Đặc điểm về Kinh tế Tài chính và đời sống dân cư:

Một phần của tài liệu 337 Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau (Trang 45 - 48)

Đặc điểm kinh tế nổi bật của tỉnh Cà Mau từ khi tách tỉnh (1997) đến nay là cùng cả nước thực hiện ba Đại hội VIII, IX, X của Đảng về đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa theo mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Cơng bằng, Dân chủ, Văn minh. Đại hội tỉnh Đảng bộ Cà Mau lần thứ XI, XII và XIII đã cụ thể hố các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong từng kế hoạch 5 năm (1996 - 2000; 2001 - 2005 và 2006 - 2010). Sau 10 năm phấn đấu khơng mệt mỏi, vượt qua nhiều khĩ khăn, thách thức nhất là sự tàn phá nặng nề của cơn bão số 5 (tháng 11/1997) và sự biến động thất thường của thị trường thế giới, nhất là thị trường xuất khẩu thuỷ sản, tình hình kinh tế của tỉnh Cà Mau cĩ nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ khá cao, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP của tỉnh tuy chưa đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu Đại hội XI của tỉnh Đảng bộ tỉnh là tăng 9 - 9,5%, Đại hội XII là 12,5%), nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ sau cao hơn nhiều so với thời kỳ trước. Kết quả đĩ cịn được chứng minh qua sự tiến bộ của tăng trưởng kinh tế trong từng lĩnh vực, từng kế hoạch hàng năm và 5 năm. Kết thúc kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tăng bình quân hàng năm là 8,4%; kế hoạch 5 năm 2001-2005 tăng trưởng cao hơn (bình quân 11,18%), theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 2001 tăng 9,31%, năm 2002 tăng 11,13%, năm 2003 tăng 11,44%, năm 2004 tăng 11,95%, năm 2005 tăng 12,40% và năm 2006 tăng 19,13%. Năm 2006 kinh tế Cà Mau phát triển với mức độ cao do các cơng trình TW trực tiếp đầu tư địa bàn tỉnh (chủ yếu do đầu tư xây dựng cơng trình Cụm khí - điện - đạm Cà Mau) (xem biểu 2.2).

Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh từ 1996-2006 (giá cố định 94) ĐVT: % 1996 1998 2000 2002 2003 2004 2005 2006 CHUNG 6,40 8,36 10,57 11,13 11,44 11,95 12,40 19,13 Khu vực I 3,39 7,47 9,58 9,56 3,42 8,43 8,86 10,12 Trong đĩ: Thủy sản 0,99 0,50 17,51 12,35 7,67 8,64 9,34 12,90 Khu vực II 7,58 7,45 13,07 13,43 22,25 15,50 14,87 39,30 Trong đĩ: Cơng nghiệp 8,14 19,38 18,66 13,64 23,42 15,96 15,25 12,94

Khu vực III 16,39 11,98 10,75 12,53 18,86 15,22 15,11 14,96 Trong đĩ: Thương mại 19,79 18,94 4,20 5,45 1,07 1,16 3,31 10,74

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau)

Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định nên quy mơ kinh tế của tỉnh năm 2006 bằng 1,9 lần so với năm 2000, trong đĩ khu vực nơng - lâm - thuỷ sản bằng 1,5 lần, khu vực cơng nghiệp - xây dựng bằng 2,5 lần và khu vực thương mại - dịch vụ bằng 1,3 lần. Các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ đều tăng khá theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 2001-2005 cao nhất là thương mại - dịch vụ (17,22%), thứ 2 là cơng nghiệp - xây dựng (15,68%) và thứ 3 là nơng - lâm - thuỷ sản (6,50%). GDP bình quân đầu người 2005 đạt 9,24 triệu đồng, tương đương 582 USD, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra (570 USD). Năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 10,95 triệu đồng, tương đương 680 USD, tăng 98 USD so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực I: nơng - lâm - thủy sản; tăng tỷ trọng khu vực II: cơng nghiệp - xây dựng và khu vực III: thương mại - dịch vụ. Tỷ trọng khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng dần từ 20,49% năm 2000, lên 24,21% năm 2005 và 24,05% năm 2006, tương tự khu vực thương mại - dịch vụ: 20,24% lên 23,33% và 24,50%, cịn khu vực

nơng - lâm - thuỷ sản giảm từ 59,27% xuống cịn 52,46% và 51,44% trong các năm tương ứng.

Tỷ trọng GDP (theo giá hiện hành) của khu vực I giảm từ 68,24% năm 1995 xuống cịn 59,27% năm 2000, cịn 52,6% năm 2005 và 51,41% năm 2006, khu vực II tăng từ 16,70% lên 20,49%, lên 24,30% và 28,97%, khu vực III từ 15,05% lên 20,24%, lên 23,31% và lên 24,50% trong các năm tương ứng. Như vậy, giai đọan 1995 - 2006 tỷ trọng khu vực I giảm được 16,83%; tỷ trọng khu vực II tăng thêm 12,27% và khu vực III tăng 9,45%.

Cà Mau là tỉnh thuần nơng cĩ tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10 năm qua như nêu trên là cĩ sự cố gắng lớn đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng cĩ tiến bộ. Kinh tế Nhà nước (Doanh nghiệp cĩ vốn Nhà nước) tiếp tục được sắp sếp, đổi mới theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2006 (theo giá hiện hành) tỷ trọng kinh tế Nhà nước chiếm 14,06% GDP (của cả nước chiếm 37,32%). Kinh tế ngồi Nhà Nước (kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ) nhất là kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển nhanh với nhiều hình thức đa dạng, gĩp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 2006 kinh tế ngồi Nhà nước chiếm 85,36% GDP.

Số doanh nghiệp ngồi Nhà nước thành lập ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất, phát triển ngành nghề, giải quyết nhiều việc làm, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản ngồi Nhà nước đã đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Tổng số doanh nghiệp của tỉnh thành lập từ năm 2000 đến cuối năm 2006 là 2.360 doanh nghiệp; Số doanh nghiệp đang hoạt động là 2.200 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 4.000 tỷ đồng, bao gồm 1.794 doanh nghiệp tư nhân, 314 Cty TNHH, 4 Cty TNHH một thành viên và 86 Cty cổ phần.

Kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi cịn rất nhỏ, hiện cĩ 3 doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mức đĩng gĩp vào nền kinh tế khơng đáng kể, khoảng 0,3% GDP.

Trong 10 năm qua tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế của tỉnh khá nhanh nên nền tài chính được cải thiện đáng kể. Tính chung10 năm 1996 - 2005, thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.942 tỷ đồng; bình

quân mỗi năm đạt 394 tỷ đồng, bằng 2,26 lần bình quân thời kỳ 1991 - 1995. Trong 10 năm 1996 - 2005, chi ngân sách trên địa bàn 6.758,6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm chi 675,8 tỷ đồng. Mức bội chi là 2.816,6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 282 tỷ đồng.

Tính riêng 5 năm 2001 - 2005, thu ngân sách trên địa bàn đều vượt kế hoạch đề ra, tăng đều và nhanh, từ 333 tỷ đồng năm 2001 lên 385,3 tỷ đồng năm 2002; 517,9 tỷ đồng năm 2003; 641,7 tỷ đồng năm 2004; 795,7 tỷ đồng năm 2005 vượt kế hoạch 0,9% và bằng 2,34 lần năm 2001. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 22,47% năm. Riêng năm 2006 thu ngân sách đạt 954,83 tỷ đồng, vượt 6,09% so kế hoạch và tăng 20% so với năm 2005. Do tốc độ tăng thu ngân sách cao hơn tốc độ tăng GDP nên tỷ lệ thu ngân sách so với GDP tăng nhanh, từ 5,04% năm 2001 lên 5,84% năm 2003; 6,48% năm 2004; 6,93% năm 2005 và 7,54% năm 2006. Trong điều kiện thu ngân sách chưa đủ chi, hàng năm Trung ương cịn phải hổ trợ, nhưng qui mơ và cơ cấu chi ngân sách của tỉnh đã cĩ nhiều cố gắng nên các năm đều đạt kế hoạch như dự tốn. Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng: năm 2000 đạt 46,36 tỷ đồng, chiếm 8,81% tổng chi, năm 2004 đạt 310 tỷ đồng chiếm 25,54%; năm 2006 đạt 483.580 tỷ đồng, chiếm 25,91% tổng chi. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần trong từng năm, trong đĩ đáng chú ý là chi giáo dục, y tế, khoa học, cơng nghệ, văn hố, ... đều đạt dự tốn. Năm 2000 chi thường xuyên đạt 939 tỷ đồng, chiếm 50,03% tổng chi. Tỷ lệ này năm 2001 là 61,21%; năm 2002 là 60,06%, năm 2003 là 62,66%; năm 2004 là 58,55%; năm 2005 là 53,62% và năm 2006 là 50,30%.

Một phần của tài liệu 337 Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)