1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TNBTTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2010

72 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

- Nội dung của văn học giai đoạn này : Thể hiện hình ảnh người lao động , ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựngCNXH với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niề

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TNBTTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2010

****************

KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.

Câu 1 Nêu những nét chính về tình hình lịch sử , xã hội,văn hoá có ảnh

hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt bamươi năm đã tác động sâu sắc , mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần củatoàn dân tộc , trong đó có văn học nghệ thuật

- Nền kinh thế còn nghèo nàn và chậm phát triển Về văn hoá, từ năm 1945 –

1975 , điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởngvăn hoá của các nước XHCN ( Trung Quốc , Liên Xô…)

Câu 2 Văn học từ năm 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng ? Nêu những

thành tựu chủ yếu của mỗi chặng?

Vd : Bắc Sơn ( Nguyễn Huy Tưởng)+ Lí luận , nghiên cứu và phê bình văn học :Chưa phát triển nhưng đã cómột số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng

Vd : Giảng văn “ Chinh phụ ngâm “ của Đặng Thai Mai

b Từ 1955 – 1964

- Nội dung của văn học giai đoạn này : Thể hiện hình ảnh người lao động ,

ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựngCNXH với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng

- Thành tựu:

+ Văn xuôi : Bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống , đặc biệt nói về sự đổi mới của con người trong môi trường xã hội mới

Vd : Vợ nhặt ( Kim Lân )+ Thơ : Phát triển mạnh mẽ

Vd : Ánh sáng và phù sa ( Chế Lan Viên ) + Kịch : Cũng phát triển nhưng chưa được đồng bộ bằng các loại khác

Trang 2

Vd : Người mẹ cầm súng ( Nguyễn Thi )

* Ở miền Bắc : Truyện và kí cũng phát triển

Vd : Kí chống Mĩ ( Nguyễn Tuân )+ Thơ : Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc

Thơ ca tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của tồn dân tộc , khám phá sứcmạnh của con người Việt Nam , nhận thức và đề cao sứ mệnh lịch sử , tầm vĩc và

ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ

Vd : Ra trận , Máu và hoa ( Tố Hữu )Đặc biệt cĩ sự gĩp mặt của các nhà thơ trẻ : Phạm Tiến Duật , Lưu QuangVũ…

+ Kịch : Cĩ những thnàh tựu đáng ghi nhận

Vd : Đại đội trưởng của tơi ( Đào Hồng Cẩm )

+ Nghiên cứu, lí luận văn học: Hồi Thanh , Xuân Diệu…

d.Văn học vùng địch tạm chiếm

Phong trào đấu tranh của nhân dân duới hình thức hợp pháp hoặc bất hợp pháp ,theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ

Vd : Hương rừng Cà Mau ( Sơn Nam )

Câu 3 NHững đặc điểm cơ bản của văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975?

a Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hố , gắn bĩ sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

- Hình ảnh nhà văn – chiến sĩ đi cùng nhau

- Văn học phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng , thể hiện ở :+ Đề tài : Tổ quốc và CNXH

+ Nhân vật trung tâm : Người chiến sĩ

b Nền văn học hướng về đại chúng.

o Chính quần chúng lam thay đdổi cái nhìn, quan niệm của nhiều nhàvăn Vd : Đôi mắt ( Nam Cao)

o Văn học phản ánh cuộc sống của người lao động , nói lên sự bóclột trong chế độ cũ và niềm tin của họ

o Văn học hướng về đại chúng là thể hiện được sự khai thác tối đacác hình thức nghệ thuật của kho tàng văn học dân gian

c Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Đây là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VH từ 1945 –

1975

o Các phương diện thể hiện :

Trang 3

+ Tính sử thi : Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và mang tínhchất toàn cầu.

+ Cảm hứng lãng mạn : Khẳng định cái tôi đầy tình cảm , cảm xúc vàhướng tới lí tưởng

Vd : Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

( Tố Hữu)

O Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giaiđoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được yêu cầu phảnánh hiện thực cuộc sống trong quá trình vận động văn học

Câu 4 : Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử , xã hội và văn hoá , hãy giải thích vì sao VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?

- Ngày 30/4/1975 đất nước giành dược độc lập , mở ra một thời kì mới – thời kìđộc lập , tự do , thống nhất nước nhà

- Từ 1975 – 1985 đất nước gặp những khó nhăn , thử thách mới

- Từ 1986 : Do sự đổi mới của ĐCS , nền khinh tế đã phát triển Văn học cĩđiều kiện tiếp xúc với các nền văn học các nước bạn , chính vì đó nên việc đổi mới

ở văn học là một quy luật tất yếu

Câu 1: Hồn cảnh ra đời của tác phẩm?

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh , nhân dân tồnquốc đứng lên giành chính quyền Từ Việt Bắc về tới Hà Nội , Người soạn thảobản TNĐL tại căn nhà số 48 Hàng Ngang – Hà Nội

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử , Người đọc bản TNĐL chođồng bào cả nước nghe để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ

Câu 2 : Giá trị của tác phẩm?

a Giá trị lịch sử : Xét ở gĩc độ lịch sự , cĩ thể coi TNĐL là lời tuyên bố của

một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xố bỏ chế độ phong kiến , thực dân thốtkhỏi thân phận thuộc địa để hồ nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cáchmột nước độc lập , dân chủ và tự do

b Giá trị tư tưởng : Xét trong mối quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của

nhân loại ở thế kỉ XX , cĩ thể coi TNĐL là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấutranh giải phĩng dân tộc và tinh thân yêu chuộng độc lập , tự do

c Giá trị nghệ thuật : Xét ở bình diện văn chương , TNĐL là một bài văn

chính luận mẫu mực , lập luận chặt trẽ , lí lẽ đanh thép , bằng chứng xácthực , giàu sức thuyết phục , ngơn ngữ gợi cảm , hùng hồn

Câu 3 : Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm TNĐL của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Khẳng định quyền sống , quyền tự do , quyền mưu cầu hạnh phúc , quyềnbình đẳng của con người và của mọi dân tộc Điều này được thơng qua hai

Trang 4

trích đoạn trong hai bản TNĐL của Pháp và Mĩ Từ hai trích đoạn đó cho tathấy được sự sáng tạo của Hồ Chí Minh ở chỗ : từ quyền bình đẳng và từ docủa con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng , tự do của cácdân tộc trên thế giới

- Lên án tội ác của thực dân Pháp về các mặt : Chính trị, kinh tế , văn hoá và

- Sử dụng từ ngữ phù hợp , lời văn giàu hình ảnh và đặc biệt thành công ở cáccấu trúc câu :

Vd : Chúng thi hành…chúng lập ra…chúng thẳng tay…chúng ràng buộc…chúng dùng…chúng cướp

Hay : Sự thật là…Một dân tộc đã gan góc …một dân tộc đã gan góc dân tộc

đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

→ Cách viết như vậy nhấn mạnh thêm một lần nữa : Việt Nam có quyền đượchưởng tự do và độc lập Cấu trúc câu lặp lại nhiều lần nhấn mạnh thêm tinhthần và thái độ của dân tộc ta trước kẻ thù xâm lược

- Tác giả kết hợp cảm xúc khi viết làm cho bản TNĐL trở nên hùng hồn , cósức thuyết phục to lớn và nó xứng đáng trở thành một áng văn chính luậnmẫu mực và làm rung động hàng triệu trái tim của người nghe

Trang 5

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC

Cần nêu được những ý sau:

 Cảm hứng chung: ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị văn chương NguyễnĐình Chiểu

 Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu lối viết giản

dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức “truyền bá” lớn

2/ Biểu điểm:

 Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ

 Điểm 1: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi

 Điểm 0: Không trình bày được ý nào của yêu cầu trên

Câu 2: (5 điểm)

Ánh sáng khác thường của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời vănnghệ Việt Nam

A/ Yêu cầu:

* Yêu cầu chung:

 Phân tích được vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt là thơ văn yêunước phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc Ánh sáng khácthường thể hiện qua cuộc sống và quan niệm sáng tác cũng như trong truyệnLục Vân Tiên

 Tác giả Phạm Văn Đồng hiểu sâu sắc Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng đắnkhách quan sự nghiệp văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

 Ông viết nhiều về các danh nhân văn hóa Việt Nam như:

Nguyễn Trải, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh

Trang 6

 Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc” thể hiệncách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong mối quan hệ vớihoàn cảnh đất nước hiện nay Tác giả xem Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao cóánh sáng khác thường.

II/ Thân bài:

1/ Ánh sáng khác thường của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua cuộc đời

và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn

 Khí tiết của một người chiến sĩ yêu nước trọn đời phấn hi sinh vì nghĩa lớn

 Quan niệm văn chương: “văn tức là người”, “văn với đời là một”, văn thơ phải

là vũ khí chiến đấu, phục vụ đạo lí, chính nghĩa

2/ Ánh sáng khác thường của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua thơ văn yêu nướccủa ông:

 Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước đương thời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu làmsống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ

 Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tham gia tích cực vào cuộc đấutranh của thời đại (cổ vũ lớn lao )

 Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện sự sáng tạo, xuất phát từbầu nhiệt huyết của nhà thơ

3/ Ánh sáng khác thường thể hiện qua những thành công của truyện “Lục VânTiên” Đây là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa đạo đức, ca ngợi những ngườitrung nghĩa

 Nội dung truyện Lục Vân Tiên

 Nghệ thuật truyện Lục Vân Tiên

4/ Con người tác giả Phạm Văn Đồng:

 Biết cách đánh giá đúng đắn khách quan Nguyễn Đình Chiểu

 Hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu- một con người gắn bó hết mình với đấtnước, nhân dân

 Tài năng nghị luận của Phạm Văn Đồng: nghị luận chặt chẽ, xúc động thiết tha,nhiều hình ảnh ngôn từ đặc sắc

III/ Kết luận:

 Khẳng định sự độc đáo của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu

 Tấm lòng, tình cảm của Phạm Văn Đồng đối với Nguyễn Đình Chiểu- đối vớidanh nhân Việt Nam

 Thái độ trân trọng đối với giá trị văn hóa của dân tộc

B/ Biểu điểm:

 Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi

 Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu, còn mắc một số lỗi diễnđạt dùng từ, ngữ pháp

 Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp,chính tả

 Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề

Trang 7

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI

1/ Yêu cầu : Nêu được những ý sau:

Tồng thư kí liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia và tổ chức “phải đưa vấn đề AIDSlên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế”,phải nổ lực nhiều hơn nữa trong hành động Với mọi người, ông kêu gọi:

 Công khai lên tiếng về AIDS, đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu như:

 Nạn dịch vẫn hoành hành rất ít dấu hiệu suy giảm

 Mỗi phút có khoảng 10 người nhiễm HIV

 Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng

 Tốc độ lây lan báo động ở phụ nữ

 Bệnh lây lan sang những vùng trước đây an toàn, đặc biệt là Đông Âu vàtoàn bộ châu Á

 Không vội vàng phán xét đồng loại của mình

 Không kì thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm bệnh

 Không ảo tưởng về sự bảo vệ bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách với người

bị nhiễm HIV

 Sát cánh với ông trong cuộc chiến HIV/AIDS

2/ Biểu điểm:

 Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ

 Điểm 1: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi

 Điểm 0: Không trình bày được ý nào của yêu cầu trên

kí liên hợp quốc đảm nhiệm 2 nhiệm kì từ tháng 1- 1997 đến tháng 1-2007 Năm

2001 được trao giải thưởng Nô-ben hòa bình

 Văn bản:

Trang 8

 Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, tổng thư kí liên hợp quốc phi An- nan đã gửi bức thông điệp này đến toàn thế giới nhằm kêu gọi mọi quốcgia, tổ chức và mọi người hãy nổ lực ngăn chặn, phòng chống đại dịch này trêntoàn cầu.

Cô- Bức thông điệp mang ý nghĩa sống còn của nhân loại được nói lên bằng nhữnglời lẽ khẩn thiết, tâm huyết và đầy trách nhiệm với nội dung quan trọng trongcuộc chiến đấu chống lại đại dịch AIDS

 Mở đầu: Nhắc lại việc cam kết của quốc gia trên thế giới để đánh lại căn bệnhHIV/AIDS vào năm 2001 và tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS củaquốc gia đó

 Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS:

 Có nhiều cố gắng của quốc gia trong việc chuẩn bị về nguồn lực, ngân sách

và chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS

 Hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, đại dịch này vẫnhoành hành gây tử vong trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm: Mỗiphút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV; lây lan với tốc báo động ở phụ nữ,lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn antoàn- đặc biệt là Đông Âu, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương

 Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong tuyên bố về cam kếtphòng chống HIV/AIDS “… Chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêunào vào năm 2005”

 Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS

 Nổ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cầnthiết

 Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị vàhành động

 Công khai lên tiếng về AIDS

 Không được phân biệt kì thị và phân biệt đối xử với người mắc bệnh AIDS

 Đừng ảo tưởng chúng ta bỏa vệ được mình bằng cách dựng lên bức rào ngăncách giữa “chúng ta” và “họ”, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”, imlặng đồng nghĩa với cái chết, nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịchnày không trừ một ai

 Kết thúc: lời kêu gọi phòng chống AIDS

 “Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS”

 “Hãy cùng tôi đánh các thành lũy của sự im lặng kì thị và phân biệt đối xửđang vây quanh bệnh dịch này”

 “Hãy sát cánh cùng tôi; bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từchính các bạn”

 Những nội dung trên được diễn đạt bằng một văn phong chính luận rõ ràng,trong sáng, dễ hiểu, với một lập luận lôgic, chặt chẽ với tâm huyết và tráchnhiệm của người viết làm nên sức thuyết phục cao cho bức thông điệp này.2/ Biểu điểm:

 Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt

Trang 9

 Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý cuẩ yêu cầu về kiến thức, còn mắcmột số lỗi diễn đạt dùng từ, ngữ pháp.

 Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp,chính tả

Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề

Trang 10

TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

1 Hoàn cảnh sáng tác bài Tây tiến – Quang Dũng

“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phốihợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượngLào cũng như miền Tây Bắc bộ VN

Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồivòng về Thanh Hóa Lính Tây Tiến phần đông là sinh viên, học sinh Hà Nội.Quang Dũng là đại đội trưởng

Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lậptrung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác

Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúcđầu có tên “NHỚ TÂY TIẾN” Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được

in lại và đổi tên “TÂY TIẾN”

2 Tìm hiểu bài thơ

Đoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14) Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ - thơ mộng

Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa nhiều mặt: viết văn xuôi, làm thơ và cả hộihọa Thơ ông viết ít nhưng lưu được ấn tượng sâu trong lòng người đọc vì vẻ đẹplãng mạn, tài hoa Viết về đề tài người lính Quang Dũng khá thành công ở bài thơ

“Tây Tiến”

“Tây Tiến” thể hiện lối cảm nghĩ riêng đó chính là tấm lòng Quang Dũng đốivới một thời lịch sử đã qua Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài: Nhớ những miền đất màtác giả đã từng qua, nhớ những đồng đội thân yêu, nhớ những kỷ niệm ấm áp tìnhquân dân kháng chiến Tất cả những điều ấy được thể hiện bằng cái nhìn đầy lãngmạn của người lính Đoạn thơ đầu gồm 14 câu như những thước phim quay chậm táihiện địa bàn chiến đấu của người lính Tây Tiến Đó là thiên nhiên Tây Tiến, lànhững người lính Tây Tiến cùng những kỷ niệm ấm tình quân dân

Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã Dòng sông ấyhiện lên trong bài thơ nh một nhân vật, chứng kiến mọi gian khổ, nỗi buồn, niềmvui, mọi chiến công và mọi hy sinh của đoàn binh Tây Tiến Sông Mã gắn liền vớimiền đất đã từng qua, những kỷ niệm từng trải của đoàn quân Tây Tiến Nhắc tớisông Mã cũng là nhắc tới núi rừng thiên nhiên Tây Bắc Nhà thơ nhớ về những miềnđất trong nỗi nhớ “chơi vơi” “Chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng,không ai cân đong đo đếm được nó lửng lơ mà đầy ắp ám ảnh tâm trí con người,khiến con người như sống trong cõi mộng Chữ “chơi vơi” hiệp vần với chữ “ơi” ởcâu thơ trên khiến cho lời thơ thêm vang vọng

Trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở Tínhchất “xa xôi” thể hiện rõ ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, M-ường Hịch, Mai Châu Nghe tên đất đã lạ vì đó là những vùng sâu, vùng xa của cácdân tộc ít người từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình Những địa danh này đi vào nỗi nhớcủa nhà thơ bởi vậy nhớ về Tây Tiến thì cũng chính là nhớ về những vùng đất heohút, hiểm trở đầu tiên Điều này cũng dễ hiểu Bởi những người lính Tây Tiến vừamới ra đi kháng chiến từ một mái trường, một góc phố nào đó của thủ đô Hà Nội thì

ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến trong họ lẽ đương nhiên là những gian khổ,

Trang 11

những địa danh nêu trên càng trở nên xa hơn khi nó gắn liền với hình ảnh “sươnglấp”, “đoàn quân mỏi” hiện về “trong đêm hơi”.

Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” với điệp từ “dốc” gối lên nhaucộng với tính từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” làm sống dậy con đường hành quânhiểm trở, gập ghềnh, dài vô tận Âm điệu câu thơ như cũng khúc khuỷu như bị cắtđoạn như đường núi khúc khuỷu, có đoạn lên cao chót vót có đoạn xuống thămthẳm Con đường mà người lính Tây Tiến phải trải qua cao tới mức bóng người intrên những cồn mây, đến mức “súng ngửi trời”

Đây là cách nói thậm xưng thể hiện sự độc đáo của Quang Dũng Nếu chỉthấy súng chạm trời thì ta mới chỉ thấy được cái thế cao của dốc còn hình ảnh “Súngngửi trời” hàm chứa một ý nghĩa khác Đó là vẻ tinh nghịch, chất lính ngang tàngnhư thách thức cùng gian khổ của người lính Tây Tiến Điều này khiến cho hình ảnhngười lính Tây Tiến được nâng cao rõ nét trong một không gian rộng lớn vời vợi, vàđây cũng chính là chất lãng mạn bay bổng của tâm hồn người lính Tây Tiến, củaQuang Dũng Câu thơ còn gợi cho ta cảm giác về độ cao, độ sâu không cùng củadốc Ta bắt gặp ý thơ này ở câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” Cảhai câu đều ngắt nhịp 4/4 Thực ra ý của câu sau điệp lại ý của câu trước nhưng lốiđiệp vô cùng sáng tạo, khiến cho người đọc khó phát hiện ra ý thơ gấp khúc giữahai chiều cao thăm thẳm, sâu vòi vọi, dốc tiếp dốc, vực tiếp vực nhấn mạnh địa bànhoạt động của những người lính vô cùng khó khăn, hiểm trở, vượt qua những khókhăn, hiểm trở đó đã là một kỳ tích của những người lính

Tổng hợp những chi tiết đã phân tích ở trên ta có được một phần chính về bứctranh của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang dại, hiểm trở mà đầy sức hút Nhữngcâu thơ phần lớn là thanh trắc càng gợi cái trúc trắc, trục trặc, tạo cảm giác cho độcgiả về hơi thở nặng nhọc, mệt mỏi của người lính trên đường hành quân Giữanhững âm tiết toàn thanh trắc ấy chen vào câu thơ gần cuối đoạn thơ dài man máctoàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Đây chính là hình ảnh thơ mộng

mà hoang dã về thiên nhiên Tây Tiến Thiết nghĩ nếu câu thơ này vì lí do nào đó màkhông có thì sức hấp dẫn của đoạn thơ sẽ giảm đi rất nhiều bởi lẽ chính câu thơ tạonên nét thứ hai cho bức tranh về thiên nhiên Tây bắc Thiên nhiên Tây bắc hùng vĩ,hoang sơ, hiểm trở nhưng đầy thơ mộng Chất tài hoa của Quang Dũng được thểhiện khá trọn vẹn ở chỗ nhà thơ nhắc đến mưa rừng mà tạo cảm giác đứng trướcbiển lại người lên vẻ đẹp của người lính chân đứng trên dốc cao đầu gội trong mưalớn Cứ một nét bút gân guốc lại xen vào một nét bút mềm mại, trữ tình tạo cho bứctranh về thiên nhiên Tây Tiến cân đối hài hòa

Nhắc lại những thử thách khắc nghiệt cũng là để nói đến sức chịu đựng bền bỉcủa con người Từ đây Quang Dũng vụt nhớ đến hình ảnh những đồng đội, dù cantrường trong dãi dầu nhưng có khi gian khổ đã vượt quá sức chịu đựng khiến chongười lính đã gục ngã, nhưng gục ngã trên tư thế hành quân

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục trên súng mũ bỏ quên đời”

Nói đến cái chết mà lời thơ cứ nhẹ như không Dường như người lính TâyTiến chỉ bỏ quên đời một lát rồi lại bừng tỉnh và bước tiếp Nói về cái chết mà lờithơ không bi lụy Đó cũng là một nét trong phong cách biểu hiện của nhà thơ QuangDũng Những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới, để giúp bạn giữa núi rừng Tây Bắc

Trang 12

thật lắm gian nan khó nhọc Những gian nan khó nhọc còn hằn sâu trong trí nhớ.Quang Dũng không khoa trương tính cách anh hùng dũng cảm, cũng không nói đếncảnh bách chiến bách thắng Nhưng sống và chiến đấu trong một địa bàn hiểm trở

dữ dội, hoang dã đã là anh hùng rồi

Vùng đất xa xôi hiểm trở với những nét dữ dội hoang dã:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Cảnh hiểm trở cheo leo nhưng đâu có tĩnh lặng thanh bình Với những từ

“oai linh”, “gầm thét” thác nước như một sức mạnh thiêng liêng, đầy quyền uy, đầy

đe dọa, và những con hổ đi lang thang hoành hành ngang dọc coi mình là chúa tểcủa núi rừng làm cho cảnh rừng núi thêm rùng rợn ghê sợ

Đang nói đến cái rùng rợn bí hiểm của rừng già nhà thơ bỗng nhớ lại một kỷniệm ấm áp tình quân dân

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Trong gian khổ thiếu thốn người ta càng nâng niu càng quí trọng nghĩa tình.Hình ảnh những nồi cơm lên khói, những mùa màng thơm nếp xôi và đặc biệt là

“em” biểu tượng cho người dân Tây Bắc hiện về trong cảm xúc nhà thơ vừa tự nhiênvừa tinh tế Sự xuất hiện của những hình ảnh này khiến cho đoạn kết của khổ thơ cósức bay bổng Đoạn thơ ấm lại trong tình quân dân mặn nồng Hai câu cuối gieo vàotâm hồn độc giả một cảm xúc ấm nóng Cái ấm nóng của tình người Đây chính làchất lãng mạn bay bổng của đoạn thơ và nó như một nét vẽ tươi sáng của bức tranh

Đoạn thơ là sự phối kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn

Cả đoạn thơ như một bức tranh thủy mặc cổ điển được phác thảo theo lối tạo hìnhphương đông Quang Dũng là một hoạ sĩ Ông có tài chấm phá trong việc phác thảocảnh vật Quang Dũng đã xây một đài kỷ niệm trong thơ cho thiên nhiên Tây Bắc vàngười lính Tây Tiến

Đoạn 2 Con ng ười Tây Bắc duyên dáng và tài hoa

Cả đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên diễm lệ có sức hòa hợp diệu kỳ giữathiên nhiên và con người Cảnh trí miền Tây ở khổ thơ dường như được tạo hìnhtheo thi pháp truyền thống: “Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc” Một miền Tâythơ mộng thi vị giàu sức cuốn hút Đoạn thơ thứ 2 này được xem là đoạn thơ tiêubiểu cho bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng Câu mở đầu đoạn tạo cảm giác độtngột bừng sáng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

“Bừng lên” vừa đột ngột, bất ngờ vừa thú vị Cả cảnh vật và lòng người đềubừng sáng lên Chất hào hoa trong bút pháp thể hiện của Quang Dũng đã bộc lộngay từ câu thơ đầu Hai cụm từ “bừng lên” “hội đuốc hoa” thể hiện sự tinh tế trongviệc sử dụng từ ngữ của Quang Dũng Hai cụm từ này vừa có tính tả thực vừa đậmchất lãng mạn “Bừng lên” vừa có nghĩa bừng sáng lung linh vừa như bừng tỉnh

“Hội đuốc hoa” đây là cảnh thực Đêm liên hoan văn nghệ diễn ra dưới nhữngcánh rừng, người đến dự đều cầm trên tay ngọn đuốc, gió thổi làm những ngọn đuốclung linh phát ra những tia lửa Cảnh tượng này trong đêm quả thật nhìn như hoađuốc Cảm nhận của Quang Dũng vừa tinh tế vừa lãng mạn, câu thơ gợi sức liên t-

Trang 13

ưởng, tưởng tượng cho người đọc Trên cái nền không gian ấy “em” xuất hiện.”Em”xuất hiện lập tức trở thành trung điểm của mọi điểm nhìn

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

“Kìa em” lời chào đón đầy ngạc nhiên sung sướng đến ngỡ ngàng Lời chàođón mang tính phát hiện Em lạ mà quen, quen mà lạ Quang Dũng phát hiện ra vẻđẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục Yêu say từ vócdáng đến trang phục Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của cácthiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ Quang Dũng không khỏi khôngthán phục đến ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy Em trở thành hạt nhân của bức tranh với

vẻ đẹp xứ lạ phương xa Câu thơ thứ ba xuất hiện lập tức khổ thơ như tràn đầy âmnhạc

Khèn lên man điệu nàng e ấp.

Những âm thanh phát ra từ nhạc cụ của đồng bào Tây Bắc đối với người línhTây Tiến vừa lạ vừa có vẻ hoang dại mang tính sơ khai mà đậm bản sắc văn hóadân tộc Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc HàNội hào hoa Từ “man điệu” mà Quang Dũng sử dụng ở đây cũng rất tài hoa Ngờiđọc như được chứng kiến những vũ khúc hoang sơ của văn hóa Âu Lạc Vũ khúc ấyhòa với vũ điệu Em duyên dáng, e ấp, tình tứ Ta chú ý tác giả sử dụng từ : Ban đầu

là “em” tiếp đến là “nàng” rồi sau lại là “em” Từ cách sử dụng ấy ta cảm nhận được

em như một nàng tiên kiều diễm và ta như lạc vào cõi thần tiên với không khí mêsay đến ngây ngất Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh chotâm hồn những người lính Tây Tiến thực sự ngất ngây trước người và cảnh

Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây Bởi lẽ bốn câu sau của đoạnthơ mới thực sự thi vị Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang,huyền ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra Cáithực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lênnhư một miền cổ tích Ta nhớ rằng Quang Dũng là một họa sĩ bởi vậy đoạn thơ đậmmàu sắc hội họa Nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa Chỉ một vài nétchấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sứccuốn hút

Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến

bờ hoang dại như một bờ tiền sử “Hồn lau” những cây lau không còn vô tri vô giác

mà có linh hồn Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảmnhận được hồn lau đang dăng mắc dọc nẻo bến bờ Không gian nên thơ ấy làm nềncho người thơ xuất hiện:

Có nhớ dáng ngời trên độc mộc

Câu thơ không tả mà gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trênchiếc thuyền độc mộc Cảnh rất thơ và người cũng rất tình Bởi vậy tác giả như ngâyngất đắm say trước cảnh và người ở đây cảnh như làm duyên với người

Trang 14

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Duyên dáng đến độ và tình tứ cũng hết lời: Bông hoa rừng cũng đong đưa làmduyên với người Cảnh và người hòa quyện đồng điệu, tình tứ đến mê say trong cáinhìn lãng mạn của Quang Dũng Ta có cảm nhận đây là thế giới của cõi mộng, cõi

mơ, cõi thơ và cõi nhạc Thơ và nhạc là hai yếu tố tạo nên bức tranh Tây Bắc nênthơ, mĩ lệ Ai nói rằng Tây Bắc là xứ rừng thiêng nước độc xin hãy một lần để chotâm hồn mình lắng lại để chất thơ Tây Bắc ngấm vào hồn

Đoạn thơ bộc lộ chất tài hoa, chất lãng mạn của Quang Dũng đến tuyệt vời.Cảm ơn nhà thơ đã cho ta một chuyến hành trình về với Tây Bắc thơ mộng để khámphá Tây Bắc và yêu Tây Bắc

Đoạn 3: Ng ười lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa

Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ

ba của bài thơ Tây Tiến Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bútcuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hàohoa Chân dung người lính hiện lên ở khổ thơ thứ 3 có sự kết hợp nhuần nhuyễngiữa vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinh anh dũng Có thể nói

cả bài thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên một nềncảnh khác thường

Chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiện thựcvừa lãng mạn Các chi tiết như lấy từ đời sống hiện thực và khúc xạ qua tâm hồn thơQuang Dũng để rồi sau đó hiện lên trên trang thơ đầy sức hấp dẫn Dọc theo hànhtrình, vẻ đẹp hào hùng kiêu dũng cứ lấp lánh dần lên, đến khi người lính Tây Tiếnđối mặt với dịch bệnh, đối mặt với cái chết thì nó thật chói người, nét nào cũng sắcsảo lạ lùng và đầy lãng mạn:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Chữ dùng của Quang Dũng ở đây thật lạ Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng

từ “Đoàn quân” thì ở đây tác giả dùng “Đoàn binh” Cũng đoàn quân ấy thôi nhưngkhi dùng “Đoàn binh” thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xungtrận át đi vẻ ốm yếu của bệnh tật Ba chữ “không mọc tóc” là đảo thế bị động thànhchủ động Không còn đoàn quân bị sốt rét rừng lâm tiều tuỵ đi rụng hết cả tóc.Giọng điệu của câu thơ cứ y như là họ cố tình không mọc tóc vậy Nghe ngang tàngkiêu bạc và thấy rõ sự bốc tếu rất lính tráng

Các chi tiết “không mọc tóc, quân xanh màu lá” diễn tả cái gian khổ khácthường của cuộc đời người lính trên một địa bàn hoạt động đặc biệt Di chứng củanhững trận sốt rét rừng triền miên là “tóc không mọc” da xanh tái Nhưng đối lậpvới ngoại hình tiều tụy ấy là sức mạnh phi thường tự bên trong phát ra từ tư thế “dữoai hùm” Với nghệ thuật tương phản chỉ 2 dòng thơ Quang Dũng làm nổi bật vẻkhác thường của đoàn quân Tây Tiến Họ hiện lên như hình ảnh tráng sĩ trượng phumột thuở qua hai câu tiếp:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

“Mắt trừng” biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêuđốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binhTây Tiến ở đây người lính Tây Tiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi,

Trang 15

vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” Chính từ thực trạng này màchân dung người lính sinh động chân thực Thế nhưng vượt lên trên khó khăn thiếuthốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Câu thơánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến Ban ngày “Mắt trừng gửi mộng”giấc mộng chinh phu hướng về phía trận mạc nhưng khi bom đạn yên rồi giấc mộng

ấy lại hướng về phía sau cũng là hướng về phía trớc, phía tương lai hẹn ước Mộtngày về trong chiến thắng để nối lại giấc mơ xưa ý chí thì mãnh liệt, tình cảm thìsay đắm Hai nét đẹp hài hòa trong tính cách của những chàng trai Tây Tiến

Quang Dũng đã dùng hình ảnh đối lập: một bên là nấm mồ, một bên là ý chícủa những người chiến binh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gần lên khúc độc hành.

“Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh Những nấm

mồ rải rác trên đường hành quân, nhng không thể cản được ý chí quyết ra đi củangười lính Câu thơ sau chính là câu trả lời dứt khoát của những con người đứng caohơn cái chết:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Chính tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đã giúp người lính coi cái chếtnhẹ tựa lông hồng Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thảnbình yên như giấc ngủ quên Câu thơ vang lên như một lời thề đúng là cái chết củabậc trượng phu

“áo bào thay chiếu anh về đất”

Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lítưởng thì anh bộ đội cụ Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiênthầm lặng Hình ảnh “áo bào” làm tăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chếtcủa người lính Hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ tái tạo vẻ đẹp của một tráng sĩ và

nó làm mờ đi thực tại thiếu thốn gian khổ ở chiến trường Nó cũng gợi được hào khícủa chí trai “thời loạn sẵn sàng chết giữa sa trường lấy da ngựa bọc thây Chữ “về”nói được thái độ nhẹ nhõm, ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết “Anh vềđất” là hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng,người lính Tây Tiến trở về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội.Trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình Trước những cái chết cao cả ở địa bàn xa xôi hẻolánh sông Mã là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa

Mở đầu bài thơ ta gặp ngay hình ảnh sông Mã, con sông ấy gắn liền với lịch

sử đoàn quân Tây Tiến Sông Mã chứng kiến mọi gian khổ, mọi chiến công và giờđây lại chứng kiến sự hy sinh của người lính Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi trángcủa sông Mã

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Dòng sông Mã là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chếtcủa người tráng sĩ, nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốnhoang sơ Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ Câu thơ đềcập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng

Bốn câu kết:

Trang 16

Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí Nhữngdòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.

“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

“Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quânTây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) củađời các chiến sĩ

Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trênđường hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạnhợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý t-ưởng đến cùng Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đường hành quân hồn (tinh thần củacác anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm h-ửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”

Trang 17

VIỆT BẮC – TỐ HỮU

I Tác giả:

1 Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu :

- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơmộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàutruyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian

mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình mái nhì, máiđẩy…

- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rấtthích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian Mẹ nhà thơ cũng là người biết vàthuộc nhiều ca dao, tục ngữ Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùngcha mẹ Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dângian xứ Huế

- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham giacách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngụctrốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủyban khởi nghĩa ở Huế Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vịkhác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ

2 Con đường thơ của Tố Hữu :

Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từnhững năm 1940 cho đến sau này

a Tập thơ Từ ấy(1946) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946).

Những bài thơ tiêu biểu:Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…

b Tập thơ Việt Bắc (1954)

- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến vớinhững cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chíđồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng Đồng thời thể hiện quyết tâmbảo vệ sự toàn vẹn của đất nước

- Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đitới,…

c Gió lộng (1961):

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam

- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ

xã hội tốt đẹp Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân

- Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân, Thù muôn đời muônkiếp không tan, Mẹ Tơm, bài ca mùa xuân 1961,…

d Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977)

Trang 18

Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu củadân tộc Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.

3 Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng

cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta

- Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn,

màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tưởng thơ kì vĩ, tránglệ

- Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng Thơ liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết.

- Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc Phối hợp tài tình ca dao, dân

ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới” Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách

so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người Phong phú vần điệu, câu thơ mượt

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ vềĐông Dương được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng

- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rờichiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội

- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được

mở ra Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.

- Bài thơ được trích trong tập Việt Bắc (1947 - 1954)

2 Lời Việt Bắc đối với người cán bộ cách mạng

Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khuâng:

Mình về mình …nhìn sông nhớ nguồn

Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dântộc để thể hiện tình cảm cách mạng Mười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn nhữngnăm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữnhớ, 1 chữ ta hòa quyện 1 câu hỏi về thời gian (10 năm ) một câu hỏi về khônggian (nhìn cây ) Khổ thơ ngắn nhưng đã dồn góp lại cả một thời cách mạng Tấmlòng người ở đã tỏ lộ giãi bày trong không gian, theo thời gian

Tiếng ai tha thiết …nói gì hôm nay

Quyến luyến không nỡ rời, xúc động nghẹn ngào nói không nên lời, tình cảmcồn cào bối rối ấy làm thay đổi cả nhịp thơ Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xaođộng trong nhịp 3/3/2 diễn tả thật đắt tấm lòng người đi với người ở lại Dấu chấmlửng như khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặng hàm chứa bao xao xuyến không lời

Mình đi có nhớ những ngày

… Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.

Có câu hỏi cụ thể : nhớ Tân Trào, Hồng Thái, trám bùi, măng mai; có câu hỏi trừu tượng: chiến khu, mối thù, lòng son ;phép tiểu đối 4/4 (hắt hiu lau xám > < đậm đà lòng son) Tất cả, đã giúp Tố Hữu diễn tả thật đắt nỗi xao xuyến nhớ thương

của người ở với người đi Đặc biệt câu thơ lục bát cuối khổ:

Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào Hồng Thái, mái đình, cây đa

Trang 19

Ba chữ mình trong câu thơ 6 chữ đồng nhất tâm sự người đi, người ở đã tạo

ra sự hô ứng đồng vọng giữa người hỏi, người đáp, hòa thành bản hợp ca ngân vangnhững hòa âm tâm hồn 12 câu cấu tạo thành 6 câu hỏi, mỗi câu thơ đều khắc khoảitâm tình da diết, khắc khảm vào lòng người đi những kỉ niệm từ ngày đầu cách

mạng Mái đình Hồng Thái, Cây đa Tân Trào được chuyển vế thành Tân Trào, Hồng Thái mái đình, cây đa mang đến cho ta một liên tưởng: Việt Bắc đã thật sự trở thành quê hương thứ hai của người cán bộ miền xuôi Bởi hình ảnh mái đình, cây đa

ở đâu và khi nào cũng khơi gợi trong tâm hồn người Việt hình ảnh quê hương

3 Lời người cán bộ cách mạng

Ta với mình, mình với ta … Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu Cách nói mình –ta của ca dao dân ca, điệp từ mình cùng với biện pháp nghệ thuật so sánh nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu khẳng định lòng thủy

chung son sắt với cách mạng, với quê hương kháng chiến của người cán bộ vêxuôi

Nhớ gì như nhớ người yêu … Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

- Hình ảnh so sánh như nhớ người yêu thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình

cảm

- Hình ảnh gợi cảm đầy thi vị :bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lênđầu núi… gợi nhớ những nét mang đậm hồn người

Ta đi ta nhớ những ngày …Chày đêm nện cối đều đều suối xa

- Hình ảnh đắng cay ngọt bùi, thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng là hình ảnh đậm đà giai cấp (Người Việt Bắc trong nỗi nhớ

người về thật đáng yêu, đáng quý, nặng tình nặng nghĩa, biết chia sẽ ngọt bùi

* Bức tranh tứ bình:

Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

a Đoạn này được xem là đặc sắc nhất Việt Bắc 10 câu lục bát thu gọn cả sắc

màu 4 mùa, cả âm thanh cuộc sống, cả thiên nhiên con người Việt Bắc

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Tố Hữu lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng : hoa - người Hoa là vẻ đẹp tinhtuý nhất của thiên nhiên, kết tinh từ hương đất sắc trời, tương xứng với con người làhoa của đất Bởi vậy đoạn thơ được cấu tạo: câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nóitới con người Nói đến hoa hiển hiện hình người, nói đến người lại lấp lóa bóng hoa

Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tỏa sáng bức tranh thơ Bốncặp lục bát tạo thành bộ tứ bình đặc sắc

b Trước hết đó là nỗi nhớ mùa đông Việt Bắc - cái mùa đông thuở gặp gỡ

ban đầu, đến hôm nay vẫn sáng bừng trong kí ức

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Câu thơ truyền thẳng đến người đọc cảm nhận về một màu xanh lặng lẽ, trầmtĩnh của rừng già Cái màu xanh ngằn ngặt đầy sức sống ngay giữa mùa đông thánggiá Cái màu xanh chứa chất bao sức mạnh bí ẩn “Nơi thiêng liêng rừng núi hóa anhhùng” Màu xanh núi rừng Việt Bắc:

Rừng giăng thành lũy thép dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Trang 20

Trên cái nền xanh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tơi, thắp sáng cả cánh rừngđại ngàn làm ấm cả không gian, ấm cả lòng người Hai chữ “đỏ tươi” không chỉ là từngữ chỉ sắc màu, mà chứa đựng cả một sự bừng thức, một khám phá ngỡ ngàng, mộtrung động rất thi nhân

Có thể thấy cái màu đỏ trong câu thơ Tố Hữu như điểm sáng hội tụ sức mạnhtiềm tàng chốn rừng xanh đại ngàn, lấp lóa một niềm tin rất thật, rất đẹp Trên cáiphông nền hùng vĩ và thơ mộng ấy, hình ảnh con người xuất hiện thật vững trãi, tựtin Đó là vẻ đẹp của con người làm chủ núi rừng, đứng trên đỉnh trời cùng tỏa sángvới thiên nhiên, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

c Cùng với sự chuyển mùa (mùa đông sang mùa xuân) là sự chuyển màu

trong bức tranh thơ: Màu xanh trầm tĩnh của rừng già chuyển sang màu trắng tinh khôicủa hoa mơ khi mùa xuân đến Cả không gian sáng bừng lên sắc trắng của rừng mơ lúcsang xuân

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Trắng cả không gian “trắng rừng”, trắng cả thời gian “ngày xuân” Hình ảnhnày khá quen thuộc trong thơ Tố Hữu, hình ảnh rừng mơ sắc trắng cũng đi vào trờng

ca Theo chân Bác gợi tả mùa xuân rất đặc trưng của Việt Bắc:

Ôi sáng xuân nay xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Cái sắc trắng tinh khôi bừng nở mỗi độ xuân về làm ngơ ngẩn người ở, thẫnthờ kẻ đi Người đi không thể không nhớ sắc trắng hoa mơ nơi xuân rừng Việt Bắc,

và lại càng không thể không nhớ đến con người Việt Bắc, cần cù uyển chuyển trong

vũ điệu nhịp nhàng của công việc lao động thầm lặng mà cần mẫn tài hoa:

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Hai chữ “chuốt từng” gợi lên dáng vẻ cẩn trọng tài hoa, dường như bao yêuthương đợi chờ mong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón.Cảnh thì mơ mộng, tình thì đợm nồng Hai câu thơ lưu giữ lại cả khí xuân, sắc xuân,tình xuân vậy Tài tình như thế thật hiếm thấy

d Bức tranh thơ thứ 3 chuyển qua rừng phách - một loại cây rất thường gặp ở

Việt Bắc hơn bất cứ nơi đâu Chọn phách cho cảnh hè là sự lựa chọn đặc sắc, bởitrong rừng phách nghe tiếng ve ran, ngắm sắc phấn vàng giữa những hàng cây caovút, ta như cảm thấy sự hiện diện rõ rệt của mùa hè Thơ viết mùa hè hay xưa nayhiếm, nên ta càng thêm quí câu thơ của Tố Hữu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác rất thú vị: Tiếng ve kêu - ấn tượng của thínhgiác đã đem lại ấn tượng thị giác thật mạnh Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sựchuyển màu trên thảo mộc cỏ cây: Những ngày cuối xuân, cả rừng phách còn là màuxanh, những nụ hoa còn náu kín trong kẽ lá, khi tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên,những nụ hoa nhất tề đồng loạt trổ bông, đồng loạt tung phấn, cả rừng phách lai láng

sắc vàng Chữ đổ được dùng thật chính xác, tinh tế Nó vừa gợi sự biến chuyển mau

lẹ của sắc màu, vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa rừng phách khi có ngọn gióthoảng qua, vừa thể hiện chính xác khoảng khắc hè sang Tác giả sử dụng nghệ thuật

âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian Bởi vậy cảnhthực mà vô cùng huyền ảo

Trên nền cảnh ấy, hình ảnh cô em gái hiện lên xiết bao thơ mộng, lãng mạn:

“Cô em gái hái măng một mình” nghe ngọt ngào thân thơng trìu mến Nhớ về em, lànhớ cả một không gian đầy hương sắc Người em gái trong công việc lao động hàngngày giản dị: hái măng Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng ấy còn được tô đậm ở hai chữ “một

Trang 21

mình” nghe cứ xao xuyến lạ, như bộc lộ thầm kín niềm mến thương của tác giả Nhớ về

em, nhớ về một mùa hoa

e Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu Đây là cảnh đêm thật phù hợp với

khúc hát giao duyên trong thời điểm chia tay giã bạn Hình ảnh ánh trăng dọi qua kẽ

lá dệt lên mặt đất một thảm hoa trăng lung linh huyền ảo

Dưới ánh trăng thu, tiếng hát ân tình càng làm cho cảnh thêm ấm áp tình ười Đại từ phiếm chỉ “ai” đã gộp chung người hát đối đáp với mình làm một, tạomột hòa âm tâm hồn đầy bâng khuâng lu luyến giữa kẻ ở, ngời đi, giữa con người vàthiên nhiên

ng-g Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình Mỗi bức tranh

có vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung Đó là sự hài hòa giữa âm thanh,màu sắc Tiếng ve của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc

đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ, vàng ửng của hoa phách Trên cái nềnthiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật bình dị, thơ mộng trong công việc laođộng hàng ngày

4 Nhớ Việt Bắc kháng chiến, Việt Bắc anh hùng :

- Nhịp thơ sôi nổi náo nức gợi lên khung cảnh những ngày kháng chiếnchống Pháp thật hào hùng nó được vẽ bằng bút pháp tráng ca

- Hình ảnh Việt Bắc sôi động trong những ngày chuẩn bị kháng chiến để điđến thắng lợi cuối cùng

- Đoạn cuối: khẳng định vị trí quan trọng của VB lòng tin của toàn dân đốivới BH ,khẳng định tình cảm thủy chung đối với quê hương cách mạng

- Điệp từ nhớ: với những sắc thái khác nhau theo

cấp độ tăng dần thể hiện tình cảm lưu luyến, nỗi nhớ da diết theo đó cũng đượcnâng cao

5 Kết luận:

Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu đã mượn đợc hình thức cấu tứ giãbạn, kết cấu theo lối đối đáp giao duyên và thể loại lục bát đậm đà tính dân tộc Nhờvậy Tố Hữu đã thơ hoá sự kiện chính trị một cách hiệu quả không ngờ Những câuthơ cân xứng trầm bổng, ngọt ngào vừa thể hiện được tình cảm đối với cách mạng,vừa nói được vấn đề rất to lớn của thời đại, vừa chạm được vào chỗ sâu thẳm trongtâm hồn dân tộc: truyền thống ân nghĩa, thủy chung Việt Bắc đã đạt tới tính dân tộc,tính đại chúng Đó là sức sống trường tồn của bài thơ

Trang 22

ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Câu hỏi 1: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác trường ca Mặt đường khát vọng

và chủ đề đoạn trích “Đất Nước” ( trích trường ca Mặt đường khát vọng) của

Nguyễn Khoa Điềm.

ĐÁP ÁN:

- Hoàn cảnh sáng tác :

“ Mặt đường khát vọng” là khúc ca hùng tráng được Nguyễn Khoa

Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 Bản trường ca khái quát quátrình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam : nhận rõ bộ mặtxâm lược của đế quốc Mĩ ; hướng về nhân dân, đất nước; ý thúc được sứ mệnh củathế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc đấu trnh của toàn

dân tộc Đoạn trích “ Đất nước” thuộc phần đầu chương V của bản trường ca.

- Chủ đề :

Bằng sự vận dụng sáng tạo hình thức thơ trữ tình - chính trị và chấtliệu văn học, văn hoá dân gian, đoạn trích “ Đất nước” quy tụ mọi cảm nhận, mọicái nhìn, quy tụ vốn liếng sách vở cũng như những trải nghiệm cá nhân của tác giả

để cảm nhận về đất nước trong cái nhìn toàn diện và làm nổi bật tư tưởng “ Đấtnước của Nhân dân”

Biểu điểm: Mỗi ý cho 1 điểm, diễn đạt tốt, có thể mắc một số lỗi nhỏ.

Điểm 0: hoàn toàn lạc đề

Câu 2: ( 5 điểm) Phân tích những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

trong đoạn trích Đất Nước ( trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” ) để từ đó

thấy được quan niệm, một tư tưởng của tác giả về đất nước :

“ Để Đất nước này là Đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao, thần thoại”…

ĐÁP ÁN:

1/ Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng;diễn đạt tốt Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp Chữ viết cẩn thận

2/ Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảonhững ý chính sau đây:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, trường ca Mặt đường khát vọng, vị trí

đoạn trích và tư tưởng bao trùm của đoạn thơ “ Đất nước”

- Phân tích những cảm nhận về đất nước:

+ Đất nước được cảm nhận qua những hình ảnh bình dị, cụ thể, gầngũi, gắn bó trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình từ bao đời Đất nước lớnlên gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với phong tục tập quán …

+ Đất nước được cảm nhận ở chiều rộng không gian, địa lí, lãnh thổ.Nhân dân đã hoá thân đem công sức, trí tuệ điểm tô cho Đất nước

+ Đất nước trong cảm nhận theo chiều dài thời gian - lịch sử vớitruyền thống dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm Và khi nhắc đến lịch

sử, không nhắc đến các anh hùng mà nhắc đến những cuộc đời bình dị qua các thế

Trang 23

hệ bốn ngàn năm Chính họ đã dựng ra Đất nước, sáng tạo ra của cải vật chất vàtinh thần cho Đất nước

+ Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hoá, bề dày phong tục,lối sống tâm hồn, tính cách của dân tộc

+ Sự cảm nhận mới mẻ về Đất nước: chia thành hai thành tố : Đất và Nước để cảm nhận một cách cụ thể và sâu sắc.

+ Suy ngẫm về mối quan hệ giữa Đất nước và mỗi cá nhân từ đó soi

sáng tư tưởng “ Đất nước của Nhân dân” ở mọi bình diện.

* Tóm lại, Đất nước là hệ qui chiếu chi phối mọi cảm nhận, suy ngẫm về đất

nước của tác giả

- Nghệ thuật : Bằng vốn sống trải nghiệm của bản thân, vốn liếng sáchvở; sự vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn thơ trữ tình – chính trị, chất liệu văn học,văn hoá dân gian; cách cảm nhận, liên tưởng độc đáo …đã tạo nên sự hấp dẫn củađoạn trích

Trang 24

SÓNG – XUÂN QUỲNH

Câu hỏi 1: Cho biết vài nét tiêu biểu về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn

cảnh sáng tác bài thơ Qua hình tượng “ sóng” cho thấy điều gì trong tình

cảm của tác giả?

2/ Bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh.

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu đượcnhững ý chính sau đây:

- Vài nét tiêu biểu về tác giả Xuân Quỳnh:

+ Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988), là nhà thơ nữ xuất sắc của văn họcViệt Nam hiện đại

+ Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, từng là diễn viên múa của ĐoànVăn công nhân dân Trung ương, sau chuyển sang làm biên tập viên báo Văn nghệ,biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà vănViệt Nam khoá III

+ Những tác phẩm chính: Tơ tằm - Chồi biếc ( in chung với Cẩm Lai, 1963), Hoa dọc chiến hào (in chung, 1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989), một

số tác phẩm thơ, truyện viết cho thiếu nhi

+ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc

ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khátvọng hạnh phúc đời thường

+ Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về vănhọc nghệ thuật

- “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biểnDiêm Điền ( Thái Bình) và in trong tập Hoa dọc chiến hào Thông qua hình tượng

sóng, Xuân Quỳnh thể hiện sự khám phá những khát vọng tình yêu của một trái

tim phụ nữ mãnh liết mà chân thành, luôn trăn trở, giàu khao khát nhưng cũng rất

tự nhiên

* Biểu điểm:

- Cho 2.0 điểm: Đáp ứng đầy đủ các ý trên, có thể mắc một số lỗi nhỏ

- Cho 1.0 điểm: Trình bày được một nửa số ý,còn mắc một số lỗi nhỏ vềdiễn đạt, dùng từ …

- Cho 0 điểm: hoàn toàn lạc đề

Trang 25

Câu 2 : Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

ĐÁP ÁN:

1/ Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng;diễn đạt tốt Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp Chữ viết cẩn thận

2/ Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảonhững ý chính sau đây:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Phân tích hình tượng “sóng”:

+ Sóng là một hình ảnh quen thuộc thường được mượn để diễn tảnhững cung bậc của tình yêu Đến với Xuân Quỳnh “sóng” đã có những nét độcđáo, mới mẻ trong cách cảm nhận

+ Bài thơ bắt đầu bằng những cung bậc của sóng, những câu thơ ngắnbiểu đạt những cung bậc , trạng thái đối lập, tương phản của những con sóng

+ Mượn những cung bậc của sóng, Xuân Quỳnh gửi gắm những cungbậc tình cảm của con người Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là hoá thân của em, là biểutượng cho tình yêu đặc biệt là tình yêu của người phụ nữ

+ Từ tình yêu của sóng, tác giả nghĩ tới tình yêu của con người, tìnhyêu của em dành cho anh Tình yêu được biểu hiện rất trẻ trung, chân thành, mãnhliệt và tràn đầy khao khát

- Nhịp thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp tạo âm hưởng nhịp nhàng như nhịpsóng đồng thời cũng là âm hưởng, nhịp điệu trong tâm hồn con người Ngôn ngữgiản dị, giàu hình ảnh, cách so sánh tương đồng và đối lập được vận dụng nhuầnnhuyễn vừa gắn kết vừa làm nổi bật sự khác biệt tạo nên sự cộng hưởng, âm vang

- Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện tâm hồn đang yêu củamình nói riêng và của người phụ nữ nói chung: đầy biến động, trắc trở, khát khao,chân thành, chung thuỷ, đắm say nhưng vẫn kín đáo, dịu dàng đầy nữ tính

- Điểm 0: Bài viết không viết được gì hoặc hoàn toàn lạc đề

Câu 1: Hãy trình bày đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Thanh Thảo?

ĐÁP ÁN:

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ

Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 26

- Thanh Thảo tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào côngtác ở chiến trường miền Nam.

- Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tậpthơ và trường ca mang diện mạo độc đáo về đề tài chiến tranh và thời hậu chiến:

Những người đi tới biển(1977), Dấu chân qua trảng cỏ(1978), Những ngọn sóng mặt trời(1981), Khối vuông ru-bích(1985), Từ một đến một trăm(1988),

- Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ, viết báo, tiểu luận phêbình và nhiều thể loại khác nhưng đóng góp quan trọng nhất, đặc sắc nhất vẫn làthơ ca

- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn

đề xã hội và thời đại Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải cảm nhận và thể hiện ở

bề sâu nên luôn khước từ lối diễn đạt dễ dãi Ông là một trong những cây bút luôn

nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xoá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

Câu 2: Trình bày xuất xứ của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca”?

ĐÁP ÁN:

- Bài thơ “Đàn ghita của Lor-ca” rút ra trong tập “Khối vuông ru-bích” là một

trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư,mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiềunhuôm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông đã học tập ở chính nhà thơ hiện đạiTây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề, lời đề từ ?

“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”

+ Đây là câu nói nổi tiếng của Lor-ca trước khi từ biệt cõi đời Nó cho thấy,một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban cầm

+ Với tư cách là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca nghĩ rằng đến mộtngày nào đó thơ ca của ông cũng sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tạo nghệ thuật củanhững người đến sau Vì thế, nhà thơ đã căn dặn các thế hệ sau: hãy “chôn” nghệthuật của ông (cùng với ông) để đưa nghệ thuật bước tiếp, chiếm lĩnh những thànhtựu mới

Trang 27

CÂU 4: Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca”:

“Không ai chôn cất tiếng đàn

………….

Long lanh trong đáy giếng.”

ĐÁP ÁN:

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấuchặt chẽ, diễn đạt lưu loát; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp

2/ Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh có thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần

nêu bật được các ý sau:

A- Mở bài:

- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo –một nhà thơ ham cách tân thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, đểgóp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá Bài thơ Thanh Thảo đã mượn hìnhảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oankhuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor -ca tài hoa đã dùng thơ vànhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàntranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha và cho nghệ thuật

- Lor-ca là bất diệt Cảm động về vẻ đẹp bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tàihoa, Thanh Thảo đã viết nên bài thơ thật cảm động trong đó có khổ thơ:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn ấy, cuộc đời ấy vẫn mang một sức sống mãnh liệt không gì có thểtiêu diệt được “ tiếng đàn như cỏ mọc hoang” “Cỏ mọc hoang” là một hình ảnh

ẩn dụ, làm ta nhớ đến hình ảnh cỏ và giọt sương bé nhỏ, lặng thầm mà vô cùng kìdiệu trong bài thơ “Bùng nổ của mùa Xuân” của tác giả:

“Những giọt sương lăn vào cỏQua nắng gắt, qua bão tốVẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnhVẫn giữ long lanh bình thản trước vầng dương”

Câu thơ còn làm ta liên tưởng tới câu nói của người anh hùng chống PhápNguyễn Trung Trực: “ Bao giờ người Pháp nhổ được hết cỏ nước Nam, thì mớihết người Việt Nam chống Pháp” Câu thơ “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” mộcmạc, bình dị mà kì diệu đến vô cùng

Trang 28

2 Hình ảnh trong hai câu thơ cuối là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắtnguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng

để phi tang Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì mới chỉ nói lên một sự thực tànbạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca, nhưngvới bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sự caokhiết, sự tỏa sáng của tinh thần Lor -ca “Nước mắt vầng trăng” là nước mắtthương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lor-ca), cũng còn có thể là nước mắtsáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng Câu thơ làm

ta liên tưởng đến ý thơ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn ĐìnhChiểu: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”

Vầng trăng là sự hoá thân, sự thăng hoa của tâm hồn Lor -ca Giếng nước là nơi

kẻ thù vứt xác anh, lại là nơi toả sáng tâm hồn anh như vầng trăng soi vào sự dậpvùi tàn ác của kẻ thù lại chuyển hoá thành sự thăng hoa toả sáng, sự thê thảmchuyển hoá thành sự tôn vinh ngợi ca

C- Kết bài:

Là một bài thơ đặc sắc, vừa nồng nàn cảm xúc vừa sâu sắc về triết lí đã ca ngợiđược vẻ đẹp anh hùng bất tử của người nghệ sĩ Tiếng đàn bất diệt của Lor -ca cònmãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, của nhân loại.Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn, về thơ ca Lor -ca, về nềnvăn hoá Tây Ban Nha

Câu 5: Cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ

Thanh Thảo trong tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”?

Đáp án:

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; Bốcục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làmsáng rõ trọng tâm

- Văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt lưu loát; Khôngmắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp

2/ Yêu cầu về nội dung:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”, học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh tiếng đàn Học sinh có thể

trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được những ý chính sau:

A- Mở bài:

- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo –một nhà thơ ham cách tân thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, đểgóp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá Bài thơ Thanh Thảo đã mượn hìnhảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oankhuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor -ca tài hoa đã dùng thơ vànhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàntranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha và cho nghệ thuật

- Cảm động về vẻ đẹp bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa, Thanh Thảo

đã viết nên bài thơ » Đàn ghi ta của Lor-ca » thật cảm động Và trong một chuỗi

Trang 29

những hình ảnh mà Thanh Thảo tạo nên trong tác phẩm thì hình ảnh tiếng đàn làhình ảnh hay nhất giàu sức gợi nhất và cũng là hình ảnh trung tâm của tác phẩm.

B- Thân Bài :

1 Sự cách tân của Thanh Thảo theo trường phái thơ tượng trưng với nhữngbiểu hiện về kết cấu, hình thức nghệ thuật, sự hài hòa giữa thơ và nhạc

những tiếng đàn bọt nước : tiéng đàn nổi lên tròn trịa, trẻ trung, nhảy nhót,

nở bùng rồi lại tan đi, tan đi rồi laị nở bùng như những giọt nước mà cơnmưa rào to làm nảy lên trên mặt sân  tiếng đàn thanh xuân, sinh sôi nảynở

tiếng ghi ta nâu: từ màu nâu của chiếc đàn Tây Ban Nha truyền thống vẫn

vang lên âm thanh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà tâm hồn Lor-cahướng tới ngay cả trước họng súng quân thù

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: tiếng ghi ta màu lá xanh - màu của sự sống,

 Không ai chôn cất tiếng đàn (hoán dụ)

 tiếng đàn như …. > có sự hoá thân đẹp đẽ của người nghệ sĩ

tiếng li-la li-la li – la : tiếng đàn thánh thót vang lên kết thúc bài thơ linh hồn bất tử của Lor – ca vẫn ca hát, mãi mãi hát ca “li – la li –la ” là biểu

tượng tượng thanh của tiếng hát trẻ trung, thanh xuân, đầy sức sống của

người “nghệ sĩ du ca”Tây Ban Nha

3.Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi- ta

+ Tiếng đàn ấy là tâm hồn, cuộc đời Lor-ca, làm cho tên tuổi ông sống mãi.+Sự sáng tạo tiếng đàn là cách thể hiện sự ca ngợi, ngưỡng mộ với cái chếtđầy bi phẫn của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lor- ca – một con người tài hoa và cao cảcủa đất nước Tây Ban Nha

C- Kết bài:

Là một bài thơ đặc sắc, vừa nồng nàn cảm xúc vừa sâu sắc về triết lí, “Đàn ghi tacủa Lor-ca” đã ca ngợi được vẻ đẹp anh hùng bất tử của người nghệ sĩ Tiếng đànbất diệt của Lor -ca còn mãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân TâyBan Nha, của nhân loại Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn,

về thơ ca Lor -ca, về nền văn hoá Tây Ban Nha

Câu 6: Anh, chị hãy phân tích tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo?

Đáp án :

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

Trang 30

- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; Bốcục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng

rõ trọng tâm

- Văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt lưu loát; Khôngmắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp

2/ Yêu cầu về nội dung:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”, học sinh trình bày những cảm nhận về tác phẩm Học sinh có thể trình

bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được những ý chính sau:

A- Mở bài:

- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của ThanhThảo.Qua bài thơ, Thanh Thảo đã mượn hình ảnh tiếng đàn để diễn tả nhân cáchcao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor-ca tài hoa đã dùng thơ và nhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một ngườinghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàn tranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha vàcho nghệ thuật

→ Tất cả làm nổi bật không gian văn hoá TBN Hình tượng Lor-ca nổi bật trên nềnvăn hoá đó Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang “hát nghêu ngao” cùng “tiếng đànbọt nước” cùng với “vầng trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn”

- Tấm “áo choàng đỏ gắt” giúp ta liên tưởng tới cảnh đấu trường Đây không phải

là trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-cacùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua củaTBN với nghệ thuật cách tân của Lor-ca Nhưng ở góc nhìn nào ta cũng thấy Lor-

ca đơn độc Chàng sống mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông và lá bùa sinh

- Ta bắt gặp sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thảo với đối tượng cảm xúc

Trang 31

+ Tác giả tạo dựng không khí chính trị qua “TBN áo choàng đỏ gắt”.+ Cái phông của nền văn hoá dân gian TBN.+ Bài thơ giàu tính nhạc qua việc sử dụng những biện pháp tu từ, từ láy .+ Mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta (li-la-li-la-li-la) Tất cả làm nổi lên hìnhtượng Lor-ca, nghệ sĩ hát rong, người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giải bày nỗi đaubuồn và khát vọng yêu thương cảu nhân dân mình.

- Đấy là khi Lor-ca bọn phát xít Phrăng-cô giết, ném xác xuống giếng để phi tang

- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, Thanh Thảo sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật

@ Tự do của người nghệ sĩ và thế lực tàn bạo của phát xít @ Tiếng hát yêu đời, vô tư, say mê cống hiến cho một nền nghệ thuật tiến bộ vớihiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết đỏ) @ Tình yêu cái đẹp với hành động tàn ác, dã man.+ Nhân cách hoá: “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” có sức gợi và sức ám ảnh rất

@ Tấm “áo choàng bê bết đỏ”: chỉ cái chết

@ Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn Mỗi so sánh này cũnglàm nổi bật về tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng, tìnhcảm của Lor-ca Cái chết của người nghệ sĩ còn để lại nhiều suy nghĩ Bọn phát xítkhông thể sống được trong bầu không khí dân chủ, khát vọng tự do Chúng phảithủ tiêu Lor-ca Cái chểt của Lor-ca gây lòng căm thù bọn phát xít và lòng thương

3 Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca

- Nỗi niềm xót thương Lor-ca được chuyển hoá thành niềm tin bất tử của tiếng đànLor-ca

Trang 32

Không ai chôn cất cỏ mọc hoang+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca Nó còn là tình yêu con người,khát vọng mà ông hằng theo đuổi Đấy là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nàohuỷ diệt được Nó sẽ sống, lưu truyền mãi mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”.+ Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết củamột thiên tài Đó là sự nuổi tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca

+ Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca Nhà thơ tài hoa của đất nướcTBN ấy đành chấp nhận số mệnh phủ phàng Đường chỉ tay báo trước phận ngườingắn ngủi Dòng sông rộng mênh mang tượng trưng cho thế giới vô cùng Conngười ấy “ném là bùa vào xoáy nước” “ném trái tim” vào thế giới của sự im lặng(cõi chết) để “bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc” Đấy có thể coi như một

Trang 33

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân

Câu 1: Trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân?

- Nguyễn Tuân (1910-1987) xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đãtàn Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Từ nhỏ, ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền trung Nguyễn Tuân học hếtbậc Thành chung ở Nam Định, sau đó về Hà Nội viết văn làm báo Cách mạngtháng 8 thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bútphục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc Từ 1948 đến 1858, ông là Tổng thư kýHội văn nghệ Việt Nam

- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp Ông có một vịtrí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúcđẩy thể tuỳ bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phúthêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phongcách tài hoa và độc đáo Năm 1996, Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giảithưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972),

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Người lái đò sông Đà”?

+ “Người lái đò sông Đà” là một bài tuỳ bút được in trong “Sông Đà”

(1960) của Nguyễn Tuân

+ “Sông Đà” là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạchđược trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi,

không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến những miền đất lạ cho thoả niềm khát khao

“xê dịch”, mà chủ yếu là đi tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động và chiến đấu trên

miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó.

+ “Sông Đà” nói chung và “Người lái đò sông Đà” nói riêng còn tiêu biểucho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, khôngquản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn

bề nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay độngngười đọc nhiều nhất

Câu 3: Anh, chị hãy phân tích vẻ đẹp dữ dội và trữ tình của sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân?

Đáp án

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấuchặt chẽ, diễn đạt lưu loát; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp

2/ Yêu cầu về nội dung:

Trang 34

Thí sinh có thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần

nêu bật được các ý sau:

A- Mở bài :

- Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đầy tài hoa

Trước cách mạng tháng Tám, ông đã từng nổi tiếng với tác phẩm “Vang bóng một

thời” Sau cách mạng tháng Tám, ông đi theo tiếng gọi của Đảng và trở thành một

cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Nguyễn Tuân có biệt tài với các thể loại bút

ký, tuỳ bút

- Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một trong những tùy bút đặc sắc của

Nguyễn Tuân Cùng với hình tượng người lái đò, dười ngòi bút tài hoa của NguyễnTuân, sông Đà hiện lên như một nhân vật đầy kiêu hãnh, độc đáo, gợi cảm và gây

ấn tượng mạnh cho người đọc

B- Thân bài :

a Vẻ đẹp dữ dội của sông Đà : Được miêu tả cận cảnh, chi tiết :

- Thành vách và những quãng hẹp của lòng sông :

+ Độ hẹp của lòng sông được miêu tả bằng một loạt các liên tưởng vừa gần gũivừa phóng khoáng, vừa mang màu sắc đời sống vừa là kết quả của trí tưởng tượng

bay bổng : như một cái yết hầu, nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, con nai con hổ vọt từ bờ này sang bờ kia

+ Độ cao của thành vách được miêu tả trong mối tương quan với độ hẹp của lòng

sông tạo ra một hiệu ứng cảm giác manh mẽ: mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời, đang mùa hè đi qua mà cũng thấy lạnh, như đứng ở cái hè ngõ nào mà ngóng

- Mặt ghềnh với các hút nước, xoáy nước

+ ghềnh thác sông Đà có vẻ độc đáo riêng : dài hàng cây số ; nước, đá, sóng, gió

hung hăng tương tranh gây chiến với nhau nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió.

+ hút nước, xoáy nước được miêu tả tỉ mỉ, cụ thể ở cả diện mạo, âm thanh và sứcmạnh

- Đá ở lòng sông và nước sông

+ Đá được miêu tả như những chiến binh hung tợn và thiện chiến

+ Nước sống động, biến hoá như một thức thể có linh hồn kết hợp với đá, tiếp sứccho đá

→ Dự báo cho người đọc về một mối hiểm nguy tiềm ẩn trong con sông Con sôngkhông tĩnh tại mà sống động, vẫy vùng giữa thiên nhiên Tây Bắc

b Vẻ đẹp trữ tình : Được miêu tả viễn cảnh đêm đến những ấn tượng về vẻ đẹp trữtình của dòng sông

- Từ cao nhìn xuống, trong không gian bát ngát thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc

sông Đà được cảm nhận như một sợi dây thừng ngoằn nghèo, như một áng tóc trữ tình tuôn dài,tuôn dài - gợi vẻ đẹp đầy bí ẩn, quyến rũ.

- Ngồi trên thuyền trôi trên sông để thấy vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà.Những hình

ảnh non tơ, tươi tắn và tinh khiết : búp cỏ gianh đồi núi non tơ, ướt đầm sương sớm ; nương ngô nhú lên lá ngô non đầu mùa ; áng cỏ sương ; con hươu thơ ngộ ; đàn cá dầm xanh Những hình ảnh hài hoà tạo không khí huyền ảo, thơ mộng : con hươu thơ ngộ - áng cỏ sương - tiếng còi sương Những hình ảnh tươi

tắn, rực rỡ gợi màu sắc hương vị của không gian sông Đà: màu của hoa cỏ dại gợi

Trang 35

từ hình ảnh chuồn chuồn bươm bướm; hương vị thanh khiết mộc mạc của cỏ; màunắng tháng ba Đường thi.

→ Một vẻ đẹp nguyên thuỷ, sơ khai, hoang dã mà tuyệt vời thơ mộng

C- Kết bài :

Bằng tài năng và cảm xúc của mình, Nguyễn Tuân đã tái hiện cho người đọc thấy

vẻ đẹp của sông Đà: vừa trữ tình thơ mộng mà cũng rất dữ dội, khắc nghiệt.Từ đó

thấy vẻ đẹp đa diện của cuộc sống

Câu 4: Ph©n tÝch hình tượng người lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân?

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấuchặt chẽ, diễn đạt lưu loát; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp

2/ Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh có thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần

nêu bật được các ý sau:

A- Mở bài :

- Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đầy tài hoa

Trước cách mạng tháng Tám, ông đã từng nổi tiếng với tác phẩm “Vang bóng một

thời” Sau cách mạng tháng Tám, ông đi theo tiếng gọi của Đảng và trở thành một

cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Nguyễn Tuân có biệt tài với các thể loại bút

ký, tuỳ bút

- Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một trong những tùy bút đặc sắc của

Nguyễn Tuân Cùng với hình tượng con sông Đà- đại diện cho chất vàng của thiênnhiên Tây Bắc thì hình tượng người lái đò dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân,người lái đò hiện lên như một một vị tướng xung trận với đầy đủ phẩm chất củamột người anh hùng, nhân vật đầy độc đáo, tài hoa và gây ấn tượng mạnh chongười đọc

B- Thân bài :

- Ông lái đò có ngoại hình và tố chất khá đặc biệt: dẫu đã 70 tuổi nhưng cái đầu bạc… cái đầu quắc thức ấy đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun, tay ông lêu nghêu như một cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lái…

- Sự lão luyện tinh thông trong nghề nghiệp: am hiểu con sông, có thể “nhớ như đóng đanh vào lòng đất tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở” dòng sông ông thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn

xuống dòng của thiên anh hùng ca

- Vẻ đẹp nỗi bật của người lái đò là vẻ đẹp của Trí – Dũng - Tài hoa: Hiện lênnhư 1 vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, dũng cảm, tài hoa, nắm chắc binh pháp củathần sông, thần đá, linh hoạt thay đổi chiến thuật để lần lượt vượt qua từng trùng vithạch trận:

+ Trùng vây 1: Sông, thác, đá cực mạnh, cực ác Vừa thách thức, doạ nạt, vừa

đánh đòn cực hiểm

• Con sông: 4 cửa tử, 1 cửa sinh; Sóng trận địa phóng thẳng; Mặt nước hò lavang dậy, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo; Sóng nước như quân liều mạng đội thuyềnlên; Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình

Trang 36

•Ông lái đò: bình tĩnh, tỉnh táo ngay cả lúc đã bị thương: ông đò cố nén vếtthương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệnh đi nhưng vẫn vang rõ tiếngchỉ huy ngắn gọn tỉnh táo.

+ Trùng vây 2:

• Con sông: Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinhlại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn; Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnhtrên sông đá; Chúng vẫn không ngớt khiêu khích

• Ông lái đò: cưỡi lên thác sông Đà, nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng,ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh Trước bốn năm bọn thủy quân cửa ảinước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đòn cửa tử đứa thì ôngtránh, đứa thì ông đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến

+ Trùng vây 3:

• Con sông: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả; Luồng sống ởngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác

•Ông lái đò: phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa, vụt qua cổng đá cánh

mở cánh khép Con thuyền được ông lao đi như mũi tên tre, vụt qua cửa ngoài, cửatrong, lại cửa trong cùng… cứ thế cho đến hết thác…

- Vẻ đẹp còn ông lái đò còn hiện lên khi chở đò, là nghệ sĩ, là dũng tướng tài

ba Kết thúc công việc, ông là một người bình thường, ngay khi vượt qua hết trùng

vi thạch trận: đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ,

cá đầm xanh… chả thấy ai bàn tán thêm một lời nào về cuộc chiến thắng thácnghềnh nguy hiểm vừa qua

- Cuộc đối đầu giữa ông lái đò và dòng sông Đà là sự đối đầu giữa một bên là thiên

nhiên hung bạo, dữ tợn và hiểm độc với sức mạnh nâng lên hàng thần thánh (qua huyền thoại sơn Tinh và Thuỷ Tinh) tượng trưng cho chất vàng của thiên nhiên Tây

Bắc với ông lái đò không có phép màu, không có vũ khí, trong tay chỉ là chiếc cánchèo mỏng manh nhưng đã thắng được sóng nước của sông Đà dữ tợn, làm nên chấtvàng mười của con người Tây Bắc với đầy đủ những phẩm chất Trí Dũng, Tài hoa

và Nghệ sĩ

C- Kết luận ::

-Với ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà hiện lênnhư một nghệ sĩ tài hoa vừa thông minh vừa dũng cảm trong cuộc chiến đấu vớithác ghềnh hiểm trở Đó là một con người lao động bình thường làm chủ cuộcsống, làm chủ được thiên nhiên, trong lòng luôn cháy bỏng một khát vọng chinhphục và chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt

- Thái độ cảm phục, ngợi ca lao động, ngợi ca sức mạnh, sự làm chủ của con ngườitrước thiên nhiên

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w