VI ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
A. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng
Giảm thiểu tác động của việc định cư công nhân trên công trường
Việc thi công sẽ kéo dài trong vài năm, nên việc giảm thiểu tác động do việc định cư của công nhân rất quan trọng. Xác định được ý nghĩa đó, dự án sẽ áp
dụng đồng loạt của biện pháp kỹ thuật, quản lý và giáo dục nhằm hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và xã hội
• Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu định cư của công nhân
Cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho công nhân trong thời gian thi công.
Thuê các nhà vệ sinh di động, toàn bộ phân và nước đen được công ty URENCO chuyên chở và chôn lấp định kỳ 1-2 ngày/lần
Mỗi lán trại đều có bàn nội trú quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường. Tất cả các công nhân trên công trường được giáo dục, nhắc nhở và phải cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ nội quy đã đề ra, nghiêm cấm các hành vi phóng uế bừa bãi, vệ sinh không đúng nơi quy định.
• Y tế dự phòng
Trong quá trình xây dựng, Dự án bố trí cán bộ y tế - an toàn lao động luôn túc trực để hướng dẫn, kiểm tra và nhắc nhở công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động và sơ cứu chữa trị các trường hợp ốm đau, tai nạn lao động….
Định kỳ 2-4 tuần phun thuốc diệt trùng tại khu lán trại của công nhân
Giảm thiểu tiếng ồn, rung động
Trong suốt giai đoạn xây dựng, tiếng ồn sinh ra là không thể tránh khỏi. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đề xuất sẽ được thực hiện bởi nhà thầu như sau:
• Bố trí hình thức và thời giant hi công hợp lý để giảm hoặc tránh các hoạt động gây ồn xảy ra vào các thời điểm nhạy cảm. Không sử dụng các thiết bị gây tiếng ồn lớn vào ban đêm (22:00h – 6:00h) như là máy nghiền, máy ủi, máy phát
điện, máy cưa điện, máy khoan điện, máy đổ vật liệu, máy đóng cọc v…v…
• Các trạm trộn bê tông, các máy móc có tiếng ồn lớn sẽ đặt cách xa khu dân cư tối thiểu 100m
• Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn.
Giảm thiểu đối với môi trường không khí
Yêu cầu các công trường phải được che chắn xung quanh bằng các tấm kim loại hoặc vật liệu cứng khác để giảm bụi phát sinh từ công trường chiều cao rào chắn đảm bảo tối thiểu là 2m
Khi phá dỡ công trình cần khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, chùa, khu dân cư thì chiều cao tấm bảo vệ phải tương đương với chiều cao của các công trình phá dỡ
Trong giai đoạn thi công, sẽ bố trí xe chuyên dụng hoặc công nhân phun nước để tránh gây bụi. Số lần tưới nước tùy thuộc vào thời tiết. Vào những ngày nóng bức thì tưới nước 3 lần/ngày. Những ngày khô hanh thì cứ 2h tưới nước 1 lần
Các phương tiện vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của UBND thành phố Hà Nội về quản lý phế thải xây dựng và vận chuyển ví dụ như đường vận chuyển, thời gian vận chuyển và sử dụng xe chuyên dụng chứa vật liệu rời khi vận chuyển
Không trở quá trọng tải cho phép của các loại xe.
Để giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nước, đất từ các hoạt động thi công Chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ phải thực hiện các biện pháp lắp đặt hệ thống phụ trợ phục vụ thi công như cấp nước, điện … và thoát nước thải một cách phù hợp:
• Thoát nước thi công:
Bố trí hệ thống thoát nước thi công không chia cắt dòng chảy, giữ nguyên hiện trạng dòng chảy, đảm bảo tiêu nước triệt để, không gây ngập úng trong suốt thời gian thi công.
Nước thải thi công trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực phải qua hố thu, lắng đọng bùn đất, phế thải
Đơn vị thi công phải chủ động hoặc phối hợp nạo vét thu gom, vận chuyển bùn đất, phế thải đến địa điểm quy định của thành phố, tuyệt đối không để vật liệu phế thải từ máy móc đổ vào ao, hồ, kênh, mương và hệ thống thoát nước chung.
• Tổ chức thi công hợp lý và các biện pháp khác
Đẩy nhanh tốc độ thi công một cách khoa học theo phương châm “ Làm đến đâu, gọn, sạch đến đó”
Chọn vật liệu san lấp thích hợp là các chất trơ (Cát, đất sạch). Không xả các chất ô nhiễm xuống hố hoặc dùng để san lấp mặt bằng…..
• Để tránh hiện tượng úng ngập cục bộ và các khu lân cận khi dự án đi vào hoạt động, khi xây dựng Chủ đầu tư sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc về quy hoạch tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
Tron thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như: Sắt, thép, gỗ, gạch, đá vụn, bao bì, chai lọ … những chất thải này gây cản trở trong xây dựng, đi lạ và làm mất an toàn trong thi công. Các chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công dự án có thể gây tác động xấu đến chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất và không khí, đến việc sử dụng đất cũng như cảnh quan khu vực vì vậy cần có các biện pháp giảm thiểu những tác động này như:
• Các biện pháp khống chế tuân theo quyết định số 3039/QĐ- UB về việc quản lý rác thải của TP Hà Nội bao gồm: Thu gom rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; Các phế thải từ quá trình Thi công, xây dựng được thu gom, phân loại, tái sử dụng và vận chuyển đến nơi quy định. Sauk hi thi công xong chất thải, vật liệu thừa …sẽ được dọn sạch và vận chuyển đi.
• Lập kế hoạch dọn vệ sinh trong các lán trại tạm thời trong suốt thời gian xây dựng. Giáo dục kiến thức cho công nhân về BVMT.
• Hạn chế tối đa phế thải phát sinh bằng việc tính toán hợp lý vật liệu xây dựng, tránh tiêu hao lớn dẫn đến phát sinh nhiều chất thải.
• Các phế thải là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư có thể tận dụng cho việc san lấp mặt bằng.
• Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, cá mẫu sắt thép dư… được thu gom, phân loại và bán cho người thu mua.
• Các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công như dầu máy, giẻ lau dính dầu mỡ… phải được thu gom vào các
thùng chứa chất thải nguy hại chuyên dụng, đậy nắp kín và được công ty môi trường đô thị Hà Nội vận chuyển đến Nam Sơn để xử lý.
Các biện pháp kỹ thuật cho an toàn lao động trong giai đoạn xây dựng