MỤC LỤC
Trong cơ cấu vốn đầu tư cho NTTS trong 6 năm qua, vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, vốn do dân tự đầu tư vừa chiếm tỷ trọng lớn, vừa tăng nhanh do môi trường sinh thái qua nhiều năm nuôi trồng ngày càng biến động xấu đi và điều kiện nuôi trồng thủy sản đòi hỏi thâm canh ngày càng cao, chuyển từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh … Do đó, vốn đầu tư trên 1 ha nuôi trồng ngày một tăng, từ 0,064 triệu đồng/ha năm 2001 tăng lên 6,47 triệu đồng/ ha năm 2006. - Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản trong những năm qua tập trung cho các hạng mục công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, cải tạo ao đìa, đồng ruộng, xây dựng các cơ sở nuôi thủy sản giống, ươm giống, đầu tư các mô hình NTTS, … kết quả trong 6 năm qua đã xây dựng mới được nhiều công trình thủy lợi và nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi cũ theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo được phong trào làm thủy lợi nhỏ cải tạo đồng ruộng, thủy nông nội đồng của nông dân, ngư dân ngày càng sôi động đã góp phần phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi đầu mối; trong 6 năm toàn tỉnh nạo vét trên 1.300 công trình phục vụ cho nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp trồng lúa, phục vụ chống cháy rừng với số vốn trên 300 tỷ đồng. Đáng chú ý là nợ xấu của đối tượng nuôi tôm công nghiệp chiếm tỷ lệ quá cao 25,81% dư nợ cùng đối tượng, và khả năng cung ứng vốn tín dụng của các thương mại trên địa bàn còn gặp phải một số khó khăn, trong đó phải kể đến những vấn đề pháp lý của tài sản đảm bảo như: việc cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn còn gặp phải nhiều khó khăn về tính pháp lý do vấn đề quy hoạch với xây dựng chưa đồng bộ, thủ tục hồ sơ theo quy định không đảm bảo… Một hạn chế nữa là quy mô sản xuất của các hộ NTTS rất lớn, số tiền vay của mỗi hộ cũng khá lớn, nhất là hộ nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá có giá trị cao như: cá chình, cá bống tượng … Trong khi đó hoạt động bảo hiểm cho người NTTS chưa phát triển.
NTTS bền vững phải gắn kết và đồng bộ với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn; khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển các nghề thủy sản mới hiệu quả kinh tế cao, chú trọng nâng cao giá trị và tăng mức đóng góp GDP cho nền kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu sản phẩm hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, không chạy theo tăng sản lượng - chú trọng phát triển NTTS phục vụ cả tiêu dùng nội bộ và xuất khẩu (kể cả xuất khẩu tại chổ phục vụ khách du lịch quốc tế, các khu chế xuất…). Cụ thể phải xây dựng cơ chế hổ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp với quy định của WTO thay cho các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, xây dựng đề án phát triển các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng, có quy mô hoạt động lớn, tài chính mạnh, tạo điều kiện đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động NH có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, xây dựng lộ trình giá thị trường đối với các loại hàng hoá và dịch vụ còn phải định giá, nhất là giá đối với các loại sản phẩm quan trọng, có sản lượng lớn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hài hòa các lợi ích. - Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong các vùng NTTS; gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế, hình thành tổ hợp tác NTTS để thống nhất quản lý môi trường, nguồn nước; hợp tác trong thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau về vốn; quy hoạch đầu tư vùng giống thủy sản tập trung ở một số huyện có điều kiện, nhất là huyện Ngọc Hiển, dự kiến khoảng 600 trang trại, sản lượng giống hàng năm đạt khoảng 10 tỷ con; đẩy mạnh đầu tư chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất các giống thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế, đáp ứng đủ giống tốt cho yêu cầu NTTS.
Do đó, cần bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho các lĩnh vực: đầu tư kết cấu hạ tầng có tính đến nguyên tắc, đồng bộ và đi trước nhưng phải chọn lựa để không quá tập trung nhiều vốn làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của NTTS hoặc đầu tư dàn trải kém hiệu quả; đầu tư cho cải tạo ao, đầm nuôi trồng, đầu tư cho dân sản xuất giống (đảm bảo đủ giống cho nuôi trồng); đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi trồng (nhất là đào tạo lao động từ nông nghiệp chuyển sang. NTTS); đầu tư cho yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ về NTTS;.
Cụ thể tỉnh cần tranh thủ sự hổ trợ vốn của TW để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng quy họach NTTS, như: hệ thống thủy lợi, các cơ sở chế biến thủy sản, hệ thống đường giao thông, điện, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống, công tác khuyến ngư, nghiên cứu thị trường,. Vốn Ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư: quy hoạch cụ thể các vùng NTTS trong tỉnh, xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông, điện phục vụ cho NTTS, các trung tâm nghiên cứu giống, nghiên cứu khoa học, đầu tư nguồn nhân lực, dự báo môi trường, khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các công trình, dự án NTTS và công tác quản lý NTTS. Trọng tâm là đầu tư đẩy mạnh nuôi trồng gắn với chế biến thủy sản xuất khẩu, đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho NTTS như hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện phục vụ cho NTTS và các cơ sở sản xuất giống tại những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng theo hướng gắn với quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trãi, theo phong trào.
• Một là: xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng NH cho NTTS trên cơ sở quy hoạch NTTS của tỉnh, theo đó các NH thương mại cần xây dựng chương phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan như sở Thủy sản, sở Tài Nguyên - Môi trường, … nhằm xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước lâu dài cho hộ NTTS (hiện nay một bộ phận người dân trong nông thôn đã được cấp giấy chứng nhận nhưng chỉ cấp 15 - 20 năm, nay. đã hết hạn nên khi có nhu cầu vay vốn NTTS thì không có giấy tờ hợp pháp để vay) để hộ NTTS thế chấp NH vay vốn theo quy định của pháp luật. Các Ngân hàng thương mại cần mở rộng cánh cửa cho vay trung và dài hạn có trọng điểm, đồng bộ đối với các dự án NTTS từ nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới đến phòng trừ dịch bệnh, thu gom, sơ chế, chế biến vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, trên cơ sở đẩy mạnh công tác thẩm định các dự án đầu tư, trong đó cần chú trọng: năng lực quản lý của khách hàng vay vốn, vốn đối ứng của khách hàng theo qui định, các yếu tố kỹ thuật của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, … Khi dự án hoàn toàn khả thi NH xác định mức vay phù hợp, thời gian vay hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng an tâm thực hiện dự án và NH có điều kiện thu hồi vốn khi đến hạn.
Để nâng cao trình độ dân trí của người NTTS nói chung, cần đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, trước hết cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục, đảm bảo quyền lợi học tập cho mọi người, làm thay đổi cách suy nghĩ, nếp sống trong từng gia đình trong xu thế phát triển của xã hội.