1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG một số GIẢI PHÁP TÍCH cực để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục TOÀN DIỆN

25 389 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 159 KB

Nội dung

Nói như thế để có thể khẳng định rằng trong nhà trường ,vấn đềnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là một công việc vôcùng quan trọng,chiếm thời lượng nhiều nhất và mang t

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm:

Các mặt giáo dục đều có tầm quan trọng như nhau và đòi hỏi chúng taphải có những phương pháp giáo dục phù hợp

Từ xưa đến nay,trong giáo dục, chúng ta thường coi trọng việc giáodục đạo đức cho học sinh.Trong các nhà trường,chúng ta thường dành những

vị trí trang trọng để nêu chủ đề giáo dục “Tiên học lễ,hậu học văn”.Đây là

một nhận thức đúng đắn vì đạo đức con người là “cái gốc” cần phải chú ýgiáo dục đầu tiên

Tuy nhiên ,trong thực tế chúng ta vẫn thấy rằng một khi “trí dục”được phát triển thì con người dễ có điều kiện phát triển tốt hơn về “ đứcdục”.Bởi lẽ khi đã có những hiểu biết nhất định thì việc nhận thức về điều hay

lẽ phải sẽ được dễ dàng hơn.Hơn nữa,Bác Hồ kính yêu đã từng khuyên dạy:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Như vậy,rõ ràng là chúng ta không thể coi nhẹ một

mặt giáo dục nào.Bên cạnh đó,để phát triển con người một cách toàn diện thìcác mặt giáo dục lao động,văn- thể- mỹ cũng luôn luôn cần có sự quan tâmđúng mức

Nói như thế để có thể khẳng định rằng trong nhà trường ,vấn đềnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là một công việc vôcùng quan trọng,chiếm thời lượng nhiều nhất và mang tính chất quyết địnhtrong mục tiêu giáo dục của nhà trường.Đây cũng là công việc có yêu cầu rấtcao không những đối với người dạy mà còn đối với cả người học

Với vai trò là một người làm công tác quản lý trong nhà trường, tôinhận thức rằng muốn hoàn thành được mục tiêu chủ yếu chính trị của nhàtrường, nhất thiết phải nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện trên cơ

Trang 2

sở tiến hành những giải pháp sát thực,mang tính khả thi và phải mang lại hiệuquả một cách thiết thực.

2/Lý do chọn đề tài:

Đối tượng giáo dục là con người và sản phẩm của giáo dục cũng là conngười Mà nói đến con người thì rất đa dạng, phong phú với nhiều mối liên hệphức tạp Do vậy việc giáo dục con người vô cùng khó khăn và công phu Khi nói đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì đòi hỏi rấtnhiều yếu tố và cần phải có nhiều giải pháp.Trong đó,dù là yếu tố hay giảipháp nào chăng nữa thì vấn đề tự giác,tự nguyên luôn là vấn đề quan trọng Tính tự giác trong con người rất cần thiết trong nhiều lĩnh vực.Đối vớihọc sinh,tính tự giác trong học tập và rèn luyện lại vô cùng cần thiết,là yếu tốquyết định để việc học tập có chất lượng.Thực tế cho thấy,hầu hết học sinhhọc tập khá giỏi,đạo đức tốt đều là những em có tinh thần tự giác trong họctập và rèn luyện.Các em thể hiện tính tự giác ở mọi nơi ,mọi lúc.Từ việc soạnbài,học bài cũ ở nhà;tự giác lắng nghe tiếp thu bài mới ở lớp và tự giác nghiêncứu tìm tòi học hỏi ở bạn bè đến việc tự rèn luyện lời ăn tiếng nói,việc giaotiếp ,quan hệ với bạn bè,người thân trong gia đình và ngoài xã hội

Bên cạnh đó,các em luôn cần sự quan tâm giúp đỡ của thấy cô,bạn bè vànhững người chung quanh Không ai có thể tự cho rằng cá nhân mình có thểđơn độc làm trọn vẹn được công việc giáo dục học sinh trong nhà trường Giáo dục học sinh ở đây được hiểu là giáo dục toàn diện về các mặtĐỨC-TRÍ-THỂ-MỸ Như vậy, một người thầy không thể đảm đương hết mọicông việc nói trên mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả tập thể sư phạm, sựvận hành đồng bộ của bộ máy nhà trường Đồng thời, bên cạnh đó còn có sựquan hệ phối hợp của gia đình và xã hội

Việc khơi dậy sức mạnh của tập thể sư phạm, tăng cường phối kết hợpcủa gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh thì lâu nay chúng ta cũng

đã làm và cũng đã có hiệu quả Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, không phảilúc nào chúng ta cũng đạt kết quả như mong muốn

Trường THCS Quang Trung- nơi tôi đang công tác là một nhà trường tuycòn lắm khó khăn,nhưng lại là nơi vốn có truyền thống đoàn kết trong tập thể

sư phạm Chính điều này đã tạo nên sức mạnh tập thể và nhà trường đã đạtđược một số thành tích nhất định Tuy nhiên vẫn còn một số ít thầy cô giáotrong quá trình công tác vẫn nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm của mìnhtrong việc giáo dục HS,chưa thực sự tự giác trong công việc Tình hình trên

đã ảnh hưởng không ít đến tư tưởng của những thành viên tích cực khiến chophong trào nhà trường chưa thực sự vững mạnh về các mặt.Và dĩ nhiên,nếuthầy cô giáo chưa thực sự tự giác thì khó lòng nâng cao được chất lượng giáodục toàn diện

Bản thân tôi mới được điều động về làm công tác quản lý tại trườngQuang Trung từ đầu năm học 2011-2012.Trong thời gian đầu thâm nhập vàtìm hiểu nhà trường,tôi nhận thấy rằng tuy mới đạt được danh hiệu Trường

Trang 3

chuẩn quốc gia năm 2009,nhưng hình như nhà trường đang xuống cấp vềnhiều mặt.Trong đó chất lượng giáo dục toàn diện cũng đang bị tụt dốc mộtcách đáng lo ngại.

Với trách nhiệm của mình, tôi thấy rằng muốn xây dựng nhà trườngvững mạnh thì phải củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Vàđương nhiên,muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì nhất thiết phảixây dựng tinh thần tự giác học tập và rèn luyện trong học sinh.Bên cạnh đóphải xây dựng tính tự giác,nhiệt tình vì học sinh trong đội ngũ để tạo nên sựgắn kết trách nhiệm trước hết trong tập thể sư phạm Đồng thời cũng cần có

sự phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tạo nên một môitrường giáo dục lành mạnh, có tác dụng thiết thực và có hiệu quả trong việcgiáo dục toàn diện học sinh

Tóm lại,đó là cần phải “Vận dụng một số giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ”nhằm xây dựng nhà trường ngày càng

có những bước phát triển mới

3/Phạm vi đề tài:

Trong thời gian qua,bản thân tôi đã đầu tư một số giải pháp để cùng vớitập thể sư phạm xây dựng Trường THCS Quang Trung có những bước khởisắc.Tuy nhiên,như trên tôi đã trình bày,hiện nay chất lượng giáo dục của nhàtrường vẫn còn thấp.Có rất nhiều nguyên nhân tác động nên đòi hỏi cần phải

có nhiều giải pháp để cải thiện tình hình.Một trong những nguyên nhân chủyếu là học sinh chưa thực sự tự giác học tập và rèn luyện.Bên cạnh đó,tập thể

sư phạm chưa thực sự thể hiện hết tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.Phụhuynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.Chính

vì vậy,trong năm học này, tôi tập trung đi sâu vào một số giải pháp như việcxây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện trong học sinh;khơi dậy tinh thầncộng động trách nhiệm trong đội ngũ cũng như ngoài cộng đồng xã hội

Thực tế, mỗi nhà trường đều có đặc điểm riêng ,muốn xây dựng nhàtrường vững mạnh cần phải có giải pháp riêng, nên không thể có những bước

đi hoàn toàn giống nhau

Một số giải pháp trong đề tài của tôi đã được tiến hành ở trường THCSNguyễn Huệ và Trường THCS Tây Sơn-nơi tôi đã công tác trước đây vớinhững thuận lợi và khó khăn riêng.Khi về nhận công tác tại Trường THCSQuang Trung,tôi đã tiếp tục triển khai đề tài ở môi trường mới với một số giảipháp bổ sung Định hướng đề tài khá rộng và phong phú nên cần có nhiềuthời gian để thực hiện và kiểm nghiệm hiệu quả

Tuy nhiên, mục tiêu trên của đề tài cũng là mục tiêu chung của các nhàtrường, phù hợp với nguyên lý giáo dục của Đảng, đáp ứng được yêu cầu đổi

mới công tác giáo dục như tinh thần văn bản Đại hội IX đã nêu: “Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức giáo dục, xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu xã hội” Do vậy, tiến hành đề tài

Trang 4

vừa là bước thực hiện đổi mới công tác quản lý của bản thân ,vừa mong muốngóp phần cùng với tập thể sư phạm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục toàndiện học sinh trong phạm vi nhà trường của mình.

II/CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong giáo dục,vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là mụctiêu và cũng là nhiệm vụ chính trị của mỗi một nhà trường.Bất cứ người hiệutrưởng nào cũng phải đầu tư,suy nghĩ,tìm tòi những giải pháp thích hợp đểxây dựng nhà trường của mình

Từ trước đến nay, nhiều công trình nghiên cứu giáo dục cũng đã nêu ranhững con đường ,những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh Đấy là những bài học hết sức quý giá mà chúng ta có thểvận dụng vào thực tế nhà trường của mình

Tuy nhiên, mỗi nhà trường lại có những nét đặc thù riêng Từ đặc điểmvùng miền, đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất đến điều kiện phát triểnkinh tế, xã hội, mức sống của nhân dân, nhận thức của phụ huynh, nhận thứccủa lãnh đạo địa phương…Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sự khác biệtgiữa các nhà trường Do đó việc vận dụng các biện pháp cụ thể để giáo dục

HS cũng cần phải có sự đầu tư, cải tiến cho phù hợp

Với nhận thức như vậy nên tôi đã luôn suy nghĩ để tìm thêm những giải

pháp tích cực để vận dụng trong nhà trường của mình theo định hướng nâng

cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trên cơ sở động viên khuyến khích,khơi dậy tính tự giác và tinh thần cộng đồng trách nhiệm từ trong đội ngũ và có sự phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường.

III/CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1/Vài nét khái quát về trường THCS Quang Trung

Đại Hưng là một xã miền núi xa xôi nằm về phía tây của huyện Đại

Lộc,cách trung tâm huyện gần 30 km.Xã được thành lập từ năm 2004 và đượctách ra từ xã Đại Lãnh.Địa bàn nơi đây trải dài cách trở bởi sông núi nên việc

đi lại của nhân dân vô cùng khó khăn.Mùa mưa lụt,một số thôn bị chia cắt dàingày

Toàn xã hiện có 10 thôn ,thì chỉ có 5 thôn ở khu trung tâm nằm liênthông với nhau;5 thôn còn lại đều cách trở bởi sông núi ,hẻo lánh.Đây là xãduy nhất của huyện có một thôn là người dân tộc thiểu số

Đời sống nhân dân còn lắm khó khăn;thu nhập chủ yếu dựa vào nươngrẫy,bắp lúa nên mức sống còn thấp.Do vậy từ năm 2007,xã có 2 thôn được

công nhận là thôn đặc biệt khó khăn(Thôn Yều,thôn An Điềm)

Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội nơi đây còn lắm hạn chế.Các điều kiệnthông tin liên lạc,khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn nên trẻ em ít có điều kiệngiao lưu học tập.Việc đầu tư cho con em học tập chưa thực sự được quan

Trang 5

tâm.Chất lượng học tập của học sinh nhìn chung còn rất thấp.Hàng năm sốlượng học sinh nghỉ học nửa chừng còn cao.

Trường THCS Quang Trung được hình thành từ năm 1999 từ một

phần của Trường THCS Nguyễn Huệ và học sinh chủ yếu thuộc xã ĐạiHưng.Nhiều năm qua ,Nhà nước đã có sự đầu tư về nhiều mặt để duy trì sựphát triển của nhà trường Nhìn chung vẫn còn thiếu thốn về phòng làmviệc,trang thiết bị ,nhưng cơ bản cũng đã đáp ứng được nhu cầu học tập củahọc sinh.Trường được công nhận là Trường chuẩn quốc gia năm 2009

Về đội ngũ , hơn một nửa giáo viên là người nơi khác đến hoặc theodạng hợp đồng Hàng năm ,số lượng giáo viên xin thuyên chuyển về quêhương nhiều nên luôn có sự biến động.Đội ngũ thường xuyên thay đổi,chưathực sự ổn định tư tưởng nên việc đầu tư cho chuyên môn do vậy cũng cònhạn chế.Hơn nữa,trong năm học này,toàn bộ cán bộ quản lý đều thay đổi nêncũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo hoạt động của nhà trường

Từ những khó khăn như vậy nên trong những năm qua,dù nhà trường

đã có nhiều cố gắng trong việc bổ sung CSVC và đẩy mạnh các hoạt độnggiáo dục ;tuy nhiên,chất lượng các hoạt động đều còn thấp.Phụ huynh ít tintưởng vào nhà trường;những gia đình có điều kiện khá giả thường chuyển con

đi học nơi khác (đặc biệt là học sinh khá giỏi) nên chất lượng học tập lại cànghạn chế

2/Thực trạng tình hình:

Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế xã hội địa phương bắtđầu có phát triển; những mặt phải, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đãảnh hưởng đến đời sống và nhận thức của nhân dân địa phương Và đươngnhiên, giáo dục cũng bị tác động về nhiều mặt: thuận lợi cũng nhiều nhưngkhó khăn cũng không ít

Đối với trường THCS Quang Trung, với sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ,tuy vẫn có bước phát triển, nhưng trong thực tế vẫn còn bộc lộ những hạn chếnhất định

Nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc học tập của con em mình

có phần lệch lạc Tư tưởng “khoán trắng” cho nhà trường vẫn còn xuất hiện

Cá biệt có phụ huynh muốn sử dụng sớm sức lao động của con em mình vàoviệc phát triển kinh tế gia đình nên coi nhẹ việc học,sẵn sàng cho con emmình nghỉ học để lao động giúp đỡ gia đình

Một bộ phận học sinh bắt đầu có tư tưởng đua đòi, muốn nghỉ học để

đi làm kiếm tiền chưng diện,ăn chơi với bạn bè nên tư tưởng chán học, muốnnghỉ học Một số thanh thiếu niên hư hỏng, lêu lổng luôn tìm cách rủ rê, lôikéo học sinh trong nhà trường…Do vậy, nên trong thời gian qua tình trạnghọc sinh nghỉ học giữa chừng vẫn còn; đạo đức của một số học sinh có nhữngbiểu hiện đáng lo; thái độ và chất lượng học tập ở một bộ phận học sinh rất sasút.Nhìn chung,chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp,các phong trào

hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn hạn chế,chưa tương xứng với một trường

Trang 6

từng được công nhận là trường chuẩn quốc gia Tình hình trên đang là nỗilo,nỗi trăn trở của tập thể sư phạm nhà trường.

Tuy nhiên,một điều đáng mừng là tập thể sư phạm nơi đây vốn có tinhthần tự giác;rất ủng hộ cái mới “Vì học sinh thân yêu”.Lãnh đạo địa phươngluôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đa số phụ huynh cũng luôn mongmuốn con em mình tiến bộ.Đây là cơ sở và là điều kiện thuận lợi để tôi triểnkhai những giải pháp của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Với suy nghĩ : “Chất lượng giáo dục là sự sống còn của nhà trường’’ và xuất phát từ thực tế tình hình nhà trường,với trách nhiệm của

mình,tôi đã cố gắng suy nghĩ để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nângchất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Trên cơ sở những giải pháp mà tôi đã từng thực hiện có hiệu quả ởnhững đơn vị tôi từng công tác,tôi đã suy nghĩ để cải tiến cho phù hợp vớithực tế đơn vị mới;đồng thời bổ sung thêm những giải pháp tích cực để nângcao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

Ngoài những định hướng chung theo kế hoạch của nhà trường,bản thântôi đã chủ động đề xuất và vận dụng những giải pháp mang tính thiết thực cụthể như sau:

1/Thay đổi nhận thức trong đội ngũ;tăng cường công tác tuyên truyền tạo nhận thức trong phụ huynh và xã hội để xây dựng mối quan hệ phối kết hợp hành động:

Một điều có thể khẳng định rằng,trong một nhà trường,yếu tố quyếtđịnh chất lượng giáo dục là do đội ngũ thầy cô giáo (và các thành viên kháctrong hội đồng )Mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đều do độingũ thực hiện.Do vậy ,khi đội ngũ chưa có được sự đồng bộ thống nhất vềcông việc cần phải làm thì việc làm thay đổi nhận thức để có tiếng nói chung

là một việc vô cùng cần thiết

Trong một tập thể sư phạm (hoặc bất kỳ một tập thể nào) sự thống nhấtcao về nhận thức sẽ tạo nên một sức mạnh trong hành động chung Nói rõ ra,đây chính là công tác tư tưởng Khi đã thông suốt tư tưởng thì mọi người đềusẵn sàng ủng hộ, đều sẵn sàng hành động theo định hướng chung

Tâm lý chung của con người trong một tập thể là thường có tính ỷ lại,

tư tưởng “lánh nặng tìm nhẹ” thường hay xuất hiện ở một số cá nhân có nhậnthức chưa đầy đủ,muốn đứng ngoài những công việc chung

Trong nhà trường, muốn làm tốt việc giáo dục học sinh thì cần phảitiến hành nhiều giải pháp, phải tổ chức nhiều hoạt động, nhiều phong trào Tất

cả những công việc này đòi hỏi nhiều công sức, công phu của cả tập thể sưphạm Do vậy, sẽ có không ít người muốn “bàn ra”, muốn nghỉ ngơi cho

“khoẻ”, hoặc nếu có làm thì người ta cũng chấp hành một cách miễn cưỡng,khó khăn

Trang 7

Để tập thể cùng hỗ trợ cho ý định và việc làm của mình, công việc đầutiên của tôi là trình bày đề tài với các đồng chí trong Hội đồng trường và cácđoàn thể trong nhà trường thông qua các cuộc họp hoặc trao đổi riêng Đây làbước hết sức quan trọng làm tiền đề cho những bước tiếp theo Bởi lẽ sựthống nhất cao trong lãnh đạo và đội ngũ cốt cán sẽ là điều kiện tiên quyết tạothuận lợi khi ta triển khai đại trà trong tập thể.

Sau khi đã có sự đồng thuận trong lãnh đạo và đội ngũ cốt cán, tôi tiếnhành triển khai trong hội đồng sư phạm nhà trường những suy nghĩ, địnhhướng chung và những giải pháp sẽ thực hiện Việc trình bày phải được cụthể và phân tích rõ ràng để anh chị em dễ dàng nắm bắt Lúc này cần phải làm

rõ mục đích công việc là vì mục tiêu chung Việc giáo dục học sinh là tráchnhiệm của tập thể, của mọi thành viên Tuy nhiên, trong công việc này đòi hỏi

sự tự giác, lương tâm nghề nghiệp rất cao Trong khi trình bày trước tập thể,

dù có nhấn mạnh về trách nhiệm nhưng tôi vẫn chú ý đề cao việc động viên,

khuyến khích đội ngũ.

Không nên chỉ nghĩ rằng người giáo viên hiện nay phải “Sống và làmviệc theo pháp luật” nên tất cả chỉ làm việc theo mệnh lệnh Điều này đúngnhưng chưa đủ Nếu coi nhẹ công tác tư tưởng, nếu không có sự thống nhấtcao về mặt nhận thức trong đội ngũ thì rất khó để có được sức mạnh tập thể

Có thể người ta sẽ chấp hành nhưng thường mang tính chất đối phó, tính chấthình thức và tất nhiên sẽ không có được hiệu quả thiết thực

Nguyên lý giáo dục của Đảng đã chỉ rõ “Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để tạo nên môi trường

giáo dục toàn diện cho học sinh

Trách nhiệm giáo dục học sinh là nhiệm vụ chính của nhà trường; nhưngnhà trường không thể đơn độc trong việc giáo dục học sinh Thời gian quaphong trào xã hội hoá giáo dục đã được đẩy mạnh và đã mang lại những hiệuquả tích cực Do vậy nhà trường cần phải có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ vớigia đình và các lực lượng ngoài nhà trường nhằm tạo sự đồng tình và sự hỗtrợ trong việc giáo dục học sinh

Trong phạm vi của đề tài, tôi chỉ xin trình bày một vài biện pháp cụ thểtrong việc tăng cường mối quan hệ phối kết hợp

Trước hết để tạo ra dư luận xã hội có nhận thức đầy đủ về mụctiêu,chức năng cũng như nhiệm vụ và các hoạt động của nhà trường thì côngtác tuyên truyên,vân động là hết sức cần thiết.Bản thân tôi thường xuyên viếtbài phát thanh gửi đài truyền thanh của xã để tuyên truyền rộng rãi trong nhândân;trong các buổi hội họp của nhà trường cũng như sinh hoạt hội họp ngoàinhân dân,nhà trường đã tranh thủ trao đổi những nội dung liên quan để phụhuynh và nhân dân được biết.Đây là những hình thức tuy rất thông thườngnhưng lại có tác dụng rất cao

Đối với Ban Đại diện cha mẹ học sinh, ngoài hoạt động chung của ban

thường trực , chúng tôi chú trọng nhiều hơn đến ban đại diện phụ huynh cáclớp

Trang 8

Trên địa bàn các trường nông thôn và miền núi, hoạt động của ban đạidiện phụ huynh lớp lâu nay còn rất hạn chế (nếu chưa nói là không hoạtđộng) Điều này tạo thành tính hình thức: đầu năm có đại hội, có bầu cửnhưng cả năm không thấy ai đề cập đến nữa.

Từ thực tế trên, chúng tôi đã tập trung chú ý đến hoạt động của ban

đại diện phụ huynh lớp Sau khi đã bầu những người có uy tín và nhiệt tình

vào ban đại diện, hàng tháng chúng tôi đều yêu cầu ban đại diện phụ huynh

lớp cử đại biểu đến tham gia dự sinh hoạt lớp cùng các em học sinh Đây là

việc làm nhằm giúp phụ huynh kịp thời nắm bắt tình hình đạo đức, học tậpcủa học sinh để cùng có trách nhiệm phối kết hợp GVCN giáo dục học sinh.Đồng thời phụ huynh cũng thấy được sự trưởng thành của con em trong việcđiều hành quản lý tập thể Hơn nữa, có phụ huynh cùng dự họp thì chất lượngtiết sinh hoạt lớp sẽ cao hơn Tình cảm giữa nhà trường và phụ huynh sẽ cànggắn bó hơn

Địa phương Đại Hưng tuy xa xôi hẻo lánh,nhưng hoạt động của Hội Khuyến học xã khá hiệu quả.Nhà trường đã liên hệ chặt chẽ với Hôi khuyến

học để nhờ hội vận động phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con emmình cũng như vận động học sinh bỏ học trở lại lớp.Hội khuyến học của xãcũng đã có những văn bản hướng dẫn các chi hội khuyến học ủng hộ và cùngphối hợp với nhà trường để đẩy mạnh phong trào học tập

Đối với các lực lượng ngoài nhà trường như các ban ngành, đoàn

thể, ban dân chính các thôn, các tôn giáo và tộc họ ở địa phương ,nhà trườngchúng tôi đều có mối quan hệ phối kết hợp thường xuyên để tạo môi trườnggiáo dục học sinh

Cụ thể như để đẩy mạnh phong trào “Tiếng trống học bài”, chúng tôi

đã đề nghị uỷ ban MTTQVN xã hỗ trợ bằng cách chỉ đạo các đoàn thể củamình cùng tham gia nhắc nhở Đối với các Ban dân chính thôn, tôn giáo, tộchọ…;chúng tôi đề nghị họ hỗ trợ bằng cách đồng loạt đánh tiếng trống báogiờ tự học theo hiệu lệnh chung của nhà trường

Nói chung, với những phong trào có hiệu quả thiết thực trong việc giáodục học sinh mà nhà trường đề ra đều được các lực lượng ngoài nhà trườngtích cực hỗ trợ và tham gia sôi nổi, đều khắp và thường xuyên

2/Cải tiến và tăng cường trách nhiệm giáo viên bộ môn,giáo viên chủ nhiệm:

Trong nhà trường, thông thường chúng ta hiểu giáo viên bộ môn làngười chịu trách nhiệm truyền đạt những tri thức, kiến thức của bộ môn domình phụ trách cho học sinh, chịu trách nhiệm về chất lượng bộ môn đó Cáchhiểu này cũng đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ nếu hiểu như vậy chỉ mới là giáodục văn hoá(trí lực) cho học sinh Trong khi mục tiêu giáo dục của chúng ta làgiáo dục toàn diện thì tất cả giáo viên cũng đều phải có trách nhiệm cộngđồng trong việc giáo dục học sinh

Trang 9

Trong thực tế, một bộ phận giáo viên cho rằng công tác giáo dục họcsinh là của GVCN, còn mình chỉ lo giảng dạy xong bộ môn của mình là đủ(hoặc chỉ lo cho lớp mình chủ nhiệm) Nhận thức như trên là hết sức phiếndiện Nó vừa gây khó khăn cho GVCN lớp nói riêng, vừa không tạo được sứcmạnh tập thể cho nhà trường trong việc giáo dục toàn diện học sinh Điềuđáng nói hơn là nó gây cho học sinh một tâm lý hụt hẫng, mất mát về mặt tìnhcảm Bởi lẽ khi còn học ở trường Tiểu học, các em nhận được sự gần gũi,chăm sóc của thầy cô phụ trách lớp Các em coi “cô giáo như mẹ hiền” chính

là xuất phát từ tình cảm gẫn gũi thương yêu gắn bó ấy Còn khi vừa bước vàongưỡng cửa trung học , các em sẽ được chứng kiến: Có thầy cô giáo rất lo chomình (GV chủ nhiệm), có thầy cô giáo có vẻ hờ hững (GV bộ môn) như vậylàm sao các em không cảm thấy hụt hẫng, mất mát tình cảm ?

Từ thực tế như vậy cho nên tại trường THCS Quang Trung, chúng tôi

xây dựng mối gắn kết trách nhiệm chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn và giáo

viên chủ nhiệm lớp trong việc cộng đồng giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong các cuộc họp, nhà trường thông tin đầy đủ tình hình học sinh ởcác lớp để tất cả giáo viên cùng nắm bắt kịp thời để hổ trợ nhau trong côngtác giáo dục

Đối với các giáo viên không chủ nhiệm, nhà trường đã phân công vàoBan nề nếp và chịu trách nhiệm theo dõi tình hình từng khối lớp cụ thể Cácgiáo viên này sẽ cùng với các giáo viên chủ nhiệm trao đổi, bàn bạc, cộng tácđối với nhau để xây dựng lớp.Việc làm này có tác dụng rất thiết thực về mốiquan hệ giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm các lớp

Một khi giáo viên chủ nhiệm nắm rõ được tinh thần,thái độ học tập vàrèn luyện của học sinh ở từng bộ môn thông qua việc phản ánh của giáo viên

bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có những biện pháp phối kết hợp nhằmchấn chỉnh kịp thời những biểu hiện không tốt của học sinh trong quá trìnhhọc tập

Một phong trào đang thực hiện có hiệu quả trong nhà trường chúng tôi

đó là việc vận động đội ngũ giáo viên tham gia quản lý giúp đỡ học sinh

trong 15 phút truy bài đầu giờ.

Lâu nay, chúng ta đều có tổ chức truy bài đầu giờ và thường giao chocác lớp tự quản Tuy nhiên qua theo dõi tôi nhận thấy rằng không phải tập thểlớp nào cũng tự giác làm tốt được phong trào này Vẫn còn khá nhiều lớpchưa quản lý và tổ chức được lớp truy bài đầu giờ theo thời gian quy định nênthường rất ồn ào Cá biệt có học sinh đi lại lộn xộn làm ảnh hưởng đến cáclớp khác Trong khi đó thì giáo viên bộ môn đến tiết dạy mới vào lớp nên gầnnhư không có ai quản lý đối với các lớp, trừ những GVCN có tiết đầu thì mới

có sự quan tâm

Trước thực tế đó, nhà trường chúng tôi đã kêu gọi sự hỗ trợ của toàn bộđội ngũ nên đi sớm 15 phút để giúp đỡ các em tổ chức tôt việc truy bài Điềunày không bắt buộc nhưng với cách lập luận: muốn học sinh có nề nếp tôt để

Trang 10

việc dạy-học đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên cần hi sinh một ít thời gian.Bất kỳgiáo viên nào có dạy tiết đầu đều tự giác đến sớm 15 phút ở lớp đó để giúp đỡcác em(dù đó không phải là lớp mình chủ nhiệm, vì lớp mình chủ nhiệm đã cógiáo viên bộ môn khác quản lý)

Trong thời gian đầu khi mới triển khai,có một số anh chị em chưa thực

sự đồng tình vì phải đi sớm hoặc không có thời gian ngồi tán chuyện vu vơ ởphòng hội đồng.Tuy nhiên cho đến nay,anh chị em đều thấy được tác dụngcủa việc giúp đỡ học sinh trong 15 phút truy bài đầu giờ nên phong trào này

đã được 100% anh chị em đồng tình và vui vẻ tự giác thực hiện(dù điều kiện

đi lại của giáo viên rất xa xôi cách trở) vì nó có hiệu quả rất thiết thực Nóvừa ổn định được nề nếp nhà trường, hạn chế được những trò chơi nghịchngợm, hạn chế việc phá phách cơ sở vật chất, vừa tạo ra thói quên tự giác họctập góp phần nâng cao được chất lượng học tập Nhưng cái được lớn nhất là

gắn kết được mọi người về ý thức tự giác và tinh thần cộng đồng trách nhiệm

trong giáo dục học sinh

Trong nhà trường, việc tổ chức các hoạt động để giáo dục học sinh,

thông thường dựa trên cơ sở lớp học Do vậy, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng.

Người giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của tập thể lớp Mọi diễn biến

về tư tưởng, hành động của học sinh, GVCN là người đầu tiên nắm rõ nhất.Tập thể lớp có mạnh hay không, học sinh có tiến bộ hay không,…đươngnhiên phụ thuộc rất nhiều vào GVCN lớp Do vậy, lực lượng chủ yếu đầu tiênchúng ta cần chú ý đó là đội ngũ GVCN

Theo định hướng chung thì khi chọn lựa GVCN lớp, thông thường phảichọn những đồng chí có năng lực và có kinh nghiệm giáo dục Điều này hoàntoàn đúng Tuy nhiên, thực tế tại nhà trường Quang Trung chúng tôi, do độingũ giáo viên luôn biến động, phần lớn là giáo viên trẻ mới ra trường nên việcchọn GVCN theo đúng yêu cầu trên là rất khó thực hiện Hơn nữa, nhìn nhậnchung trong BGH chúng tôi là giáo viên mới vào nghề tuy chưa có kinhnghiệm nhưng họ được đào tạo bài bản và giàu nhiệt tình Vì thế công tác chủnhiệm lớp trong nhà trường phần lớn là giao cho các giáo viên trẻ đảm nhận.Bên cạnh đó ,chúng tôi còn phân công các giáo viên còn lại làm phó chủnhiệm các lớp hoặc tham gia vào Ban nề nếp để cùng tăng cường tinh thầncộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh

Việc phân công như vậy vừa có thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khókhăn Thuận lợi là giáo viên trẻ thường có năng lực, đặc biệt là họ rất nhiệttình và thích làm công tác chủ nhiệm Tuy nhiên cái khó là họ chưa được vachạm nhiều qua thực tế, chưa hình dung hết công việc chủ nhiệm, tâm lý sưphạm chưa được vững vàng nên thường lúng túng khi xử lý các tình huống sưphạm Hơn nữa, đặc điểm tâm lý của học sinh thường thích thầy cô giáo trẻchủ nhiệm vì dễ gần gũi, vì sự sôi nổi trẻ trung Nhưng đây cũng chính lànguyên nhân gây ra những cái khó cho thầy cô giáo trẻ trong công tác chủ

Trang 11

nhiệm(chênh lệch ít về độ tuổi, sự gần gũi quá mức dễ dẫn đến tâm lý coi nhẹ,coi thường)

Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trên nên chúng tôi đã có sựchú ý đặc biệt trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác chủnhiệm

Ngoài việc tạo nhận thức cao về ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệmgiáo dục học sinh trong đội ngũ GVCN (như đã trình bày ở phần trên) chúng

tôi chú ý đến việc hướng dẫn và cải tiến trong công tác chủ nhiệm.

Trước hết, chúng tôi cho GVCN nắm kĩ lại nhiệm vụ của người GVCNđược qui định trong Điều lệ nhà trường và những nghiệp vụ chung về côngtác chủ nhiệm Điều này có vẻ như hơi thừa nhưng theo tôi là rất cần thiết; bởi

lẽ không phải giáo viên nào cũng còn nhớ rõ cụ thể nhiệm vụ của ngườiGVCN

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, người GVCN thường nhận thấykhối lượng công việc quá lớn Tất cả các công việc đều đòi hỏi sự đầu tư suynghĩ và công sức rất cao Do vậy những giáo viên trẻ thường thấy choángngợp trước công tác chủ nhiệm, dễ dẫn đến tâm lý mệt mỏi, lơ là

Từ thực tế trên nên trong công tác chỉ đạo, chúng tôi định hình và địnhlượng công tác chủ nhiệm theo từng thời gian cụ thể Trên cơ sở kế hoạchnăm học, chúng tôi chia khối lượng công việc chủ nhiệm theo từng mốc thờigian(đợt, tháng, tuần…) và hướng dẫn cụ thể cho anh chị em thực hiện

Ví dụ một đợt thi đua thì sẽ có nhiều chỉ tiêu thi đua Chúng tôi không đểđến cuối đợt mới kiểm tra tổng kết mà chúng tôi chia ra thời điểm sơ kết từngchỉ tiêu Sơ kết dứt điểm chỉ tiêu này, tiếp tục triển khai chỉ tiêu khác

Cách làm này vừa giúp GVCN cảm thấy nhẹ nhàng, thuận lợi trong côngtác chủ nhiệm vừa có điều kiện sâu sát với lớp về mọi mặt Hơn nữa việc tổngkết thi đua cũng đảm bảo được tính chính xác hơn

Một biện pháp để tăng cường trách nhiệm giáo dục học sinh đối với

GVCN mà chúng tôi đặc biệt chú ý đó là việc tổ chức, kiểm tra xếp loại học

sinh hàng tuần về các mặt.

Đầu năm học, kết hợp với Đoàn -Đội, chúng tôi soạn thảo bảng chấmđiểm cá nhân học sinh hàng tuần một cách cụ thể, in thành văn bản mẫu vàchỉ đạo, hướng dẫn GVCN tiến hành đồng bộ trong toàn trường.Trong tiêuchuẩn xếp loại thi đua học sinh đặc biệt chú ý đến việc tự học ở nhà và sự tiến

bộ trong học tập cũng như trong rèn luyện.Đây là những tiêu chuẩn khống chế

để xếp loại hàng tuần và hàng tháng của học sinh

Biện pháp này có tác dụng rất tích cực trong việc giáo dục học sinh vìhọc sinh được trực tiếp tham gia giám sát lẫn nhau Hàng tuần các em có nhậnxét, đánh giá nên mang tính kịp thời, rất có hiệu quả,giúp các em có thói quen

tự giác Nhưng cái được lớn nhất là GVCN nắm bắt sâu sát tình hình học sinhlớp mình để kịp thời điều chỉnh (do phạm vi của đề tài nên xin phép khôngthể trình bày chi tiết biện pháp này)

Trang 12

Một nét riêng ở nhà trường Quang Trung chúng tôi trong công tác chủnhiệm,đó là 2 Giáo viên chủ nhiệm của 2 khối sáng và chiều học chung một

phòng sẽ cùng liên kết với nhau trong việc xây dựng Lớp học thân thiện

(một kinh nghiệm hay từ Trường THCS Phù Đổng).Nhà trường đã gắn tráchnhiệm cụ thể cho các Giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng phòng họcsạch đẹp(một tiêu chí của Lớp học thân thiện) Đây là việc làm vừa mang tínhchất cộng đồng trách nhiệm,vừa phát huy được tất cả năng lực của đội

ngũ.Hơn nữa,trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện-Học sinh tích cực,việc gắn kết được nhiều giáo viên chủ nhiệm để xây dựng được

nhiều Lớp học thân thiện sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dưng nhàtrường

Sau gần một năm thực hiện,tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh đều có sựchuyển biến về nhận thức cũng như hành động.Các em biết bảo vệ và chămchút phòng học của mình.Một số lớp đã tự giác trang trí phòng học đẹphơn.Việc bảo quản cơ sở vật chất ,trang thiết bị ngày càng đảm bảo hơn

Nói tóm lại, công tác chủ nhiệm thì rất phong phú và đa dạng, ở đây tôichỉ xin nhấn mạnh về việc vận động, tổ chức cho đội ngũ GVCN tăng cường

ý thức tự giác và tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục họcsinh Và rõ ràng là nếu đội ngũ GVCN làm tốt công việc của mình thì họcsinh sẽ cảm nhận được sự gần gũi,quan tâm của thầy cô giáo đối với mình.Từ

đó ,các em sẽ tự thấy trách nhiệm của mình trong học tập cũng như trong rènluyện đạo đức và tích cực tham gia xây dựng nhà trường; việc giáo dục họcsinh trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả tích cực hơn

3/Củng cố và đẩy mạnh Phong trào “Tiếng trống học bài”:

Từ năm học 2000-2001,khi còn đang công tác tại trường THCS NguyễnHuệ(Đại Lãnh,Đại Lộc),trước thực trạng học sinh bắt đầu chểnh mảng tronghọc tập do tác động của những thanh thiếu niên hư hỏng ngoài nhà trường và

sự thoái thác trách nhiệm của phụ huynh cho nhà trường về việc học tập của

con em mình,bản thân tôi đã trăn trở,suy nghĩ và đề ra phong trào “Tiếng trống học bài” trên địa bàn của xã Đại Lãnh nhằm khơi dậy tinh thần tự giác

học tâp của học sinh.; đồng thời tăng cường trách nhiệm của phụ huynh vàtoàn xã hội đối với việc giáo dục học sinh

Nội dung cơ bản của phong trào “Tiếng trống học bài” gồm những yêucầu cụ thể như sau:

Hàng đêm,đúng vào lúc 19 giờ,từ nhà trường và ở các thôn phát ra hiệu lệnh trống 1 hồi 3 tiếng.Đây là lúc tất cả học sinh đều ngồi vào góc học tập

Ngày đăng: 30/05/2015, 13:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2/Nghị quyết TƯ2,Khoá VIII 3/Văn bản Đại hội XI của Đảng Khác
4/Điều lệ Trường Trung học 2010 (Bộ GD-ĐT) Khác
5/HD 7291/BGD-GDTrH ngày 01/11/2011 (Dạy ngày hai buổi) 6/TT 28/2009/TT-BGD (chế độ làm việc GV) Khác
7/Nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Bộ GD-ĐT,Hướng dẫn thực hiện Nhiệm vụ Năm học 2011-2012của Sở GD-ĐT Quảng Nam và Phòng GD-ĐT Đại Lộc Khác
8/Phương hướng Nhiệm vụ năm học và Báo cáo Sơ kết,Tổng kết (Năm học 2009-2010,2010-2011,2011-2012) của Trường THCS Quang Trung (Đại Lộc) Khác
9/Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Xã Đại Hưng và Nghị quyết HĐND xã Đại Hưng Khác
10/Nghị quyết Đại hội Giáo dục xã Đại Hưng lần thứ IV Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w