Khái niệm sinh kế được nhiều các nghiên cứu nói đến.Tuy nhiên chưa có sự thống nhất.Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987), tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC -o0o -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SINH KẾ TẠI XÓM 21, XÃ GIAO THIỆN, HUYỆN GIAO THỦY,
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tập, củng cố thêm kiến thức và kỹ năng thực hành, đồng thời vận dụng tổng hợp kiến thức vào thực tiễn sản xuất Được sự đồng ý của khoa Lâm Học, tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu quá trình lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã
Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, cùng với
sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo trong bộ môn Nông lâm kết hợp, trường Đại học Lâm nghiệp, thầy giáo hướng dẫn và cán bộ và nhân dân xóm 21,xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nơi tôi thực tập tốt nghiệp Đến nay, khóa luận tốt nghiệp
- Các thầy cô giáo trong bộ môn Nông lâm kết hợp, khoa Lâm học, trường Đại học Lâm nghiệp
- Thầy giáo hướng dẫn Phạm Quang Vinh
- Cán bộ và người dân xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Do thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế, nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, cũng như các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lưu Đức Tài
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Một số khái niệm về sinh kế và khung phân tích phát triển sinh kế 3
2.1.1 Khái niệm về sinh kế 3
2.1.2 Khái niệm về sinh kế bền vững 4
2.1.3 Khung phân tích sinh kế 4
2.2 Tình hình nghiên cứu về sinh kế và chính sách về phát triển sinh kế 7
2.2.1 Trên thế giới 7
2.2.2 Ở Việt Nam 8
Phần 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 10
3.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3.3 Nội dung nghiên cứu 10
3.4 Phương pháp nghiên cứu 11
3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp 11
3.4.2 Phương pháp nội nghiệp 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xóm 21, xã Giao Thiện 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
4.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội tại xóm 21, xã Giao Thiện 26
4.2 Hiện trạng sử dụng đất tại xóm 21,xã Giao Thiện 31
4.3 Kết quả phân tích các hoạt động sinh kế của xóm 21, xã Giao Thiện 35
Trang 44.3.1 Phân tích canh tác lúa nước 35
4.3.2 Phân tích cây hoa màu 36
4.3.3 Phân tích vườn hộ và cây ăn quả 37
4.3.4 Phân tích chăn nuôi (gia súc, gia cầm) 40
4.3.5 Phân tích thủy hải sản 43
4.3.6 Phân tích lâm nghiệp 46
4.3.7 Phân tích ngành nghề phụ 47
4.3.8 Phân tích về thị trường mua bán và hệ thống cung cấp đầu vào 47
4.4 Kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn và tiềm năng của các hoạt động sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện 49
4.4.1 Thuận lợi 49
4.4.2 Khó khăn 50
4.4.3 Tiềm năng 50
4.5 Lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện 51
4.5.1 Lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp 51
4.5.2 Kế hoạch phát triển sinh kế 5 năm giai đoạn 2014 –2018 51
4.5.3 Kế hoạch phát triển sinh kế năm 2014 của xóm 21, xã Giao Thiện 54
4.6 Đề xuất về quy trình lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện 64
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Kiến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5Ủy ban nhân dân Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
Dự án tăng cường năng lực địa phương về quản lý bền vững đất ngập nước
Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng Vườn ao chuồng
Cán bộ khuyến nông Nông dân
Cán bộ Lập kế hoạch phát triển thôn/bản
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Khung phân tích chiến lƣợc sinh kế hộ gia đình 6
Bảng 3.1: Sử dụng giống và kỹ thuật canh tác 14
Bảng 3.2: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 14
Bảng 3.3: Phân loại, cho điểm, xếp hạng cây hoa màu 15
Bảng 3.4: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 15
Bảng 3.5: Phân loại, cho điểm, xếp hạng cây ăn quả 16
Bảng 3.6: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 17
Bảng 3.7: Phân loại, cho điểm, xếp hạng loại vật nuôi 17
Bảng 3.8: Thông tin bổ sung về tình hình chăn thả 18
Bảng 3.9: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 18
Bảng 3.10: Phân loại, cho điểm, xếp hạng về thủy hải sản 19
Bảng 3.11: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 19
Bảng 3.12: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 20
Bảng 3.13: Phân loại cho điểm, xếp hạng các ngành nghề phụ 21
Bảng 3.14: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 21
Bảng 3.15: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 22
Bảng 4.1: Kết quả phân loại, cho điểm, xếp hạng cây hoa màu trong xóm 2136 Bảng 4.2: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp 37
Bảng 4.3: Kết quả phân loại, cho điểm, xếp hạng cây ăn quả trong xóm 21 38 Bảng 4.4: Khung phân tích vấn đề , nguyên nhân, giải pháp 39
Bảng 4.5: Kết quả phân loại, cho điểm, xếp hạng vật nuôi của xóm 21 42
Bảng 4.6: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp trong chăn nuôi 43 Bảng 4.7: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp về nuôi trồng thủy hải sản 46
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khung lý thuyết phân tích sinh kế 5 Hình 4.1 Sơ đồ lát cắt xóm 21 33 Hình 4.2: Mô hình chăn nuôi lợn của HGĐ bà Đặng Thị Tươi xóm 21, xã Giao Thiện với đàn lợn thịt của gia đình là 37 con lợn thịt 41 Hình 4.3: Mô hình nuôi sinh thái 44 Hình 4.4: Từng đoàn tàu thuyền đánh bắt trở về mang theo những sản phẩm thủy sản đánh bắt được 45 Hình 4.5: Người dân chuyển sứa đánh bắt được lên xe để đưa về nơi chế biến 45 Hình 4.6: Nghề đan móc tại địa phương 47
Trang 8Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhắm thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để nâng cao chất lượng đời sống của người dân.Trong chương trình đó, một công việc vô cùng quan trọng là lập kế hoạch phát triển sinh kế cho thôn/bản Việc lập kế hoạch phát triển sinh kế phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khả năng của địa phương và nguyện vọng của người dân tránh lãng phí do không phù hợp với nhu cầu của người dân Cần phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ chi tiết trước khi tiến hành lập kế hoạch, đây
là một hoạt động khởi đầu và có kết thúc rõ ràng, có vai trò hết sức quan trọng tới
sự thành công của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
Tuy nhiên, thực tế cho thấy công việc lập kế hoạch phát triển sinh kế ở nhiều địa phương vẫn chưa tốt, chưa đem lại hiệu quả thúc đẩy kinh tế -tế xã hội, tương xứng với tiềm năng của địa phương, đặc biệt là lập kế hoạch phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của các khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) hoặc Vườn quốc gia (VQG) Các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm của các khu BTTN và VQG là nhân tố chi phối nhiều tới mức độ tác động lên khu BTTN và VQG Khi kinh tế hộ gia đình (HGĐ) không đáp ứng đủcho nhu cầu của người dân trong các sinh hoạt thường ngày thì người dân sẽ
có xu hướng phụ thuộc tới nguồn sinh kế lớn ở ngay bên cạnh đó là khai thác tài nguyên các khu BTTN và VQG nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh kế Điều này làm tăng áp lực lên nguồn tài nguyên các khu BTTN và VQG, làm ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học và công tác bảo vệ bảo tồn
Một bản kế hoạch phát triển sinh kế kinh tế bền vững và ổn định lâu dài cho các các cộng đồng, đặc biệt là đối với các cộng đồng sống trong vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và vườn quốc gia (VQG), đồng thời giải quyết hài hòa và gắn kết được lợi ích kinh tế của người dân này với các họat động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là rất cấp thiết
Trang 9Xã Giao Thiện là một trong 5 xã vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Với vị trí, điều kiện tự nhiên, mang đậm nét đặc trưng cơ bản của xã ven biển Bắc Bộ nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tếhộ gia đình ở địa phương Bên cạnh sinh kế về trồng trọt, và chăn nuôi như ở nhiều xã vùng đồng bằng khác thì hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy hải sản là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương và tạo nên sự
đa dạng cho các phương thức sinh kế trong vùng Tuy vậy, vấn đề lập kế hoạch
để phát triển sinh kế với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan chưa được quan tâm và chú trọng, chưa kết nối được vớinhiều kế hoạch khác và định hướng tương lai Thực tế cho thấy kế hoạch của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng hiện có,chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sinh kế của địa phương vì thế đời sống của người dân chưa được nâng cao nhiều
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu quá trình lập
kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”
Trang 10Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm về sinh kế và khung phân tích phát triển sinh kế
2.1.1 Khái niệm về sinh kế
Khái niệm sinh kế được nhiều các nghiên cứu nói đến.Tuy nhiên chưa có
sự thống nhất.Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987), tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Sinh kế được hiểu một cách tổng quát nhất là các phương thức kiếm sống của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống của họ Mỗi người tùy thuộc vào điều kiện sống, năng lực và nhu cầu cụ thể có thể lựa chọn các phương thức kiếm sống khác nhau (Phạm Quang Vinh, 2012)
Sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng, các mối quan hệ…(Wallmann,1984),( dẫn theo Phạm Quang Vinh,2012) Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợpvới những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi các nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ Đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách, các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng
Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu, nguyện vọng của họ
Trang 112.1.2 Khái niệm về sinh kế bền vững
- Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra
- Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Chiến lược tiếp cận phát triển cộng đồng của Trung tâm phát triển nông thôn(CRD) theo quan điểm sinh kế bền vững là đặt con người làm trung tâm của hoạt động phát triển thông qua việc tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên dựa trên nền tảng sự phát triển của loài người
Cụ thể:
Bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của người dân, tìm hiểu xem chiến lược đó thay đổi như thế nào qua thời gian
Lôi cuốn người dân tham gia ở mức độ cao nhất, tôn trọng ý kiến của
họ, đồng thời đưa ra các hoạt động nhằm hỗ trợ người dân đạt được mục đích phát triển sinh kế của mình
Phân biệt các nhóm khác nhau chịu ảnh hưởng của các chương trình phát triển và xác định các yếu tố khác nhau chịu ảnh hưởng đến sự tham gia của
Trang 12- An ninh lương thực
- Chất lượng cuộc sống nâng cao
-Luật tục, thể chế cộngđồng
- Các chính sách củanhà nước và pháp luật
Biến độc lập
Hình 2.1: Khung lý thuyết phân tích sinh kế
2.1.3.2 Khung phân tích chiến lược sinh kế hộ gia đình
Để đưa ra được một chiến lược phát triển sinh kế cho HGĐ trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân cần phải phân tích được chiến lược sinh kế đó có hợp lý hay không bằng cách phân tích hiện trạng, giải pháp, kết quả đạt được từ các yếu
tố liên quan đến hoạt động sinh kế
Trang 13Bảng 2.1: Khung phân tích chiến lược sinh kế hộ gia đình
Giải pháp
ưu tiên
Kết quả sinh
kế
Tình trạng
- Kinh nghiệp sản xuất
- Phân công lao động
- Khả năng tiếp cận nguồn lực
- Nguồn thu tiền mặt thường xuyên
- Nhà ở/ chuồng trại
- Công cụ, phương tiện sản xuất
- Phương tiện giao thông công cộng
- Phương tiện truyền thông, thông tin
Trang 142.2 Tình hình nghiên cứu về sinh kế và chính sách về phát triển sinh kế
lý thuyết khung sinh kế bền vững để phân tích các cơ hội và thách thức về sinh
kế của người dân ở khu vực nông thôn và ven biển, từ đó đề xuất những hình thức hỗ trợ sinh kế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững
Wilkes (2003), khi nghiên cứu về sinh kế của người dân ở Yunnan (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, các loại tài sản là cái quyết định trong việc duy trì sinh kế Một sự hiểu biết tốt hơn về các tài sản sinh kế và tiến trình có lẽ là hữu ích hơn trong việc xác định những can thiệp có liên quan mà khác với những can thiệp quy ước tạo ra bởi những dự án Ngoài ra phân tích chức năng của các loại tài sản sẽ đem đến một sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của các tài sản trong sinh kếnhằm đề xuất những cách lựa chọn để hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương (dẫn theo Hoàng Thị Vân Anh, 2011)
Theo phát biểu của Subinay Nandy (Hội nghị tư vấn quốc tế xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường 2006-2010, Hà Nội, 2005): “Sinh kế của hầu hết người nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước
và đất đai” Sự sống con người phụ thuộc vào quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này Sato (năm 2000), cho rằng, người dân sống phụ thuộc vào rừng ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất là phụ thuộc vào thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được bằng việc bán các sản phẩm từ rừng
- Thứ hai là sự phụ thuộc vào sinh kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày
Trang 152.2.2 Ở Việt Nam
- Một số chính sách và chương trình liên quan đến sinh kế ở Việt Nam
Tháng 11/2001, Bộ NN và PTNT đã ký với các nhà tài trợ thỏa thuận về chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Đối tác (FSSP & P).Giảm nghèo và sinh kế nông thôn là một trong những mục tiêu chính của chương trình này
“nhận thức tốt hơn về đóng góp thực tiễn của cây và tài nguyên rừng đối với sinh kế nông thôn, giảm nghèo và bảo vệ môi trường ở các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước”
Ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phê duyệt “chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện” trong đó xóa đói giảm nghèo được coi là một thành tố trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm của toàn bộ các ngành, tỉnh thành trong cả nước (2001-2010)
Năm 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xây dựng lại chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 -2020 Chiến lược lâm nghiệp quốc gia mới phải phản ánh được những thay đổi về chính sách ở cấp vĩ mô và điều phối khung hoạt động của các chương trình nằm trong Chương trình đối tác lâm nghiệp (dẫn theo Hoàng Thị Vân Anh, 2011)
Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thụy Điển đã cho xuất bản các tài liệu rất hữu ích cho quản lý rừng như: “Điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân, xây dựng kế hoạch ở thôn bản”, “Phát triển quỹ, phát triển thôn bản” và tổng quan đào tạo về: “lập kế hoạch cấp thôn/bản và HGĐ”
Chương trình Lâm nghiệp xã hội sông Đà hợp tác với Cộng hòa liên bang Đức cho xuất bản tài liệu “Bộ công cụ PRA cho thôn bản lập kế hoạch phát triển thôn bản” năm 2006 Trong bộ công cụ này có 12 công cụ hướng dẫn từng bước cho người dân địa phương đánh giá được thực trạng, thế mạnh trong sản xuất, những trở ngại, đồng thời thảo luận và tìm ra hướng khắc phục những hạn chế trong điều kiện của thôn bản mình giúp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển thôn bản
- Một số nghiên cứu, báo báo liên quan đến sinh kế
Trang 16Đề tài nghiên cứu: “Phát triển bền vững vùng đệm khu BTTN và VQG” Trần Ngọc Lân và các đồng sự đã tiến hành một nghiên cứu tại vùng đệm khu BTTN Pù Mát (năm 1999) Đề tài đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống nông hộ tại vùng đệm Pù Mát Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ Hiện tại các nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít các hộ có sự hiểu biết và có vốn đầu tư
Đề tài “Nghiên cứu sinh kế có phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương” của Lê Văn Gọi, 2009 tại xã Mã Đà thuộc khu BTTN và di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai Tác giả cho rằng nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng và thực hiện một số biện pháp để gia tăng hiệu quả của sự tham gia trong quản lý tài nguyên rừng Hay nói cách khác hãy để người dân địa phương quản lý tài nguyên của địa phương.Đó là trao quyền cho người dân, cùng kết hợp với người dân chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động cần làm.Đây là một cách khiến người dân có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động liên quan đến sinh kế của họ
Báo cáo điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy.Người thực hiện Vũ Huy Phúc (2009) Báo cáo này điều tra, đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân 5 xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy và ảnh hưởng qua lại giữa đất ngập nước
và phát triển sinh kế của hộ gia đình
Trang 17Phần 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu quá trình lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để phát triển sinh kế bền vững cho người dân, góp phần giảm thiểu tác động của người dân đến tài nguyên VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế sản xuất của xóm 21
Lựa chọn hoạt động sinh kế và lập kế hoạch phát triển sinh kế phù hợp, hiệu quả
Cung cấp thông tin lồng ghép tiếp cận sinh kế bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội (KT –XH) và kế hoạch định hướng của địa phương
Đề xuất quy trình lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế và kế hoạch phát triển sinh kế cho người dân trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp của địa phương
- Phạm vi nghiên cứu: Tại xóm21,xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu
- Xác định các nguồn sinh kế hiện có tại địa phương
Trang 18- Phân tích các nguồn sinh kế
Phân tích về lúa nước
Phân tích về cây hoa màu: cây ngắn ngày và cây lâu năm
Phân tích về chăn nuôi, thủy sản
Phân tích về cây lâm nghiệp
Phân tích về thị trường mua bán hàng hóa và hệ thống cung cấp đầu vào
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân
- Đánh giá tiềm năng và tính hiệu quả của các nguồn sinh kế đó tại xóm
- Lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp, hiệu quả
- Lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Kế hoạch phát triển sinh kế 5 năm giai đoạn 2014 -2018
Kế hoạch phát triển sinh kế năm 2014
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp theo phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội của xã
- Tình hình sản xuất tại địa phương: trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản, các ngành nghề phụ khác…
Trang 193.4.1.2 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn hộ điểm về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
- Phân loại nhóm hộ và chọn 3 hộ gia đình/ nhóm có tham gia vào hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản để điều tra
3.4.1.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
a Điều tra tuyến, vẽ sơ đồ lát cắt xóm
Ý nghĩa và mục đích
- Điều tra theo tuyến sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm ẩn nội bộ của cộng đồng Từ đó là cơ sở để lập kế hoạch phát triển thôn/xóm
- Đây là công cụ phân tích về mặt không gian: vừa kết hợp điều tra một cách tổng quát, vừa điều tra chuyên đề sâu
Phương pháp tiến hành
Bước 1: Xác định các hướng đi điều tra
- Trưởng nhóm hướng dẫn các thành viên thảo luận trên sơ đồ thôn/xóm để xác định các tuyến điều tra/ hướng đi lát cắt
- Yêu cầu: tuyến điều tra phải mang tính đại diện cho các khu vực sản xuất Bước 2: Thành lập nhóm đi lát cắt
- Thành lập nhóm người dân cả nam và nữ từ 3-5 người
Bước 3: Chuẩn bị các vật liệu thực hiện công cụ
- Các bản đồ có sẵn, sơ đồ liên quan đến xóm, các công cụ quan sát, đo đếm (nếu có), giấy A4, bút viết, giấy kẻ ô ly…
Bước 4: Giải thích mục đích, yêu cầu nông dân dẫn đường đi điều tra
Bước 5: Tiến hành đi điều tra
Trang 20 Đặc điểm tự nhiên (đất đai, nguồn nước…)
Các loại cây trồng, vật nuôi chính, kỹ thuật canh tác
Tình hình tổ chức quản lý
Khó khăn mà người dân đang phải đối mặt
Mong muốn của người dân
Giải pháp đề xuất
Bước 6: Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn bản trên giấy A0, A4
- Sau khi đi lát cắt, kết quả của nhóm được củng cố lại, thống nhất và đưa
Trang 21Bảng 3.1: Sử dụng giống và kỹ thuật canh tác
Giống chính hiện đang sử dụng trong
xóm là gì? Năng suất là bao nhiêu?
Giống mới mà xóm đang sử dụng là
gì? Năng suất là bao nhiêu?
Bao nhiêu hộ đã và đang sử dụng
- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.2: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
Trang 22- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.4: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
…
…
…
Trang 23d Phân tích vườn hộ và cây ăn quả
Trang 24Bảng 3.6: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
Hiện tại số lượng vật nuôi
trong thôn là bao nhiêu
Cung cấp thức ăn cho con người
Trang 25- Thông tin bổ sung về tình hình chăn thả trong xóm
Bảng 3.8: Thông tin bổ sung về tình hình chăn thả
Đất đai có sẵn cho việc chăn thả
- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.9: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
Trang 26Bảng 3.10: Phân loại, cho điểm, xếp hạng về thủy hải sản
Rau câu
Sản phẩm khác
- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.11: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
Trang 27- Phân tích việc thực hiện các chương trình của chính phủ và các dự án phát triển
- Xác định kỹ thuật có triển vọng và vấn đề chính
- Đề ra các giải pháp và hoạt động khắc phục phù hợp
Phương pháp tiến hành:
- Phân tích về hiện trạng
Rà soát loại rừng hiện có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
Thảo luận hiện trạng giao đất rừng
Đánh giá việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng hiện tại như thế nào trong xóm
Đánh giá những quy ước về quản lý , bảo vệ và sử dụng rừng
Đánh giá việc thực hiện các hoạt động trong chương trình quốc gia và
dự án phát triển được thực hiện như thế nào (hoạt động gì, thực hiện như thế nào, kết quả đạt được)
- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.12: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
- Xác định được các loại ngành nghề phụ hiện có tại địa phương
- Phân tích được tiềm năng của các loại ngành nghề phụ mang lại cho người dân
- Đề ra các giải pháp khắc phụ phù hợp những khó khăn
Phương pháp tiến hành
- Phân tích hiện trạng
Trang 28Bảng 3.13: Phân loại cho điểm, xếp hạng các ngành nghề phụ
- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.14: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
…
…
…
i Phân tích kinh tế hộ gia đình
Họ và tên chủ hộ: Người hỗ trợ phân tích:
Nhóm hộ: Khá Thôn: Xã: Huyện: Tỉnh:
Giải pháp Hiện vật Tiền Hiện vật Tiền
Trang 29j Phân tích về thị trường mua bán và hệ thống cung cấp đầu vào
Xác định được nơi các sản phẩm được sản xuất bán ( trong xóm, trong xã, huyện…)
Xác định được các tổ chức, các nhân cung cấp dịch vụ nông lâm ngư nghiệp (giống, phân bón, thức ăn…)
- Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, dự kiến
Bảng 3.15: Khung phân tích vấn đề, nguyên nhân, giải pháp
Phân loại, cho điểm và xếp hạng là một công cụ quan trọng trong bộ công
cụ PRA để người dân xác định mức độ cần thiết, ưa thích và ưu tiên trong quản
lý tài nguyên rừng hay các hoạt động khác Từ kết quả phân loại, xếp hạng và
Trang 30cho điểm người ta có thể xây dựng được các hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương và mong muốn của người dân
Phương pháp tiến hành:
Bước 1: Thành lập các nhóm nông dân tham gia phân loại
- Số lượng 5-7 người gồm cả nam và nữ
- Tiêu chí: người có kinh nghiệm trong sản xuất
Bước 2: Chuẩn bị địa điểm và vật liệu
- Địa điểm: thuận tiện đi lại, rộng rãi, thu hút sự tham gia của người dân
- Vật liệu: phấn viết, giấy A0, bút, giấy A4…
Bước 3: Giải thích mục đích và cách tiến hành
Bước 4: Thực hiện
- Thảo luận với người dân về các đối tượng cần đánh giá phân loại
- Lựa chọn các đối tượng và đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá theo thang điểm
từ 0 đến 10
- Người dân xếp loại ưu tiên chính
- Lập bảng phân tích thuận lợi, khó khăn, giải pháp
- Tổng kết lại trên A0, lập kế hoạch phát triển sinh kế 5 năm và kế hoạch phát triển sinh kế năm 2014
3.4.2 Phương pháp nội nghiệp
- Tổng hợp và xử lý các số liệu có liên quan
- Thông tin thu thập được trên hiện trường sẽ được thống kê và sử dụng phương pháp biểu đồ hóa, hệ thống hóa, trực quan hóa các thông tin
- Tổng hợp số liệu về các hoạt động sản xuất sinh kế của người dân
Trang 31Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xóm 21, xã Giao Thiện
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có vị trí, phạm
vi ranh giới hành chính được xác định như sau:
Phía Đông Nam giáp xóm Tân Hồng
Phía Tây Nam giáp xóm 19
Phía Tây Bắc giáp xóm 20
Phía Đông Bắc giáp xóm 22
- Địa hình
Địa hình của xóm 21 tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cốt đất chênh cao trung bình cao không quá 0.8 m Với đặc điểm địa hình như trên nên xóm 21, xã Giao Thiện cũng có những thuận lợi và khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế -xã hội
Xóm 21 nằm ở vùng ngoài của xã Giao Thiện nên không có trục đường giao thông liên xã đi qua nên việc phát triển dịch vụ kinh doanh buôn bán bị hạn chế
Về cơ bản các trục đường xóm và đường liên xóm đã được bê tông hóa và
đã được đưa vào sử dụng với các trục đường được được đổ bê tông rộng từ 2- 2,5 m, bề dày là 8-10 cm Trên trục đường chính liên xóm đã được lắp đặt đèn chiếu sáng
Đồng ruộng có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,9-1,0 m
Nền nhà khu dân cư trong xóm có độ cao từ 1,3-1,8 m
Các ao hồ có độ cao đáy 0,4m
- Khí hậu :
Giao Thiện nằm trong vùng này đặc biệt nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau
Trang 32 Nhiệt độ trung bình trong năm: 22-24 0C
Nhiệt độ cao nhất bình quân: 24 0C
Nhiệt độ thấp nhất bình quân: 13 0C
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700 mm-1.800 mm
Độ ẩm không khí: Tương đối cao, trung bình năm từ 80-85% Độ bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 -126 mm/tháng Độ bốc hơi cao nhất vào tháng 7
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.700 giờ Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm khoảng 70% số giờ nắng trong năm
1.650 Gió, bão
Hướng gió chủ đạo mùa hạ: gió Đông Nam
Hướng gió mùa đông: gió Đông Bắc
Tốc độ gió lớn nhất: 40 m/s
Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc bộ nên hàng năm thường chịu nhiều ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận bão
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%
Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm
là 2-2,3 m/s.Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông.Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s Tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió Tây khô nóng tác động xấu tới cây trồng, vật nuôi
Trang 33- Thuận lợi của xóm 21:
Có vị trí kinh tế khá thuận lợi để giao lưu với các vùng khác Đặc biệt vị trí thôn giáp với biển nên có tiềm năng phát triển nền kinh tế biển
Điều kiện tự nhiên của xóm cũng như xã nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt và ẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi
Xóm 21 có vị trí địa lý nằm gần cửa sông Hồng nên mỗi năm có một lượng phù sa sông Hồng màu mỡ bồi đắp là điều kiện tốt cho lúa và cây hoa màu phát triển
- Khó khăn của xóm 21:
Thời tiết thay đổi do sự nóng lên của trái đất cũng đã làm ảnh hưởng một phần không nhỏ đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân xóm 21 nói riêng và xã Giao Thiện cùng các xã ven biển nói chung bị thay đổi
Số lượng các cơn bão so với các năm trước nhiều gấp đôi, kéo theo
là nước mặn xâm nhập vào nội đồng do vùng trồng lúa là vùng trũng làm ảnh hướng đến năng suất cây trồng
4.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội tại xóm 21, xã Giao Thiện
Trang 344.1.2.2 Điều kiện kinh tế -xã hội
a Thu nhập và mức sống của người dân của xóm 21
Thu nhập bình quân đầu người tính theo sản lượng đạt 480 kg/người/năm Thu nhập bằng tiền là 2.600.000.000 đồng/ năm được tính bình quân đầu người 3.752.000 đồng/người/năm
Hiện nay, toàn thôn có 7 hộ nghèo/ 187 hộ và 18 hộ cận nghèo/ 187 hộ
b Sản xuất nông nghiệp
Xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy có vị trị trí địa lý nằm gần cửa sông Hồng, hàng năm có được một lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho nên là một điểm thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, cùng với đó là trình độ phát triển kinh tế -xã hội đang trên đà phát triển mạnh cho nên trong những năm gần đây xóm
đã có bước chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp
Người dân đã có nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chuyển giao kĩ thuật thay cho việc sản xuất theo hướng tự phát, theo kinh nghiệm Người dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa những giốnglúa mới, cây con mới có năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh, rút ngăn được thời gian chăm sóc và thu hoạch Qua đó, với tổng diện tích trồng lúa của toàn xóm là 72,4 mẫu tương đương khoảng 26ha nhưng đã cho năng suất nông nghiệp trong những năm 2010, 2011, 2012 đạt kết quả là 114 tạ/ha, 129 tạ/ha, 123 tạ/ha, bình quân trong 3 năm toàn xóm đạt năng suất là 122 tạ/ha
c Chăn nuôi
Chăn nuôi của xóm chủ yếu theo hướng tự phát, chăn nuôi nhỏ lẻ với số lượng đàn vật nuôi ít chủ yếu là lợn gà Số lượng trâu bò trong xóm hiện nay là không có,như vậy xóm 21 đang có hướng chuyển hướng từ sức kéo gia súc sang
sử dụng máy móc Trong xóm chỉ có một vài hộ gia đình chăn nuôi lợn tập chung quy mô vừa, với số lượng đàn lợn của mỗi gia đình trung bình khoảng 30 -40 con/HGĐ nhưng đang có xu hướng giảm trong năm 2012 do đầu ra của sản phẩm không ổn định và do nạn dịch bệnh tai xanh xuất hiện nên sức tiêu thụ sản
Trang 35phẩm từ lợn giảm nhiều.Nhưng không vì thế mà ngành chăn nuôi của xóm chậm phát triển, chăn nuôi đã mang lợi nhuận về với khoảng 1.500.000.000 đồng/năm tính trong năm 2012 Vì vậy, xóm cần có hướng phát triển chăn nuôi một cách đúng đắn theo hướng phát triển theo mô hình trang trại HGĐ và phải có các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cũng như làm chủ được đầu ra của sản phẩm sau khi
đã thành thành phẩm
d Kinh tế biển, nuôi trồng hải sản
Trong những năm trở lại đây, việc phát triển kinh tế biển đã được xác định
là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của xã Giao Thiện nói chung và xóm
21, xã Giao Thiện nói riêng Cả xóm có 187 HGĐ thì có tới hơn 40 HGĐ phát triển kinh tế biển chiểm tỉ lệ 21,4% tổng số HGĐ trong xóm với trên 100ha diện tích đầm tôm và với khoảng 20ha diện tích nuôi vạng Người dân đã biết cách phát triển kinh tế ven biển một cách hiệu quả cùng với việc bảo vệ rừng ngập mặn ven VQG Xuân Thủy bằng cách nuôi thả theo phương pháp nuôi sinh thái
Ngoài ra, xóm còn thực hiện đề án thí điểm khai thác nguồn lợi ngao giống
tự nhiên trên bãi bồi ven biển theo quyết định 195/QĐ- UBND để quản lý và khai thác giống ngao theo mùa vụ tại khu vực VQG Xuân Thủy với sự chỉ đạo của UBND xã và cán bộ VQG Người dân còn tận dụng các nguồn thu nhập khác ven biển đem lại kinh tế cao với 3.200.000.000 đồng/năm
Tuy nhiên, hiện nay nuôi trồng thủy sản tại đây năng suất thấp mà nguyên nhân suy giảm là do ô nhiễm môi trường, nhiềm mầm bệnh phát sinh, hệ thống giao thông thủy lợi chưa phù hợp, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp Khai thác hải sản được tổ chức theo đoàn đánh cá nên sản lượng tăng theo hàng năm Để tạo điều kiện cho ngư dân ổn định sản xuất, những năm gần đây, thực hiện Quyết định 298 của Thủ tướng Chính phủ thì ngư dân còn được hỗ trợ tiền dầu cho hoạt động đánh bắt hải sản, có hiệu quả, tạo điều kiện cho ngư dân giảm bớt khó khăn khi giá nhiên liệu tăng cao
Trang 36e Lâm nghiệp
Rừng mập mặn được trồng chủ yếu là sú, vẹt có tác dụng bảo vệ đê biển, chắn gió, chắn sóng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đời sống kinh tế -xã hội, hạn chế được những rủi ro của thiên tai, mở rộng diện tích đất và góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của địa phương
4.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng
a Giao thông
Trên địa bàn xóm có một trục đường liên xóm với chiều dài 1,2km chạy qua xóm, 6 trục đường liên gia với chiều dài là 2,3km Tất cả các trục đường trong thôn đều được bê tông hóa theo chương trình Nông thôn mới của Chính phủ
b Thủy lợi
Hệ thống sông ngòi, kênh mương nội đồng được xây dựng và được tu bổ, khơi thông dòng chảy hàng năm phục vụ, cung cấp nước ngọt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong xóm Hệ thống kênh mương, sông ngòi vẫn tiếp tục được hoàn chỉnh và xây dựng thêm để giải quyết tình trạng hạn úng cục bộ và phân cách đất sản xuất với khu dân cư
Hệ thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự chảy, phần lớn diện tíchsản xuất được chủ động trong tưới tiêu.Hệ thống sông ngòi, kênh mương được hình thành khá hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác trên địa bàn xóm
c Điện, nước sinh hoạt
- Điện
Nguồn điện cấp cho toàn xóm được lấy từ 1 trong 3 trạm biến áp của
xã nhằm phục vụ sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong xóm
Năm 2009, toàn bộ hệ thống lưới điện của xóm nói riêng và của xã nói chung đã được bàn giao cho Sở Điện lực quản lý vận hành Cho đến nay hệ thống lưới điện toàn xóm, xã vẫn được duy trì ổn định và ngày càng được nâng cấp, bảo trì nhằm đảm bảo điện lưới được thông suốt tới từng HGĐ trong xóm
Trang 37- Nước sinh hoạt: Nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước giếng khoan, nước mưa và nguồn nước sông ngòi, ao hồ
4.1.2.4 Điều kiện văn hóa, thông tin, giáo dục
Trong xóm, các HGĐ đều đã sắm sửa các vật dụng thiết yếu cho gia đình như Tivi, radio, quạt điện… Hiện nay, trong xóm 100% các HGĐ có tivi, 100% các HGĐ có radio, 100% các HGĐ có quạt điện phục vụ đời sống sinh hoạt, thông tin, giải trí
Các gia đình có con em ở độ tuổi đi học đều được cắp sách tới trường, quãng đường các em đi học khoảng 2-3km ở các bậc học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và 5-7 km đối với các em học ở bậc học trung học phổ thông Ngoài ra, xóm 21 còn là một xóm hiếu học với tỉ lệ học sinh hàng năm thi đậu Đại học, Cao đẳng khá cao
4.1.3.5 Đánh giá chung về điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội xóm 21
a Thuận lợi
- Xóm 21 có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có tinh thần hăng say học hỏi để xây dựng quê hương Đó là điều kiện thuận lợi để khi đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm trong sản xuất tới người dân được người dân hưởng ứng nhiệt tình
- Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương đã được xây dựng, nâng cấp hàng năm và đi vào sử dụng tương đối tốt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân địa phương
- Công tác hướng dẫn, chỉ đạo của ban lãnh đạo nhiệt tình, có kinh nghiệm trong sản xuất giúp người dân tiếp thu được với các tiến bộ khoa học, áp dụng vào trong thực tiễn
b Khó khăn
- Phương thức sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư
- Việc kiểm soát dịch bệnh trong xóm còn nhiều hạn chế
- Người dân chưa chủ động được đầu ra sản phẩm do đó người dân thường
bị ép giá, hàng hóa không có nơi tiêu thụ
Trang 38- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của người dân chưa đúng làm trở ngại trong việc phát triển kinh tế - xã hội
4.2 Hiện trạng sử dụng đất tại xóm 21,xã Giao Thiện
Xóm 21, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy,tỉnh Nam Định nằm trong vùng đất trẻ được bồi tụ bởi hệ thống phù sa sông Hồng, đất phì nhiêu màu mỡ, ít chua thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là lúa nước với cây hoa màu
Kết quả điều tra cho thấy xóm 21, xã Giao Thiện có 2 loại hình sử dụng đất chủ yếu đó là đất trồng lúa và đất thổ cư, vườn hộ
Tổng diện tích đất trồng lúa của toàn xóm là 72,4 mẫu tương đương khoảng 26ha Là một địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với lợi thế đất phù sa màu mỡ cộng với tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển thì người dân đã đưa các loại giống lúa ngắn ngày vào trong sản xuất Hiện nay, người dân trồng
2 vụ lúa chính đó là vụ mùa và vụ chiêm với các giống lúa nhưBC15 Thái Bình, Nhị Ưu 838,Q5, khang dân… Người dân trồng lúa chủ yếu với mục đích làm lương thực cho gia đình và phục vụ chăn nuôi.Với điều kiện ở đây, người dân chủ yếu đi làm kinh tế biển cho nên vào vụ đông người dân không trồng thêm loại hoa màu nào trên diện tích trống lúa mà họ cày lật đất để phơi ải Ngoài việc tận dụng là vùng đất phù sa màu mỡ nhưng không vì thế mà người dân không chăm sóc, cải tạo lại ruộng đất trồng lúa, họ thường cày ải, bón phân, vãi tro để cung cấp thêm cho đất những chất cần thiết mà cây lúa đã lấy đi Hệ thống tưới tiêu của xóm đã được vận hành tốt, cung cấp đầy đủ nước tưới tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất
Đất thổ cư, vườn hộ tại xóm có tổng diện tích là 34,3 mẫu tương đương khoảng 12,4ha Đất thổ cư này thuộc quyền quản lý của từng HGĐ trong xóm và
đã được cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất của họ Tại khu vực đất thổ
cư, vườn hộ thì các HGĐ trong xóm đã xây dựng khu vực chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu là phục vụ cho cuộc sống gia đình, ngoài ra người dân còn trồng các loài cây ăn quả như ổi, mít, nhãn, vải, chuối… với số lượng ít Một số gia đình có ao thì thả các loại cá như cá Mè, cá Trắm, cá Trôi…nhằm cải thiện bữa
Trang 39ăn cho gia đình và bán để tăng gia thêm thu nhập Các HGĐ còn trồng các loại rau ngắn ngày như rau muống, rau ngót, rau đay,… phục vụ bữa ăn hằng ngày cho gia đình Với việc nuôi trồng các loại rau, quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá ở đây chưa có biện pháp sử dụng có hiệu quả
Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất:
- Việc quy hoạch sử dụng đất của xóm 21, xã Giao Thiện hiện nay tương đối phù hợp với quỹ đất và tiềm năng của xóm Với tổng diện tích trồng lúa và đất thổ cư, vườn hộ là 38,4ha của toàn xóm thì diện tích trồng lúa chiếm 67,8% còn lại diện tích đất thổ cư, vườn hộ là 32,8% Cho thấy được xóm 21, xã Giao Thiện có nền nông nghiệp, canh tác lúa nước phát triển và được chú trọng
- Diện tích sử dụng đất hiện nay chưa được người dân khai thác sử dụng một cách hiệu quả, diện tích đất trồng lúa chưa được khai thác trong vụ đông
Trang 40Đất trồng 2 vụ lúa vụ Chiêm và vụ Mùa Các giống lúa được xóm sử dụng trong canh tác lúa nước là Nhị Ưu 838, BC15 Thái Bình, Q5, Khang dân…
Tổ chức quản lý Đất thổ cư, đất vườn hộ được nhà nước cấp quyền sử
dụng đất bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm ổn định sản xuất
Ruộng lúa của xóm được giao cho từng HGĐ trong xóm Xóm vừa triển khai dồn điền đổi thửa
Hình 4.1.Sơ đồ lát cắt xóm 21
Nhà ở