Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm.Khi bàn đến vai trò của những người
Trang 1MỤC LỤC Trang
A A Phần thứ nhất 2
I Lý do chọn đề tài 2
II Nhiệm vụ nghiên cứu 5
III Đối tượng nghiên cứu 5
IV Phạm vi nghiên cứu 5
V Phương pháp nghiên cứu 5
B Phần thứ hai: Quá trình triển khai đề tài 7
Chương I: Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét, tầm quan trọng của đề tài và nhiệm vụ cụ thể 7
1 Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét về việc Dạy và Học 7
2 Tầm quan trọng của việc quản lí Dạy và Học 7
3 Nhiệm vụ cụ thể của đề tài 7
Chương II: Đặc điểm tình hình nhà trường 8
Các công việc đã làm của ban giám hiệu từ đầu năm học 9
Chương III: Biện pháp quản lí Dạy và Học 11
I Công tác tổ chức 14
II Quản lý hoạt động dạy học của thầy 13-17 III Quản lý hoạt động của trò 17-19 Chương IV: Kết quả 20
Phần III: Kết luận và kiến nghị đề xuất 21
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo ……… 23
Trang 2A - PHẦN THỨ NHẤT
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lí do chọn đề tài
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, không có nhân tài nào
mà thoát ly việc học Con người phải được giáo dục thông qua mọi hình thứcngay từ khi mới ra đời Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã hội cónhững người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay khi trẻ em là những mầm non,thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng
Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người” Muốn có học sinh giỏi thì đội ngũ thầy cô giáo phải giỏi.
Trường tiểu học không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn lànơi giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội Vì vậy, trẻ em phải được
giáo dục toàn diện Bác Hồ đã nói: “Người có đức mà không có tài làm việc gì
cũng khó Người có tài mà không có đức là người vô dụng” Do đó, ở nhà
trường tiểu học nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức là 2nhiệm vụ song song không thể thiếu được
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm.Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng khẳng định “ Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà
trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lượclâu dài, đội ngũ thầy cô giáo giỏi, nhiệt tình, đoàn kết thì chất lượng dạy học củatrường đạt kết quả cao Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cán bộ quản lítrường học Hơn nữa trường tiểu học nơi tôi đang công tác là mộttrường ở trung tâm Công Ty cà Fe đơn vị “ Anh Hùng Lao Động” trong thời
kì đổi mới Trường đã đạt “ Chuẩn Quốc Gia mức Độ 1” năm 2005; nhiều nămđạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Huyện được UBND Tỉnh Đăk Lăktặng bằng khen và công nhận danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc” Vậy là mộtngười quản lí tôi luôn tự nghĩ cần phải làm gì để giữ vững danh hiệu trường
“Chuẩn Quốc Gia”, trường tiên tiến xuất sắc, với truyền thống dạy tốt – học tốtcủa nhà trường
Chính vì vậy trong công tác quản lý tôi đã tìm cách làm mới có hiệu quả
để bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ thầy cô giáo là vấn đề cần giảiquyết Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi chọn là:
Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trang 3Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo – Ban giám hiệunhà truờng và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn để ápdụng có hiệu quả
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trang 4II NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp quản lí dạy và học
- Áp dụng các biện pháp quản lí vào việc dạy và học ở trường có truyền thốngdạy tốt và học tốt
- Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lí việc dạy và học
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên và học sinh Trường TH Huyện Krông Păc Tỉnh Đăk Lăk Trình độ dân trí ở khu vực trường đóng tương đối cao, phần lớn là giáo viên cáctrường THPT; THCS; Tiểu Học; Mẫu giáo, là cán bộ công nhân các đơn vị thuộcCông Ty Cà phê … , nhân dân các thôn thuộc Xã Huyện Krông Păc
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Vì điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứuviệc sử dụng các biện pháp quản lí dạy và học để giữ vững truyền thống dạy tốt
và học tốt trong năm học 2011-2012
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc quản lýdạy và học
Phương pháp điều tra:
+ Điều tra về giáo viên
+ Điều tra về học sinh
+ Điều tra về phụ huynh
+ Dựa vào kết quả giảng dạy và học tập của năm trước đề ra kế hoạch chonăm học này
Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm sử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu
Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Từ 15/9/2011 - 5/2012
Trang 51 L ược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét về việc Dạy và Học:
Tuổi thiếu niên ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hoá phổ thôngđược lĩnh hội từ nhà trường Hoạt động dạy và học ở trường đem lại cho tuổithiếu niên một vốn văn hoá tuy chưa phải là đủ cho cuộc đời nhưng tương đốihoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở ban đầu rất quan trọng hình thànhnhân cách học sinh, để từ đó các em lao động và tiếp tục học tập sau này Mọigia đình có trẻ đều có nhu cầu cho con em mình được đến trường để học kiếnthức văn hóa, học đạo đức, mong muốn con em mình học giỏi, ngoan ngoãn, họclàm người, học để ngày mai lập nghiệp
2 Tầm quan trọng của việc quản lý Dạy và Học:
Hoạt động dạy học không thể để tự ý của mỗi giáo viên mà trách nhiệmcủa nhà trường phải quản lý chỉ đạo thống nhất về chương trình thời khóa biểutheo sự chỉ đạo của ngành Giáo viên là người chủ động thiết kế, vận dụng phốihợp, linh hoạt các phương pháp dạy học và các phương tiện hỡ trợ
Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường tiểu học là làm cho học sinhnắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩxảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống của trẻ Trongnhững kĩ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan trọng nhất là làm cho
học sinh có được kĩ năng học tâp để thực hiện “Hình thành hoạt động học tập”
-Hoạt động chủ đạo của các em trong thời kỳ này là học để tự mình chiếm lĩnhtiếp thu kiến thức
Dạy kiến thức văn hóa phải đi đôi với sự hình thành ở học sinh thế giớiquan khoa học, lòng yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, giáo dục đạo đức, kỷ năngsống… Những phẩm chất này phải trở thành động cơ, mục đích học tập của họcsinh trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh trong cuộc đời
Những nhiệm vụ dạy và học nói trên được thực hiện đồng thời và thốngnhất với nhau trong quá trình dạy hoc
3 Nhiệm vụ cụ thể của đề tài.
Vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất trong hoạt động của nhà trường đó
là quản lý chỉ đạo tập thể giáo viên sử dụng các phương tiện, xây dựng kế hoạch,thiết kế bài dạy, tổ chức các tiết dạy có hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạtđộng dạy và học Với một trường đã có thành tích nhiều năm dạy tốt học tốt thìviệc quản lý hoạt động dạy và học càng cần được chú trọng hơn để giữ vữngtruyền thống, thành tích đã có và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó Vìvậy, vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài là:
Trang 6Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học để giữ vững, phát huy truyền thống của trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Như vậy nếu không đổi mới biện pháp quản lý thì có kết quả như thế nào? Tôi thiết nghĩ làm theo phương pháp, biện pháp cũ thì cũng mang lại kếtquả Nhưng yêu cầu của giáo dục phát triển ngày càng cao, cần tốc độ nếu cứ đểnguyên cách làm cũ thì kết quả chỉ bằng của những năm trước Xã hội phát triểnyêu cầu cao hơn về giáo dục, kết quả của năm học tới chỉ bằng năm này là tụthậu và không phát triển Chính vì nguyên nhân đó mà cần phải có những sángkiến, đổi mới cách làm để tính hiệu cao hơn theo kịp sự phát triển của quy luật
Trang 7Chương II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1 Thuận lợi:
Trường Trường TH
đóng trên địa bàn Thôn 6A Xã Huyện Krông Păc Tỉnh Đăk Lăk.
Trường có 495 học sinh, được chia làm 21 lớp từ khối 1 đến khối 5
Học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỉ luật tốt “ Kính thầy, yêu bạn”.
Nhiều phụ huynh có trình độ và đăc biệt rất quan tâm đến việc học tập của con
em mình
Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên của trường: 42 người trongđó:
3 cán bộ quản lý
21 giáo viên chủ nhiệm
6 giáo viên dạy kiêm nhiệm
6 giáo viên ngoại ngữ và môn chuyên biệt
1 tổng phụ trách
5 nhân viên; 2 lao công hợp đồng ngắn hạn
Nhiều đồng chí giáo viên có tuổi nghề cao, độ tuổi trung bình của giáoviên là 38 tuổi Các đồng chí đó có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy, công tácchủ nhiệm và quan hệ với phụ huynh Còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới ratrường rất nhiệt tình với công việc được giao, yêu nghề mến trẻ
Trình độ chuyên môn: Nhìn chung cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn vàtrên chuẩn Trong đó có 25 đồng chí có trình độ đại học, 9 đồng chí có trình độtrung cấp, nhân viên trình độ đại học 1 trung cấp 4 đồng chí
Hầu hết các đồng chí giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm củamình đối với nghề nghiệp và các công việc được giao
Ngoài công tác chủ nhiệm một lớp, một số các đồng chí giáo viên sẵn sàngnhận thêm các công tác như công đoàn, thanh tra, khối trưởng chuyên môn khiđược ban giám hiệu phân công
Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD-ĐT và PhòngGD-ĐT Huyện Krông Păc
Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗ trợ kịp thời củaĐảng uỷ và UBND Xã , Công Ty Café và hội phụ huynh nhà trường
Trang 8Là trường đã đạt “ Chuẩn Quốc Gia mức Độ 1” năm 2005; nhiều năm đạtdanh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Huyện được UBND Tỉnh Đăk Lăk tặngbằng khen và công nhận danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”
2 Khó Khăn:
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản trường cũng còn gặp một số khó khăn:+ Đội ngũ giáo viên của trường có nhiều đồng chí cao tuổi nên chưa theokịp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo viên trẻ mới ra trường thiếukinh nghiệm trong nghề
+ Còn một số học sinh chưa thật chăm học, một bộ phận phụ huynh do mảilàm ăn nên chưa quan tâm đến việc học của con cái, còn khoán trắng cho nhàtrường
3 Các công việc đã làm của Ban giám hiệu từ đầu năm học:
- Tính nết sở trường của giáo viên:
Nhìn chung các đồng chí giáo viên yêu nghề mến trẻ, yên tâm công tác.Luôn có ý thức phấn đấu để giành kết quả cao trong giảng dạy và chủ nhiệm Cácđồng chí lâu năm có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy và quản lí học sinh Giáoviên trẻ nhiệt tình công tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao, biết sử dụng vi tính,rất nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học, sẵn sàng nhận việc nhàtrường phân công Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫn
Trang 9nhau trong mọi hoàn cảnh và giáo viên coi trường như một tổ ấm Trên cơ sởnắm vững về hoàn cảnh kinh tế, sở trưởng và tính nết của từng giáo viên trongtrường, BGH đã phân công, giao việc cho từng đồng chí một cách hợp lí về trình
độ chuyên môn, theo năng lực sở trường cá nhân
Thành tích giảng dạy của giáo viên và học sinh năm học 2010 - 2011:
Qua các năm học trước trường có nhiều đồng chí tham gia các hội thi và đượccông nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp:
* Giáo viên giỏi cấp Tỉnh: 3 đồng chí
*Giáo viên giỏi cấp Huyện: 22 đồng chí
* Giáo viên giỏi cấp Trường : 31 đồng chí
* Thành tích của học sinh:
Học sinh giỏi Quốc Gia: 1 em
Học sinh giỏi cấp Tỉnh: 8 em
Học sinh giỏi cấp Huyện: 23 em
Học sinh giỏi cấp Trường: 61 em
Học lực xếp loại giỏi: 112 em
Học lực xếp loại tiên tiến: 214 em
Hạnh kiểm xếp loại thực hiện đầy đủ: 100%
21/21 lớp đạt danh hiệu VSCĐ cấp Huyện
Với những thành tích về giảng dạy, chủ nhiệm và chất lượng học tập màgiáo viên và học sinh đã đat được trong những năm học qua Căn cứ vào mụctiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của năm học mới, để giữ vững và phát huy đượccác truyền thống dạy tốt và học tốt của nhà trường trong những năm học qua thìngười hiệu trưởng cần đổi mới biện pháp quản lý dạy của thầy và hoạt động họccủa trò để duy trì và phát huy được những thành tích, mà phải có hướng pháttriển lên mức độ cao hơn
Trang 10Chương III BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC
I / CÔNG TÁC TỔ CHỨC:
1/ Phân công cơ cấu tổ chức bộ máy:
- Đầu năm học BGH thống nhất về việc phân công trách nhiệm giao nhiệm vụ chotất cả cán bộ giáo viên nhân viên Đặc biệt là cử các giáo viên có khả năng, nănglực làm tổ khối trưởng với yêu cầu là giáo viên giỏi, chuẩn, tốt, chuyên sâu khốimình phụ trách, các việc khác thì căn cứ vào năng lực và sở trường cá nhân lòng
nhiệt tình với tập thể Vì vai trò cá nhân rất quan trọng : “ Cán bộ nào thì phong
trào ấy” phải có người cầm cờ có uy tín có khả năng tập hợp được quần chúng
nhất là các hoạt động phong trào
2/ Biên chế các lớp, kế hoạch nâng cao chất lượng mũi nhọc, đại trà:
Từ đầu năm học chia tách học sinh trong khối có tỷ lệ G,K,TB đều nhau làm căn cứ cân bằng chất lượng đầu vào, ổn định số lượng
Thống nhất kế hoạch chương trình dạy học các lớp 2b/ngày; việc tổ chức học 2b/ngày trước hết là ăn cứ vào cơ sở vật chất của nhà trường ưu tiên cho các lớp đầu cấp, cuối cấp
Thực nghiệm bàn giao chất lượng học sinh cho giáo viên chủ nghiệm lớp căn
cứ vào chất lượng đầu năm
Tổ chức tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi cử giáo viên có khả năng, phụ đạo học sinh yếu giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp để cùng giải quyết chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà
Xây dựng quy trình tổ chức tốt các kì thi định kì căn cứ vào CKT-KN Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ra đề thi; đề chẳn, lẽ Sắp xếp học sinh các khối theo ABC; đổi giáo viên coi thi, chấm thi chéo khối; cắt phách bài thi Thông qua kết quả để đánh giá thực chất chất lượng của học sinh để động viên khen thưởng giáo viên, học sinh kịp thời
Triển khai thực hiện kế hoạch “ Vở sạch, Chữ đẹp” theo kế hoạch của ngành.Xây dựng kế hoạch cụ thể cho giáo viên rèn chữ viết Giáo viên cho học sinh tiếp cận chữ mẫu, sau đó từng bước sửa lỗi từng con chữ, từ đúng đến đẹp, cho HS tập
tô chữ theo bảng chữ mẫu Tổ chức chấm hàng tháng, các kì
Năm học 2010 – 2011; học sinh giỏi Quốc Gia: 1 em; cấp Tỉnh: 11 em
Năm học 2011 – 2012; học sinh giỏi Quốc Gia: 1 em; cấp Tỉnh: 13 em; cấp
Huyện: 54 em xếp thứ nhất toàn huyện
Trang 11Năm học 2009 - 2010: 21/21 lớp đạt nhưng số lớp có tỷ lệ loại A chỉ đủ 90%; có
Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
4/ Công tác kiểm tra:
Xây dựng kế hoạch, thành lập ban thanh tra cấp trường, kiểm tra định kì vàkiểm tra đột xuất về các hoạt động Thực hiện tốt mục đích, chức năng, nội dung,nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ
5/ Công tác thi đua:
Phát động các phong trào thi đua trong cán bộ giáo viên học sinh qua cácđợt, hàng tháng, hàng kì, cuối năm Động viên khen thưởng kịp thời cho cán bộ,giáo viên, học sinh có thành tích thông qua các kì thi, cuối kì và cuối năm học.Khen thưởng giáo viên cuối năm học có thành tích xuất sắc theo các mức:
Có học sinh giỏi Quốc Gia giáo viên được thưởng: 1.000.000 đồng/em
Có học sinh giỏi Tỉnh giáo viên được thưởng: 500.000 đồng/em
Có học sinh giỏi Huyện giáo viên được thưởng: 300.000 đồng/em
6/ Công tác phối hợp:
Kết hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, làm tốt công tác tuyêntruyền vận động để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên ổn định tư tưởng, có ýthức, tinh thần, thái độ tốt với công việc, giúp đỡ nhau trong chuyên môn, trongcác việc khác
Đặc biệt là công tác đoàn đội phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, làm tốtcông tác nề nếp, thi đua hàng tuần, hàng tháng
Kết hợp với hội cha mẹ học sinh hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động dạy học vàthi đua khen thưởng, xây dựng cơ sở vật chất và làm công tác xã hội hóa giáo dục.Làm tốt công tác tham mưu tạo mối quan hệ gần gủi với chính quyền địa phươngcác cấp, Phòng GD&ĐT để tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp trong dạy học vàxây dựng cơ sở vật chất trường học
Trang 12II/ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY:
1/ Xây dựng đội ngũ giáo viên:
Quán triệt tư tưởng trong CBGV NV chấp hành tốt các chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của nhà nước
Đổi mới tư duy trong công tác dạy học, các mối quan hệ
Ổn định số lượng giáo viên trong nhà trường đủ 1,5 theo định biên; có đủ giáo viênloại hình
Bồi dưỡng trên chuẩn đào tạo chuẩn thêm 7 giáo viên
Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV, chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viêngiáo viên giỏi các cấp Tăng cường dự giờ thăm lớp đột xuất, định kì
Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tất
cả các môn học
Quán triệt việc ý thức chấp hành sự điều động của tổ chức
Tăng cường xây dựng khối đoàn kết trong nội bộ làm tốt công tác động khenthưởng, động viên thăm hỏi
Tăng cường xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
2/ Thực hiện chương trình dạy học:
Chương trình dạy học, chuẩn kiến thức kỹ năng, thông tư 32/2009 là pháplệnh của do Bộ GD&ĐT ban hành Người quản lý phải nắm vững và chỉ đạo toànthể giáo viên cùng thực hiện Xây dựng kế hoạch các hoạt động dạy của thầy vàhoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung, hướng dẫn của chương trìnhdạy học
Thông báo kế hoạch, những thay đổi (nếu có) về nội dung, phương phápgiảng dạy bộ môn, những sửa đổi trong chương trình và sách giáo khoa theo cáchchỉ thị hướng dẫn giảng dạy bộ môn của bộ giáo dục Nhất là năm nay đang thựchiện chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học
Hàng tháng, hết học kỳ và cuối năm học, ban giám hiệu nhà trường kiểmđiểm, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ môn, từng khối,từng lớp thông qua sổ phân phối chương trình
Từ đó, ban giám hiệu nhận xét, phát hiện những vấn đề cần uốn nắn BGHcần nghiêm cấm việc cắt xén, dồn bài, thêm bớt tiết của các môn học một cách tuỳtiện Điều chỉnh kế hoạch tiếp theo cho phù hợp
Hiệu trưởng cùng với hiệu phó, các khối trưởng chuyên môn theo dõi, nắm tìnhhình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng Sử dụng các biểubảng, lịch kiểm tra học tập, sổ thăm lớp dự giờ vv… Ban giám hiệu kiểm tra việcthực hiện tiến độ chương trình theo thời khoá biểu của tất cả các môn, các lớp saocho đồng đều, cân đối
3/ Soạn bài:
Là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp Đồng thời vớiviệc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học Để quản lý tốt hiệu trưởng cần tiếnhành một số công việc sau: