337 Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Nuôi trồng thủy sản NTTS Ngân hàng NH
Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSCL Đồng Bằng Sông Hồng ĐBSH Công nghiệp hóa CNH
Hiện đại hóa HĐH Trung ương TW
Tổng sản phẩm trên địa bàn GDP
Công ty trách nhiện hữu hạn Cty TNHH
Tổ chức thương mại thế giới WTO
Trang 3MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÀ VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
5
1.1.2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 61.2 VAI TRÒ CỦA NTTS TRONG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM 8
1.3 VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN NTTS 21
1.3.2 Vai trò của vốn trong phát triển NTTS 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NTTS Ở TỈNH CÀ MAU
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
Trang 43.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NTTS Ở TỈNH CÀ MAU 73
3.1.1 Phát triển NTTS phải đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính
bền vững lâu dài, kết hợp kinh tế - xã hội và môi trường 73
3.1.2 Phát triển toàn diện và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn
vốn phù hợp với các loại hình NTTS (kể cả cá, tôm và thủy sản khác) 74
3.1.3 Đầu tư phát triển NTTS phải đặt trong bối cảnh hội nhập
3.1.4 Đầu tư và cho vay NTTS phải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
3.1.5 Đổi mới cơ cấu đầu tư và cho vay NTTS theo hướng đồng
bộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng
khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất thức ăn
thủy sản
77
3.1.6 Vốn phát triển NTTS của tỉnh cần hướng vào khai thác các 78
Trang 5thế mạnh về đất đai, rừng ngập mặn, bãi bồi của từng vùng sinh thái,
đồng thời kết hợp giữa nuôi trồng với chế biến và xuất khẩu sản phẩm
tinh chế phù hợp với yêu cầu của thị trường
3.3.5 Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, thủy sản đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trong thời gian qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà
Tiềm năng về phát triển kinh tế thủy sản của Cà Mau rất phong phú: có bờ biển dài 254 km, bao bọc ba mặt từ Đông sang Tây; có ngư trường rộng lớn khoảng 100.000 km2; có bãi biển rộng, bằng phẳng, nước không sâu lại có các cửa sông là nơi trú ẩn cho nhiều loài tôm, cá,
… Ngư trường Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước,
có trữ lượng lớn và đa dạng nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, ghẹ, cá hồng, cá lạc, cá đường, cá ngừ, cá bớp, cá chai,
cá mú, … với 660 loài, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó có 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh Trữ lượng các loài hải sản
có thể khai thác ở ngư trường Cà Mau gồm: Vùng biển Đông có trữ lượng các tầng nổi 520 nghìn tấn, có khả năng khai thác 210 nghìn tấn/năm; tầng đáy có trữ lượng 800 nghìn tấn, có khả năng khai thác
400 nghìn tấn/năm Vùng biển Tây có trữ lượng cá nổi 316 nghìn tấn,
có khả năng khai thác 126 nghìn tấn/năm; tầng đáy có trữ lượng 470 nghìn tấn, có khả năng khai thác 235 nghìn tấn/năm
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loại nhuyễn thể và các loại hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết, các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu NTTS ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau
Vùng biển Cà Mau còn có nhiều đảo, cụm đảo ven bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một số bãi cát ven biển Đông của huyện Ngọc Hiển như: bãi Khai Long, bãi Giá Lồng Đèn, …
và ven bờ biển là hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng Đây là những điểm lý tưởng để tàu thuyền trú ẩn khi có bão, gió lớn hoặc biển động
Trang 7Những cụm đảo nầy cũng có thể phát triển thành những trung tâm hậu cần nghề cá của tỉnh và khu vực
Ngoài ra, Cà Mau còn có hệ thống kinh rạch chằng chịt dài trên 7.000 km và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho đánh bắt và NTTS
Cà Mau còn có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, màu mỡ, diện tích chưa sử dụng còn nhiều Trong tổng quỹ đất tự nhiên 5.329 km2, có khoảng 1.000 km2 là đất rừng, đại bộ phận diện tích còn lại đều có thể sản xuất và NTTS Nếu so sánh diện tích nuôi tôm và diện tích tự nhiên của Cà Mau với các tỉnh khác trong khu vực Đồng ĐBSCL sẽ thấy được tiềm năng đặc biệt to lớn của ngành thủy sản Cà Mau Đồng chí Nông
Đức Mạnh có lần về thăm Cà Mau đã khẳng định: "Cà Mau có thế mạnh
là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cộng thêm lợi thế là tỉnh có diện tích nuôi tôm, ngư trường đánh bắt thủy sản vào bậc nhất cả nước Cà Mau xứng đáng được TW đầu tư trọng điểm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản"
Song song với những thuận lợi cũng như những kết quả đạt được, kinh tế thủy sản Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: chưa khai thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng; sản lượng khai thác lớn nhưng giá trị thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến còn hạn chế; sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tự phát, tôm bị dịch bệnh trên diện rộng và kéo dài nhưng chưa có khả năng khắc phục được; năng suất, sản lượng và giá trị không cao, kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, Những khó khăn, tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư cho ngành thủy sản đã qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành thủy sản Do vốn đầu tư còn hạn chế nên định hướng cơ cấu vốn đầu tư trên từng lĩnh vực chưa chuyển biến nhanh theo hướng tích cực và có hiệu quả cao Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra giải pháp về vốn đầu
tư nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành thủy sản trong thời gian tới, giúp cho ngành thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là vốn đầu tư cho
phát triển NTTS, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là “Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau”
Trang 82 Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Làm rõ tiềm năng, lợi thế và thực trạng về NTTS ở tỉnh Cà Mau
- Vạch rõ vai trò của vốn đầu tư (vốn Nhà nước, vốn tín dụng NH, vốn nhân dân) đối với việc phát triển NTTS
- Đánh giá thực trạng vốn đầu tư (vốn Nhà nước, vốn tín dụng NH, vốn nhân dân) cho việc phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau
- Đề xuất các giải pháp về vốn để thúc đẩy phát triển NTTS trong
thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu: là vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước,
vốn tín dụng NH và vốn đầu tư của nhân dân đối với sự phát triển thủy sản ở tỉnh Cà Mau
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vốn đầu tư của Ngân
sách Nhà nước, vốn tín dụng NH và vốn đầu tư của nhân dân trong lĩnh vực NTTS Trên cơ sở đó đề ra giải pháp để tăng cường, phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng NH và vốn đầu tư của nhân dân trong lĩnh vực NTTS trên phạm vi toàn tỉnh
4 Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Đồng thời, sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, phân tích, tổng hợp, đồ thị, dự báo kết hợp với nghiên cứu chọn lọc những kiến thức lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn về tình hình triển khai thực hiện vốn đầu tư đối với sự phát triển NTTS Luận văn cũng sử dụng các tài liệu, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Thủy sản, sở Thủy sản, sở Kế họach - Đầu tư, Cục thống kê, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và một số đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo tham luận về vốn đầu tư, về hoạt động của ngành thủy sản,
5 Tình hình nghiên cứu:
Trang 9Những giải pháp về vốn cho phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau là vấn đề chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây ở tỉnh Cà Mau Trong phần nghiên cứu nầy chúng tôi tập trung đề cập đến các vấn đề cơ bản của hoạt động NTTS, nhất là vấn đề vốn đầu tư cho phát triển NTTS trong thời qua và đề xuất các giải pháp cho thời gian
tới
6 Những đóng góp mới:
- Hệ thống lại lý luận về vốn đầu tư cho phát triển NTTS
- Đánh giá toàn diện thực trạng NTTS và vốn đầu tư cho NTTS ở tỉnh Cà Mau
- Đề xuất các giải pháp về vốn để phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau trong những năm tới theo hướng CNH - HĐH
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về NTTS và vốn để phát triển NTTS CHƯƠNG 2: Thực trạng về phát triển NTTS và vốn đầu tư cho
NTTS ở tỉnh Cà Mau
CHƯƠNG 3: Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển NTTS ở
tỉnh Cà Mau
X W
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÀ VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản
NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu ) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu
là cá, tôm, và thủy sản khác ) có sự tham gia trực tiếp của con người Hoạt động này ở Việt Nam bao gồm nuôi, trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn Các loại thủy sản nuôi trồng chủ yếu hiện nay là: tôm sú, tôm càng xanh, cá biển (cá song, cá hồng, cá cam, cá vược, cá bớp, cá chẽm, cá măng…), cá nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, rô phi, trê phi, trắm cỏ, cá trôi, bống tượng, tai tượng, cá quả, sặc rằn, cá lóc…) các hình thức nuôi chủ yếu là:
- Nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp, quảng canh, quảng canh cải tiến
- Nuôi cá biển trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm phá, ven biển, sông cụt, chủ yếu là cá chẽm, cá mú, cá tra, cá ba sa, cá bống tượng, cá trôi, cá cá chép, cá mè, ba ba, lươn, ếch
- Nuôi tôm càng xanh
- Nuôi nhuyễn thể: ngao, nghêu, sò huyết, ốc
- Nuôi thủy sản ao hồ, đìa, hầm
- Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa
- Trồng rong biển, các đối tượng chủ yếu là rong câu chỉ vàng, rong mơ, rong kỳ lân, rong cước và rong sụn
*Chủ thể nuôi: các tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá
nhân
Như vây, hoạt động NTTS rất đa dạng cả về phương thức nuôi, đối tượng nuôi, mặt nước nuôi trên cơ sở tận dụng các loại diện tích đất,
Trang 11mặt nước bỏ hoang, mặt nước biển, nước sông suối, dòng chảy, hồ thủy lợi, thủy điện hoặc diện tích đất có mặt nước đang sử dụng kém hiệu
quả trong nông nghiệp, lâm nghiệp
1.1.2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
NTTS có các đặc điểm như sau:
- NTTS là một ngành phát triển trên phạm vi cả nước và có đối tượng phức tạp so với các ngành sản xuất khác Tính chất rộng khắp
của ngành thủy sản thể hiện nghề NTTS phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển nghề NTTS Song, mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau nên
có sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất Do đó, trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành thủy sản cần lưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, vốn đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ
- Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặt biệt không thể thay thế được Nếu
không có đất đai, diện tích mặt nước thì không thể tiến hành NTTS được Đất đai không những là tư liệu sản xuất mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác Do diện tích đất đai, mặt nước có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, diện tích mặt nước không những không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn (tức độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước ngày một tăng); mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về mặt chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến
độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau Chính vì vậy, khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên
cả 3 mặt: pháp chế, kinh tế và kỹ thuật
- NTTS có tính thời vụ cao Trong NTTS ngoài sự tác động trực
tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh
Trang 12trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong NTTS là:
Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng cũng khác nhau Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng
Cùng một đối tượng NTTS nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau
Các đối tượng NTTS khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau Tính thời vụ trong NTTS có xu hướng dẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động
và đất đai, diện tích mặt nước Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến bất thường, tính thời vụ trong NTTS càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh Mặt khác, tính thời vụ trong NTTS còn ảnh hưởng và đòi hỏi ngành thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho phù hợp)
- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống
Chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học Do đó, trong quá trình sản xuất chúng luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển
Vì thế, có hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để đạt năng suất các đối tượng NTTS cao như: nâng cao chất lượng con giống, quản
lý chất lượng môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao
- Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất vụ sau Trong NTTS một số sản
phẩm như: đàn cá thịt, tôm thịt được tuyển chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm
bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất tiếp theo Do đó, trong quá trình NTTS phải quan tâm đến việc sản xuất, nhân ra các loại giống tốt Đồng thời, ngành thủy sản phải quan tâm xây dựng một hệ thống giống quốc gia, hệ thống giống cho từng vùng, từng khu vực
Trang 13Ngoài những đặc điểm trên, NTTS Việt Nam còn có những đặc điểm riêng Đó là:
Ngành NTTS Việt Nam có từ lâu đời, song hiện tại vẫn trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công
Cơ cấu ngành thủy sản đang chuyển dịch theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN Do đó, ngành NTTS phải thấy hết những tồn tại khó khăn của nền sản suất nhỏ, đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ, nông dân ở nhiều nơi, nhất là các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn quá yếu kém, tâm lý người sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, để quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong ngành NTTS, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế trong NTTS
Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước phân bố không đều giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý NTTS Đặc điểm này đòi hỏi ngành NTTS phải có kế hoạch khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có; mặt khác phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lao động, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa
Nghề NTTS Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới
Tài nguyên khí hậu, một mặt tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành NTTS: có thể nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và những đối tượng có nguồn gốc từ các vùng ôn đới, đồng thời có thể nuôi được nhiều vụ trong một năm; mặt khác, khí hậu nước
ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho ngành NTTS như: bão lụt, gió mùa Đông Bắc, sương muối, các vùng ven biển sóng gió thủy triều, sóng thần, Do đó, ngành thủy sản cần có những phương án đề phòng
để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng suất sản lượng cao
và ổn định
Trang 141.2 VAI TRÒ CỦA NTTS TRONG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM
Sự phát triển của hoạt động NTTS đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nói chung và nông, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng ở nước ta Trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ven bờ bị cạn kiệt, khai thác thủy sản xa bờ có nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, chi phí lớn, phương tiện hiện đại đầu tư lớn thì NTTS là hướng phát triển ổn định và lâu dài đối với các nước có biển cũng như không có biển Vai trò của hoạt động NTTS đối với phát triển kinh tế - xã hội thể hiện trên nhiều mặt: thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nhất là vùng ven biển; tạo nguồn nguyên liệu quý giá cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư nhất là vùng nông thôn ven biển; bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên trên sông, biển Nhận thức được vai trò đó, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò của NTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong mọi giai đoạn Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa
và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta; vai trò của thủy sản nói chung và NTTS nói riêng càng được coi trọng Chính phủ đã xây dựng Chương trình phát triển NTTS từ năm 2000-2010 theo Quyết định
số 224/1999/QĐ/TTg ngày 08/12/1999, trong đó xác định mục tiêu
"Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng NTTS đạt 2 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD; tạo việc làm mới cho 2 triệu người; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và an ninh ven biển" Ngày 23/06/2004 Chính phủ ra Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 Tiếp đến ngày 01/06/2005, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số: 126/2005/QĐ-Tg về một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS trên đảo, hải đảo
Để thực hiện các Chương trình đó đòi hỏi có nhiều yếu tố: đất đai, mặt nước, lao động, vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó vốn là yếu tố có tính quyết định Điều đó xuất phát từ đặc điểm, nội dung, mục tiêu của hoạt động NTTS ở bất kỳ nước nào cũng như ở Việt Nam
Trang 15Thực tế những năm gần đây đã chứng minh các chính sách, chương trình trên đây đã thúc đẩy việc tận dụng diện tích đất, mặt nước bỏ hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả trước đây vào NTTS đã đem lại lợi ích cho người nông dân khá rõ nét Năm 2006 diện tích NTTS đạt 984,4 nghìn ha, tăng 32,8 nghìn ha so với năm 2005, so với năm 2000 tăng 342,5 nghìn ha Hai vùng chuyển đổi nhiều là ĐBSCL và ĐBSH với hình thức chuyển diện tích đất trồng lúa ven biển năng suất thấp và không ổn định sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 1.003,1 nghìn tấn năm 2003, lên 1.202,5 nghìn tấn năm 2004, lên 1.478 nghìn tấn năm 2005 và 1.694,2 nghìn tấn năm
2006 Trong quá trình phát triển, nhiều mô hình nuôi thủy sản năng suất cao, hiệu quả đã xuất hiện như nuôi tôm sú công nghiệp, nuôi cá lồng,
cá bè, cá ruộng, Tuy còn không ít khó khăn và bất cập nhưng đánh giá tổng quát, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất như trên về cơ bản là tích cực, đúng hướng, có tác dụng nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội và môi trường Tác dụng của hoạt động NTTS những năm qua đã được thể hiện
rõ trên các mặt sau:
sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ nhanh theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước Năm 1980 kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước mới đạt 11 triệu USD, và 20 năm sau, năm
2000 cũng chỉ đạt 1 tỷ USD Vậy mà năm 2005 đã đạt 2,5 tỷ USD và năm 2006 đạt trên 3 tỷ USD
Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu thủy sản đem lại đã và đang góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, tăng ngân sách quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đến nay, nhiều mặt hàng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đã có mặt trên thị trường các nước và khu vực, kể cả các thị trường khó tính như EU, Bắc
Mỹ, Nhật Bản
- Tạo chỗ làm mới cho lao động nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đa ngành, đa sản phẩm, xóa dần thế độc canh trong nông nghiệp, nông thôn Theo Bộ Thủy sản, hiện
nay cả nước có trên 4 triệu lao động tham gia trực tiếp sản xuất và dịch
vụ trong 3 lĩnh vực chính: khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản
Trang 16Trong số này có trên 50% là lao động NTTS và mỗi năm tăng thêm khoảng 250 nghìn người Sau bão Chăn Chu, do một số tàu thuyền mất mát và hư hỏng, giá xăng dầu tăng cao nên hoạt động khai thác chững lại, số lao động dư thừa tăng, một số chuyển sang nuôi trồng, càng làm tăng số lao động NTTS Theo Tổng cục Thống kê, số lao động trực tiếp tham gia các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2006 có 1.555,8 nghìn người (tăng 566,9 nghìn người so năm 2000), trong đó trên 80% là lao động NTTS Số lao động làm dịch vụ thủy sản và nông nghiệp kiêm NTTS lên đến trên 3 triệu người Ngay cả các vùng thuần nông nội đồng không có biển, lao động NTTS nội địa cũng ngày càng tăng, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân
- Nâng cao thu nhập một cách đồng bộ và khá vững chắc cho hộ nông thôn, nhất là hộ nông dân Do thị trường và giá cả thủy sản tương
đối cao và ổn định nên hoạt động NTTS đã và đang góp phần tích cực tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn Những địa phương NTTS phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập của các
hộ nuôi thủy sản quy mô lớn tăng khá nhanh và ổn định Năm 2006 cả nước có 34.202 trang trại NTTS, trong đó riêng ĐBSCL có 25.147 trang trại Do sản xuất phát triển, thu nhập khá ổn định nên số lượng trang trại tăng nhanh từ 5.031 trang trại năm 2001, thì đến năm 2006 đã tăng lên 6,8 lần Bình quân 1 trang trại NTTS có 5,15 lao động, 3,53 ha diện tích đất mặt nước, 140 triệu đồng vốn đầu tư, 120 triệu đồng tổng thu,
40 triệu đồng thu nhập và 115 triệu đồng giá trị sản lượng hàng hóa, cao gấp nhiều lần kinh tế hộ nông nghiệp thuần trên cùng địa bàn nông thôn (2001) Tốc độ tăng thu nhập của trang trại NTTS bình quân hàng năm trên 20 % so với tốc độ tăng từ 5 đến 6% trong khu vực nông nghiệp
- NTTS hợp lý góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Hoạt động
khai thác thủy sản ven bờ biển, trên sông theo phương thức khai thác trắng bằng các công cụ lưới quét, cào và các hình thức khác đã làm cạn kiệt nguồn thủy sản, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí Do vậy, NTTS hợp lý đã góp phần khắc phục được tình trạng đó Trong phong trào phát triển NTTS ở các địa phương những năm qua đã hình thành các mô hình tạo cân bằng sinh thái cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả cả về kinh tế và môi trường Đó là mô hình VAC, mô
Trang 17hình nuôi tôm sinh thái, mô hình tôm - lúa, lúa - cá ở ĐBSCL, nuôi tôm công nghiệp, bán thâm canh Tuy nhiên, hiện nay cũng đang tồn tại một
số hình thức NTTS tự phát, gây ô nhiễm môi trường sinh thái dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt và ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, rừng ngập mặn Đó là những mặt trái của chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất lúa năng suất thấp sang NTTS ở một số địa phương cần khắc phục
- NTTS tạo thêm các nhân tố mới thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, cơ cấu GDP khu vực I
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn đã diễn ra trên phạm vi
cả nước, nhất là các vùng nông thôn ven đô thị, ven các khu công nghiệp và các vùng có nhiều ngành nghề truyền thống, vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung
Thực tế là sau khi có Nghị quyết 09 của Chính phủ, phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm ở các tỉnh ven biển đã phát triển mạnh, nhất là vùng bán đảo Cà Mau và duyên hải Nam Trung Bộ Năm 2001, cả nước đã chuyển trên 174 nghìn ha đất lúa vùng ven biển sản xuất bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp sang NTTS, chủ yếu là nuôi tôm quảng canh có lợi hơn Các vùng và địa phương chuyển đổi nhiều và nhanh là vùng bán đảo Cà Mau (Cà Mau chuyển trên 100 nghìn ha, Bạc Liêu chuyển 34 nghìn ha, Sóc Trăng chuyển 25 nghìn ha ), Duyên hải Nam Trung bộ chuyển 9 nghìn ha Trong 2 năm 2002 và 2003 xu hướng trên vẫn tiếp tục: vụ lúa đông xuân 2002 diện tích gieo cấy giảm 24,2 nghìn ha (-0,8%) so với vụ đông xuân 2001, vụ đông xuân 2003, diện tích lúa tiếp tục giảm 10,2 nghìn ha (vùng ĐBSCL giảm 14,9 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 1.600 ha, vùng ĐBSH giảm 5.000 ha) so với cùng kỳ năm 2002, chủ yếu chuyển sang nuôi tôm và cá Năm 2003, xu hướng chuyển đất lúa vùng ven biển năng suất thấp sang nuôi tôm, cá vẫn còn diễn ra sôi động, nhất là vùng bán đảo Cà Mau, nhiều nhất là Kiên Giang (tăng 41%), Sóc Trăng (tăng 38%) Bến Tre, Tiền Giang Phong trào chuyển đất lúa năng suất thấp sang NTTS còn phát triển cả những vùng đất trũng, nội đồng xa biển theo các hình thức và quy mô khác nhau: nuôi
cá ruộng, cá bè, cá lồng, chuyển từ ruộng 2, 3 vụ lúa trước đây sang 1
vụ cá, 1 vụ lúa có hiệu quả cao hơn ; cả ở các tỉnh miền núi theo hình
Trang 18thức nuôi cá ruộng như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang; vùng ven các thành phố, thị xã cũng như vùng nông thôn thuần nông vùng ĐBSCL cũng phát triển các hình thức NTTS đa dạng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu như nuôi ba ba, ốc, cua lột Tại một số nơi ở các tỉnh ĐBSCL những năm gần đây có nhiều hộ nông dân tuy nghèo nhưng cũng mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nuôi cua lột, thu lãi 5-10 triệu đồng/vụ là bình thường, trong đó có người đã trở thành ông chủ, bà chủ đầu tư hàng chục ao nuôi cua lột xuất khẩu Những kết quả đó đã góp phần tận dụng đất đai, mặt nước và lao động nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I nói chung và thủy sản nói riêng những năm gần đây (xem biểu 1.1)
Biểu 1.1
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NỘI BỘ
3 NGÀNH TRONG KHU VỰC I, THỜI KỲ 1996-2006
(Tính theo giá trị sản xuất, giá hiện hành)
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, trang 215- 312, NXB Thống kê)
Sự khởi sắc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của các vùng, các địa phương tuy có khác nhau nhưng đều có mục đích chung là giảm
Trang 19số lượng và tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng số lượng và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp từ đó tăng năng suất lao động, tăng thu nhập
và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nông thôn Đến nay,
cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với tốc độ từ 1 đến 1,5%/năm Nếu năm 1994, cơ cấu kinh tế nông thôn cả nước 71% là nông nghiệp và 29% là công nghiệp
và dịch vụ thì đến năm 2001, 2 tỷ lệ tương ứng là 62% và 38% Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 80% xuống 70% và lao động phi
nông nghiệp tăng từ 20% lên 30% trong thời gian tương ứng
Kết quả trên do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là tác động tích cực của các chính sách kinh tế - tài chính ban hành trong những năm qua đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I Một số chính sách tiêu biểu là: Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp
và nông thôn; Nghị quyết 09/NQ/CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Nghị quyết 03-NQ/CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại Trên cơ sở các Nghị quyết đó, các Bộ ngành chức năng đã cụ thể hóa bằng các thông tư và giải pháp để thực hiện, trong đó đáng chú ý là Thông tư số 82/2000/TT/BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/09/2000 của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 2000 - 2010 Các chính sách Kinh tế - Tài chính tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I là: tăng mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nhất là thủy lợi, khoa học công nghệ, hỗ trợ lãi suất tín dụng đối với các dự án nông nghiệp, thủy sản khó thu hồi vốn nhanh, mua tạm trữ xuất khẩu, nuôi thủy sản giống, cho phép các hộ nông dân chuyển đất lúa vùng ven biển, lúa 1 vụ mùa năng suất bấp bênh sang NTTS hoặc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi hơn Đổi mới chính sách thuế từ thuế nông nghiệp sang thuế sử dụng đất nông nghiệp, mở rộng diện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ các quỹ đất trong hạn điền qua đó góp phần giảm mức
Trang 20đóng góp của hộ nông dân và tăng sức mua ở nông thôn Các chính sách khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản kết hợp với chính sách thị trường đã góp phần giải quyết đầu ra cho nông nghiệp và thủy sản Đặc biệt, chính sách đầu tư cho chương trình đánh bắt hải sản
xa bờ thực hiện từ năm 1997 đã giúp ngư dân vùng ven biển có điều kiện đóng mới và cải hoán tàu thuyền và ngư cụ để phát triển mạnh nghề khai thác hải sản xa bờ, tìm các ngư trường mới Sự tăng nhanh tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm khu vực I những năm qua là kết quả tổng hợp của nhiều chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản xa bờ đến chế biến và xuất khẩu thủy sản Do vậy, nét nổi bật trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong khu vực I những năm qua là sự gia tăng nhanh chóng tỷ trọng ngành thủy sản dưới tác động tích cực của cơ chế, chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính, trong đó có các giải pháp vốn Dù chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ còn nhiều bất cập, xu hướng chuyển đất lúa sang NTTS còn tự phát nhưng kết quả và tiến bộ của ngành này trong những năm đổi mới là điều cần khẳng định Với kết quả này, 2 ngành nông nghiệp và thủy sản đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế do Đại hội IX đề ra cho năm 2005
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành thủy sản
Trong giai đọan từ 1999 - 2006 ngành thủy sản, chủ yếu là nuôi trồng đã đạt được những kết quả và tiến bộ trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất Đây là thời kỳ có tính chất bước ngoặc đối với ngành thủy sản Việt Nam
Với phương châm kết hợp giữa khai thác với nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, trong đó trọng tâm là phát triển mạnh NTTS ở những vùng
có điều kiện và các vùng mới chuyển đổi đất lúa trước đây, ngành thủy sản đã tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường Thực hiện phương châm đó, một mặt Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng về vốn và kinh nghiệm, mặt khác tập trung vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi cho ngành thủy sản, nhất là thực hiện chương trình đánh bắt thủy hải sản xa
bờ và NTTS ven biển, trên sông, hồ Những kết quả đạt được trong thời
kỳ này vượt xa các thời kỳ trước đó cả về quy mô, tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (xem biểu 1.2)
Trang 21Cơ cấu Sản
Lượng Thủy sản
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100
Khai thác thủy sản 76,6 73,6 70,8 68,1 64,9 61,8 57,4 54,2 NTTS 23,4 26,4 29,2 31,9 35,1 38,2 42,6 45,8
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, trang 215 -315, NXB Thống kê)
Nét nổi bật trong kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản 6 năm 1999-2006 là tỷ trọng thủy sản đánh bắt giảm nhanh, tỷ trọng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh cả về giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản nhưng cả 2 lĩnh vực đều tăng trưởng với nhịp độ năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ khác nhau Tốc độ tăng bình quân hàng năm
về giá trị sản xuất của khai thác thủy sản là 4%, trong khi đó của NTTS
là 28,7% Tương tự như vậy với tốc độ tăng về sản lượng thủy sản là 4,75% và 18,9% Nguyên nhân của những tiến bộ đó là do: trong những năm đổi mới, nhất là trong thời gian gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính để hỗ trợ tích cực các hoạt động NTTS Bắt đầu từ năm 2000 hoạt động NTTS đã có bước đột phá rất quan trọng So với năm 1999 diện tích NTTS năm 2000 tăng 22,1%, sản lượng NTTS tăng 22,6% Nghề NTTS tiếp tục phát triển mạnh theo hướng tăng sản, ứng dụng tiến bộ sinh học trong chọn và lai tạo giống đi đôi với công nghiệp hóa sản xuất thức ăn Đối tượng NTTS
là các hộ nông thôn vùng ven biển, ven các hồ nước lớn, ven sông và vùng ĐBSCL (cá ruộng, cá bè, cá lồng, cá hầm ) Do đó, tốc độ tăng diện tích NTTS hàng năm 6-7% và sản lượng thủy sản tăng hàng năm
Trang 22gần 20% là có cơ sở Các hình thức nuôi cá lồng, bè phát triển mạnh với quy mô lớn theo mô hình gắn sản xuất với chế biến và xuất khẩu thủy sản
Ngoài tôm, cá là chủ yếu, nhiều vùng còn mở rộng nuôi các loại thủy sản khác có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu cao như nghêu (Trà Vinh, Bến Tre), sò huyết (Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Duyên hải miền Trung), ba ba, ếch NTTS được Nhà nước tập trung đầu tư trong thời kỳ này Nghề NTTS tiếp tục phát triển theo chiều sâu, hầu như đã chuyển hướng sang nuôi tăng sản, đối tượng nuôi có chọn lọc, hình thức nuôi chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh Đặc biệt các tỉnh ven biển và đồng bằng Nam Bộ phát triển mạnh, hướng chuyển dần sang nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn Kết quả là sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh cả về tốc độ và chủng loại sản phẩm
Năm 2000 sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 589,6 nghìn tấn, tăng 22,6% so năm 1999; năm 2001 đạt 709,9 nghìn tấn, tăng 20% so năm 2000; năm 2002 đạt 844,8 nghìn tấn, tăng 19% so năm 2001; năm 2003 đạt 1003,1 nghìn tấn, tăng 18,7% so năm 2002; năm 2004 đạt 1202,5 nghìn tấn, tăng 19,9% so năm 2003 và năm 2005 đạt 1.478,0 nghìn tấn, tăng 22,9% so năm 2004 và năm 2006 đạt 1694,2 nghìn tấn, tăng 14,6%
so năm 2005 và tăng gấp 2,39 lần so với năm 2001 Đó là những tốc độ tăng trưởng cao, chưa từng có trong hoạt động NTTS từ trước đến nay, vượt xa tốc độ khai thác thủy sản và tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong ngành này theo hướng bền vững
Từ khi chuyển thành ngành kinh tế cấp I (1993) Tính chung, từ năm 1993 đến năm 2006 ngành thủy sản đã đạt được kết quả khả quan: Tốc độ phát triển giá trị sản lượng thủy sản tăng 231,3%, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả thời kỳ là 9,7% Sản lượng thủy sản khai thác tăng 161,8%; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 289,2% trong đó sản lượng tôm tăng 438% Giá trị thủy sản xuất khẩu gấp 11 lần so với năm
1990 làm cho thủy sản trở thành một trong những ngành mũi nhọn để tăng kim ngạch xuất khẩu, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước - đứng
vị trí thứ 4 sau ngành dầu khí, dệt may và giày dép Những thành tựu đó thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ 2000-2006 (xem biểu 1.3)
Trang 23Biểu 1.3:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA THỦY SẢN TRONG THỜI KỲ 2000-2006
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, trang 306-435, NXB Thống kê)
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển một phần đất lúa ven biển năng suất và hiệu quả thấp sang NTTS theo Quyết định 09 của Chính phủ, từ năm 2001-2006 sản xuất thủy sản nói chung, NTTS nói riêng đã có bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa rõ nét hơn Nét mới trong sản xuất thủy sản 6 năm qua là cơ cấu sản phẩm đã có bước chuyển đổi tích cực Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng trong sản lượng thủy sản tăng từ 29,20% năm 2001, lên 31,91% năm 2002, lên 35,08% năm
2003, lên 38,24% năm 2004, lên 43,64% năm 2005 và 45,84% năm
2006 Tỷ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt giảm từ 70,80%, xuống 68,09%, xuống 64,92%; xuống 61,76%, xuống 57,36% và 54,16% trong thời gian tương ứng Tính đến năm 2006, cả nước có 988,4 nghìn ha diện tích đất có mặt nước NTTS các loại, trong đó có 679,2 nghìn ha mặt nước mặn, lợ và 505,2 nghìn ha mặt nước ngọt Số hộ NTTS lên tới
2 triệu hộ, trong đó có 1,6 triệu hộ nuôi cá, gần 400 nghìn hộ nuôi tôm
Số hộ NTTS phân theo loại nước như sau, trên 1,6 triệu hộ nuôi thủy sản nước ngọt, gần 300 nghìn hộ nuôi thủy sản nước mặn và lợ Số hộ nuôi thủy sản trong ruộng nước theo hình thức xen canh lên đến trên
220 nghìn hộ Số trang trại NTTS năm 2006 là 34.202 trang trại (năm
Trang 242005 có 35.648 trang trại), tăng gấp hơn 2 lần năm 2001 (17.016 trang trại) Số lượng trang trại nhiều nhất là ĐBSCL có 25.147 trang trại, Đông Nam Bộ có 1.338 trang trại; duyên hải Nam Trung Bộ có 2.323 trang trại, Bắc Trung Bộ có 1.233 trang trại, ĐBSH có 1.072 trang trại, đông Bắc có 1.019 trang trại và ít nhất là Tây Bắc chỉ có 36 trang trại Kết quả đó cho thấy chủ trương đổi mới cơ cấu sản xuất trong ngành thủy sản đã chuyển từ khai thác nguồn lợi sẵn có của thiên nhiên sang NTTS trên cơ sở khai thác, sử dụng các tiềm năng và thế mạnh về diện tích mặt nước và nguồn lao động hiện có, để phát triển sản xuất, phù hợp với yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Hoạt động NTTS trong 6 năm qua, có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận: quy mô diện tích tiếp tục mở rộng, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tôm, giảm tỷ trọng cá cả về diện tích và sản lượng Do vậy, cơ cấu sản phẩm cũng có bước chuyển từ thủy sản khác
và cá sang tôm (xem biểu 1.4)
(Nguồn: Số tính toán theo Niên giám TK các năm tương ứng)
Tỷ trọng tôm tăng từ 47,70% về diện tích và 11,95% về sản lượng thủy sản nuôi năm 1999 lên 55,49% và 20,93% năm 2006, về 2 chỉ tiêu
Trang 25tương ứng Đã đánh dấu bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu NTTS theo hướng hàng hóa gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu Trong thời gian đó, tỷ trọng cá nuôi và các loại thủy sản nuôi trồng khác có giảm từ 52,30% xuống 45,51% về diện tích và 88,05% xuống 79,07%
về sản lượng nhưng lượng tuyệt đối vẫn tăng Xu hướng này cho thấy chủng loại thủy sản nuôi trồng ngày càng đa dạng (cá, tôm, sò huyết, nghêu, ốc, trai các loại) chất lượng thủy sản nuôi trồng đã cao hơn vì giá trị kinh tế của tôm cao hơn nhiều so với cá và các loại thủy sản khác Giữa tôm và cá, tỷ trọng tôm có xu hướng tăng nhanh hơn cá do tốc độ tăng sản lượng tôm nuôi bình quân/năm đạt 18,5% trong khi đó
cá chỉ có 15,8%, do thị trường và giá cả tôm ổn định, nuôi tôm hiệu quả cao hơn Trong hoạt động nuôi tôm những năm 1999-2006, một nét mới tiến bộ là phong trào nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp và bán thâm canh phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh phía Nam Riêng 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng năm 2006 có diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán thâm canh tăng gấp 3 lần năm 2002 Mô hình nuôi cá, tôm trên ruộng phổ biến là theo công thức 1 vụ lúa, 1 vụ cá hoặc tôm Phong trào nuôi cá lồng bè tuy chi phí cao và có khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của vụ kiện cá tra, cá ba sa ở Mỹ nhưng kết quả đạt được trong những năm gần đây vẫn khả quan Số lồng bè và sản lượng cá lồng bè hàng năm vẫn tăng đều, nhất là ở tỉnh An Giang Phong trào nuôi cá ruộng phát triển mạnh không chỉ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở các tỉnh khác với nhiều hình thức và quy mô khác nhau
Sản xuất thủy sản nuôi trồng phát triển toàn diện, đa dạng hóa hình thức và sản phẩm và tăng trưởng khá đã góp phần quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản trên cả 2 mặt: tăng kim ngạch và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu thủy sản những năm gần đây tăng trung bình 10,7%/năm Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng có bước chuyển dịch tích cực, trong đó rõ nét nhất là tỷ trọng thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như thủy sản đông lạnh, đã phát triển nhiều mặt hàng xuất khẩu thủy sản chế biến chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường Mặt hàng tôm có xu hướng tăng cao và sản phẩm xuất khẩu đa dạng nên những năm qua đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tôm
Trang 26đạt 1.265,7 triệu USD, bằng 46,32% kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản, tăng gấp 2 lần năm 2000; mặt hàng cá đông lạnh đạt 608,8 triệu USD, chiếm 22,28%; tăng gấp 3,5 lần năm 2000; các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, hàng khô, … hầu hết đều giảm tỷ lệ và chỉ chiếm ít hơn 6% Trong tình hình thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn và bị thu hẹp, trong khi đó thị trường mới là EU và Nhật Bản mới mở rộng, quy
mô nhỏ, thì kết quả đó là thành công lớn, đáng ghi nhận Trong tiến bộ này vai trò của NTTS có ý nghĩa quyết định
1.3 VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN NTTS
1.3.1 Khái niệm về vốn
Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ của tất cả các ngành kinh tế Tuy nhiên, khái niệm về vốn có sự khác nhau tùy theo gốc độ tiếp cận
- Theo hình thái biểu hiện: vốn được chia thành 2 loại:
y Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những
tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như: đất đai, nhà máy, đường sá,
y Vốn vô hình: gồm giá trị những tài sản vô hình như: vị trí đất
cửa hàng, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế phát minh,
Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn, sẽ có biện pháp quản lý và khai thác triệt để vốn, cũng như giúp cho việc phát triển những tiềm năng về vốn, đặc biệt là phát triển vốn
vô hình, vì đây là lợi thế riêng có Vốn vô hình được sử dụng tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đồng thời giúp cho việc đánh giá chính xác giá trị vốn, làm cơ sở cho họat động góp vốn kinh doanh, kêu gọi hợp tác đầu tư
- Theo phưong thức luân chuyển giá trị: vốn được chia thành 2
loại:
y Vốn cố định: là giá trị của tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế
y Vốn lưu động: là giá trị của tài sản lưu động dùng vào mục
đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế
1.3 VAI TRÒ CA YU T
VN TRONG PHÁT TRIN NTTS
Trang 27- Theo thời hạn luân chuyển: vốn được chia thành 3 loại
y Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một
năm
y Vốn trung hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ một
năm đến năm năm
y Vốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển trên năm
năm
- Theo nguồn gốc hình thành: vốn được chia làm 2 loại: vốn chủ
sở hữu và vốn vay
y Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do chủ doanh nghiệp, công ty
cổ phần, hộ gia đình sở hữu Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ số tiền đóng góp của các nhà đầu tư - Người chủ sở hữu doanh nghiệp như: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tự có, vốn do chủ đầu tư đóng góp, ; từ số tiền được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi kinh doanh); từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá,
y Vốn vay: là nguồn vốn huy động từ bên ngoài dưới mọi hình
thức và mức độ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
hộ gia đình, như: vay Ngân hàng thương mại, vay các tổ chức tín dụng khác, thấu chi, chiết khấu thương phiếu,
Theo cuốn tự điển kinh tế học hiện đại của David W.Pearce (1999), vốn là yếu tố của sản xuất do quá trình sản xuất tạo ra, trong khi đó, đất đai và lao động là những thứ không phải do sản xuất tạo ra Đối với một quốc gia, thường có nhiều kênh chuyển tải vốn khác nhau phục vụ phát triển kinh tế Người ta thường phân loại các kênh như sau:
- Nguồn vốn tự huy động của dân cư vào phát triển sản xuất kinh doanh Đặc điểm quan trọng của nguồn vốn ở nông thôn khác với ở đô thị, đó là tính nhỏ lẻ, tỷ lệ huy động thấp Vốn của các hộ thuần nông hoặc NTTS ven biển, ven sông, trong ao hồ phân tán làm kinh tế phụ cũng trong trường hợp đó
- Nguồn vốn huy động từ Chính phủ thường được coi là nguồn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Đây là nguồn vốn rất quan trọng, mang tính định hướng, quy mô lớn, tập trung và có ý nghĩa quyết định
Trang 28- Nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc hình thành từ Ngân sách Nhà nước (các tổ chức tín dụng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại quốc doanh) và nguồn huy động trong dân cư đô thị hoặc nông thôn Vốn tín dụng thường được phân thành 2 loại: chính thức và phi chính thức Trong nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn tín dụng đang trở thành nguồn vốn chủ lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình NTTS
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế cho một quốc gia khác vì mục tiêu hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc môi trường Nguồn vốn này thường đầu tư cho xây dựng các kết cấu hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện hoặc mua sắm các trang thiết bị trong các lĩnh vực lợi ích công cộng, trong đó có nhiều cơ sở phục vụ NTTS
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của nước khác
- Nguồn kiều hối là nguồn vốn từ những người đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài gửi về để đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo kênh gia đình hoặc cộng đồng của người gửi tiền
Trong lĩnh vực NTTS ở Việt Nam những năm qua, các loại vốn trên đây đều được khai thác và sử dụng theo các nội dung và hình thức khác nhau, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn tín dụng có nguồn gốc Ngân sách Nhà nước (Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các NH thương mại quốc doanh khác, quỹ tín dụng)
1.3.2 Vai trò của vốn trong phát triển NTTS
NTTS là hoạt động hữu ích của con người đầu tư vào nuôi thủy sản dưới nước, trên cơ sở khai thác và sử dụng các nguồn nước, khí hậu thiên nhiên sẵn có và lao động con người, nên hoạt động này có nhiều đặc điểm riêng khác với chăn nuôi gia súc gia cầm trên cạn Đó là sản phẩm sản xuất có mục tiêu chính là để bán, một bộ phận là hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu như nuôi tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh,
Trang 29cá tra, các ba sa, cá chình, cá bống tượng Vì vậy, NTTS cần có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phải đầu tư lớn, chi phí cao, nhất
là thủy lợi, cơ sở sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh, khuyến ngư, vệ sinh ao hồ, đầm phá, nguồn nước sử dụng, hệ thống lồng bè, đội ngũ kỹ
sư chuyên gia thủy sản, cơ sở sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, thị trường xuất khẩu, máy móc thiết bị phục vụ nuôi trồng Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoạt động NTTS đòi hỏi phải có vốn lưu động lớn để đáp ứng yêu cầu trang trải chi phí thường xuyên và dụng cụ nhỏ Do vậy vốn cho NTTS là rất lớn
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thủy sản, vốn cho các khoản chi phí thường xuyên của hộ NTTS lên tới trên 30 khoản chi, lớn, nhỏ trong đó có 4 khoản chi phí lớn gồm :
- Chi phí về giống, thức ăn, các chất vi lượng
- Chi phí xử lý môi trường, nguyên nhiên liệu, thuế, phí bao gồm: vệ sinh xử lý ao, đầm, thuốc xử lý nước, vôi, thuốc diệt tạp, hóa chất khác, thuốc phòng chữa bệnh, chi phí xăng dầu, nhớt, mỡ, điện, thủy lợi phí, khấu hao TSCĐ, dụng cụ nhỏ, bảo hiểm tôm, cá nuôi, thuế
sử dụng đất/mặt nước, chi phí trực tiếp khác, như đấu thầu, thuê đất, mặt nước
- Chi phí thuê ngoài gồm các loại lớn: thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển không kèm người điều khiển, cải tạo ao hồ, chăm sóc, chế biến thức ăn, thu hoạch, vận chuyển, sửa chữa máy móc thiết bị, các chi phí khác
- Chi phí lao động tự làm của hộ nuôi thủy sản
Nhận thức được yêu cầu về vốn như trên nên trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về phát triển NTTS đều đề cập đến vấn đề này như là một nội dung hỗ trợ không thể thiếu của các cấp, các ngành Cụ thể:
Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ V (Khóa IX) của Đảng về
"Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010 " đã
ghi rõ "Đối với thủy sản: đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả những diện tích đất
Trang 30nông nghiệp chuyển đổi, để NTTS, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và các hình thức nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng nước biển, nước lợ, nước ngọt, tổ chức sản xuất và cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả"
Để phục vụ cho việc triển khai Chương trình, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 224/1999/TTg ngày 08/12/1999 phê duyệt
Chương trình Phát triển thủy sản đến 2010 Về vốn quyết định ghi rõ:
y Vốn đầu tư cho Chương trình huy động từ các nguồn:
- Vốn Ngân sách Nhà nước (kể cả vốn vay ngoài nước, vốn tín dụng dài hạn, viện trợ chính thức, tài trợ của các tổ chức quốc tế)
- Vốn tín dụng trung và dài hạn
- Vốn tín dụng ngắn hạn
- Vốn huy động từ các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư
- Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành hữu quan có giải pháp cân đối vốn và bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ đầu tư theo dự án thực hiện Chương trình NTTS đạt kết quả
Liên quan đến vấn đề vốn, Thủ tướng Chính phủ còn có Quyết định
số 103/2000/TTg ngày 25/08/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển giống NTTS Về vốn, Quyết định xác định Ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cho các hoạt động các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu bảo vệ nguồn gien thủy sản, sản xuất giống gốc, nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống quý có khả năng thuần hóa để sản xuất rộng rãi, nhập công nghệ sản xuất giống, sản xuất giống để thả vào vùng nước tự nhiên ở những nơi quy hoạch, xây dựng một số trung tâm giống quốc gia ở một số vùng cần thiết, tăng kinh phí khuyến ngư cho trung ương và địa phương, ưu tiên cho việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống để hỗ trợ các tổ chức và gia đình sản xuất giống thủy sản Việc đầu tư trên phải tiến hành theo dự án do các cấp thẩm quyền phê duyệt
Trang 31y Về vốn tín dụng, Nghị quyết cũng nêu rõ: từ năm 2000 đến 2005,
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ 1.000 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) để cho tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân vay để sản xuất giống thủy sản
y Tín dụng thương mại: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân
hàng thương mại cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay đủ vốn để sản xuất giống thủy sản; lãi suất và thời gian vay theo quy định hiện hành, mức vay dưới 50 triệu đồng thì không phải thế chấp
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tùy theo điều kiện cụ thể của tỉnh, thành phố hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để sản xuất giống
Bộ Khoa học & Công nghệ ưu tiên dành kinh phí cho các dự án thử nghiệm về sản xuất giống thủy sản
Quỹ hỗ trợ phát triển Khoa học & Công nghệ quốc gia ưu tiên cấp tín dụng với điều kiện thuận lợi hoặc với lãi suất ưu đãi cho việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học & công nghệ về sản xuất giống
Bộ Thủy sản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong ngành thủy sản và huy động lực lượng ngoài ngành tham gia nghiên cứu tạo giống, sản xuất giống thủy sản Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu thuê chuyên gia nước ngoài về sản xuất giống thủy sản
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 6 năm qua các cấp, các ngành từ TW đến địa phương và hộ gia đình, tổ chức,
cá nhân đã thực thi nhiều giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động NTTS và đạt kết quả khá, nhất là 5 năm 2001-2005 Nhờ
có vốn được huy động từ các nguồn trên đây theo các kênh khác nhau nhưng đều đem lại kết quả chung là khắc phục tình trạng thiếu vốn của các cơ sở, hộ gia đình và cá nhân NTTS Nhờ đó quy mô và tốc độ tăng trưởng của NTTS đã có bước tiến mới, cao hơn hẳn các thời kỳ trước
đó Sự đa dạng về hình thức, quy mô và loại thủy hải sản nuôi trồng phát triển nhanh trong 6 năm qua (2001-2006) là thành tựu nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam thời kỳ này Sản phẩm của các hoạt động này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước
mà còn góp phần chủ yếu vào tăng trưởng xuất khẩu thủy sản
Trang 32Kết quả tổng hợp hoạt động NTTS là giá trị sản xuất (theo giá cố định 94) tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm: năm 2001 tăng 41,94% năm 2002 tăng 17,22%, năm 2003 tăng 20,90%, năm 2004 tăng 20,30%, năm 2005 tăng 20,2% và tăng 13% năm 2006 Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng trong giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 44% năm 2001 lên 55,3% năm 2004, 65% năm 2005 và ước đạt 70% năm 2006 Các tốc độ
đó đạt được trong điều kiện thời tiết không phải năm nào cũng thuận lợi Riêng năm 2005, nắng nóng, khô hạn kéo dài ở các tỉnh miền Trung, bão lớn ở các tỉnh phía Bắc, nhất là bão Chanchu, bão số 6 và số 7(Chimaron) năm 2006, đã gây thiệt hại nặng nề cho NTTS ven biển Thêm vào đó thị trường xuất khẩu luôn biến động bất lợi, nhất là thị trường Mỹ với các vụ kiện bán phá giá tôm, cá da trơn, giá thức ăn công nghiệp tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động NTTS
Nguyên nhân của những kết quả đó:
- Về khách quan: thị trường và giá cả sản phẩm thủy sản thế giới
biến động theo xu hướng tăng dần, nhất là tôm nuôi
- Về chủ quan: các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quy
hoạch, sử dụng đất đai, mặt nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế trang trại, khuyến khích xuất khẩu thủy sản, nhất là các chính sách và giải pháp về vốn đầu tư và tín dụng đã tác động tích cực thúc đẩy hoạt động NTTS Nghị quyết số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển NTTS 1999-2010, Nghị quyết 09 của Chính phủ ngày 15/06/2000 về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã tạo hành lang pháp lý cho việc khai thác và sử dụng diện tích đất đai, mặt nước hiện có và chuyển một phần diện tích đất lúa vùng ven biển năng suất thấp sang NTTS Một năm sau Nghị quyết 09 của Chính phủ, diện tích đất đai/mặt nước NTTS cả nước tăng 18% so với năm 2000 (120 nghìn ha), riêng vùng ĐBSCL tăng 22% (100 nghìn ha), trong đó tỉnh Cà Mau tăng 25% (54 nghìn ha) chủ yếu do được chuyển từ đất lúa ven biển năng suất thấp Một số địa phương chuyển từ diện tích gieo trồng 2 vụ lúa thành 1 vụ lúa và 1 vụ cá hoặc 1 vụ lúa và 1 vụ tôm có thu nhập cao hơn Phong trào nuôi cá bè, cá lồng phát triển mạnh và lan rộng từ Nam
Bộ đến các vùng khác với tốc độ nhanh
Trang 33Tác động của yếu tố vốn vào sản xuất NTTS đã góp phần qua trọng thúc đẩy hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản cả nước
Vượt qua những khó khăn khách quan do biến động bất lợi của thị trường lớn nhất là Mỹ với các vụ kiện bán phá giá tôm, cá da trơn và thủ tục nộp tiền bảo lãnh xuất khẩu thủy sản vào nước này mang tính áp đặt, trong khi các thị trường khác còn hạn chế, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước Năm 2001 đạt 1.814,6 triệu USD tăng 22,8%; năm 2002 đạt 2.021,8 USD tăng 11,3%; năm 2003 đạt 2.199,6 triệu USD, tăng 8,8%, năm 2004 đạt 2.401,2 triệu USD tăng 9,2%; năm 2005 đạt 2.732,5 triệu USD, tăng 13,47%, năm 2006 đạt 3.358,1 triệu USD, tăng 22,89% so với năm 2005 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu chuyển từ cá sang tôm khá rõ nét Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 42,7% (631,4 triệu USD) năm
2000 lên 42,9% (943,6 triệu USD) năm 2003 và đạt 46,3% (1.265,7 triệu USD) năm 2005 Mặt khác, nguồn thủy sản nuôi trồng rất phong phú cả về cá, tôm, nhuyễn thể, và thị trường Nhật, Trung quốc và EU được mở rộng Với kết quả này, nên mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD năm
2006 đã trở thành hiện thực (đạt 3.358,1 triệu USD)
Nhờ NTTS phát triển mạnh và đúng hướng nên sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có mặt trên thị trường hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản Tổ chức FAO
đã xếp Việt Nam vào nhóm 15 cường quốc sản xuất và xuất khẩu thủy sản Hiện nay, Việt Nam đã có 150 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản áp dụng phương pháp HACCP - Hệ thống phân tích, xác định, kiểm soát các điểm nguy hại trong quá trình chế biến thủy sản; 70 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU, 125 doanh nghiệp công nhận chương trình HACCP xuất khẩu vào Mỹ Việt Nam đã xác định được 4 thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Công và EU Thị trường Mỹ giữ vị trí hàng đầu chiếm gần 33% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với mặt hàng chính là tôm và cá, trong đó tôm chiếm tỷ trọng trên 60% Cá ba sa và cá tra Việt Nam chiếm gần 94% lượng nhập khẩu vào thị trường Mỹ Cá ngừ, nhất là cá ngừ vây vàng có lượng và giá trị cao được thị trường Mỹ chấp nhận Thị trường Nhật chiếm 27% với kim ngạch hàng năm trên 700 triệu USD nhưng là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao Thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng
Trang 3418% với các mặt hàng đa dạng và không quá khắt khe về chất lượng Hiện nay có 100 doanh nghiệp Việt Nam có giao thương chế biến và xuất khẩu sang thị trường này EU là thị trường mới, chiếm tỷ trọng từ 3-5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam với yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm Trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã vượt qua nhiều khó khăn và đã đạt kết quả là ổn định thị trường đã có, mở rộng thị trường mới bằng chất lượng, vệ sinh thực phẩm và giá cả Đó cũng là một trong các nguyên nhân góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất và xuất khẩu thủy sản thời
kỳ 2001-2005 Trong thành quả đó có vai trò quan trọng của các chính sách về hổ trợ vốn của Chính phủ cho NTTS
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, tình hình sử dụng vốn NTTS 6 năm qua cũng còn nhiều hạn chế và nhược điểm, trong đó có vấn đề nợ đọng vốn của Ngân hàng thương mại của các hộ nuôi khá lớn Do sử dụng vốn tùy tiện, không khoa học nên tình trạng tự phát, manh mún trong NTTS còn phổ biến nhất là chuyển đất lúa sang nuôi tôm ồ ạt, ngoài quy hoạch ở các tỉnh phía Nam, nhất là ĐBSCL Công tác chuẩn bị giống, vệ sinh ao hồ, mặt nước và thủy lợi cho NTTS không được đầu tư đúng mức nên kết quả hạn chế, đã ảnh hưởng đến môi trường nước và kết quả sản xuất Tình trạng tôm chết hàng loạt ở nhiều vùng ở các địa phương năm nào cũng diễn ra nhưng khắc phục chậm, dẫn đến thua lỗ, nợ NH lớn, thậm chí nghiêm trọng Thức ăn cho tôm, cá chưa được chuẩn bị phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn Các cơ sở chế biến thức ăn cho tôm, cá, tuy tăng nhanh về số lượng nhưng trình độ công nghệ chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng sản xuất
Sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy hải sản 6 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái nguồn nước biển, sông, hồ Theo kết quả khảo sát của Cục môi trường thì 50% số mẫu khảo sát có hàm lượng xianua trong nước biển vượt quy định cho phép Bên cạnh
đó chất thải, dầu, nước dằn tàu, nước thải từ các cơ sở chế biến thủy sản, chất thải do dùng mìn, điện đánh cá phi pháp gây ra còn rất lớn Cũng theo điều tra, hầu hết các hộ, trang trại NTTS đều sử dụng hóa chất, thức ăn nhân tạo, phân bón nhưng lại không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường nước, không khí Nhiều
Trang 35diện tích rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ bị phá nuôi tôm, gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái vùng ven biển
Yếu tố vốn đầu tư và cho vay còn tác động đến các hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Do không được đầu tư đúng mức nên hoạt động xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều bất cập Nguồn hàng tuy số lượng lớn nhưng chủng loại còn nghèo, chủ yếu vẫn là hàng đông lạnh truyền thống, rất ít sản phẩm qua chế biến chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của các thị trường khó tính Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đảm bảo, số lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu có hàm lượng xianua vượt quá giới hạn cho phép vẫn còn Thị trường xuất khẩu vẫn chưa ổn định, nhất là 4 thị trường lớn Điều này thể hiện rõ nhất ở thị trường Mỹ năm 2004-2005 Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tính đến nay, song cũng là thị trường khó tính, luôn biến động bất lợi Tình trạng giảm sút mặt hàng cá ba sa, cá tra, tôm xuất sang thị trường này những năm qua và hiện nay đã và đang tác động xấu trực tiếp đến tình hình sản xuất trong nước Thị trường Trung Quốc có tiềm năng rất lớn lại không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng, chi phí vận chuyển thấp nhưng hiện chỉ khai thác được khoảng 40% Các thị trường khác tỷ trọng không lớn và tăng trưởng chậm
Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trên có nhiều, trong đó thiếu vốn, dẫn đến đầu tư không đồng bộ, cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi yếu kém, cơ sở nhân giống, chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm xuất khẩu thiếu là nguyên nhân chủ yếu và có tính phổ biến ở các vùng mới chuyển đổi cơ cấu sản xuất Một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến hạn chế đó là thiếu các giải pháp đồng bộ và khả thi về vốn đầu tư, cho vay trong lĩnh vực này
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 NTTS là hoạt động đầu tư nhằm khai thác thế mạnh về đất đai, mặt nước tự nhiên, khí hậu và nguồn lao động sẳn có ở tất cả các vùng để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ngư dân Hoạt động này bao gồm nhiều hình thức với nhiều loại sản phẩm đa dạng: nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt, trên ao hồ, sông cụt, nuôi lồng nuôi bè, nuôi xen canh trên ruộng lúa… Các đối tượng nuôi trồng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị lớn như:
Trang 36tôm, cá, ốc, ếch, sò huyết, nghêu, ba ba NTTS có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay và những năm tới Trong bối cảnh nguồn thủy, hải sản thiên nhiên trên sông, biển ngày càng cạn kiệt, chi phí khai thác cao, tính rủi ro lớn vì bão lũ và giá xăng dầu cao, vị trí các hoạt động NTTS ngày càng cao và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, NTTS là ngành sản xuất
mà nhiều sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu và tiêu dùng ở các thị trường khó tính nên đòi hỏi chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo Vì vậy, đây là một ngành có thể coi là công nghệ cao cần có sự quan tâm đặc biệt nhất là về vốn và KHCN Kinh nghiệm các nước và thực tiễn ở Việt Nam những năm qua đã chứng minh đầy đủ vai trò và tác dụng của vốn, vì có vốn mới có điều kiện để thâm canh cao, ứng dụng KHCN mới vào sản xuất và chế biến thủy sản
Vốn có nhiều loại, vốn biểu hiện giá trị của tài sản, vốn tiền mặt, được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn đi vay, vốn đầu tư và vốn tín dụng của Nhà nước của các doanh nghiệp và vốn của dân cư Vốn là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế nên đối với ngành NTTS vốn có ý nghĩa quyết định Vốn có nhiều nguồn hợp thành và được sử dụng cho NTTS trong nhiều công đoạn khác nhau của quá trình tạo ra sản phẩm Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp về vốn cho hoạt động này phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất và yêu cầu sản phẩm có tính đặc thù này Giải pháp
có nhiều là cần thiết nhưng quan trọng là đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống nhằm giải quyết trọn vẹn 2 mặt của vấn đề là huy động vốn nhiều nhất và sử dụng vốn hiệu quả nhất Các giải pháp đó nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi, mặt khác phải đảm bảo sản xuất có lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đó thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trên địa bàn cả nước cũng như từng địa phương cụ thể Để xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp khả thi cho những năm tới, nhất thiết phải phân tích, đánh giá đúng mức và toàn diện thực trạng các mặt được và chưa được cũng như nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến việc huy động và sử dụng vốn NTTS của địa phương được chọn làm địa bàn nghiên cứu./
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH CÀ MAU
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA TỈNH CÀ MAU 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên:
Cà Mau là tỉnh cuối cùng của tổ quốc, thuộc ĐBSCL, được tách
ra từ tỉnh Minh Hải vào ngày 01/01/1997, cách Tp Hồ Chí Minh gần
350 Km và cách thủ đô Hà Nội 2085 Km; phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan; có điểm cực Bắc: 9033’ vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình), điểm cực Nam 8030’ vĩ Bắc (thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) theo đường chim bay từ Bắc tới Nam là
100 km; điểm cực Đông 1050 kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), cực Tây 104043’ kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), từ Đông sang Tây là 68 km Đến 2006, Cà Mau có 08 huyện và
01 thành phố Có thể nói Cà Mau có vị trí địa lý tự nhiên khá đặc biệt:
là bán đảo nối liền với đất liền, có hình dáng một mũi con tàu đang rẽ sóng ra khơi, có 3 mặt tiếp giáp biển, là nơi duy nhất trên đất liền của Việt Nam có thể ngắm mặt trời mọc từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều (xem phụ lục số 01)
Cà Mau được hình thành cùng với đặc điểm lịch sử vùng đất mới, do ông cha ta khai phá muộn màng vào những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, từ đó đến nay Cà Mau đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính như năm 1882 vùng đất Cà Mau nhập với Bạc Liêu lấy tên là tỉnh Bạc Liêu, đến năm 1955 chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau thành lập tỉnh mới với tên gọi là tỉnh An Xuyên, sau giải phóng tháng 02/1976 Chính phủ Cách mạng Lâm thời xác nhập tỉnh
Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu thành một tỉnh mới với tên gọi là tỉnh Minh Hải và đến ngày 06/11/1996 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam ra Nghị quyết tách tỉnh Minh Hải thành 02 tỉnh là Cà Mau và Bạc Liêu Đến nay tỉnh Cà Mau có 09 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: TP Cà Mau và 08 huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển
Trang 38Theo kết quả kiểm kê đất đai ngày 01/01/2005 tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 532.916 ha, bằng 1,62% diện tích cả nước và đứng thứ 02 trong 13 tỉnh ĐBSCL, sau Kiên Giang Trong tổng số: đất nông nghiệp 477.703 ha, chiếm 89,64%; đất phi nông nghiệp 44.397 ha, chiếm 8,33% và đất chưa sử dụng là 10.816 ha, chiếm 2,03%
Trong đất nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp 142.446 ha, chiếm 29,82% (trong đó đất trồng cây hàng năm là 87.820 ha, chiếm 61,16%; đất trồng cây lâu năm là 54.625 ha, chiếm 38,34%); đất lâm nghiệp 106.089 ha, chiếm 22,21%; đất có mặt nước NTTS 227.908 ha, chiếm 47,71%; đất làm muối 121 ha, chiếm 0,03% và đất nông nghiệp khác 1.139 ha, chiếm 0,24%
Trong đất phi nông nghiệp: đất ở 6.632 ha, chiếm 14,94%; đất chuyên dùng 19.689 ha, chiếm 44,35%; đất tôn giáo tính ngưỡng 76 ha, chiếm 0,17%; đất nghĩa trang nghĩa địa 226 ha, chiếm 0,51%; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 17.636 ha, chiếm 39,72% và đất phi nông nghiệp khác 13 ha, chiếm 0,31%
Diện tích đất tự nhiên chia theo huyện thành phố như sau: thành phố Cà Mau 25.022 ha; huyện Thới Bình 63.997 ha; U Minh 77.456 ha; Trần Văn Thời 71.615 ha; Cái Nước 41.699 ha; Phú Tân 46.394 ha; Đầm Dơi 82.607 ha; Năm Căn 50.901 ha; Ngọc Hiển 73.225 ha (xem phụ biểu số 01)
Thời tiết Cà Mau có hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa kéo dài
từ tháng 05 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau; khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình cả năm (năm 2006) là 27,60c, nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 04 (290c) và tháng thấp nhất là tháng 01 (26,20c); số giờ nắng trung bình cả năm là 2.174,5 giờ; trung bình mỗi ngày có 6,04 giờ nắng, số giờ cao nhất trong năm là tháng 03 (241,4 giờ nắng) Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.263 đến 2.287mm, các tháng có lượng mưa cao nhất từ tháng 05 đến tháng
10, mỗi tháng có lượng mưa trung bình 349mm; các tháng có lượng mưa thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, đặc biệt lượng mưa ít nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 02 năm sau, tuy có xác định thời gian chung nhất mang tính phổ biến nhưng lượng mưa hàng năm không đều, có những năm mưa sớm vào tháng 03 và những năm mưa kéo dài đến hết tháng 12, chế độ thủy triều vùng gần biển lên xuống nhanh, những vùng xa lên xuống chậm nhưng không gây ra lũ, độ ẩm trung
Trang 39bình hàng năm từ 75 đến 88%, độ ẩm thấp nhất từ tháng 12 đến tháng
04 năm sau, độ ẩm cao nhất từ tháng 05 đến tháng 11 hàng năm, tuy có xác định thời gian độ ẩm phổ biến nhưng có những năm độ ẩm không đều vào các tháng trong năm
Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô thịnh hành theo hướng gió Đông Bắc và gió Đông, vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s; mùa mưa thịnh hành hướng gió Tây Nam hoặc gió Tây, vận tốc trung bình 1,8 - 4,5m/s Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn giông lốc xoáy cấp
7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Kiên Giang đến Cà Mau thường chịu ảnh hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển Trong mùa mưa cũng thường
có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn bà chằn) làm tăng sự nhiễm mặn cho những vùng sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm Song về cơ bản khí hậu Cà Mau tương đối ôn hòa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và NTTS
Về địa hình: Cà Mau là vùng đất mới bồi tụ, nổi tiếng nhất cả nước, thậm chí cả Đông Nam Á, được hình thành bởi 02 dòng hải lưu ở biển Đông và vịnh Thái Lan, đón nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp dần theo năm tháng tạo nên Vì là vùng đất do phù sa lắng đọng, bồi cao dần nên có địa hình bằng phẳng, thấp, có độ cao từ 0,5 - 1,0m
so với mặt biển, địa hình nghiêng về phía nam và bị chia cắt nhiều bởi
hệ thống kênh, rạch chằng chịt Hàng năm bờ biển Tây Mũi Cà Mau được bồi đắp thêm từ 80 - 100m (mỗi năm thêm diện tích khoảng trên 1.000 ha)
Biển, sông, rạch: Cà Mau là tỉnh duy nhất của Việt nam nói chung và ĐBSCL nói riêng tiếp giáp với 2 biển Đông và Tây Có bờ biển dài 254 km, chiếm 34,46% chiều dài bờ biển của toàn vùng Tây Nam Bộ và 7,7% tổng chiều dài bờ biển cả nước Vùng biển Cà Mau là vùng biển nông và là vùng biển bồi, điều kiện khí hậu, thủy văn ổn định hơn các vùng biển khác, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển Bờ biển phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với chiều dài 145 km, có rất nhiều cửa sông đổ ra biển như: Khánh Hội, Hương Mai, Đá Bạc, Sông Ông Đốc, Ông Trang, Mỹ Bình… Biển Tây có chế độ nhật triều không đều, biên triều nhỏ (từ 0,5 - 1m) Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp biển
Trang 40Đông, có một số sông lớn đổ ra biển như: cửa Gành Hào, Bồ Đề, Hố Gùi, Rạch Gốc, Rạch Tàu biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, biên độ lớn (từ 3 - 3,5 m vào ngày triều cường) Dọc theo bờ biển, các cửa biển đã hình thành các cụm kinh tế ven biển, các làng cá khá đông đúc dân cư sinh sống như: làng cá Hương Mai, Khánh Hội, Sông Ông Đốc, Ông Trang, Rạch Gốc, Đất Mũi…
Trong vùng biển Cà Mau còn có 3 cụm đảo gần bờ là cụm đảo Hòn Khoai (diện tích: 557 ha, đỉnh cao nhất 318m), cụm đảo Hòn Chuối (diện tích: 14,5 ha, đỉnh cao nhất 165m) và cụm đảo Hòn Đá Bạc (diện tích: 6,3 ha, đỉnh cao nhất 24 m), có khả năng phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển và có vị trí quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng Vùng biển Cà Mau có ngư trường rộng lớn (diện tích mặt biển thăm dò và khai thác rộng khoảng trên 70.000 km2), là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thủy sản lớn và đa dạng về loài, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm biển, mực, cá thu, cá đường, cá mú, cá chim, cá bốp, … Ngoài khai thác hải sản, lợi thế vùng biển đã tạo cho tỉnh Cà Mau là tỉnh có diện tích NTTS nước lợ lớn nhất nước Vùng biển Cà Mau có thể giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động làm nghề khai thác hải sản, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp cơ khí đóng mới, sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, các dịch vụ khai thác hải sản
Hệ thống sông ngòi, kinh rạch của Cà Mau đan xen chằng chịt, chiếm diện tích khá lớn (17.636 ha trong diện tích tự nhiên) Trong đó
có nhiều sông lớn, nước sâu dẫn phù sa bồi đắp mọi vùng và tạo nên mạng lưới giao thông thủy như các sông Tam Giang, Đầm Cùng, Bảy Háp, sông Đốc, Cái Tàu, Biên Nhị, Trèm Trèm, Với tổng chiều dài khoảng 7.000 km Hầu hết các sông lớn, tiếp giáp với biển nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, có điều kiện cho vận tải biển và tàu đánh cá có thể vào sâu trong nội địa Từ đó mức độ nhiễm mặn của đất cũng khá cao, có 80% diện tích đất bị nhiễm mặn vào mùa khô
và hơn 40% nhiễm mặn quanh năm, đây là điều kiện rất thuận lợi cho NTTS
Cà Mau có quỹ đất rừng lớn nhất ĐBSCL, góp phần bảo vệ sinh thái không chỉ cho Cà Mau mà cho cả ĐBSCL Theo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2006, tỉnh Cà Mau có 96.350 ha, diện