III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN
2. Phương pháp dạy học văn cho học sinh tiểu học qua một số phân môn tiêu biểu trong môn Tiếng Việt
2.3. Dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt qua phân môn Tập làm văn
môn Tập làm văn
Điều quan trọng khi dạy Tập làm văn là giúp học sinh tạo được những ngôn bản chân thực, bộc lộ rõ cá tính, năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi em. Như thế thì giờ học phải giúp các em có cái để nói, có nhu cầu nói, có khả năng nói điều muốn nói. Muốn vậy, giáo viên cần:
2.3.1. Chọn các đề tài đưa vào dạy học tập làm văn (nói, viết…) phải gắn với vốn sống, vốn hiểu biết của trẻ, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống của các em.
2.3.2. Dạy cho học sinh biết thu nhận những biểu tượng, cảm xúc, ý nghĩ nhờ quan sát và cảm thụ một cách chính xác, tinh tế về thế giới nhân vật, con người, đồ vật, xã hội, thiên nhiên… gần gũi và gợi cảm hứng với các em và thể hiện thành văn bản một cách chân thật, tình cảm, hấp dẫn….
2.3.3. Dạy các em biết diễn đạt những gì đã có theo một hệ thống bài tập từ đơn giản đến cao hơn là nói, viết một văn bản trọn vẹn theo một đề tài kích thích những hứng thú và nhu cầu bộc lộ bản thân của mỗi em.
2.3.4. Tôn trọng sự tự do, sáng tạo của cá nhân học sinh trong khi các em trình bày ngôn bản (nói, viết); tránh tình trạng rập khuôn, áp đặt người học.
Muốn kể chuyện hấp dẫn phải kể đúng, kể lại bằng lời của chính mình, biết kể xoáy, kể lướt, kể có sáng tạo nhờ sự “thêm thắt” một vài chi tiết phụ. Sự “thêm thắt” này không được vi phạm cốt truyện, không được làm người nghe hiểu lầm hoặc hiểu sai ý nghĩa câu chuyện.
2.3.5. Cần có tiêu chí đánh giá cho mỗi bài nói, viết của học sinh. Có thể cho các em biết trước những tiêu chí này để định hướng làm bài cho trẻ. Ví dụ, với những sản phẩm của kiểu bài kể lại sáng tạo từ lời một nhân vật của câu chuyện kể thì tiêu chí đánh giá như sau:
- Phải nhất quán từ đầu đến cuối truyện nhân vật đã nhập vai;
- Sử dụng càng nhiều càng tốt những từ ngữ, chi tiết quan trọng, những hình ảnh gây ấn tượng có trong văn bản làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn mà vẫn là kể lại truyện theo lời văn của mình, theo lối diễn đạt của mình chứ không phải là sao chép văn bản một cách máy móc;
- Câu chuyện được kể lại phải có mạch cảm xúc và tâm trạng, phải phản ánh được năng lực ngôn ngữ, khả năng cảm thụ, tính tình, lối nói, lối viết riêng.
Mô đun 4