1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ: DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

49 976 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 374 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của các trường phổ thông. Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng đại trà là vô cùng quan trọng. Đối với cấp tiểu học, nội dung học tập là chất lượng bốn môn Toán và Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử Địa lí. Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Các tổ chuyên môn kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới cách dạy có hiệu quả thì một việc không thể thiếu là tổ chức các chuyên đề giảng dạy, mở rộng kiến thức cho giáo viên, từ đó giáo viên dạy thấy rõ được những kiến thức cơ bản cần hiểu biết để dạy cho mỗi lớp. Giáo viên dạy sẽ có kế hoạch điều chỉnh cách dạy, đổi mới phương pháp, giúp đỡ kịp thời cho mỗi học sinh.v.v... Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”. Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy cô giáo, các em học sinh và các bạn Chân thành cảm ơn

TƯ LIỆU HỌC TẬP TIỂU HỌC.  CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC” HẢI DƯƠNG – NĂM 2014 LỜI NÓI ĐẦU Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của các trường phổ thông. Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng đại trà là vô cùng quan trọng. Đối với cấp tiểu học, nội dung học tập là chất lượng bốn môn Toán và Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử & Địa lí. Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Các tổ chuyên môn kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới cách dạy có hiệu quả thì một việc không thể thiếu là tổ chức các chuyên đề giảng dạy, mở rộng kiến thức cho giáo viên, từ đó giáo viên dạy thấy rõ được những kiến thức cơ bản cần hiểu biết để dạy cho mỗi lớp. Giáo viên dạy sẽ có kế hoạch điều chỉnh cách dạy, đổi mới phương pháp, giúp đỡ kịp thời cho mỗi học sinh.v.v Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”. Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy cô giáo, các em học sinh và các bạn! Chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG: PHẦN I: Mô đun 1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẦN II: Mô đun 2 NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC PHẦN III: Mô đun 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC PHẦN IV: Mô đun 4 HỆ THỐNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC Ở TIỂU HỌC PHẦN V: BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI CHUYÊN ĐỀ Mô đun 1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, sự cần thiết và cơ sở của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học, hệ thống văn học trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học cũng như những nội dung dạy văn tích hợp với dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay. 2. Kĩ năng: Có được các kĩ năng cơ bản trong nhận xét, đánh giá chương trình theo quan điểm tích hợp dạy học văn qua môn Tiếng Việt để vận dụng vào thực tiễn dạy học ở tiểu học. 3. Thái độ: Đề cao vai trò của văn học trong đời sống cũng như trong dạy học; có ý thức rèn luyện thường xuyên để có năng lực dạy học văn, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt, Văn học ở trường tiểu học. II. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu 1. Hoàng Hòa Bình (2000), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Ho ng V n C n (2005),à ă ẩ D y h c tác ph mạ ọ ẩ v n h c d nh cho thi u nhiă ọ à ế , Nxb Giáo d c, H N i.ụ à ộ 3. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm – Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nhiều tác giả (2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2003, 2004, 2005, 2006), Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) - Trần Quỳnh Nga - Nguyễn Thanh Tâm (2009), Thi pháp trong văn học thiếu nhi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 7. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5 (10 tập), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Quảng Nam. 2. Thiết bị: Máy chiếu đa năng, phần mềm power point, máy tính, băng hình, tranh ảnh,… III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN 1. Ý nghĩa của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học 1.1. Sức mạnh của văn học trong việc giáo dục trẻ em - Tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn trẻ, có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học nói riêng, giáo dục trẻ thơ nói chung. - Ở tiểu học, môn văn không được giảng dạy như một môn học độc lập; nhưng nó được tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Dạy tích hợp văn với tiếng là một trong những quan điểm mới mẻ và tích cực trong phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay. - Văn học (với tư cách là ngữ liệu để dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt) có tác dụng tích cực trong việc làm giàu tâm hồn, phong phú hoá tình cảm, rèn luyện tính cách, nhân cách con người, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về thẩm mĩ, về lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước hơn rất nhiều so với những lời giáo huấn khô khan, khiên cưỡng; mang lại cho các em những bài học nhân sinh nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng không kém phần tế nhị, sâu sắc. - Tác phẩm văn học cho thiếu nhi bồi dưỡng, phát triển chất nhân văn - cái sẽ đi với các em suốt cuộc đời. Thơ, văn cho thiếu nhi thoát ra khỏi một chế phẩm mượn văn chương để chuyển tải một ý đồ giáo huấn giản đơn, lộ liễu, khô khan, gò bó hay nhạt nhẽo, trừu tượng. Nó coi trọng tìm tòi, triển khai cái đẹp, các hình tượng giàu tính thẩm mĩ, chân thực, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất hấp dẫn, thuyết phục, nhằm hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới những cảm xúc lớn lao về cuộc sống, về con người với tất cả sự mới mẻ, phong phú, đẹp đẽ và kì lạ của chúng. => Văn học thiếu nhi có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện đối với trẻ, là chất bổ dưỡng nuôi người từ khởi điểm làm người. Khai thác những nội dung giáo dục sao cho phát huy hết sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó là công việc không hề đơn giản; đòi hỏi rất lớn ở tài năng, tâm huyết, tình cảm yêu mến và tinh thần trách nhiệm thực sự của các nhà sư phạm đối với lứa tuổi này. 1.2. Sự cần thiết của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học - Mục tiêu dạy học văn ở tiểu học nhằm giúp các em có những ấn tượng ban đầu về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ và hình tượng nghệ thuật để cảm thụ văn học, bước đầu nắm được một số khái niệm, kĩ năng cơ để vận dụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ở ngoài lớp học. - Việc giáo dục văn học không chỉ chú ý bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh mà đồng thời phải nâng cao trí tuệ cho trẻ. Những áng văn hay kết hợp với năng lực, nghệ thuật sư phạm của người giáo viên tiểu học, sẽ đem đến cho học sinh những rung cảm sâu sắc trước vẻ đẹp bình dị của cuộc sống hằng ngày, khắc sâu vào tâm khảm các em những tình cảm thiêng liêng và hình thành ở trẻ những phẩm chất cao đẹp. => Dạy văn ở tiểu học không được chính danh như một môn học độc lập; nhưng dạy học nó phải là tất yếu, vì: - Tầm quan trọng của dạy học văn: bồi dưỡng, nâng cao chất nhân văn – cái sẽ đi vùng trẻ thơ đến suốt cuộc đời. - Đặc điểm tâm – sinh lí, nhận thức của học sinh tiểu học: say mê văn học, có những phát hiện độc đáo, đậm cá tính của người học nhỏ tuổi - Ngữ liệu dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học đa phần là các văn bản có giá trị nghệ thuật của Việt Nam và thế giới. Như thế, dù không được dạy như một môn học độc lập ở tiểu học thì văn vẫn được dạy tích hợp trong môn Tiếng Việt, và giáo viên dạy môn học này không thể làm tốt nhiệm vụ cảu mình nếu không có những hiểu biết cần thiết về văn học, không có một tâm hồn văn. 2. Cơ sở của việc dạy học văn ở trường tiểu học 2.1. Vai trò của trẻ em trong tiếp nhận văn học Trẻ em rất say mê văn học, nghệ thuật; có những cảm nhận, suy nghĩ theo lối riêng của mình, ngoài tính chất trẻ thơ, thơ ngây, ở từng mặt, từng khía cạnh cụ thể, nhiều khi cũng rất sâu sắc và đầy chất trí tuệ. Đây là những nguyên nhân dẫn đến những đặc trưng trong tiếp nhận văn học ở lứa tuổi này. 2.2. Đặc trưng trong tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học - Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên và tràn đầy cảm xúc. Những đặc điểm đó nói lên phẩm chất nghệ sĩ của các em: đa số các em dường như là những nghệ sĩ. - Học sinh dễ nhập thân vào tác phẩm; tưởng tượng sinh động bức tranh tác phẩm; dễ xúc động với những sự kiện của tác phẩm và tâm trạng nhân vật Cảm thụ của các em cũng thường mang tính trực tiếp, ngây thơ nhưng ít nhầm lẫn thiện/ác, không bao giờ đồng tình với những hành động tàn nhẫn, luôn xúc động trước tình người nhân ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm - Đầy mơ ước, tưởng tượng khi đọc sách, học sinh tiểu học thường dễ tin những gì diễn ra trong tác phẩm là có thực. Thế giới các em đang sống là sự hoà quyện của mơ ước và hiện thực. Vì vậy các em dễ mơ mộng, dễ nhầm lẫn thế giới trong truyện với đời thực - có khi đến quá khích. - Hứng thú tiếp nhận văn học của trẻ em thường thiên về những tác phẩm có cốt truyện rõ ràng, có thể kể lại một cách dễ dàng, hấp dẫn; có tình tiết li kì, lôi cuốn, các nhân vật không có sự nhập nhoà, pha trộn về tính cách - Học sinh ít cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn học bằng thể nghiệm cá nhân, chưa biết lí giải một cách tường tận, thấu đáo các cung bậc, trạng thái tình cảm của mình. Sự yêu thích của trẻ đối với tác phẩm văn học, đa phần là do sáng tác đề cập đến những con người, sự việc tốt đẹp, tích cực, có nhiều tình tiết li kì, hóm hỉnh, nhiều yếu tố gây cười nhẹ nhàng, gần gũi với các em - Một số nhược điểm trong tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học: Các em ít đánh giá với óc phê phán tác phẩm và nhà văn, thường chỉ nhận xét về nhân vật, và những nhận xét này cũng dễ cực đoan, một chiều. Các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu thuẫn, phức tạp, giàu suy tư. Những truyện kết thúc theo lối để ngỏ cũng không được trẻ ưa thích vì các em muốn mọi chuyện phải đi đến kết thúc với sự phân biệt rạch ròi 3. Đặc điểm của văn học trong nhà trường tiểu học - Những tác phẩm được dạy trong chương trình tiếng Việt tiểu học thường là tác phẩm trọn vẹn hoặc [...]... trọng, đề cao nguyên tắc dạy học nói chung, nguyên tắc dạy học văn ở tiểu học nói riêng II TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1 Tài liệu 1 Hoàng Hòa Bình (2000), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2 Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3 Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư... dẫn các em Dạy và học phải đi đôi với nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau thì giờ học mới đạt hiệu quả như mong muốn Mô đun 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: Từ việc nhận biết được thực trạng của việc dạy học văn ở tiểu học hiện nay, học viên sẽ có những cách thức, con đường hợp lí để dạy học văn qua một số phân môn cụ thể ở tiểu học như Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn 2 Kĩ... được cả đoạn văn và bài văn - Văn, thơ dành cho học sinh tiểu học phải bảo đảm cho trẻ đọc được, vừa phải giúp cho trẻ cảm thụ được tác phẩm một cách tốt nhất 2.2 Nguyên tắc tích hợp trong phân tích tác phẩm Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm môn học – văn học trong nhà trường: học sinh tiểu học không chỉ học văn mà còn học ngữ, không chỉ tiếp thu cái đẹp của văn chương mà còn qua văn chương để... Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2.Trần Mạnh Hưởng (2001), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3 Phạm Khải (2006), Bình thơ cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Huế 4 Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiển - Nguyễn Quang Sáng (1996), Văn miêu tả và kể chuyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5 Lê Phương Nga (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học. .. cấp học, đội ngũ biên soạn, quản lí giáo dục và giáo viên cần hiểu toàn diện và quán triệt quan điểm tích hợp trong toàn bộ môn học, mọi yếu tố của quá trình dạy học, từ chương trình, SGK, sách tham khảo đến phương pháp dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh 2 Phương pháp dạy học văn cho học sinh tiểu học qua một số phân môn tiêu biểu trong môn Tiếng Việt 2.1 Dạy học tích hợp Văn với... xác định nguyên tắc trong dạy học văn ở tiểu học - Việc tiếp xúc, tiếp thu tác phẩm văn học của học sinh tiểu học có một quá trình “liên thông”, liên tục từ đơn giản, thô sơ, tự phát, thụ động (lứa tuổi đầu bậc tiểu học) chuyển dần sang nửa thụ động, tiến tới tự giác, chủ động, có ý thức (cuối bậc tiểu học) Từ 10 tuổi, học sinh đến với văn học trên cơ sở lấy hứng thú với sự vật làm chủ đạo - Những đặc... liệu dạy học văn kết hợp với tiếng, kĩ năng thiết kế và thi công kế hoạch bài học theo tinh thần dạy văn qua môn Tiếng Việt ở tiểu học 3 Thái độ: Có chính kiến khi tiếp cận ngữ liệu dạy học, nỗ lực đổi mới phương pháp lên lớp, chú trọng vai trò quan trọng của nội dung và phương pháp dạy văn cho học sinh tiểu học hiện nay… II TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1 Tài liệu 1 Hoàng Hòa Bình (2000), Dạy. .. đun 2 NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: Học viên nắm được những cơ sở và những nguyên tắc cơ bản trong dạy học văn ở tiểu học như: nguyên tắc về tính vừa sức, nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc về quan hệ giữa nội dung và hình thức, nguyên tắc gắn văn học với đời sống… 2 Kĩ năng: Vận dụng linh hoạt, phù hợp các nguyên tắc trong dạy học văn qua môn Tiếng Việt ở tiểu học 3 Thái độ:... BẢN CỦA MÔ ĐUN 1 Thực trạng của phương pháp dạy học văn ở tiểu học hiện nay 1.1 Dẫn nhập - Hiện nay, dư luận chẳng mấy lạc quan về chất lượng dạy học văn ở trường phổ thông Đa phần quy trách nhiệm cho trung học cơ sở, kế đó mới đến trung học phổ thông, còn tiểu học xem ra vẫn vô can hơn cả trong khi đây lại là bậc học tạo những tiền đề quan trọng cho những bậc học trên - Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy... học này cần có những nguyên tắc chung và những nguyên tắc đặc thù 2 Các nguyên tắc cơ bản trong dạy học văn ở tiểu học 2.1 Nguyên tắc tính vừa sức - Đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt trong dạy học văn học thiếu nhi trong nhà trường tiểu học (qua môn Tiếng Việt) - Tác phẩm văn học dành cho học sinh tiểu học có những yêu cầu riêng để “vừa sức” với các em: có những bài giúp các em đọc đúng trọng âm . LIỆU HỌC TẬP TIỂU HỌC.  CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC” HẢI DƯƠNG – NĂM 2014 LỜI NÓI ĐẦU Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. thời cho mỗi học sinh. v.v Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”. . 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC PHẦN IV: Mô đun 4 HỆ THỐNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC Ở TIỂU HỌC PHẦN V: BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI CHUYÊN ĐỀ Mô đun 1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. MỤC

Ngày đăng: 14/07/2014, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w