Dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. (Trang 34 - 36)

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN

2.2.Dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện

2. Phương pháp dạy học văn cho học sinh tiểu học qua một số phân môn tiêu biểu trong môn Tiếng Việt

2.2.Dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện

môn Kể chuyện

Mục đích của giờ Kể chuyện giúp học sinh kể lại chuyện, tái tạo văn bản. Kể lại chính là sáng tạo ở mức độ nhất định vì học sinh không thể (và cũng không cần) kể lại nguyên xi văn bản (dù các em có cố học thuộc). Câu chuyện được kể lại mang dấu ấn của các em, từ lời văn, giọng điệu đến cảm xúc. Vì vậy, so với phân môn Tập đọc, Kể chuyện dạy phát triển kĩ năng lời nói ở mức cao hơn. Để giờ Kể chuyện là giờ dạy văn, dạy sáng tạo, thì:

- Hệ thống câu hỏi đặt ra sau mỗi truyện kể phải giúp học sinh nhớ được những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, tình tiết quan trọng, hiểu ý nghĩa truyện, làm cho hình tượng nhân vật hiện lên chân thực, sinh động…

- Thiết kế những bài tập sáng tạo để tạo tình huống cho các em tự hành động, giúp cho quá trình “thấm thấu” ý nghĩa câu chuyện của học sinh được tốt hơn.

- Với một truyện kể, nên ra nhiều bài tập cho học sinh lựa chọn.

- Giáo viên phải giúp học sinh ý thức được các em đang kể chuyện cho ai, đang làm cho ai bị cuốn hút, bị chinh phục bởi câu chuyện em kể.

- Các em phải nhìn vào mắt người nghe khi kể; phải kể sao cho to, rõ để các bạn trong lớp ai cũng nghe thấy; lại phải kể thật tự nhiên, hồn nhiên như đang kể chuyện cho em trai, em gái hoặc cho bạn của em.

- Dạy cho học sinh có ý thức diễn đạt gãy gọn, thành câu cho lời kể trong sáng, giản dị và thật dễ hiểu; biết nhấn giọng, ngắt giọng những chỗ cần thiết để gây ấn tượng. Muốn thế, các em phải thật bình tĩnh, tự tin khi kể, phải biết vừa kể vừa suy nghĩ.

- Phải tạo được bầu không khí học tập thân mật, cởi mở; khéo khuyến khích, động viên các em bộc lộ và phát huy khả năng; biết gợi ý đúng lúc khi các em lúng túng vì quên một từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; không bao giờ ngắt lời kể của học sinh để nhận xét, phê phán làm cho các em hoang mang, thiếu tự tin và hứng thú kể tiếp chuyện.

- Cách kết thúc bài cần khắc sâu ấn tượng thẩm mĩ, giúp học sinh nhớ lâu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh về các mối liên hệ giữa những điều vừa học với cuộc sống của học sinh,

những mối quan hệ, cách hành xử trong cuộc sống. Hiện nay, có hai cách kết thúc giờ học chủ yếu là kết thúc không mở rộng và kết thúc mở rộng. Một số dạng kết thúc bài học theo hướng mở rộng thường được sử dụng là: Kết thúc bằng trò chơi, kết thúc bài học gắn với liên hệ thực tiễn, kết thúc bài học bằng bài tập…

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. (Trang 34 - 36)