ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC (Trang 32 - 35)

Trong cả hai giai đoạn thi công xây dựng cũng như đưa công trình vào sử dụng thì việc người dân phải chịu những tác động bất lợi cho sức khỏe là không thể tránh khỏi.

Việc gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất do phát sinh chất thải cũng như là phát sinh tiếng ồn, rung động sẽ trực tiếp và

gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương sống xung quanh khu vực dự án.

a> Tác động bởi ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe cộng đồng

Chất lượng môi trường sống bị suy giảm, các chất thải như bụi, khí thải (SO2

– CO, NOx, VOC …) nước thải sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa đối với người dân sống xung quanh.

b> Tác động bởi tiếng ồn và độ rung

A- Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công các công trình của dự án

Tác động của tiếng ồn và độ rung cũng như phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố này trong giai đoạn thi công là đáng kể. Trong giai đoạn này, nguồn gây tiếng ồn chủ yếu là từ các phương tiện giao thông cơ giới, các thiết bị, máy móc thi công xây dựng và tiếng ồn sinh hoạt của người lao động trên công trường. Mức ồn đặc trưng của một số nguồn thường gặp trong quá trình xây dựng được tóm tắt như sau:

Bảng 3.2. Mức ồn của một số nguồn thường gặp trong quá trình xây dựng

TT Nguồn gây ồn Mức ồn, dBA

1 Tiếng nói chuyện vừa 60-65

2 Máy đầm bê tong 75 – 80

3 Máy đóng cọc, cách 10m 100 – 108 4 Máy phát điện 75kVA, cách 3m 100 – 105 5 Máy khoan đá dung khi nén, cách 1m 105 – 110

6 Ô tô vận tải 80 - 90

Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn

Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể nhất trong quá trình xây dựng trên các công trường chính là các phương tiện giao thông cơ giới bảng dưới đây sẽ đưa ra mức ồn tối đa của một số phương tiện được sử dụng:

Bảng 3.3. Mức ồn tối đa của một số phương tiện được sử dụng

TT Loại phương tiện Mức ồn tối đa, dBA

1 Xe vận tải đến 3,5 tấn 85

3 Xe tải trọng công suất 150kW 88 4 Máy kéo, xe ủi, xe tải đặc biệt lớn 90

Nguồn: Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường – tập II – 1995

Các chấn động sinh ra chủ yếu do sự hoạt động của các phương tiện, thiết bị khi vận chuyển, thi công xây dựng. Tuy nhiên do số lượng thiết bị gây chấn động không nhiều và không liên tục. Bên cạnh đó, xung quanh khu vực xây dựng dự án không có các công trình, các đối tượng nhạy cảm nên mức độ ảnh hưởng của các chấn động tới môi trường xung quanh có thể bỏ qua.

Mức độ rung động của các thiết bị máy móc thi công trên công trường giao động trong khoảng 63 – 85 dB, riêng máy đóng cọc có mức rung đến 93 – 98dB với khoảng cách chịu tác động là 10 m tính từ nguồn rung động. Trong quá trình thi công phạm vi đối tượng chịu tác động với các đối tượng nhạy cảm trong vòng 10 – 20m trong khu vực xây dựng.

B- Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng

Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình được đưa vào sử dụng thì nguồn gây tiếng ồn và độ rung ở giai đoạn này chủ yếu là hoạt động của người dân trong khu đô thị phát sinh từ các phương tiện giao thông lưu hành trong khu đô thị, các vùng lân cận và tiếng nói sinh hoạt hàng ngày

Bảng 3.4. Mức ồn của một số nguồn thường gặp

TT Loại phương tiện Mức độ, dBA

1 Xe du lịch 77 2 Xe Minibus 84 3 Xe thể thao 91 4 Xe vận tải 93 4 Xe ô tô 2 thì 80 6 Xe ô tô 4 thì 94

Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn

Đây chính là nguồn phát sinh tiếng ồn chính trong khu đô thị, bên cạnh đó, còn có một số nguồn khác phát sinh từ các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w