116 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ nay đến năm 2010
Trang 1 MỞ ĐẦU Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12/1987. Qua hơn 15 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Như Nghò quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng đònh “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước”. Thật vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dòch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thò trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm qua Bình Dương đã tích cực thực hiện công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Trong giai đoạn 5 năm (1997-2002), GDP của tỉnh tăng bình quân 15,58% hàng năm, cao hơn gấp 2 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dòch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp tuy tăng khá nhưng giảm dần tỷ trọng (do công nghiệp tăng rất nhanh). Đến năm 2002, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp - dòch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 60,6% - 25,94% - 13,46%. Riêng về lónh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 06/2003 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên đòa bàn tỉnh Bình Dương là 694 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 3 tỷ 292 triệu đô la Mỹ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bình Dương nói riêng, tỉnh cần có những giải pháp thiết thực trong việc thực hiện mời gọi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra đầu tư trên đòa bàn tỉnh trong thời gian tới. Từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên đòa bàn tỉnh Bình Trang 2 Dương giai đoạn từ nay - 2010" làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngành quản trò kinh doanh năm 2003. Mục đích của luận văn: Luận văn này nhằm nghiên cứu những vấn đề sau: 1/ Đánh giá khái quát tình hình thu hút FDI ở nước ta nói chung và thực trạng ở tỉnh Bình Dương nói riêng. Đặc biệt là đánh giá những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua. 2/ Qua đó đề xuất một số các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đòa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Đề tài không nhằm nghiên cứu hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung cũng như hoạt động thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đòa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan đến nhiều lónh vực khác nhau và đã đạt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Do đó, ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích . tác giả còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây. Kết cấu luận văn: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục . luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài. Chương 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên đòa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua (1997-2002). Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên đòa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010. Trang 3 Chương 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài. 1.1 Giới thiệu khái quát về hoạt động đầu tư nước ngoài. 1.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về đầu tư nước ngoài. Để hiểu được bản chất của đầu tư quốc tế và các hình thức hoạt động của nó, trước hết ta cần làm rõ khái niệm về đầu tư. Mặc dù còn khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư được nhiều người thừa nhận, đó là "đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất đònh như vốn, công nghệ, đất đai . vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận". Ngày nay, hoạt động đầu tư quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước, kể cả nước đầu tư lẫn nước nhận đầu tư. Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức cơ bản là: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế. 1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lónh vực sản xuất hoặc dòch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy đònh của luật pháp Việt Nam. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp: − Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy đònh của luật đầu tư từng nước, thí dụ như Luật Đầu tư của Việt Nam quy đònh " số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp đònh của dự án". − Quyền hành quản lý phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp 100% vốn thì toàn bộ do chủ đầu tư nước ngoài điều hành. − Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Lời, lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp đònh sau khi đã nộp thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) cho nước chủ nhà. − Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: + Đóng góp vốn để xây dựng xí nghiệp mới. + Mua lại toàn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động. + Mua cổ phiếu để thôn tín hoặc sát nhập. 1.1.1.2 Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ tư bản chuyển vốn vào một quốc gia khác để mua cổ phần hoặc chứng khoán trên thò trường Trang 4 tài chính nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán. Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp: − Tùy theo quy đònh của từng nước mà mỗi chủ đầu tư nước ngoài bò khống chế mức độ góp vốn, thøng là dưới 10-25% vốn pháp đònh. − Các chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán. − Chủ đầu tư nước ngoài không được phép trực tiếp điều hành hoạt động của xí nghiệp mà họ bỏ vốn mua cổ phiếu hoặc chứng khoán. − Nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh thông qua thò trường tài chính. 1.1.1.3 Hình thức tín dụng quốc tế: là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay và kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay. Về thực chất đây cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp, nhưng do có những đặc thù riêng nên trong thực tế hình thức này vẫn được phân loại như một hình thức độc lập. Trong đó, ODA (Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức) được xem là hình thức tín dụng quốc tế đặc biệt. Đây là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện đặc biệt ưu đãi: cho vay dài hạn, lãi suất thấp, phương thức trả nợ thuận lợi . nhằm giúp các nước chậm và đang phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Nhìn chung, FDI là hình thức đầu tư chủ yếu so với các hình thức đầu tư quốc tế khác. Nếu ODA và hình thức đầu tư gián tiếp có những hạn chế nhất đònh thì FDI lại tỏ ra là hình thức đầu tư có hiệu quả. Vay thương mại với lãi suất cao sẽ dể trở thành gánh nặng về nợ nước ngoài đối với nước vay nợ trong tương lai. Đầu tư gián tiếp tuy không trở thành nợ, nhưng sự thay đổi đột ngột dòng vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng mạnh đến thò trường vốn, tác động tiêu cực đến sự ổn đònh kinh tế vó mô của nước nhận đầu tư. Trong khi đó, hình thức FDI hầu như khắc phục được những bất lợi đã nêu. FDI được đánh giá là hình thức đầu tư không trở thành gánh nặng về nợ cho nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài cũng không dễ dàng rút vốn trong thời gian ngắn. Trái lại, FDI còn tạo điều kiện cho nước nhận đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Bên cạnh đó, FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư, mà thông qua đó còn giúp tiếp thu được kỹ thuật công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực của các ngành sản xuất và dòch vụ trong nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặt khác, FDI còn góp phần làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và dòch vụ, làm cho tính hiệu quả của sự phát triển kinh tế được nâng lên. Góp phần nâng cao mức sống của nước tiếp nhận đầu tư thông qua giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo đội ngũ lao động có trình Trang 5 độ và tay nghề. Ngoài ra, FDI còn giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của quốc gia với nền kinh tế thế giới vì đầu tư trực tiếp là nhân tố tác động mạnh tới tiến trình hoàn thiện thể chế, chính sách đến môi trường đầu tư. 1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời đến nay đã hơn 15 năm (từ 12/1987), kể từ đó tới nay đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay luật thừa nhận có 4 hình thức FDI cơ bản và một số hình thức đầu tư đặc biệt khác: 1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business co-operation contract). Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) quy đònh trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và sở tại) để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân. Đặc điểm của hình thức này là: − Các bên Việt Nam và nước ngoài hợp tác với nhau để tiến hành kinh doanh tại Việt nam trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký giữa hai hoặc nhiều bên, trong hợp đồng quy đònh rõ nghóa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia. − Các bên tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần lập ra một pháp nhân mới, tức không cho ra đời công ty, xí nghiệp mới. − Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên tự thỏa thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. − Mỗi bên làm nghóa vụ tài chính đối với nước chủ nhà theo những quy đònh riêng. 1.1.2.2 Doanh nghiệp liên doanh (A Joint Venture Enterprise). Là doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn hai bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài. Đặc điểm của hình thức này là: − Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mang tư cách pháp nhân Việt Nam. − Vốn pháp đònh của liên doanh ít nhất bằng 30% vốn đầu tư, đối với những dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở, trồng rừng, đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn có thể chấp nhận vốn pháp đònh thấp đến 20% nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép chấp thuận. − Phần vốn đóng góp của bên phía nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp đònh trừ trường hợp đặc biệt có thể cho phép thấp đến 20%. − Thời gian đầu tư cho phép không quá 50 năm, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 70 năm. Trang 6 Tùy vào quy mô của vốn đầu tư và lónh vực đầu tư mà nhà nước quy đònh thời hạn đầu tư khác nhau. − Tổng giám đốc điều hành liên doanh có thể là người nước ngoài, trong trường hợp đó phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. − Hội đồng quản trò là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh. Số thành viên của hội đồng quản trò do các bên quyết đònh, mỗi bên cử người của mình tham gia hội đồng quản trò ứng với phần vốn đóng góp trong vốn pháp đònh. Bên ít nhất là hai người. − Lời, lỗ được chia cho mỗi bên căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp đònh (trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác đi). 1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one hundred (100) percent Foreign owned capital). Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt Nam, tự tổ chức quản lý và chòu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Đặc điểm của hình thức này là: − Doanh nghiệp được lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mang tư cách pháp nhân Việt Nam. − Vốn pháp đònh của doanh nghiệp ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư, trừ trường hợp đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn thì tỷ lệ này có thể thấp đến 20% vốn pháp đònh. − Trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp đònh, tăng vốn pháp đònh phải xin phép. 1.1.2.4 Doanh nghiệp cổ phần Căn cứ Nghò đònh số 38/2003 của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 15/04/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động công ty cổ phần thì hình thức này được hiểu là "Doanh nghiệp cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giử ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần . được hưởng các đảm bảo của nhà nước Việt Nam và ưu đãi theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam". Có ba điều kiện để một doanh nghiệp nước ngoài từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển sang công ty cổ phần: − Doanh nghiệp đã góp đủ vốn pháp đònh theo quy đònh tại giấy phép đầu tư. − Đã chính thức hoạt động ít nhất ba năm trong đó năm cuối trước khi chuyển đổi phải có lãi. − Có hồ sơ đề nghò chuyển đổi. Trang 7 Ngoài ra tại Việt Nam, còn có các hình thức đầu tư đặc thù khác là: Hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT - Build- Operate-Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất đònh; hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Cần phân biệt với hình thức BTO và BT: Hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất đònh để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Hình thức xây dựng - chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Hình thức khu chế xuất (Export Processing Zone): đây là một khu vực lãnh thổ được nhà nước quy hoạch riêng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào hoạt động để chế biến ra hàng công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Hình thức phát triển KCN (Industrial Zone, Industrial Park): ngày 24/4/1997, chính phủ đã ban hành quy chế khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao gọi chung là khu công nghiệp thay thế cho hai Nghò đònh là Nghò đònh sốâ 322-NĐ/HĐBT ngày 18/10/1991 và Nghò đònh sốâ 192-NĐ/CP ngày 28/12/1994. Như vậy, KCN tại Việt Nam được hiểu là: "KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dòch vụ hổ trợ sản xuất công nghiệp, có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống và do Chính phủ quyết đònh thành lập". 1.2 Vò trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. 1.2.1 Vò trí: Đầu tư nước ngoài chiếm vò trí khá quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dòch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thò trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Trang 8 Như Nghò quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng đònh kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút vốn FDI là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển đất nước. 1.2.2 Vai trò của đầu tư quốc tế: Có thể nói, hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở các nước (nùc đầu tư lẫn nước tiếp nhận đầu tư). 1.2.2.1 Đối với nước đầu tư: Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc tận dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư như nguồn tài nguyên, vật liệu rẻ tiền, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Đồng thời có thể tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn đònh với giá phải chăng cho nước đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư quốc tế còn là phương tiện để các nhà đầu tư có thể tiếp cận và mở rộng thò trường tiêu thụ ra bên ngoài, tạo lập được mối quan hệ với khách hàng và các kênh phân phối hàng hóa tại đòa phương, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dòch của các nước thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất và thò trường ở bên ngoài. Ngoài ra, đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ đầu tư phân tán bớt rủi ro khi tình hình trong nước bất ổn hay khi thò trường trong nước có dấu hiệu suy thoái, bão hòa . 1.2.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Có thể khái quát luồng vốn đầu tư quốc tế hiện nay chảy vào hai khu vực: các nước tư bản phát triển và các nước chậm và đang phát triển. Nhìn chung, đầu tư quốc tế đều có vai trò quan trọng đặc biệt, nhưng vai trò này được thể hiện khác nhau giữa hai khu vực này: a/ Đối với các nước tư bản phát triển (như Mỹ, EU, Nhật bản .) đầu tư của nước ngoài có ý nghóa quan trọng, nó giúp giải quyết khó khăn về các vấn đề kinh tế xã hội trong nước như: thất nghiệp, lạm phát . Và cũng qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại những công ty, xí nghiệp làm ăn thua lỗ có nguy cơ bò phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Mặt khác đầu tư nước ngoài còn góp phần tăng thu ngân sách quốc gia, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại trong nước. Ngoài ra, nó còn giúp các nhà quản lý trong nước có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước khác. Trang 9 b/ Đối với các nước chậm và đang phát triển Đầu tư quốc tế giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ phát triển nên kinh tế thông qua việc tạo ra các xí nghiệp, các nhà máy mới hoặc tăng quy mô của các đơn vò kinh tế. Qua đó góp phần phát triển những ngành nghề mới, phát triển nguồn nhân lực và tạo công ăn việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động, từ đó tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện tăng tích lũy trong nước. Thông qua tiếp nhận đầu tư quốc tế các nước chậm và đang phát triển có điều kiện tiếp nhận được kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của các nước, góp phần tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn của các nước. Đặc biệt đối với các nước chậm và đang phát triển thì đầu tư nước ngoài đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá là có ưu thế nổi bật hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như vay nợ, viện trợ . do không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Đầu tư nước ngoài tác động mạnh đến cạnh tranh và độc quyền trong nước, từ đó thúc đẩy cạnh tranh, làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài ra, nhờ có đầu tư nước ngoài cơ cấu nền kinh tế của các nước này chuyển dòch nhanh chóng theo chiều hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dòch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, khai thác trong GDP, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Vai trò của các MNC đối với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ngày nay, các MNC đã trở thành lực lượng chủ yếu, nòng cốt thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới, thông qua tác động to lớn của các MNC trong việc phân bố nguồn lực của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các quốc gia. Phần lớn các hoạt động FDI được thực hiện bởi các MNC, nên việc tăng trưởng nhanh của các công ty này đã thúc đẩy mạnh dòng lưu chuyển vốn đầu tư giữa các nước. Các MNC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải kỹ thuật, công nghệ, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở các nước đang phát triển. các nước đang phát triển, hầu hết các công nghệ hiện đại trong các ngành kinh tế quan trọng như dầu khí, điện tử, viễn thông, ô tô . được chuyển giao thông qua con đường FDI. Mặt khác, công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài là các MNC có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu” để CNH-HĐH nền kinh tế. Trang 10 Thông qua FDI, các MNC không chỉ bổ sung vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý cho các nước đang phát triển mà còn xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển, đào tạo kỹ thuật cho đội ngũ lao động ở nước chủ nhà để phục vụ cho các dự án đầu tư của họ. Nhờ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước nhận đầu tư. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển của các MNC có tác động rất lớn đến dòng đầu tư và xu hướng vận động của FDI. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra các liên kết với các công ty nội đòa thông qua mối quan hệ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và các dòch vụ, thúc đẩy đầu tư nội đòa, gắn kết các công ty trong nước với thò trường thế giới, tạo ra thò trường cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, nhờ quá trình quốc tế hóa sản xuất (chủ yếu do các MNC thực hiện) mà các nước đang phát triển khai thác được có hiệu quả các nguồn lực sản xuất của mình, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lao động dồi dào. Việt Nam, nếu không có FDI thì các nguồn lực có lợi thế sẽ không được khai thác có hiệu quả, trong khi đó lại rất cần các yếu tố như vốn, công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và mạng lưới phân phối toàn cầu của các MNC để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Và nhờ có các hoạt động xúc tiến thương mại của các MNC, các doanh nghiệp trong nước có thể nắm bắt được nhu cầu và tình hình của thò trường thế giới. Từ đó, có cơ sở thực tế để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của thò trường hơn. 1.2.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước: Qua hơn 15 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), hoạt động FDI ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian qua. Sự đóng góp to lớn của FDI trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện qua các mặt sau: Trước hết, FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Có thể nói, vốn là yếu tố có tính quyết đònh đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Việt Nam, khi tích lũy nội bộ từ nền kinh tế còn thấp, nguồn thu ngân sách còn hạn chế thì tốc độ tăng trưởng sẽ phụ thuộc quan trọng vào nguồn vốn từ bên ngoài. Đầu tư nước ngoài là kênh vốn quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1991-1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; giai đoạn 1996-2000 số [...]... kể các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trên đòa bàn tỉnh trong thời gian qua 2.2 Thực trạng tình hình thu hút FDI trên đòa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 2.2.1 Tổng quan tình hình thu hút FDI ở Việt Nam Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (12/1987) đến hết tháng 12/2002, trên đòa bàn cả nước đã thu hút được 3.669 dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính... Nai, Bình Dương, Bà Ròa-Vũng Tàu) đã chiếm đến 63,5% tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và chiếm trên 52,93% tổng số vốn đầu tư của cả nước Riêng năm 2002, Bình Dương là đòa phương đứng đầu cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 154 dự án và 300,65 triệu USD vốn đăng ký, kế đó là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội @ Về tình hình thu hút vốn đầu tư theo đối tác nước ngoài: ... so với năm 1997 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 33,58% Nếu phân theo nguồn vốn, ta thấy năm 1997 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1.983,4 tỷ đồng (chiếm 72,86% tổng vốn đầu tư xây dựng toàn tỉnh) , vốn ngân sách nhà nước là 230,25 tỷ đồng (chiếm 8,46%), vốn đầu tư của doanh nghiệp là 306,41 tỷ đồng (chiếm 11,25%) Năm 2002 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 54,25%, vốn ngân sách nhà nước chiếm... đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ vốn đầu tư − Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, hiện đại cũng là nguyên nhân hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư − Chính phủ hạn chế tối đa việc chỉnh luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài để tạo môi trường pháp lý ổn đònh, giúp các nhà đầu tư nước ngoài hoạch đònh các chiến lược kinh doanh dài hạn của mình Việc đối xử bình đẳng giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư. .. tăng 11,7% về vốn (152/138 triệu USD) và 67 đơn vò bổ sung vốn với tổng vốn bổ sung là 126,326 triệu USD Như vậy, tổng số vốn thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2003 trên đòa bàn tỉnh Bình Dương là 278,454 triệu USD, đạt 92% chỉ tiêu kế hoạch năm Biểu số 6:Tình hình thu hút FDI qua các năm trên đòa bàn tỉnh Bình Dương Năm Đến 1994 1995 1996 1997 1998 Số dự án 31 18 45 38 35 Vốn đầu tư (USD) 442.241.064... đến là lónh vực dòch vụ với 754 dự án đầu tư, thu hút trên 14,52 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 20,55% số dự án và trên 37,14% số vốn đăng ký đầu tư) Lónh vực nông - lâm - nghiệp thu hút ít dự án đầu tư nhất, chỉ có 484 dự án với số vốn 2,42 tỷ USD (chiếm 13,19% số dự án và chỉ chiếm 6,19% tổng vốn đăng ký) @ Về hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào hình thức 100% vốn đầu tư nước. .. chiếm 8,82%), vốn đầu tư của doanh nghiệp chiếm 20,62% Ta thấy, nếu phân theo nguồn vốn thì vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư xây dựng trên đòa bàn tỉnh Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đầu tư xây dựng của khu vực đầu tư nước ngoài trên đòa bàn tỉnh (bình quân 10,95%) tuy không cao bằng hình thức đòa phương quản lý ( bình quân 33,58%), nhưng tổng vốn đầu tư xây dựng... đến công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ngay từ khi thành lập (8/1967), các nước này đã lần lượt xây dựng khung pháp lý làm cơ sở cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, do những điều kiện và đặc điểm riêng của mỗi nước nên cách thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng khác nhau Do đó, nghiên cứu kinh nghiệm của họ có thể giúp cho Việt Nam có những bước đi thích hợp trong việc thu hút vốn. .. đòa bàn (xin xem chi tiết phụ biểu 9) Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng khá cao, tốc độ tăng bình quân là 17,69%, tổng vốn đầu tư xây dựng trên đòa bàn giai đoạn 1997-2002 là 29.643,53 tỷ đồng Nếu chia theo hình thức quản lý thì năm 1997 tổng vốn đầu tư xây dựng của khu vực đầu tư nước ngoài là 1.983,4 tỷ đồng (chiếm 72,86% tổng vốn đầu tư xây dựng toàn tỉnh) , vốn đầu tư xây... hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Trong giai đoạn đầu, phần lớn các dự án thực hiện đầu tư tại các đòa điểm riêng lẽ, không tập trung thành cụm công nghiệp hoặc đầu tư vào KCN Từ năm 1995 trở lại đây, cùng với sự phát triển các KCN của tỉnh, các nhà đầu tư đã quan tâm và có xu hướng đầu tư nhiều vào các KCN tập trung Đến cuối năm 2002, đã có 294 dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN với tổng vốn đầu tư trên . thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đòa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan đến. các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đòa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010. Phạm vi và phương pháp