1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an van 9 t2

124 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Tuần 20 Thứ 7 ngày 2 tháng 1 năm 2010 Tiết 91 – 92 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( Chu Quang Tiềm ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. 2. Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài “Khởi ngữ” với tập làm 8 làm phép phân tích và tổng hợp. 3. Rèn luyện kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh. HĐ2.Dạy học bài mới Giới thiệu bài: - Đối với mỗi người chúng ta sách là một người bạn lớn. Sách luôn là người bạn quý và hữu ích với tất cả mọi người. Sách cần thiết với mọi người như thế nào và cần phải đọc sách. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản ?Dựa vào chú thích, cho biết xuất xứ của văn bản? ? Bố cục văn bản như thế nào? ? Văn bản viết theo ptbđ chính nào? Vì sao em biết? 1. Xuất xứ + Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) , quê ở Đông Thành- An Huy,TQ + Là nhà sử học và lý luận văn học nổi tiếng + Tác phẩm: Gồm có “Thi luận”(1945), “Đàm tu dưỡng”(1946)… + Văn bản: Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”. 2. Đọc, giải thích từ khó: 3. Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu -> "phát hiện thế giới mới": Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. + Phần 2: Tiếp đó -> “tiêu hao lực lượng”: Các khó khăn dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. + Phần 3: Còn lại – Bàn về phương pháp đọc sách. 4. Phương thức biểu đạt: PT chính là nghị luận II. Tìm hiểu chi tiết 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách: - Học sinh đọc lại đoạn văn ? Theo tg, sách có ý nghĩa như thế nào? ? Đọc sách có ý nghĩa như thế nào? ? Tác giả đã lí giải tầm quan - Ý nghĩa của sách: sách đã ghi chép, cô đúc lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể đem lại những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. - Ý nghĩa của việc đọc sách: + Coi thường sách, không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn. + Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ. + Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát triển thế giới. GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 1 trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? Tác dụng? - Cách lập luận chặt chẽ, thấu tình đạt lí, kín kẽ (Để lí giải vấn đề tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, tác giả đã đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người, trả lời các câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách). Tác dụng: Giúp người đọc thấm thía được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc đọc sách. (Hết tiết 1) Chuyển tiếp: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng song tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra hạn chế trong sự phát triển, hay trở ngại trong nghiên cứu trau dồi học vấn, trong đọc sách. Điều đó sẽ được thể hiện trong phần thứ hai của bài văn. 2. Những khó khăn của việc đọc sách * Học sinh đọc đoạn văn. ? Tác giả đã chỉ ra hai cái hại trong việc đọc sách hiện nay là gì? ? Để thấy được cái hại đó tác giả dã so sánh với cách đọc sách của người xưa như thế nào? ? Tác giả đã chỉ ra cái hại của việc đọc sách nhiều mà không chọn lọc như thế nào? ?Tác giả đã chỉ ra cái hại thứ hai là gì? ?Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi rõ tầm quan của của đọc sách? * Học sinh đọc đoạn văn ? Cách chọn sách mà tg đưa ra là gì? Theo em có đúng không? ? Theo tác giả cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào? ? Theo tác giả đọc hời hợt có tác hại như thế nào? ? Trong bài văn tác giả còn chỉ ra mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách như thế nào? ( Liên hệ với bài " Bàn về phép học"- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ). ? Em có nhận xét gì cách viết của tác giả trong đoạn văn trên? - Hai cái hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay là: + Cái hại thứ nhất: Sách quá nhiều kiến người đọc không chuyên sâu nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà chẳng hiểu được bao nhiêu. So sánh người xưa: Đọc kỹ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ. Đọc ít mà hiểu sâu, nhớ kỹ – lí do: sách ít, thời gian nhiều. -> Cái hại: vô bổ, lãng phí rhời gian và công sức. Cách đọc sách ấy cũng như việc ăn uống vội vã, ăn tươi nuốt sống các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoe khoang. Đọc lấy được, ăn tươi nuốt sống cũng từ đó mà ra. + Cái hại thứ hai: Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng, chọn lầm, chọn sai phải những cuốn sách nhạt nhẽo tầm phào vô bổ, thậm chí những cuốn sách độc hại. Dùng biện pháp so sánh: Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận càng đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cả mặt trận xung yếu – cách so sánh xác thực, lí thú. 3. Cách chọn và cách đọc sách: a. Cách chọn sách - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân. Chọn lọc có mục đích, định hướng rõ ràng kiên định không tuỳ hứng nhất thời. - Sách chọn nên hướng vào hai loại: + Loại phổ thông + Sách chuyên môn b. Cách đọc: - Cách đọc sách đúng đắn + Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng. + Đọc với sự say mê, nghẫm nghĩ suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ kiên định mục đích. + Nếu đọc hời hợt: Tác hại như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn, tay không mà về như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém. - Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách. + Nếu chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín. + Nếu chỉ đào sâu học vấn chuyên môn thì càng sâu càng như đi vào sừng trâu, càng chui vào càng hẹp và cuối cùng tắc tị. Không hết rộng không thể chuyên sâu. Trước hết hãy biết rộng rồi sau mới đi sâu. GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 2 -> Nghệ thuật nghị luận: Dùng lối nói nhân hoá trong sách; Cách diễn đạt rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục III. Tổng kết: - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Qua bài văn em thấm thía nhất điều gì? - Nghệ thuật bài văn có gì nổi bật? 1- Nội dung: - Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn + Phải biết chọn sách mà đọc + Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách thường với sách chuyên môn. + Việc đọc sách phải có kế hoạch có mục đích kiên định không thể tuỳ hứng phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. 2- Nghệ thuật: + Luận điểm sáng rõ, lô gíc, lập luận chặt chẽ, kín kẽ, lối văn bình dị, xen hình ảnh thú vị IV. Luyện tập - Hãy viết một đoạn văn nói lên điều em thấm thía nhất sau khi đọc bài văn trên. (Học sinh viết, giáo viên gọi hai em lên trình bày sau đó giáo viên nhận xét, sửa chữa.) HĐ3. Hướng đẫn học bài ở nhà: - Đọc kĩ văn bản, học kiến thức đã học - Soạn bài: Khởi ngữ ***** Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tiết 93: KHỞI NGỮ A. Mục đích cần đạt: 1. Giúp học sinh nắm được khái niệm khởi ngữ. 2. Tích hợp với văn qua văn bản “Bàn về đọc sách” với tập làm văn ở bài phép phân tích và tổng hợp. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện khởi ngữ và tận dụng khởi ngữ trong nói, viết. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - Giới thiệu chương trình Tiếng Việt ở học kì I. - Hướng dẫn học sinh phương pháp học Tiếng Việt. HĐ2: Dạy học bài mới I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu ? Đọc ví dụ và xác định chủ ngữ trong các câu? ? Trước các từ ngữ không phải là CN có thể thêm những từ ngữ nào? ? Những từ ngữ ấy người ta gọi là thành phần khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì? * Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và làm bài tập nhanh. VD1( sgk) a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Kn- lặp lại y nguyên ở phần CN của câu b. Giàu, tôi cũng giàu rồi. Kn- lặp lại y nguyên ở phần VN c. Về các thể văn trong trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiéu giàu và đẹp. Kn lặp lại bằng một từ thay thế(nó) ở nòng cốt câu. VD2. Trước các từ ngữ nói trên có thể thêm các từ: a. (Còn) anh b. (Về) giàu. => Ghi nhớ (sgk): - Là thành phần phụ của câu. Nêu lên đề tài được nói tới trong câu, có tác dụng nhấn mạnh - Dễ dàng thêm các từ: còn, về ( phía trước), thì ( phía sau) BT nhanh: Xác định câu có khởi ngữ và quan hệ giữa khởi ngữ với nòng cốt câu GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 3 ? Thử đặt câu có thành phần khởi ngữ? a.Tôi đọc quyển sách này rồi. b. Quyển sách này tôi đọc rồi. c. Quyển sách này tôi đọc nó rồi. d. Kiện ở huyện, bất quá mình tôt slễ, quan trên mới xử cho được.(Kiện ở huyện- quan xử kiện) II. Luyện tập: Bài 1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích: a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu Bài 2. Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ: a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm -> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được -> Hiểu thì tôi hiểu rồi. Nhưng giải thì tôi chưa giải được HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập thêm: Viết đoạn văn có sử dụng hai câu có khởi ngữ - Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp ***** Thứ 4 ngày 6 tháng 1 năm 2010 Tiết 94 : PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. Mục đích cần đạt: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm phân tích và tổng hợp. 2. Tích hợp với văn qua văn bản “Bàn về đọc sách” với tiếng việt ở bài “Khởi ngữ”. 3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân phân tích và tổng hợp trong khi nói viết B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy học bài mới I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: * Học sinh đọc văn bản ? Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì? - Để làm rõ hai luận điểm trên tác giả đã sử dụng phép lập luận như thế nào? VD: Văn bản: Trang phục - Vấn đề: ăn mặc chỉnh tề. Cụ thể đó là sự đồng bộ hài hòa giữa quần áo với giày, tất trong trang phục của con người. - Hai luận điểm chính: + Trang phục phải hợp với hoàn cảnh tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hoá xã hội. + Trang phục phải hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh. *Phép lập luận phân tích a. Luận điểm 1: ăn cho mình mặc cho người - Cô gái một mình trong hang không váy xoè. - Anh thanh niên đi tát nước - Đám cưới không thể lôi thôi - Đi dự đám tang -> Sau khi phân tích nhứng dẫn chứng cụ thể, tác giả đã đưa ra một “Quy tắc” ngầm chi phối cách ăn mặc của con người - đó là văn hoá xã hội. b. Luận điểm 2: Y phục xứng kì đức. - Dù ăn mặc đẹp, sang mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 4 ? Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận như thế nào? ? Theo em phép phân tích, tổng hợp trên có tác dụng gì? cười cho thiên hạ làm mình tự xấu đi. - Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, phù hợp với môi trường. -> Cách phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác giả là: ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. * Phép lập luận tổng hợp: Thế mới biết trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. - Tác dụng: + Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đến với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. + Giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả. + Ghi nhớ: (SGK) - Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa - Một học sinh nhắc lại những ý chính. II. Luyện tập 1. Phân tích luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. - Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. - Bất kỳ ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ “Kho tàng quí báu” được lưu giữ trong sách. - Đọc sách là “Hưởng thụ” thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người. 2. Phân tích lí do phải chọn sách để đọc: - Bất cứ lĩnh vực nào cũng có nhiều sách cần phải biết chọn sách mà đọc. - Phải chọn những cuốn sách “cơ bản, đích thực” để đọc, không nên đọc những cuốn sách vô thưởng vô phạt. - Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh baị quân địch tinh nhuệ, chiếm “cứ” mặt trận xung yếu- đọc cái cơ bản nhất, cần thiết nhất. 3. Phân tích cách đọc sách: - Không nên tham đọc nhiều - Đọc ít mà đọc kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất. - Có hai loại sách cần đọc: Sách về kiến thức phổ thông, sách về kiến thức chuyên ngành. HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc kĩ lại bài “Bàn về đọc sách” để chuyển bị cho bài luyện tập phân tích và tổng hợp vào tiết sau. * * * * * Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2010 Tiết 95 LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. mục tiêu cần đạt: Học sinh thành thạo hai kĩ năng cơ bản: 1. Kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp. 2. Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp? - Tình tự phép lập luận phân tích tổng hợp thường được thể hiện như thế nào trong bài văn? HĐ2: Dạy học luyện tập Dạng 1:. Nhận diện văn bản qua phân tích GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 5 * Học sinh đọc bài tập 1 trong sách giáo khoa. Luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a như thế nào? - Luận điểm phân tích ở đoạn văn như thế nào? VD(sgk) a. Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. - Trình tự phân tích: + Cái hay thể hiện ở các điệu xanh + Cái hay thể hiện ở những cử động + Cái hay thể hiện ở các vần thơ b. Luận điểm: Mấu chốt của thành đạt là ở đâu ? - Trình tự phân tích: + Do nguyên nhân khách quan gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú + Do nguyên nhân chủ quan: Tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Dạng 2: Thực hành phân tích một vấn đề: Phân tích bản chất của việc học qua loa đối phó: ?Thế nào là học qua loa đối phó? ?Hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. * Học qua loa đối phó: a. Học qua loa + Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống, sâu sắc. + Học chỉ cốt khoe mẽ bằng cấp nhưng đầu óc trống rỗng. b. Học đối phó: + Học cốt chỉ để thầy cô, cha mẹ không chê trách, đối phó với chuyện thi cử. + Học đối phó thì kiến thức phiến diện, nông cạn, hỗn hợp. * Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó: a. Bản chất: - Có hình thái của học tập: Cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, bằng cấp. - Không có thực chất: Đầu óc rỗng tếch. b. Tác hại: - Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống, - Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp. Dạng 3: Thực hành phân tích một văn bản: ?Đọc đoạn văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, hãy phân tích các lí do kiến mọi người phải đọc sách? * Học sinh làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày đạt được các ý sau: - Sách là kho tri thức được tích luỹ từ hàng nghìn năm của nhân loại vì vậy bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách. - Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết. Nếu không đọc sách bị lạc hậu không thể tiến bộ. - Càng đọc sách chúng ta mới càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của chúng ta thì chỉ là ba giọt nước vô cùng nhỏ bé từ đó chúng ta mới có thái độ khiêm tốn và ý chí trong học tập. Dạng 4:. Luyện thao tác nghị luận tổng hợp: HS viết câu tổng hợp VD: a. Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm chính. Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi, mà còn không tạo ra được nhân tài cho đất nước. b. Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phảI chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng để hôc trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Nắm vững kĩ năng vận dụng phép lập luận phân tích tổng hợp. GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 6 - Soạn bài “Tiếng nói của văn nghệ Thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2010 Tiết 96 + 97: Văn bản TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ A. mục tiêu cần đạt: 1. Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với con người. - Hiểu được nghệ thật viết văn nghị luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. 2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài: Các thành phần biệt lập, với tập làm văn ở bài nghị luận xã hội, với phần văn ở bài “Ý nghĩa văn chương” (Lớp 7) 3. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và phân tích văn bản nghị luận. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Bài cũ - Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? - Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của bài văn. HĐ2: Dạy học bài mới * Giới thiệu bài: Văn nghệ nói chung và văn chương nói riêng có một tác động rất to lớn đối với đời sống con người. Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng nhân dân bằng con đường nào? Chúng ta sẽ hiểu điều đó qua bài “Tiếng nói của văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi. I. Vài nét về tác giả tác phẩm ? Giới thiệu vài nét về tg? ? Cho biết rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của tp? 1.Tác giả - Nguyễn Đình Thi(1924-2003), quê ở Hà Nội - Hoạt động văn nghệ đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, viết tiểu luận phê bình văn học, sáng tác nhạc - Được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 2. Tác phẩm - Là một bài tiểu luận(1948): những năm đất nước ta đang xay dựng một nền VHNT mới, đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại. Nên tp có ý nghĩa và sức mạnh kì diệu với cuộc sống lao động chiến đấu của ND ta - In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(1956) - Tác phẩm có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ II. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản: - Hướng dẫn đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng. - Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp - Giáo viên cho học sinh đọc chú thích trong sách giáo khoa ? Bố cục văn bản như thế nào? 1. Đọc: 2. Giải thích từ khó: 3. Bố cục văn bản:- Bố cục hai phần: a. Từ đầu -> “Khiêm tốn” : Nội dung phản ánh của văn nghệ b. Phần còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ III. Đọc - tìm hiểu chi tiết 1. Nội dung phản ánh của văn nghệ: * Học sinh đọc đoạn văn từ * Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 7 đầu đến “đời sống chung quanh” ? Luận điểm đầu tiên mà tác giả muốn nêu lên là gì? ? Để chứng minh cho luận điểm trên tác giả đã phân tích dẫn chứng văn học nào? Tác dụng? quan mà còn thể hiện tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác. * Phân tích dẫn chứng: + Hai câu thơ trong “Truyện Kiều" - Hai câu tả cảnh mùa xuân đẹp - Hai câu thơ làm chúng ta rung động lạ lùng với cái đẹp mà tác giả miêu tả. - Cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh. + Cái chết thảm khốc của An- na Ca-rê-nhi na trong tiểu thuyết cùng tên. -> Làm người đọc bâng khuâng nặng những suy nghĩ trong lòng, vương vấn những vui buồn không quên được – Chính là lời nhắn, lời gửi, là nội dung tư tưởng tình cảm độc đáo của tác phẩm. -> Những dẫn chứng trên đã giúp ta hiểu rõ được nội dung phản ánh của tác phẩm cũng như tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm . * Học sinh đọc đoạn văn “Lời gửi của nghệ thuật cách sống của tâm hồn” ? Cách phản ánh, thể hiện của văn nghệ có gì nổi bật? * Cách thể hiện, phản ánh + Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực taị đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ như của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc. + Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa vui buồn, yêu ghét mơ mộng của nghệ sĩ. + Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc. -> Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí Tiết 2 2. Sức sống kì diệu của văn nghệ * Học sinh đọc đoạn văn từ “Chúng ta đến hết” ? Để làm rõ sức sống kì diệu của văn nghệ tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? ? Theo em trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phép lập luận gì? Tác dụng? * Học sinh đọc đoạn văn từ có lẽ tình cảm ? ý chính của đoạn văn là gì? Cách triển khai ý trong đoạn văn như thế nào? a. Tác động của văn nghệ đến quần chúng lao động + Những người đàn bà lam lũ lòng biến đổi khác hẳn khi ru con, khi hát ghẹo, khi xem chèo. + Ca dao truyền lại đã gieo vào những cuộc đòi cực nhọc một ánh sáng lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường; ánh đèn buổi chèo làm cho con người được hả dạ, rỉ nước mắt. -> Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thực được sống - Lời gửi của văn nghệ là sự sống. - Phép lập luận phân tích tổng hợp – Từ phân tích ví dụ cụ thể đi đến kết luận khái quát. Giúp người đọc nhận thức được vấn dề sâu sắc hơn. b. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm + Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc + Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc . + Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 8 buồn. + Cảm giác, tình tự đời sống cảm xúc ấy là chiến khu của văn nghệ -> Cách trình bày ý đi từ phân tích cụ thể đến kết luận khái quát phép lập luận phân tích tổng hợp. * Học sinh đọc tiếp đoạn văn từ nghệ thuật trang giấy ? ý chính của đoạn văn là gì? Cách lập luận trong đoạn văn? này có gì khác với hai đoạn văn trên? * Học sinh đọc đoạn văn cuối từ “tác phẩm “đến hết ?Trong đoạn văn cuối tác giả đã trình bày sự tác động của tác phẩm văn nghệ đối với con người như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng phép lập luận của tác giả ở đoạn văn trên? c. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng + Trong nghệ thuật, tư tưởng ngay từ cuộc sống hàng ngày. + Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng. + Tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình trong im lặng. - > Cách lập luận từ tổng hợp - phân tích làm nổi rõ sự tác động sâu săc của nghệ thuật đối với tư tưởng của con người. d. Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội - Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. - Nghệ sĩ làm sống dậy trong tâm hồn những cảm giác tình tự, tư tưởng. - Nghệ thuật đốt hoả trong lòng chúng ta. - Nghệ thuật tạo được sự sống cho tâm hồn con người, mở rộng khả năng của tâm hồn. - Nghệ thuật giải phóng cho người khỏi biên giới của chính mình. -> Phép lập luận đi từ phân tích đến tổng hợp cho người đọc thấy rõ vai trò to lớn của văn nghệ: xây dựng đời sống tâm hồn con người. IV. Tổng kết ? Bài văn làm cho chúng ta thấy được vai trò và sức mạnh của văn nghệ như thế nào? ? Nghệ thuật bài văn có gì nổi bật? 1- Nội dung: Vai trò và sức mạnh của văn nghệ: + Văn nghệ nối sợi dây tình cảm gữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu xa của trái tim. + Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cáh tâm hồn mình. 2- Nghệ thụât: Cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc, phép lập luận phân tích tổng hợp được sử dụng linh hoạt HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà - Tóm tắt những luận cứ chính của văn bản - Học thuộc phần ghi nhớ - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập * * * * * Thứ 4 ngày 13 tháng 1 năm 2010 Tiết 98 : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm các thành phần biệt lập của câu 2. Tích hợp với văn qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” với tập làm văn ở bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và thành phần biệt lập trong câu. B. Chuẩn bị - Bài soạn, bảng phụ viết them ví dụ GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 9 C. Tiến trình các tổ chức dạy và học: HĐ1 Kiểm tra bài cũ: - Khởi ngữ là gì? cho ví dụ - Trình bày bài tập ở nhà: Viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. HĐ2: Dạy học bài mới I. Thành phần tình thái: * Học sinh đọc các ví dụ trong sách giáo khoa ? Các từ ngữ in đạm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? ? Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa sự việc của câu chứa đựng có khác không? * GV dùng bảng phụ cho hs tìm hiểu thêm VD VD1(sgk) - Chắc: Thể hiện thái độ tin cậy, khẳng định - Có lẽ: Thái độ phỏng đoán - độ tin cậy chưa cao. -> Nghĩa của các câu cơ bản không thay đổi vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu chứ không phải là thông tin sự việc của câu. VD2( bổ trợ) a. Bạn đã giận mình ư? b. Mình hiểu rồi mà. c. Chúng cháu chào bác ạ! II. Thành phần cảm thán * Học sinh đọc hai ví dụ trong sách giáo khoa ? Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên có chỉ những sự vật hay sự việc gì không? ? Công dụng của các từ ngữ in đậm trong câu? * Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giao khoa, một học sinh nhắc lại những ý chính. Ví dụ ( sgk) Nhận xét: Những từ in đậm - Không chỉ các sự vật hay sự việc. Chúng chỉ nêu lên cảm xúc của người nói đối với sự việc - Các từ ngữ in đậm cung cấp cho người nghe một “thông tin phụ” đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói. =>Ghi nhớ: - Thành phần tình thái: Dùng để thể hiện cách nhìn của người đó đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần cảm thán: Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng) - Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phân không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập. III. Luyện lập Bài tập 1: Xác định các thầnh phần tình thái, cảm thán a. Có lẽ – >Tình thái b. Chao ôi –> Cảm thán c. Hình như –> Tình thái d. Chả nhẽ – >tình thái Bài tập 2: Sắp xếp các từ: - Dường như – hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn. Bài tập 3: Trong nhóm từ: Chắc, hình như, chắc chắn + Chắc chắn: có độ tin cậy cao nhất + Hình như: có độ tin cậy thấp nhất - Tác giả dùng từ “chắc” - độ tin cậy vừa phải thể hiện niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo hai khả năng. + Thứ nhất: Theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy. + Thứ hai: Lo sự việc cũng có thể diễn ra khác đi mmọt chút do thời gian và ngoại hình. HĐ3. Hướng dẫn làm bài ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập 4 - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. * * * * * Thứ 6 ngày 15 tháng 01 năm 2010 GA Văn 9 Nguyễn Thị Vững- LNQ 10 [...]... nguyên nhân ( Sang, Duy, Huyền Trang, Việt Hà…9C; , Ngọc Mai (9D) - Một số bài viết đủ ý những chưa thật cụ thể, sâu sắc, nhất là về việc trình bày tác hại, giải pháp ( Bảo, An, Phúc, Long, Chu Linh, Phượng, Ngọc Tú…9D, Duy, Phú, Đạt-9C… - Nhiều bài bố cục vẫn chưa thật rạch ròi, rõ ràng từng nội dung ở phần thân bài ( ngay cả bài đạt điểm khá cao: Thanh, Minh Phương, Thảo A, Hiền, (9C), Sương (9D) 3 Kết... tương lai phát - Chủ trương phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực triển cho xứ Nghệ như thế nào? - Đã tạo được vị thế quan trọng, thu hút sự quan tâm - Gv dẫn chuyển: chính những vẻ đẹp đầu tư của nước ngoài thiên nhiên cảnh quan, truyền thống - Lễ công bố năm du lịch Nghệ An và kỉ niệm 97 5 năm lịch sử, văn hóa và con người, NA có danh xưng Nghệ An đã mở ra một thời kì mới cho sự một tiềm năng phát... thuật lại hànhtrình du lịch Nghệ An của bản thân Có thể bắt đầu từ bãi biển Cửa Lò- Làng Sen quê Bác- Rừng Pùmát nguyên sinh- Hang Bua, Hang Thẩm ồm, thác Hai Mươi Sải- Biên giới Việt Lào - Bài viết phải có thời gian, có đường đi, có tả cảnh quan, có cảm xúc Bài 2: Dựa vào các điểm đến ở bài 1, vạch ra kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, bao gồm: - Thời gian chung và thời gian dừng lại ở từng điểm đến - Số... giá trị của thời gian: Các luận điểm chính xác của từng đoạn là: - Thời gian là sự sống - Thời gian là thắng lợi - Thời gian là tiền - Thời gian là tri thức Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian c Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng minh thời gian là vàng Sau mỗi... đêm Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối b Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện Ví dụ: Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật... những con số, mốc thời gian, dẫn chứng từ sử sách…nên thuyết phục GA Văn 9 14 Nguyễn Thị Vững- LNQ 2 Vẻ đẹp của xứ Nghệ ? Thiên nhiên, cảnh quan xứ Nghệ a Thiên nhiên, cảnh quan xứ Nghệ được giới thiệu qua những đoạn văn - Là miền đất “non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”, phía nào, với pp thuyết minh nào? Tây dựa vào dãy Trường Sơn, phía đông là biển cả, có dòng sông Lam xanh, rất lãng mạn, hữu tình... Trong không gian rộng thoáng, trên nền xuân xuất hiện Trên đồng lúa chiêm xuân nó âm thanh tiếng chim chiền chiện Âm thanh ấy đã làm chao mình bay lượn” cho bức tranh ấy từ tĩnh chuyển sang động làm cho bức (Tố Hữu) tranh xuân trở nên ấm áp, sinh động “Con chim chiền chiện Tiếng hát bay Bay vút, bay cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào” (Huy Cận) Song tiếng chim chiện chiện trong thơ GA Văn 9 35 Nguyễn... rệt, nhất là những bạn mình trước đây vốn làm bài rất cẩu thả, sơ sài: Lộc ( 9C), Tuân, Tiến - GV nhận xét Đức, Quốc Đức, Tú A …( 9D) - Một số bài viết khá đảm bảo về nội dung và hình thức: Tài, GA Văn 9 33 Nguyễn Thị Vững- LNQ Yến, Hoa (9D), Hồ Thương, Trần Hoài, Thanh, Minh Phương, Hoài Phương, Nga, Nguyễn Ngọc Linh, Ánh ( 9C) 2 Tồn tại - Còn rất nhiều bài nội dung chưa thật đầy đủ ( thiếu trình bày... thành Hoan giả giới thiệu bằng những chi tiết nào? Châu Và sau khi Lí Công uẩn dời đô về Thăng Long 20 Những chi tiết ấy chứng tỏ điều gì? năm, đến đời Thái Tông năm Thiên Thành thứ 3(1030) ? Mảnh đất xứ Nghệ được phát triển đổi tên là Nghệ An và đất nước ta có thêm danh tích như thế nào? mới là Nghệ An, đến nay đã 97 5 năm -> Đây là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trải qua nhiều tang thương... rất hay về đề tài đó Chế Lan Viên- Một nhà thơ lớn của văn học việt nam đã góp thêm một tiếng thơ về tình mẹ qua hình tượng thơ gần gũi thân thuộc với mọi người dân Việt Nam: Con cò I Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - HS đọc phần giới thiệu tác giả 1 Tác giả trong SGK - Chế Lan Viên( 192 0- 198 9) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại VN, ông đã có nhiều đóng góp quan ?Hãy tóm tắt những nét . Chu Quang Tiềm (1 897 – 198 6) , quê ở Đông Thành- An Huy,TQ + Là nhà sử học và lý luận văn học nổi tiếng + Tác phẩm: Gồm có “Thi luận”( 194 5), “Đàm tu dưỡng”( 194 6)… + Văn bản: Trích trong “Danh. huy nội lực và tranh thủ ngoại lực - Đã tạo được vị thế quan trọng, thu hút sự quan tâm đầu tư của nước ngoài - Lễ công bố năm du lịch Nghệ An và kỉ niệm 97 5 năm danh xưng Nghệ An đã mở ra một. Hoan Châu. Và sau khi Lí Công uẩn dời đô về Thăng Long 20 năm, đến đời Thái Tông năm Thiên Thành thứ 3(1030) đổi tên là Nghệ An và đất nước ta có thêm danh tích mới là Nghệ An, đến nay đã 97 5

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   ảnh   bình  dị   mà   giàu   ý  nghĩa   biểu  tượng   giọng  điệu chân thành  nhỏ   nhẹ   mà  thấm sâu. - giao an van 9 t2
nh ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu (Trang 58)
Hình   ảnh  thiên  nhiên   được  gơih   tả   bằng  nhiều cảm giác  tinh nhạy, ngôn  ngữ   chính   xác  gợi cảm - giao an van 9 t2
nh ảnh thiên nhiên được gơih tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác gợi cảm (Trang 59)
Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàn của người  anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy. Bút  pháp lãng mạn, giọng thơ hào hùng. - giao an van 9 t2
Hình t ượng đẹp lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy. Bút pháp lãng mạn, giọng thơ hào hùng (Trang 114)
w