Dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt qua phân môn Tập đọc

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. (Trang 29 - 34)

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN

2. Phương pháp dạy học văn cho học sinh tiểu học qua một số phân môn tiêu biểu trong môn Tiếng Việt

2.1. Dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt qua phân môn Tập đọc

môn Tập đọc

2.1.1. Giới thiệu bài

* Vào bài trực tiếp

- Thuận lợi: nhanh và ngắn nhất; giáo viên không cần chuẩn bị nhiều, bất kì bài học nào cũng có thể dễ dàng áp dụng.

- Hạn chế: thái độ hờ hững của học sinh, không gợi lên tính tò mò của các em; dường như tất cả các bộ môn đều “đồng nhất” một kiểu; người dạy và người học không khám phá hết cái đặc trưng, độc đáo riêng của từng phân môn.

* Cách vào bài gián tiếp

- Một lời giới thiệu đầy hấp dẫn

- Hỏi - đáp một vấn đề

- Một câu đố - tình huống dạy học gợi tính tò mò của người học

- Một trò chơi - tăng niềm hào hứng

- Một chuyện kể - nâng cánh trí tưởng tượng

- Một bức tranh - sự kết hợp giữa nhìn ngắm và liên tưởng

2.1.2. Giới thiệu khái quát, vắn lược về tác giả, tác phẩm… để tạo ấn tượng thẩm mĩ ban đầu, giúp học sinh

dễ dàng tiếp cận bài học; đặc biệt là đối với những trích đoạn trong những tác phẩm nổi tiếng.

2.1.3. Một trong những điều quan trọng cần chú ý là hệ thống câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài sẽ không chỉ là những câu hỏi dành cho học tiếng, mà phải có những câu hỏi cho học văn. Những câu hỏi này phải đề cập đến nội dung cơ bản của bài đọc, phải là những câu hỏi “chìa khóa” kích thích học sinh tò mò, hứng thú suy nghĩ về tác phẩm. Nếu các câu hỏi chuẩn bị bài ở

nhà được in trong sách giáo khoa sau mỗi bài học chưa đáp ứng được yêu cầu này, giáo viên cần phải “tái thiết kế” cho phù hợp.

Có thể chia các câu hỏi này thành những loại như sau:

- Câu hỏi nhắc lại nội dung (chi tiết, từ ngữ, hình ảnh…) quan trọng

- Câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng

- Câu hỏi về ý nghĩa hình tượng và tác phẩm. Loại câu hỏi này giúp học sinh hiểu được chiều sâu văn bản.

- Câu hỏi bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của học sinh với nhân vật và tác phẩm

- Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định kĩ thuật đọc tác phẩm (giọng đọc của bài, của đoạn; nhịp điệu, ngắt giọng…). Có cả yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng văn bản (nếu cần).

2.1.4. Chú trọng kĩ thuật giải nghĩa từ

- Cho học sinh đặt câu hỏi với từ đó;

- Cho học sinh thay từ đó bằng một từ đồng nghĩa; - Cho học sinh thay từ đó bằng một từ trái nghĩa; - Miêu tả hiện thực được đề cập trong từ (giải nghĩa từ bằng định nghĩa);

- Giải nghĩa từ một cách trực quan bằng tranh ảnh, vật thật, phim…

2.1.5. Hướng dẫn học sinh phát hiện và cảm thụ các thủ pháp nghệ thuật, liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, đặt tên cho nhân vật, cho tác phẩm,…

2.1.6. Hướng dẫn các em đọc diễn cảm.

- Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe. Lối đọc này sẽ có sức hấp dẫn, lôi cuốn thính giả và làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học.

- Việc xác lập cách đọc diễn cảm phải dựa trên nội dung tác phẩm. Đây được xem là yêu cầu cao nhất trong hình thức đọc thành tiếng (gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm).

- Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm, người dạy có thể thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Giáo viên đọc mẫu và cho học sinh đọc thầm nhiều lượt để tìm hiểu nội dung, cấu trúc bài thơ và cách đọc.

+ Bước 2: Quy ước các kí hiệu xác định đoạn thoại và giọng thoại của từng nhân vật.

+ Bước 3: Thực hiện bài tập kí mã. Để thực hiện bài tập này, giáo viên cần ghi các kí hiệu đọc đối với từng khổ thơ, câu thơ trước khi luyện đọc: ngắt nhịp (/), nghỉ

hơi (//), nhấn giọng (_) hoặc kéo dài (_ _ _), cao giọng (&), thấp giọng (()…

+ Bước 4: Thực hiện bài tập giải mã, tức là gợi ý nội dung và cách đọc diễn cảm bài thơ cho học sinh dựa trên bài tập đã kí mã. Có thể ghi lời chỉ dẫn giọng đọc ở cột dọc, cạnh từng khổ thơ: chú ý về cả cách đọc (nhanh, chậm, vừa phải) và cảm xúc khi đọc (bình thường, buồn, vui, tự hào, thất vọng…). Thực hiện loại bài tập này có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở như:

1. Các nhân vật trong bài gồm những ai?

2. Thể hiện lời thoại của từng nhân vật trong bài như thế nào?

3. Giọng điệu của nhân vật có thay đổi hay không? Thay đổi như thế nào?

...

+ Bước 5: Luyện đọc lần 1 - tiến hành cho học sinh luyện đọc bài thơ theo các thông số đã xác định ở các bước trên.

+ Bước 6: Thực hiện bài tập giải thích. Yêu cầu học sinh lí giải cho được vì sao các em đọc như thế. Đây là dạng bài tập nâng cao để giúp học sinh ý thức được cách đọc diễn cảm bài thơ, tránh tình trạng đọc theo cảm tính. Bài tập này cũng giúp học sinh khắc sâu nội dung bài học trong quá trình vận dụng để tìm ra cách đọc phù hợp.

+ Bước 7: Cho học sinh thực hiện đọc diễn cảm bài thơ nhiều lần. Đánh giá, nhận xét và chỉnh sửa cho học sinh sau mỗi lần đọc.

2.1.7. Sử dụng các tranh ảnh để minh họa cho bài học,

giúp học sinh nắm được vẻ đẹp của thế giới hình tượng, ngôn từ, ý nghĩa tác phẩm… thuận tiện, dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w