộ giữa cầu bến cảng và kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển (đặc biệt là luồng cảng biển và mạng giao thông, dịch vụ đưa rút hàng khỏi cảng).

Với mục tiêu này, các quan điểm khai thác cảng biển cần quán triệt là:

- Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tiềm năng biển để tăng cường khả năng khai thác cảng biển Việt Nam với những bước

đột phá đi thẳng vào hiện đại, nhanh chóng hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực về lĩnh vực cảng biển.

- Đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu bến, khu nước, luồng tàu và đảm bảo an toàn hàng hải, mạng kỹ thuật hạ tầng sau cảng. Chú trọng đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và các đầu mối logistics ở khu vực, đẩy mạnh khả năng khai thác của cảng biển.

- Ưu tiên đầu tư đi trước một bước trong sự phát triển của các cảng trung chuyển, cửa ngõ quốc tế, cảng chuyên dùng trọng điểm; đồng thời từng bước củng cố, nâng cấp mở rộng một cách hợp lý các cảng khai thác trong hệ thống. Coi trọng công tác duy tu bảo trì kết cấu hạ tầng cảng biển, đảm bảo khai thác hiệu quả đồng bộ.

- Hướng mạnh ra biển để tiếp cận nhanh chóng với biển xa, giảm thiểu khó khăn trở ngại về luồng tàu vào cảng; đồng thời kết hợp chặt chẽ và tạo động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị ven biển.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển khai thác cảng biển. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư khai thác cảng biển.

- Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững và an ninh quốc phòng.

Đồng thời, trong quy hoạch cảng biển, cần phải có đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quan điểm:

- Thay đổi về tư duy: Quy hoạch cảng biển đến năm 2020 với mục tiêu cảng biển là động lực để phát triển kinh tế xã hội, vì vậy cảng phải có vai trò chủ động để thúc đẩy sản xuất hàng hóa; thực hiện quan điểm “có cảng, có khu kinh tế, có khu công nghiệp thì có hàng”

- Quy mô cỡ tàu đến/đi của cảng: Tàu biển có xu hướng trọng tải ngày cảng lớn nhằm hạ giá thành sản phẩm, chi phí vận tải, nên cảng cần quy hoạch để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT, tàu container 9000TEU.

- Vị trí của cảng: không xây dựng ở các khu trung tâm kinh tế-chính trị do hạn chế về luồng lạch, diện tích khu cảng; quy hoạch cảng ở những vùng nước sâu để có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn.

3.2 Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua cảng biển Việt Nam đếnnăm 2020 năm 2020

Để dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam, có nhiều biện pháp khác nhau, có thể đưa ra các phương pháp luận để dự báo như: phân tích thống kê, tương quan hồi quy theo mô hình đàn hồi; phân tích sản xuất, tiêu thụ. Cũng có thể kế thừa kết quả dự báo của các nghiên cứu liên quan (Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020; Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống GTVT Việt Nam – Vitranss 2; Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường biển Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030…). [50], [61], [65], [66]

Để đơn giản hóa, luận án lựa chọn phương pháp kế thừa kết quả dự báo của Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Quyết định 2190/QĐ-Ttg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Bản Quy hoạch này đã được công ty cổ phần thiết kế cảng - khai thác biển Portcoast Consultant Corporation thực hiện, chủ đầu tư là Cục Hàng Hải Việt Nam. Kết quả kế thừa dự báo từ Bản Quy hoạch này có độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong luận án.

3.2.1 Nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2020

* Nhóm hàng khô tổng hợp, container

- Đây là nhóm hàng phục vụ chung cho toàn xã hội liên quan chặt chẽ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu… Dựa vào kết quả Quy hoạch, với phương án lựa chọn là GDP trung bình, ta có

Bảng 3. 5 Dự báo hàng tổng hợp, container (không kể hàng quá cảnh)

T T

Thông số 2003-2007 2015 2020 2030

1 Mức tăng GDP (%) 8,05 6,5 6,5 5,5

(Nguồn: Quy hoạch phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Báo cáo cuối cùng - Báo cáo chính)

* Nhóm hàng than quặng và xăng dầu

Đây là nhóm hàng chuyên dùng có biến động lớn trong thời gian tới vì: hiện nay Việt Nam đang triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy lọc dầu; các nhà máy điện chạy than sẽ được xây dựng và đưa vào vận hành theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia… Ở đây đã tính đến sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ để dự báo lượng hàng qua cảng,

Bảng 3. 6 Dự báo lượng dầu, sản phẩm dầu và than quặng qua cảng biển- theo phương án GDP trung bình

TT Thông số Đơn vị 2015 2020 2025

I Than

1 Lượng than xuất ngoại Tr. Tấn 0,93 1,575 2,196

2 Lượng than nhập ngoại Tr. Tấn 69,998 211,032 423,129 3 Lượng than nội địa Tr. Tấn 33,682 34,642 35,082 Tổng lượng than qua cảng Tr. Tấn 104,610 247,249 460,407

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 102 - 106)