Phân tích ngành nghề phụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu QUÁ TRÌNH lập kế HOẠCH PHÁT TRIỂN SINH kế (Trang 54 - 85)

Hiện nay tại xóm 21, ngoài những nguồn thu nhập chính của gia đình nhƣ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi thì trong những thời gian rảnh rỗi lúc nông nhàn hoặc tùy theo điều kiện của từng gia đình thì ngƣời dân trong xóm 21 cũng đã tìm thêm những ngành nghề phụ giúp tăng thêm thu nhập với những nghề nhƣ xay xát, đan móc, nghề mộc, nghề thợ nề hoặc kinh doanh nhỏ lẻ… Những nghề này yêu cầu về tay nghề không cao, thời gian làm việc không cố định, bắt buộc và đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân cho nên ngƣời dân thƣờng có thể làm việc lúc rảnh rỗi, hoặc đem về nhà làm… Những ngành nghề phụ này không đòi hỏi tới sức khỏe hay vốn đầu tƣ mà chỉ cần có thời gian là ai cũng có thể làm đƣợc.

Hình 4.6: Nghề đan móc tại địa phƣơng

4.3.8. Phân tích về thị trường mua bán và hệ thống cung cấp đầu vào

Về thị trƣờng mua bán trong thôn, ngoài những sản phẩm về chăn nuôi, trồng trọt, hoa màu và sản phẩm thủy hải sản. Các sản phẩm về thủy hải sản là đem lại nguồn lợi và thu nhập chính cho gia đình và chúng thƣờng đƣợc các chủ

buôn, xƣởng sản xuất, chế biến đến tận nơi để thu mua và ngƣời dân không phải tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Các sản phẩm về trồng trọt, hoa màu thƣờng đƣợc ngƣời dân sử dụng tại gia đình, khi lƣợng sản phẩm thu đƣợc nhiều hơn với lƣợng sản phẩm gia đình sử dụng thì ngƣời dân có xu hƣớng đem ra chợ xã để bày bán, trao đổi với lƣợng mặt hàng nhỏ lẻ chủ yếu là các loại rau, củ quả…Đối với các sản phẩm về chăn nuôi nhƣ lợn, gà, cá ngƣời dân thƣờng bán cho các bán buôn, bán lẻ trong xã. Sản phẩm gà và cá đƣợc ngƣời dân nuôi chủ yếu để phục vụ cải thiện bữa ăn gia đình, thỉnh thoảng mới đem bán nhƣng chủ yếu là bán cho các hàng xóm và đem ra chợ bán với số lƣợng chỉ khoảng 3-4 con gà mỗi năm. Với sản phẩm là lợn thì ngƣời dân thƣờng bán cho ngƣời bán buôn, bán lẻ với sản lƣợng khoảng 1-2 con mỗi năm với lợn thịt, ngoài ra ngƣời dân còn bán lợn con với trung bình mỗi năm 1 lứa lợn con. Với một số hộ gia đình chăn nuôi với quy mô trung bình và lớn thì thƣờng bán cho các chủ buôn lớn và bán với số lƣợng lớn thƣờng theo đàn lợn thịt khoảng 30-40 con lợn thịt. Nhƣng hiện nay đang có bệnh dịch lợn tai xanh tại địa phƣơng cho nên việc tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn. Các sản phẩm ngƣời dân trao đổi, mua bán thƣờng theo giá cả thị trƣờng, không bị ép giá bởi các thƣơng lái.

Về dịch vụ cung cấp sản phẩm nông lâm ngƣ nghiệp thì ngƣời dân đƣợc các đại lý trong xã cung cấp với nhiều mặt hàng sản phẩm nhƣ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y… và các trang thiết bị cho cơ sở nuôi giống thủy hải sản trong và ngoài xã. Khi ngƣời dân có có nhu cầu trong việc sản xuất, mở rộng quy mô thì sẽ tìm đến các đại lý đó để mua sản phẩm và trao đổi về kỹ thuật. Ngoài ra, trong xã đều có một đội ngũ cán bộ thú y đƣợc chia về mỗi xóm nhằm theo dõi, tiêm phòng dịch bệnh tại xóm, cùng với đó là giúp ngƣời dân tiêm phòng bệnh và cung cấp thuốc thú y cho những hộ gia đình có vật nuôi bị bệnh.

4.4. Kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn và tiềm năng của các hoạt động sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện động sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện

4.4.1. Thuận lợi

Xóm 21, xã Giao Thiện có đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ, chế độ thủy văn thuận lợi cho việc tƣới tiêu cũng nhƣ trong sinh hoạt đời sống của ngƣời dân, diện tích đất đai rộng, thuộc vùng cửa sông Hồng nên đƣợc lƣợng phù sa bồi đắp hàng năm rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng cũng nhƣ chăn nuôi.

Là một địa phƣơng ven biển nên ngƣời dân thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển nhƣ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản… đem loại thu nhập cao cho ngƣời dân trong vùng.

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của xóm là 391 ngƣời chiếm 53,7% tổng số nhân khẩu trong xóm cho thấy đƣợc xóm có nguồn lao động dồi dào, đây là nguồn nhân lực cần thiết cho sản xuất. Lực lƣợng lao động trong xóm khỏe mạnh, cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và có tình cảm gắn bó với quê hƣơng, hiểu rõ từ loại cây trồng, vật nuôi trên mảnh đất quê hƣơng mình. Cùng với đó là tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, hăng say học tập, chia sẽ những kinh nghiệm trong sản xuất để cùng nhau vƣợt qua những khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Cơ sở hạ tầng và trình độ văn hóa của ngƣời dân ở mức trung bình khá, dễ dàng đƣa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, và vận chuyển hàng hóa sản phẩm nông lâm ngƣ nghiệp từ nơi sản xuất về nơi lƣu trữ, chế biến.

Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể đến đời sống của ngƣời dân đã giúp ngƣời dân nâng cao đời sống sinh hoạt cũng nhƣ tình hình sản xuất của địa phƣơng. Đƣa ngƣời dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các chính sách, dự án nhằm phát triển hoạt động sinh kế tại địa phƣơng nhƣ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, các dự án của VQG nhƣ dự án WAP, dự án MCD… Cùng với các hoạt động đó, Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho các HGĐ vay vốn với lãi suất thấp đặc biệt là đối với các HGĐ nghèo và cận

nghèo. Đối với các HGĐ phát triển nghề biển thì đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ phí xăng dầu giúp ngƣời dân khi xăng dầu tăng giá.

4.4.2. Khó khăn

Thiếu vốn trong việc phát triển sản xuất: Thiếu vốn là khó khăn lớn nhất mà ngƣời dân gặp phải để phát triển sản xuất không chỉ ở xóm 21 mà ở nhiều địa phƣơng gặp phải. Ngƣời dân có nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ đất đai, khí hậu để phát triển trồng trọt, chăn nuôi nhƣng chỉ vì thiều vốn cho nên hiện trạng sản xuất, chăn nuôi tại địa phƣơng chỉ ở quy mô nhỏ lẻ.

Thiếu kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi: Việc trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản là nguồn thu nhập chính của địa phƣơng nhƣng các kỹ thuật của ngƣời dân lại chỉ mang tính đúc rút kinh nghiệm và học hỏi, trao đổi lẫn nhau, chƣa có lớp đào tạo, tập huấn cho ngƣời dân trong các kỹ thuật khoa học mới vào sản xuất.

Quy mô sản xuất của ngƣời dân còn nhỏ lẻ theo tính tổng hợp nên rất dễ là nơi ẩn náu, phát triển một số mầm bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Cần có sự hỗ trợ, quy hoạch cụ thể trên diện tích vƣờn hộ để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngƣời dân.

Khó khăn về đầu ra sản phẩm: Ngƣời dân chƣa chủ động trong việc tìm đầu ra sản phẩm mà toàn chờ đợi đầu ra sản phẩm tìm đến sản phẩm nên khi đến thời kì thu hoạch sản phẩm thì lúc đó ngƣời dân lại long đong và thƣờng bị thƣơng lái ép giá.

4.4.3. Tiềm năng

Xóm 21, xã Giao Thiện có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng nhƣ trình độ văn hóa xã hội và đƣợc đặc biệt với lực lƣợng ngƣời ở độ tuổi lao động hùng hậu, sự quan tâm của các cấp chính quyền, tổ chức, cơ quan đoàn thể đã mang lại cho địa phƣơng những lợi thế và tiềm năng trong việc phát triển kinh tế xã hội tại xóm.

Là vùng ven biển nên tiềm năng về kinh tế biển của địa phƣơng là rất lớn, chúng đem lại lợi ích kinh tế cao cho ngƣời dân.Biển đem lại cho ngƣời dân

nguồn thủy hải với giá trị cao và cần có sự đầu tƣ và quan tâm hơn hơn nữa để phát triển kinh tế biển.

Với diện tích đất canh tác, trồng trọt chăn nuôi lớn, đất phù sa màu mỡ đƣợc bồi đắp hằng năm mang đến tiềm năng trong việc phát triển trồng lúa nƣớc, chăn nuôi và hoa màu vƣờn quả.

4.5. Lập kế hoạch phát triển sinh kế tại xóm 21, xã Giao Thiện

4.5.1. Lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp

Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xóm trong những năm qua, trên cơ sở về tình hình sản xuất của xóm có những thuận lợi, khó khăn và tiềm năng riêng, cùng với sự mong muốn, nguyện vọng của ngƣời dân xóm từ đó có thể đƣa ra đƣợc các hoạt động phát triển sinh kế tại xóm 21 để lập kế hoạch phát triển sinh kế lâu dài cho ngƣời dân địa phƣơng.

Những hoạt động sinh kế cần phát triển tại địa phƣơng: - Phát triển canh tác lúa nƣớc

- Phát triển kinh tế vƣờn hộ, cây ăn quả, hoa màu - Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Phát triển kinh tế biển

4.5.2. Kế hoạch phát triển sinh kế 5 năm giai đoạn 2014 –2018

4.5.2.1. Điện

Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống điện lƣới trong toàn xóm, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân trong xóm một cách tốt nhất, tránh tình trạng mất điện cục bộ hoặc hàng loạt.

4.5.2.2. Thủy lợi

Hệ thống sông ngòi, kênh mƣơng nội đồng đƣợc tu bổ, nạo vét, khơi thông dòng chảy hàng năm.Tiến hành xây dựng thêm trạm bơm nƣớc, xây kè bờ, kênh mƣơng kiên cố phục vụ cho việc lƣu thông dòng chảy, cấp và thoát nƣớc khi vào mùa vụ hoặc tiêu lúc úng ngập.

4.5.2.3. Giao thông

Nâng cấp và tu bổ thƣờng xuyên hệ thống đƣờng liên gia, liên xóm và hệ thống đƣờng nội đồng để thuận tiện cho việc trao đổi và vận chuyển hàng hóa. Xây dựng và hoàn thiện một số tuyến đƣờng chƣa đƣợc bê tông hóa theo chƣơng trình nông thôn mới, dự kiến các tuyến đƣờng đƣợc xây dựng bê tông hóa đến cuối năm 2014 phải hoàn thành và đƣa vào sử dụng.

4.5.2.4. Hệ thống canh tác lúa nước

Tiếp tục phát triển trồng lúa (2 vụ) trên diện tích canh tác lúa nƣớc toàn xóm, đồng thời tăng thêm sản xuất vụ đông với các lại cây màu trên đất hai lúa nhƣ đậu tƣơng, khoai lang, ngô, các loại rau xanh nhƣ cải bắp, su hào,súp lơ,… giúp gia đình có thêm thu nhập vào dịp giáp tết.

Mở các lớp tập huấn, hƣớng dẫn ngƣời dân về các kỹ thuật trồng lúa giống mới, hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng các loại thiết bị phục vụ sản xuất nhƣ máy làm đất, máy gặt đập liên hoàn.

Đƣa các giống lúa mới vào trong sản xuất mang lại hiệu quả, năng suất cao, kháng bệnh tốt, phù hợp với đất đai, khí hậu địa phƣơng và đặc biệt mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho các HGĐ.

Công tác tuyên tuyền, thông báo của cán bộ khuyến nông xóm đƣợc đẩy mạnh và nâng cao. Thông báo kịp thời tình hình sâu bệnh hại tại đồng ruộng cho ngƣời dân và hƣớng dẫn ngƣời dân cách phòng trừ sâu bệnh hại.Đƣa ra các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh hại tốt và mới nhất để ngƣời dân đồng loạt diệt trừ.

4.5.2.5. Hệ thống kinh tế vườn hộ, cây ăn quả, hoa màu

Chuyển đổi phƣơng thức sản xuất kinh tế vƣờn hộ, cây ăn quả hoa màu bằng việc xây dựng nhiều mô hình VAC tại các hộ gia đình trong xóm.

Đƣa các giống cây có chất lƣợng, rõ nguồn gốc, có khả năng kháng sâu bệnh vào sản xuất mang lại lợi nhuận và kinh tế cao cho gia đình.

Các loại cây hoa màu đƣợc trồng trong vƣờn hộ đƣợc lựa chọn có khả năng củng cố, cải tạo đất để các loại cây lâu năm có điều kiện phát triển, sinh trƣờng.

Quy hoạch từng khu vực trồng cấy các loại cây trong vƣờn một cách phù hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái.

Nâng cao trình độ kỹ thuật, chăm sóc cây màu, cây ăn quả bằng việc thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn hƣớng dẫn cho ngƣời dân với sự hỗ trợ của các cán bộ khuyến nông các cấp.

4.5.2.6. Chăn nuôi

Xây dựng hệ thống chuồng trại ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, hệ thống thoát chất thải hợp vệ sinh, tiện lợi, không gây ô nhiễm bằng việc xây bể khí Biogas.

Lựa chọn cặp bố mẹ có những đặc điểm vƣợt trội để nhân giống phục vụ chăn nuôi với quy mô trang trại, hộ gia đình. Tăng nhanh số lƣợng gia súc và gia cầm trong xóm.

Mở các lớp đào tạo, tập huấn cho ngƣời dân về kỹ thuật trong chăn nuôi. Khuyến khích ngƣời dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC, đảm bảo vệ sinh.Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, thức ăn, nhân rộng mô hình chăn nuôi bằng phƣơng pháp sinh học để không ngừng tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong xóm, xã, huyện và thị trƣờng.

Phát triển nguồn thức ăn gia súc, gia cầm sẵn có. Đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên địa bàn và lan rộng ra nơi khác.

Khuyến khích ngƣời dân chủ động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm một cách ổn định và khuyến khích ngƣời dân cùng nhau thành lập hội, câu lạc bộ để giúp đỡ nhau về vốn, về kỹ thuật trong sản xuất cũng nhƣ trong khâu tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

4.5.2.7. Thủy hải sản

Thực hiện đồng bộ hóa quá trình phát triển mở rộng vùng nuôi thả thủy hải sản, tăng năng suất, chất lƣợng với việc mở rộng, chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng chợ và mạng lƣới dịch vụ, kênh thông tin về sản phẩm thủy hải sản để giao lƣu kinh tế, phân phối sản phẩm ra bên ngoài.

Áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản tiên tiến để đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá trị cạnh tranh.

Đối với vùng nuôi trồng thủy hải sản mặn, lợ:tổ chức cho ngƣời dân sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, xây dựng mƣơng cấp, tiêu nƣớc, ao nuôi, tham gia cải tạo đầm, trồng phục hồi rừng ngập mặn để đảm bảo sản xuất nuôi trồng sinh thái ổn định, an toàn, bền vững, tập trung nuôi các đối tƣợng nhƣ tôm, cua biển, vạng…

Phát triển khai thác hải sản xa bờ, đóng mới, hoàn cải các tàu có công suất 60CV trở lên và giảm số tàu thuyền có công suất nhỏ hiện có để vƣơn ra đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Xây dựng mô hình HTX nuôi trồng thủy sản và trên vùng nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ giúp quản lý trang thiết bị, công trình thủy lợi, dịch vụ điều tiết nƣớc, con giống…

Lựa chọn giống nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu phù hợp với từng vùng nuôi, sản xuất đa loài, lựa chọn nuôi luân canh, xen canh, nuôi sinh thái tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả trên cùng đơn vị sản xuất.

Tăng cƣờng công tác khuyến ngƣ, đào tạo, tập huấn lao động có trình độ chuyên môn về sản xuất thủy sản (kỹ thuật nuôi, kỹ thuật đánh bắt), công tác thú y thủy sản, bảo vệ môi trƣờng.

4.5.3. Kế hoạch phát triển sinh kế năm 2014 của xóm 21, xã Giao Thiện

Sau khi điều tra, khảo sát tại địa phƣơng cho thấy ngƣời dân đã có những kiến thức cơ bản và những kinh nghiệm tích lũy đƣợc trong sản xuất nông ngƣ nghiệp. Đó là là điểm thuận lợi để lên kế hoạch phát triển sinh kế của xóm dễ dàng thực hiện khi đƣa các tiến bộ khoa học kĩ thuật tới ngƣời dân. Kế hoạch phát triển sinh kế của xóm 21, xã Giao Thiện thực hiện trong năm 2014 chủ yếu là mở thêm các lớp đào tạo, tập huấn về các kĩ thuật trong sản xuất nông ngƣ nghiệp và hƣớng dẫn ngƣời dân về thủ tục vay vốn.Kế hoạch phát triển sinh kế

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu QUÁ TRÌNH lập kế HOẠCH PHÁT TRIỂN SINH kế (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)