Vốn đầu tư khai thác cảng biển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khai thác cảng biển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 31 - 48)

khai thác cảng biển

1.2.1 Vốn đầu tư khai thác cảng biển

1.2.1.1 Khái niệm - Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp [41].

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển

Vốn đầu tư khai thác cảng biển là tiền và tài sản hợp pháp khác được sử dụng để thực hiện hoạt động khai thác cảng biển.

Xét một cách khái quát, vốn đầu tư khai thác cảng biển là toàn bộ nguồn lực dùng để thực hiện mục tiêu khai thác cảng. Trong nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị

trường, các nguồn lực để tiến hành khai thác cảng biển đều là hàng hóa, đều có giá trị và đều được trao đổi, mua bán trên thị trường thông qua tiền tệ, điều đó có nghĩa là muốn có các nguồn lực để khai thác cảng phải có sẵn một giá trị nhất định trong tay.

1.2.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư khai thác cảng biển

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển là nguồn vốn lớn: Số vốn đầu tư khai thác cảng là rất lớn, nguồn tiền đó dùng để: xây dựng kênh, luồng ra vào cảng, đảm bảo an toàn hàng hải. đập chắn sóng, cầu cảng, hạ tầng công trình bến bãi, giao thông nội bộ, trang thiết bị xếp dỡ...

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển thu hồi chậm, vòng luân chuyển vốn dài: Vốn đầu tư khai thác cảng sau một thời gian dài để xây dựng, nâng cấp hay mua sắm trang thiết bị và chỉ bắt đầu được thu hồi dần khi cảng đi vào hoạt động và thu lợi nhuận. Do đó, khó tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế….

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch và chất lượng các công trình của cảng biển. Sở dĩ như vậy là vì các cảng biển có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm và có giá trị to lớn. Tuy nhiên, độ bền cũng như thời gian sử dụng hữu ích của cảng biển lại phụ thuộc nhiều vào quy hoạch và chất lượng công trình.

- Vốn đầu tư khai thác cảng biển mang tính rủi ro cao

Thực tế cho thấy nhiều cảng được xây dựng tốn kém song do công suất khai thác quá thấp dẫn đến việc thua lỗ nặng, hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng hoàn vốn, hay một số cảng lại có điều kiện địa chất thủy văn phức tạp gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng vừa làm tăng chi phí vừa không sử dụng hết công suất. Nguồn thu chủ yếu của cảng là các loại phí, giá mà tàu thuyền phải trả khi ra vào cảng hoặc làm các dịch vụ tại cảng và phụ thuộc vào số lượng tàu thuyền ra vào cảng. Do đó, doanh thu của cảng có những biến động dẫn đến kinh doanh có hiệu quả hoặc ngược lại.

1.2.2 Huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển

1.2.2.1 Các phương thức huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển

Để huy động vốn đầu tư khai thác cảng biển, hiện nay Chính phủ có rất nhiều các biện pháp khác nhau. Tùy thuộc vào từng mục tiêu chiến lược, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mỗi quốc gia mà Chính phủ sử dụng phương thức thu hút vốn của mình.

* Huy động vốn bằng nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp khai thác cảng

Nguồn tài trợ từ doanh nghiệp rất phong phú đa dạng. biến đổi linh hoạt về quy mô, điều kiện khai thác… Các nguồn tài trợ bên ngoài có thể ngắn hạn song cũng có thể được sử dụng dài hạn.

+ Ngắn hạn: là khoản vốn vay mà doanh nghiệp phải hoàn trả lại trong thời gian một năm, Nó bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng, tín dụng thương mại, tiền đặt cọc, vay ngắn hạn, nợ tích lũy, chậm trả lương… Với doanh nghiệp khai thác cảng biển, nguồn vốn ngắn hạn không được chú trọng trong việc huy động.

+ Dài hạn: Nguồn vốn quỹ dài hạn là những khoản tiền có thời hạn sử dụng dài hơn một năm kể từ ngày đầu tiên được nhận chúng. Nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp khai thác cảng biển có thể huy động bao gồm:

Nguồn vốn đầu tư khai thác cảng biển từ nước ngoài:

Vốn đầu tư gián tiếp (Foreign Indirect Investment – FII): Vốn của tư nhân nước ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu, của các doanh nghiệp khai thác cảng hoặc chính phủ.

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA): Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của chính phủ một số nước hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế, xã hội cho các nước này. Nguồn ODA được sử dụng theo 3 cách sau: Theo phương thức hoàn trả: gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại (cho vay ưu đãi); viện trợ hỗn hợp. Theo nguồn cung cấp, gồm: viện trợ song phương và viện trợ đa phương. Nguồn vốn ODA này được sử dụng dành cho các cảng biển loại I, cảng biển trọng tâm trong hệ thống cảng biển trên thế giới.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI): Đây là vốn của các tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp khai thác cảng biển, các chương trình, dự án của Việt Nam. Đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vận tải biển lớn trên thế giới. Việc có được nguồn vốn đầu tư khai thác cảng của các đối tác này vừa đảm bảo nguồn vốn để xây dựng cảng vừa thu hút được nguồn hàng ổn định. Nguồn vốn FDI này chủ yếu dành cho cảng biển có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là cảng biển có đối tác liên kết là các doanh nghiệp vận tải biển lớn.

Nguồn vốn đầu tư khai thác cảng biển trong nước

Ngân sách cấp vốn: Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển dưới các hình thức cấp vốn như đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các chương trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Ngân sách hiện phải thực hiện rất nhiều các chương trình kinh tế, xã hội lớn, phải chi cho an ninh quốc phòng… nên việc cấp vốn cho các doanh nghiệp là rất hạn chế, và chỉ có trong các trường hợp thực sự cần thiết. Tuy nhiên trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của cảng, thì ngân sách Nhà nước là một trong những nguồn quan trọng giúp doanh nghiệp khai thác cảng biển phát triển. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung dành cho cảng có vị trí quan trọng trong hệ thống cảng biển quốc gia.

Vay dài hạn ngân hàng: Đây là nguồn vốn dài hạn truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc vay ngân hàng ở mức nào thì các doanh nghiệp khai thác cảng còn phải tính toán lựa chọn cẩn thận vì chi phí lãi vay phải trả luôn là một gánh nặng, mặt khác phải có sự đảm bảo vật chất nhất định cho các khoản vay. Nguồn vốn này có thể áp dụng cho các loại hình quản lý cảng biển khác nhau.

Phát hành trái phiếu: Đây là một hình thức vay dài hạn nhưng thuận lợi và linh hoạt hơn vay dài hạn rất nhiều do không phải thế chấp cho khoản vay nợ. Tuy vậy, chỉ có thể thực hiện tốt công cụ này khi có thị trường tài chính phát triển, đặc biệt là thị trường chứng khoán.

Phát hành cổ phiếu: Hình thức này có ưu thế vượt trội so với các hình thức huy động vốn khác với quy mô huy động không hạn chế, các khoản vốn từ phát hành

cổ phiếu là loại vô thời hạn, không phải trả lại cho chủ sở hữu vì với hình thức này người đầu tư đã trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, người góp vốn cùng làm ăn với doanh nghiệp. Tuy vậy chỉ có thể thực hiện phương thức này khi doanh nghiệp được cổ phần hóa và thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động có hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể huy động sự đóng góp vốn của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau.

* Huy động vốn bằng nguồn vốn bên trong doanh nghiệp khai thác cảng

Ngoài việc huy động vốn bằng các nguồn bên ngoài, các doanh nghiệp khai thác cảng biển có thể huy động vốn bằng nội lực tự có, bao gồm:

Quỹ khấu hao TSCĐ: Đây là nguồn tự tài trợ, có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Quỹ này phản ánh độ lớn của các khoản khấu hao TSCĐ và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của doanh nghiệp.

Quỹ tích lũy tái đầu tư phát triển sản xuất: Quỹ này được hình thành từ nguồn lợi nhuận kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp được trích lập theo một tỷ lệ nhất định.

* Huy động vốn bằng mô hình quản lý cảng

Mô hình dịch vụ cảng công

Trong thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, mô hình này khá phổ biến ở nhiều quốc gia, mô hình này còn được gọi là mô hình giao khai thác kết cấu hạ tầng, mô hình tồn tại dưới hai hình thức:

- Hình thức cảng dịch vụ công, nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác. Ở hình thức này, nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và sau đó giao cho doanh nghiệp quản lý khai thác. Việc này được tiến hành bằng cách Nhà nước sẽ chuyển quyền sở hữu và khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển cho một doanh nghiệp nhà nước bằng một quyết định hành chính.

Hình thức giao cho các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý khai thác. Theo hình thức này, nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và sau đó giao cho đơn vị sự nghiệp có thu quản lý. Với hình thức này, các nguồn thu từ cơ sở hạ tầng được nộp vào ngân sách. Kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp này được Nhà nước cấp. Hiện nay trên thế giới không áp dụng quản lý khai thác theo mô hình này.

Bởi lẽ, tuy phổ biến, nhưng mô hình này bị đánh giá là mô hình tồn tại nhiều bất cập nhất. Theo mô hình này thì phí cầu bến, phao neo,… do doanh nghiệp cảng thu được tính gộp vào doanh thu. Hàng năm, doanh nghiệp cảng được trích lại khoảng 10% khấu hao TSCĐ để đầu tư chiều sâu, nâng cấp cầu bến theo qui định. Tuy nhiên trong thực tế khoản mục này hầu như không được thực hiện.

Qua một thời gian dài ứng dụng, mô hình giao khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển đã bộc lộ nhiều hạn chế như không đánh giá đúng được năng lực thực sự của các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng biển, không tạo được động lực cạnh tranh để phát triển cảng biển, làm cho các doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác cảng biển có tư tưởng ỷ lại, tạo ra cơ chế "xin, cho" trong lĩnh vực khai thác cảng biển. Quan trọng hơn là hàng ngàn tỷ đồng nhà nước đã bỏ ra đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây dựng cảng biển không thể thu hồi, sinh lợi để tái đầu tư.

Theo mô hình này, toàn bộ nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng kho bãi, nhà xưởng, cung cấp trang thiết bị máy móc đều do nhà nước thực hiện.

Mô hình chủ cảng

So với mô hình giao khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, thì mô hình chủ cảng - mô hình cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển có hiệu quả hơn. Theo mô hình này, nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng, sau đó cho công ty kinh doanh khai thác cảng thuê, công ty này sẽ đầu tư thiết bị xếp dỡ hàng hóa để tiến hành khai thác. Như vậy, cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển là phương thức mà bên cho thuê chuyển giao quyền khai thác một phần hoặc toàn bộ kết cấu hạ tầng cảng biển cho bên thuê theo các điều kiện thỏa thuận (hợp đồng cho thuê khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển). Khi sử dụng mô hình này sẽ giúp tách bạch được hoạt động kinh doanh khai thác và hoạt động kinh doanh xếp dỡ hàng hóa. Qua đó có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dịch vụ. Đây là một mô hình có nhiều ưu điểm vượt trội như: tạo được sự chủ động, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kinh doanh khai thác cảng biển, từng bước xóa bỏ cơ chế "xin, cho". Quan hệ trách nhiệm, nghĩa vụ giữa bên cho thuê và bên thuê được xác định cụ thể thông qua hợp đồng thuê. Theo

mô hình này, người bỏ vốn đầu tư có quyền quyết định phương thức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, nên tạo được cơ chế khuyến khích cho việc huy động vốn xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần giảm nhẹ gánh nặng đầu tư của ngân sách nhà nước. Đồng thời tách bạch được họat động đầu tư với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển, từ đó từng bước nâng cao tính chuyên môn hoá trong quản lý nhà nước và kinh doanh khai thác cảng biển.

Trên thế giới, mô hình này được triển khai hoàn toàn theo hướng mở. Tức là việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu quốc tế để chọn ra được người thuê khai thác một cách hiệu quả nhất.

Mô hình dịch vụ cảng tư nhân

Mô hình dịch vụ cảng tư nhân - mô hình tự đầu tư, tự khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển - được đánh giá là một mô hình hiệu quả, phát huy được tính năng động, tự chủ của doanh nghiệp trong việc quyết định hình thức đầu tư, hình thức khai thác. Trên thế giới, mô hình này không mới song con số cảng áp dụng thành công mô hình này còn khiêm tốn. Một trong những trở ngại chính là cơ chế và thủ tục hành chính trong việc đầu tư xây dựng cảng biển và sự thiếu hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp các hạ tầng cảng như hệ thống đường dẫn vào cảng, hệ thống điện, nước, viễn thông liên lạc, cũng như lượng vốn đầu tư vào cảng quá lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng đầu tư vào lĩnh vực này

Mô hình hợp tác công tư

Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.

• Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.

• Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

• Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam.

• Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO(xây dựng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ KHAI THÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 31 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w